Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Nữ Giám đốc 15 năm chinh phục "bê tông, cốt thép"

Sau 15 năm lăn lộn trong ngành xây dựng, với phương châm“đem công nghệ thế giới về với Việt Nam”, TGĐ Công ty A&P đã gây dựng Công ty có tổng tài sản tăng 100 lần sau 15 năm.
Ngành xây dựng được xem là ngành dành cho các đấng mày râu, liên quan đến những công việc nặng nhọc, ngày đêm nếm “cái nắng, cái gió” trên các công trình. Thế nhưng, chị Phạm Thị Lan Anh đã gây dựng được thương hiệu A&P có tiếng trên thị trường xây dựng, sau 15 năm lăn lộn với “bê tông, cốt thép”.
Đi lên từ gian khó
Sinh năm 1958 trong một gia đình trí thức ở đất Hà Thành. Năm 1981, chị Phạm Thị Lan Anh tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng. Sau 15 năm lăn lộn, chị đã trưởng thành lên nhiều. Cũng trong thời gian đó, chị đã kịp hoàn thành luận án thạc sĩ về vật liệu xây dựng.
Chị tiếp lời: “Bản tính tôi là người thẳng thắn, tự tin và không sợ sệt gì. Tôi dám dối mặt với thế giới này và tự hào nói rằng: Dưới sự giúp đỡ của thượng đế tôi đã làm được”.
Thành lập năm 1996, A&P chỉ mang tính chất là công ty gia đình hoạt động chủ yếu là dịch vụ sửa chữa chống thấm kết cấu, thi công sàn công nghiệp như sàn tăng cứng bề mặt, sàn chống bụi và kháng khuẩn…với số vốn ít ỏi. Với sự điều hành đầy nhiệt huyết của Tổng Giám đốc Phạm Thị Lan Anh, không lâu sau chiến lược kinh doanh của A&P đã được định hình rõ nét, từ năm 1996 – 2001, A&P “Lấy bù chỗ trống để làm con đường sống”, theo đó là phương châm “đem công nghệ thế giới về với Việt Nam”.
Từ đó, A&P tự tin có khả năng cạnh tranh với nhiều “tay to” trong ngành xây dựng. Cũng chính A&P đã tiên phong đem về Việt Nam những công nghệ hàng đầu thế giới ứng dụng các hóa phẩm xây dựng trong lĩnh vực xây dựng như sửa chữa kết cấu bị nứt gẫy và hư hỏng, chống thấm và gia cố nền móng công trình.
Vì vậy, A&P đã lọt vào “tầm ngắm” của nhiều thương hiệu lớn như Mitsui, Shimizu, Taisei, Obayashi, Hazama, Kajima (Nhật bản), Hyundai, SsangYong, LG, Daewoo (Hàn quốc) và Việt nam như Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng BIDV… lựa chọn làm nhà thầu chính cung cấp các sản phẩm và dịch vụ xây dựng.
Nổi bật là công trình Nhà máy bia Heniken, Hà Tây với diện tích 40.000 m2 sàn tăng cứng kháng mài mòn được chủ đầu tư nước ngoài đánh giá là nhà máy đẹp nhất Đông Nam Á.
Công trình về giao thông đầu tiên là dự án “Đường Hạ cất cánh 25L- Sân bay Tân Sơn Nhất” trong hạng mục thi công khe giảm chấn đặc biệt sử dụng vật liệu và công nghệ Mỹ…
Với những gì đã làm được trong môi trường ngành xây dựng đầy khắc nghiệp, chị tâm sự: “Một phụ nữ hoạt động trong ngành xây dựng khó khăn lớn nhất là sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường vốn đã có nhiều “gã khổng lồ”.”
Những khu sản xuất bê tông dường như trở thành người bạn của chị Phạm Thị Lan Anh

Chấp nhận thay đổi để đi lên
Trước những khó khăn đang diễn ra đã gây ra nhiều khó khăn cho cộng đồng các DN, đặc biệt thị trường bất động sản đóng băng kéo theo các doanh nghiệp ngành xây dựng gặp rất nhiều khó khăn, A&P vẫn tương đối giữ được sự ổn định.
Chị Lan Anh trần tình: “Tôi cũng xin nói thêm rằng, hiện có nhiều DN vì khó khăn đã “bỏ qua” sự chăm lo đời sống cho người lao động như nợ bảo hiểm, nợ lương… Nhưng với A&P, chúng tôi đã giảm tăng trưởng từ 50% trong nhiều năm nay xuống còn 25%, nhưng vẫn luôn coi trọng cuộc sống cán bộ công nhân viên. Nhân sự của công ty luôn đảm bảo khoảng 200 người và có mức thu nhập ổn định bình quân đạt 6.800.000 đồng/tháng. Đây là thành tích lớn lao, là niềm tự hào của cả tập thể CBNV A&P mà không phải DN nào cũng làm được.
Hiện nay, phạm vi kinh doanh A&P bao gồm các sản phẩm chủ yếu sau: Bê tông thương phẩm mang thương hiệu A&P – Vữa khô trộn sẵn hiệu MOVA và dịch vụ kỹ thật mang thương hiệu H&K… hoạt động trong phạm vi cả nước. Từ ngày thành lập đến nay, kim ngạch kinh doanh của A&P đã tăng trưởng đều đặn trên 25% và tổng tài sản tăng 100 lần.
Trong triết lý kinh doanh, chị Lan Anh luôn xem nhẹ và làm chủ đồng tiền. "Tiền bạc không phải là tất cả. Nếu bạn cho rằng đồng tiền là động cơ làm việc duy nhất, thì đó là khởi đầu của mọi sai lầm"- chị nói.
Bên cạnh những thanh công đạt được, trong giai đoạn 2012-2016, chị Lan Anh còn vạch râ lộ trình phát triển cho A&P rất rõ ràng theo phương châm “Phát triển bền vững – Chuyển giao thành công”.
Hiện nay, công ty A&P vẫn đang hoạt động trên 3 trụ cột chính: Phát triển Kinh tế - Trách nhiệm Xã hội và Bảo vệ Môi trường.
Năm 2009, A&P đã đầu tư 2 triệu USD xây dựng nhà máy và cho ra đời sản phẩm MOVA. Đây là dây chuyền hiện đại khép kín. Theo đó, tái sử dụng toàn bộ phế thải trong quá trình sản xuất. Toàn bộ bụi trong quá trình sản xuất được thu lọc và tái sử dụng.
Hàng được đóng gói nên quá trình vận chuyển tránh được ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Phạm Thị Lan Anh cũng thừa nhận, đưa công nghệ mới vào lĩnh vực xây dựng do chưa có thị trường nên ban đầu gặp khá nhiều khó khăn. Mặt khác, ở Việt Nam lại chưa có định mức vật tư cho vữa khô.
Ngoài ra, A&P còn đang hướng đến chuyển giao thành công thế hệ thứ 3 (thế hệ 8X), chị mạnh dạn phân cấp, phân quyền cho họ nhằm nâng cao tính chủ động.
Do vậy, ban kinh doanh đã bước đầu hoạt động có hiệu quả và mở rộng hướng kinh doanh. Trong thời điểm khó khăn, thị trường xây dựng ngưng trệ, ban này đã đề xuất và mở rộng kinh doanh ra cả lĩnh vực nhà dân và kết thúc công trình thu tiền ngay nên đã giải quyết tốt vấn đề về vốn cho công ty.
Có thể nói đây là một nét mới vô cùng hiệu quả trong thời điểm khó khăn về vốn vì lãi ngân hàng lên cao. Các dự án nhà dân đã chiếm khoảng 10-15% doanh số của công ty. Còn tổng hợp đồng do phòng kinh doanh mang về chiếm 30% doanh số của công ty. Việc thu hồi vốn nhanh từ những công trình nhỏ này đủ để nuôi bộ máy.


Theo TTVN

Không có nhận xét nào:

Flag Counter