[DoanhNhanVietNam] Mỗi lãnh đạo dù có phong cách quản lý riêng
nhưng về cơ bản, họ vẫn có những quan niệm về quản lý, kinh doanh, nhân
sự… rất giống nhau. Hãy xem các nhà lãnh đạo xuất chúng thường quan niệm
như thế nào về kinh doanh, hợp tác và quản lý:
Thương trường là môi trường, không phải chiến trường
Thông thường, dưới con mắt của các nhà quản lý, thương trường là chiến
trường khốc liệt với những cuộc đối đầu giữa các công ty, các tập đoàn,
các bộ ngành… Họ tạo nên những “đội quân” lớn để tiêu diệt “kẻ thù” -
đối thủ cạnh tranh. Họ xem khách hàng là những “thuộc địa” chiếm đóng.
Nhưng những nhà lãnh đạo lỗi lạc thì không nghĩ vậy, đối với họ thương
trường chính là một môi trường mà trong đó doanh nghiệp có tính thích
nghi càng cao thì càng dễ dàng sống sót và tồn tại. Tham gia các đội,
nhóm là lẽ tự nhiên để nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và tạo
dựng các mối quan hệ với đối tác cũng như khách hàng, và thậm chí với cả
các đối thủ cạnh tranh.
Công ty là một tập thể, không phải một cỗ máy
Các nhà quản lý thường xem công ty của mình là một cỗ máy lớn và mỗi
nhân viên là một bánh răng, một bộ phận trong cỗ máy đó. Cỗ máy đó có
cấu trúc chặt chẽ và những luật lệ nghiêm khắc, duy trì hoạt động bằng
“nguyên tắc đòn bẩy” và thái độ “chỉ tay năm ngón”.
Còn trong mắt những lãnh đạo tài năng, công ty là một tập thể nơi
những ước mơ và kỳ vọng cá nhân đều hướng về một mục đích chung, làm
động lực cho họ cống hiến cho đồng nghiệp và cho tập thể.
Quản lý chỉ là chức vụ, không phải là quyền lực
Thông thường, các quản lý đều muốn nhân viên phải vâng lời, làm đúng
những gì được yêu cầu. Vì thế, nhân viên thường tỏ ra rất “ngoan ngoãn”
và việc gì cũng “chờ sếp bảo”.
Những quản lý giỏi chỉ đưa ra mục tiêu rồi giao cho nhân viên để họ tự
tìm ra hướng giải quyết, và chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết.
Nhân viên là đồng nghiệp, không phải là con cái
Sếp thường coi nhân viên là người bề dưới, thấp kém hơn mình và cần phải theo dõi, giám sát thường xuyên.
Một nhà lãnh đạo xuất chúng luôn coi trọng và xem trọng khả năng của
nhân viên, dù người đó ở bất kỳ vị trí nào. Đây là động lực khiến tất cả
nhân viên trong công ty cùng cố gắng vì sự nghiệp chung.
Sáng tạo là ở tầm nhìn, không từ sự bắt buộc
Hầu hết các nhà quản lý cho rằng tạo áp lực là một cách hay để tạo
động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn. Như vậy nhân viên sẽ không bao
giờ giám mạo hiểm, và đồng nghĩa với việc chẳng bao giờ đưa ra các ý
tưởng sáng tạo táo bạo hay những nhận xét trung thực.
Các nhà lãnh đạo tài năng luôn khiến nhân viên tin tưởng và cảm thấy
là một phần không thể thiếu của công ty. Họ làm việc chăm chỉ hơn vì tin
vào tin tưởng vào mục tiêu chung và yêu thích công việc hơn.
Thay đổi là phát triển, không có nghĩa là phải hy sinh
Nhiều nhà lãnh đạo ngại thay đổi, vì cho rằng thay đổi luôn tiềm tàng
những rắc rối và nhiều nguy cơ, chỉ thay đổi khi công ty có những bất ổn
buộc phải giải quyết, và lúc đó thường là quá trễ.
Ngược lại, các nhà lãnh đạo khôn ngoan cho rằng thay đổi là tất yếu,
thay đổi là để phát triển và cần có sự đồng tâm hợp lực của tất cả mọi
người thì mới thành công.
Công việc là niềm vui
Đối với những nhà lãnh đạo xuất sắc, công việc luôn là niềm vui và
nhiệm vụ của nhà quản lý chính là tạo điều kiện hết mức và truyền cảm
hứng giúp nhân viên yêu thích công việc của mình.
DoanhNhanCuoiTuan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét