Hiển thị các bài đăng có nhãn Doanh Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Doanh Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

HÃY THÍCH NGHI VÀ TỰ THÁCH THỨC MÌNH



Cuối năm 2009, Huỳnh Bửu Quang, Phó tổng giám đốc Ngân hàng HSBC VN kiêm Giám đốc Khối dịch vụ tài chính doanh nghiệp bất ngờ được bổ nhiệm làm Giám đốc Thanh toán quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng của HSBC toàn cầu, phụ trách 9 thị trường lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Anh là nhân sự VN đầu tiên rời văn phòng quốc gia để ngồi vào vị trí quản lý cấp cao ở Tập đoàn tài chính HSBC.

So với các đồng nghiệp người nước ngoài, tôi cam đoan là các bạn trẻ VN không hề thua kém, mà còn vượt hơn vì sự cần cù và ham học hỏi của mình

Tuy nhiên, thay vì đến hội sở Hồng Kông, Huỳnh Bửu Quang đến văn phòng Singapore để điều hành công việc. Kể về nhiệm vụ hiện tại, Quang cho biết, anh phụ trách chiến lược, kinh doanh, phát triển sản phẩm và trực tiếp làm việc với HSBC ở các thị trường khu vực để hướng dẫn họ làm sao phát triển được mảng dịch vụ mà mình phụ trách một cách tốt nhất. Đó là các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philippines, Brunei, New Zealand…

Văn hóa trọng tài và đức…

Đi ra từ một thị trường tài chính tương đối nhỏ và phát triển sau các nước trong khu vực, Quang phải đối mặt với nhiều câu hỏi tò mò từ đồng nghiệp nước ngoài, và cả khách hàng ở những thị trường lớn hơn. Họ nghi ngờ năng lực của một người Việt như Quang. “Họ gặp tôi và luôn luôn hỏi anh từ đâu tới, học ở đâu. Tôi trả lời: 100% made in Vietnam. Tôi thấy vui khi trả lời như vậy. Mọi người tỏ vẻ ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì tôi học ở VN, làm việc phần lớn ở VN nhưng giờ thì đảm nhiệm vai trò giám đốc khu vực”, Quang kể. Anh đang phụ trách những người là giám đốc khối ở các nước. “Lúc gặp, ban đầu họ cũng hơi ngỡ ngàng vì thấy mình là người VN và nhìn mặt cũng còn khá trẻ. Sau đó, qua công việc thì mọi người thấy mình có thể hướng dẫn họ, hỗ trợ cho họ thì họ tin tưởng hơn và đôi khi rất cảm kích”, Quang chia sẻ.

Huỳnh Bửu Quang – Ảnh: T.Q

Nhận định về các bạn trẻ đồng nghiệp sau mình, anh khẳng định, họ năng động hơn, chịu khó thích ứng với cái mới. “So với các đồng nghiệp người nước ngoài, tôi cam đoan là các bạn trẻ VN không hề thua kém, mà còn vượt hơn vì sự cần cù và ham học hỏi của mình. Cái mà tôi muốn khuyên các bạn là hãy thích nghi, tự thách thức mình và tự tăng năng suất lao động của mình tới mức so sánh được và cạnh tranh được với các đồng nghiệp nước ngoài”, anh nói thêm.

“Các doanh nghiệp trong nước đang thiếu những yếu tố nào để thu hút được những cá nhân tài giỏi đang làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài?”, tôi đặt câu hỏi. Quang cho rằng, do các tổ chức quốc tế có bề dày kinh nghiệm hoạt động, có trình độ chuyên môn và quản trị rất cao; có cơ cấu tổ chức tốt, có năng lực tài chính mạnh. Nhưng đây cũng là những yếu tố mà các doanh nghiệp trong nước còn thiếu và vì thế, họ gặp khó khăn trong việc thu hút nhân tài. Nhân tài chỉ đến những nơi mà họ có đất để thể hiện khả năng. Để thu hút và giữ chân nhân tài, các doanh nghiệp cần có tư tưởng cởi mở, chấp nhận thay đổi, xây dựng cơ chế, văn hóa trọng tài và đức, văn hóa công khai, minh bạch, tạo môi trường lành mạnh để mọi người có thể tham gia đóng góp và được đánh giá một cách công bằng bất kể gốc gác, giới tính, quốc tịch hay ngoại hình của họ.

“Mức độ đóng góp cho đất nước tùy thuộc vào quy mô hoạt động của tổ chức mà bạn tham gia và vai trò mà bạn đảm nhiệm, chứ không phụ thuộc vào việc tổ chức đó là trong nước hay nước ngoài”, Quang nói về việc mình đã chọn con đường đi ở một doanh nghiệp nước ngoài.

Uy tín đặt lên hàng đầu

Phụ trách một khu vực tài chính đặc biệt, khi có những thị trường tăng trưởng tốt, một số thị trường tăng trưởng chậm, nhưng cũng có thị trường bất ổn về chính trị. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, Quang thừa nhận tất cả vấn đề vĩ mô luôn tác động lên kết quả kinh doanh vi mô là hoạt động của HSBC ở từng nước. Mặc dù vậy, tiềm năng phát triển ở các thị trường này rất lớn, trừ Nhật Bản do nước này có các ngân hàng địa phương rất mạnh. Văn hóa Nhật cũng luôn ưu tiên cho hàng Nhật, ngân hàng Nhật, nên khó làm. Vì thế ở những thị trường như vậy, người điều hành phải có hướng đi khác, xác định đâu là lợi thế cạnh tranh để tập trung phát triển.

“Các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ Nhật Bản luôn đặt người tiêu dùng Nhật lên hàng đầu. Khi bạn là người Nhật, được đối xử như thượng khách bởi nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ Nhật thì không có lý do gì bạn không ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ Nhật”, anh nhìn nhận.

Anh cho rằng, người tiêu dùng VN sẽ sẵn sàng ưu tiên sử dụng hàng hóa dịch vụ VN nếu như họ được đối xử như thượng khách. Thực tế là vẫn có những sản phẩm, dịch vụ cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nước được người tiêu dùng VN ưa chuộng, do họ hài lòng về chất lượng, giá cả của các sản phẩm, dịch vụ đó. Như vậy, để “Người VN dùng hàng VN” trở thành hiện thực, thành văn hóa đặc trưng của người VN, thì các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ VN phải đặt uy tín lên hàng đầu, phải đối xử với người tiêu dùng trong nước như thượng khách.

N.Trần Tâm
Chuyên mục Sáng tạo vì khát vọng Việt trên báo Thanh Niên

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Ông Thái Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến thực phẩm bánh pía - lạp xưởng Tân Huê Viên: Phận làm thuê của "vua bánh pía"

Cuối tháng 8/2007, tại Khu công nghiệp An Nghiệp (Sóc Trăng) diễn ra lễ khai trương nhà máy của Công ty TNHH Chế biến thực phẩm bánh pía - lạp xưởng Tân Huê Viên. Sự kiện thu hút sự chú ý của nhiều người, bởi mặc dù Sóc Trăng được coi là "thủ phủ” bánh pía của Việt Nam, nhưng đa phần các xưởng, công ty sản xuất vẫn chủ yếu làm thủ công, và đây là nhà máy sản xuất bánh pía - lạp xưởng lớn nhất của tỉnh từ trước tới nay. Thêm vào đó, chủ nhân của Tân Huê Viên là một người còn khá trẻ, xuất thân từ "phận làm thuê” nhưng chỉ sau hơn 10 năm đã trở thành "vua bánh pía" của một vùng đất miền Tây.



Con dao, tấm nhôm và giấc mơ đổi đời

9g30 sáng, bước vào phòng khách trụ sở Công ty Tân Huê Viên, nhìn qua màn hình tivi gắn camera kết nối với toàn bộ các phân xưởng sản xuất và kho xếp hàng, phải một lúc sau mới thấy Thái Tuấn, Giám đốc Công ty Tân Huê Viên, đang tất bật hướng dẫn nhân viên chuyển hàng lên xe container đang xếp một hàng dài trước nhà kho.
Quả là hình ảnh ấn tượng, bởi bánh pía lâu nay vốn chỉ được xem như một loại sản phẩm địa phương thông thường, nhưng nay nó đã được một doanh nghiệp nâng tầm, đưa mức tiêu thụ lên vài trăm tấn mỗi năm, được vận chuyển đi khắp cả nước, kể cả xuất khẩu.
Ấn tượng hơn, đây không phải lần đầu Giám đốc trực tiếp xuống làm cùng công nhân, mà đã gần 20 năm nay, hầu như mỗi ngày Thái Tuấn đều làm việc dưới xưởng tới gần 1 giờ sáng.
Thái Tuấn sinh năm 1968 trong một gia đình nghèo ở thành phố Sóc Trăng. Năm 12 tuổi, Tuấn đã phải nghỉ học, lăn lộn vào đời kiếm tiền phụ giúp gia đình bằng nghề sửa xe.
Hết sửa xe, Tuấn xin vào làm không công cho một cơ sở sản xuất bánh pía ở Vũng Thơm (xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, Sóc Trăng), cách nhà vài chục cây số. Làm ở đây, Tuấn chỉ được chủ nuôi cơm hằng ngày chứ không được trả lương như những người thợ khác vì lúc đó Tuấn chỉ mới 14 tuổi.
Miệt mài làm việc nhưng Tuấn không nguôi trăn trở: "Mình phải làm gì để có thể đổi đời?". Để tìm ra câu trả lời, Tuấn chăm chỉ vừa làm vừa học.
Một năm sau, anh được chủ giao cho việc trộn nhân bánh. Công việc vất vả, phải làm quần quật suốt ngày đêm, lương lại không cao nhưng Tuấn không nản chí.
Nhiều đêm nằm vắt tay lên trán suy nghĩ: "Người ta làm được thì mình cũng làm được, phải thử mới biết...". Và Tuấn âm thầm thực hiện giấc mơ đổi đời bằng việc làm hết sức táo bạo: Mua một tấm nhôm, một con dao để... mở lò sản xuất bánh.
Ước mơ đã có, nghị lực cũng thừa nhưng lại thiếu vốn. Khi người anh trai lập gia đình, Tuấn "đánh liều" hỏi mượn anh toàn bộ số tiền mừng đám cưới làm vốn mua: bột, đường, đậu... để sản xuất bánh. Thương em, người anh đồng ý để Tuấn thực hiện ước mơ của mình.
Có nguyên liệu sản xuất rồi nhưng một khó khăn khác lại đến với Tuấn, đó là chưa có khuôn để làm bánh. Lúc bấy giờ, các chủ lò bánh phải tốn rất nhiều tiền để đặt làm khuôn. "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", "trong cái khó ló cái khôn", Tuấn có cách riêng của mình: tự làm khuôn bánh.
Chính những người biết Tuấn từ thời đó đã kể, cách Tuấn làm khuôn bánh cũng chẳng giống ai: chỉ một khúc gỗ cùng con dao phay, Tuấn hì hục đẽo gọt, gọt đẽo suốt mấy hôm liền. Không biết bao nhiêu giọt mồ hôi của Tuấn đã nhỏ xuống cái khuôn bánh... khác người ấy.
Cuối cùng Tuấn cũng làm ra được những chiếc khuôn như ý, đẹp không thua gì thợ "xịn" làm. Vậy là ông Trời cũng không đến nỗi bất công khi phú cho Tuấn đôi bàn tay tài hoa cùng óc sáng tạo và đức tính cần cù để bù lại sự thiếu may mắn ngay từ tuổi ấu thơ. Đến nay, khuôn bánh của nhà máy vẫn do Giám đốc Thái Tuấn tự tay làm.
Hôm chúng tôi đến thăm nhà máy, thấy Tuấn đã có sẵn một thùng đồ nghề giống như đồ nghề của mấy bác thợ mộc để tạo khuôn bánh. Tuấn nhanh nhẹn tay cầm dùi, tay cầm đục, đưa nhanh những nét uốn lượn thật khéo léo, trong chốc lát đã hoàn thành một khuôn bánh đẹp với đường nét rất tinh xảo.
Tuấn nói: "Bên cạnh chất lượng thơm ngon, mẫu mã đẹp, phong phú cũng góp phần làm nên thành công của sản phẩm, vì thế tôi không ngừng tìm tòi để tạo ra những mẫu khuôn mới".
"Vua bánh pía"
Chưa bao giờ Tuấn nói là bánh mình làm ngon nhất, sản lượng lớn nhất, nhưng tìm hiểu trong giới làm bánh ở địa phương, hầu như tất cả đều công nhận Tân Huê Viên đang là doanh nghiệp sản xuất bánh pía số 1 ở Sóc Trăng, chiếm trên 50% thị phần. Để nhanh chóng đạt được vị thế này, hẳn nhiên Thái Tuấn phải có cách làm rất khác biệt so với cách làm truyền thống.
Từ chỗ chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ trong phạm vi gia đình, bản thân Thái Tuấn vừa làm chủ, vừa làm thợ chính kiêm luôn người tiếp thị, giao hàng, đến năm 1996, Tuấn đã mở rộng sản xuất, thuê thêm 20 nhân công để tăng sản lượng. Năm 2000, số công nhân đã lên đến 60 người, và hiện nay là ngót nghét 300 người, chưa kể những người làm theo thời vụ.

* Khi mới lập nghiệp, ông có hình dung mình sẽ thành công như ngày nay?
- Những ngày đầu khởi nghiệp rất khó khăn. Bánh làm ra rồi nhưng không biết làm sao tiêu thụ được vì việc buôn bán lúc bấy giờ không mấy dễ dàng, cực chẳng đã, tôi phải mang bánh ra chợ ngồi bán. Bánh của tôi, ai ngửi cũng khen thơm, ai nếm cũng khen ngon, nhưng lại bị chê là... đắt nên ít người mua.
Nhiều bữa, nhìn sản phẩm "mang đến lại mang về”, tôi cảm thấy lo thật sự, cứ đà này chẳng mấy chốc sẽ đổ nợ. Nhiều lúc bế tắc quá, tôi tính hay là cứ làm loại bánh không cần chất lượng, bán giá rẻ để kiếm sống đã, mọi sự tính sau.
Biết ý định của tôi và vốn là người rất trọng chữ tín nên cha tôi đã ngăn cản, khuyên tôi không nên nóng vội, phải kiên trì, chấp nhận lỗ lã thời gian đầu, tiếp tục làm bánh có chất lượng cao phục vụ khách hàng, làm gì cũng không thể "ăn xổi ở thì”.
Như được tiếp thêm sức mạnh, tôi lại tiếp tục công việc của mình ở lò bánh. Và công sức của tôi đã được đền đáp xứng đáng khi thương hiệu bánh Tân Huê Viên được nhiều người từ Nam ra Bắc biết đến, thậm chí còn vượt biên giới sang cả Mỹ, Canada, Úc, Thụy Điển...
* Nhưng để gặt hái thành công đáng kể trong ngành nghề nặng tính thủ công này, ông phải có tư duy hoàn toàn mới?
- Đúng là sau khi cơ sở hoạt động ổn định rồi, trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ: Đã đến lúc mình phải bơi ra biển lớn chứ không thể chỉ quẩn quanh trong thị trường nhỏ bé ở địa phương nữa. Nghĩ là làm, năm 1992, cơ sở của tôi đã làm giới chủ lò bánh ở Sóc Trăng "sốc" khi chuyển từ mô hình sản xuất theo mùa sang sản xuất liên tục trong năm.
Trước đó, các cơ sở làm bánh ở đây sản xuất chủ yếu theo mùa, nhiều nhất là vào tháng Tám âm lịch vì là dịp Trung thu, người mua tăng lên nhiều. Nhưng khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống người dân khá hơn, chắc chắn lượng bánh tiêu thụ cũng tăng, nên tôi mạnh dạn chuyển sang làm quanh năm.
Ban đầu cũng thấy lo, nhưng rồi mọi chuyện đều ổn, thành công như ý muốn. Vào cuối năm 2006, tôi cho ra lò bánh pía nhân thịt nạc sấy và được nhiều người ưa chuộng.
Sự kiện gây thích thú cho nhiều người là trong ngày khánh thành nhà máy, tôi cùng các cộng sự làm ra chiếc bánh pía khổng lồ nặng trên 300kg. Hiện mỗi năm, chúng tôi cung cấp cho thị trường trên 300 tấn sản phẩm gồm bánh pía, bánh Trung thu, bánh in, lạp xưởng...
* Nhưng đỉnh điểm bứt phá của Tân Huê Viên chính là khi ông đầu tư máy móc để sản xuất?
- Năm 2010, tôi quyết định đầu tư trên 22 tỷ đồng để mở rộng nhà xưởng thêm 10.000m2, trang bị nhiều máy móc, công nghệ hiện đại như máy nhồi và cán da bánh pía, máy làm bánh Long Châu, hệ thống tự động làm nguội bánh...
Đồng thời tôi cũng mạnh dạn đầu tư xây dựng điểm dừng chân trên diện tích 1.200m2 gồm 4 tầng có bố trí khu ăn uống giải khát, khu trưng bày sản phẩm, khu tham quan mô hình sản xuất bánh pía thu nhỏ để du khách có thể tìm hiểu, thể nghiệm và thưởng thức sản phẩm.
Thực ra, làm bánh pía đòi hỏi rất nhiều sáng tạo. Bánh pía Sóc Trăng trước đây gói bằng giấy, thời hạn sử dụng chỉ trong bảy ngày, có khi bảo quản không khéo chỉ năm ngày đã hỏng. Tính đến nay tôi đã ba lần thay đổi bao bì.
Ngay trong mùa này, sản phẩm của Tân Huê Viên có một thay đổi lớn: Thay vì tất cả bánh để trong một hộp, khi đã xé ra là phải dùng hết một lúc, thì nay tôi làm bao bì cho từng chiếc bánh để có thể ăn dần. Tôi nghiên cứu hình thức này từ năm ngoái, nhưng chỉ mới áp dụng cho sản phẩm cách đây hai tuần, vì nếu ra sớm sẽ bị "nhái".
* Người sành ăn luôn so sánh giữa bánh làm theo kiểu truyền thống với bánh làm theo kiểu công nghiệp, ông có e ngại điều này?
- Tôi có thể khẳng định, bánh pía làm theo kiểu công nghiệp ngon hơn bánh làm theo kiểu truyền thống. Nếu nói về chất lượng nhân bánh, tôi đã có rất nhiều cải tiến so với làm thủ công trước đây. Còn về năng suất, 100 chiếc bánh làm bằng máy có chất lượng hoàn toàn giống nhau, trong khi làm thủ công thì không kiểm soát được độ đồng đều.
Tôi đã chuyển sang làm bánh pía bằng máy tự động từ hai năm nay, nhưng thực ra cũng không dễ. Thích nghiên cứu nên tôi đã từng bỏ ra 3 tỷ đồng để mua một chiếc máy của Nhật về nghiên cứu, ứng dụng trong hai năm, nhưng rồi cũng phải nhập một chiếc máy khác thích hợp hơn.
Trên thế giới làm gì có nơi nào sản xuất máy làm bánh pía, mà chỉ có máy làm bánh mì, nên khi nhập máy về, tôi phải cải biến cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
* Một thành công khác của Tân Huê Viên là mới đây ông đã được Saigon Co.op ký hợp tác làm nhãn hàng riêng?
- Đó là lạp xưởng. Chuyện này cũng hết sức tình cờ: Khi tôi đi xúc tiến thương mại ở TP.HCM, một lãnh đạo của Sở Công Thương có dùng thử lạp xưởng của Tân Huê Viên, thấy ngon nên giới thiệu cho Co.opmart.
Rất nhanh chóng, phía Saigon Co.op lập tức cử đại diện xuống tận nơi tìm hiểu và quyết định hợp tác ngay. Giống như bánh pía, tôi cũng là người đầu tiên làm lạp xưởng bằng máy ở Sóc Trăng. Sắp tới tôi sẽ nhập thêm máy cho dây chuyền sản xuất lạp xưởng.
* Khởi nghiệp gần 20 năm rồi nhưng tần suất làm việc của ông vẫn không đổi?
- Nói thực, đêm nào tôi cũng làm việc tới 1 giờ sáng. Tôi lo mọi chuyện từ khâu làm khuôn bánh, nghiên cứu sản phẩm mới, kỹ thuật vận hành dây chuyền sản xuất, và thời gian gần đây là việc phát triển thị trường.
Một tháng, tính ra tôi đi ra ngoài làm thị trường 20 ngày. Tôi nghĩ, làm nhiều việc thì mình mới có tầm nhìn bao quát, mới quyết định mọi việc được nhanh chóng, công việc mới trôi chảy.
Ví dụ, tôi có hợp tác với một công ty ở miền Bắc 5, 6 năm nay nhưng kết quả chưa được như ý, vì trước đây tôi giao cho họ phân phối theo kiểu mua đứt bán đoạn. Khi giao cho họ tự làm, họ lúng túng và làm không hiệu quả vì cách làm quá bài bản, có lớp có lang, đánh một vòng rồi mới quay về với người tiêu dùng.
Còn cách làm của tôi là đi thẳng tới người tiêu dùng, không phải đứt đoạn một khúc lợi nhuận. Chỉ sau hai tháng thay đổi cách làm, thị phần phía Bắc đã tốt hơn rất nhiều.
* Là chủ mà ôm đồm quá nhiều việc như vậy cũng không tốt, ông có thấy thế không?
- Thực ra ở nhà sướng hơn, đi ra ngoài rất cực. Bây giờ tôi cũng bắt đầu ngán nghe điện thoại. Có ngày, một buổi sáng tôi phải nghe mấy chục cuộc điện thoại. Tôi cũng hiểu, khi sếp ở nhà, công ty bán 10, đến lúc sếp ra ngoài mà nhân viên bán được 15 thì mới là tốt.
Tôi đang tập dần cho nhân viên, nhưng vẫn khó khăn, cần có thời gian. Trước mắt tôi đã xác định, bây giờ làm việc phải thoải mái tôi mới làm, chứ không làm theo kiểu "bán thân bán mạng" như trước đây nữa. Điều làm tôi hài lòng nhất là tinh thần làm việc của công nhân.
Tại Tân Huê Viên, cả năm nhân viên chỉ nghỉ đúng một ngày mùng 1 Tết. Thuyết phục được công nhân vui vẻ làm việc hết công suất như vậy là nhờ tôi từng trải qua cuộc sống của một người làm thuê, nên giờ đây tôi rất hiểu công nhân, hiểu họ nghĩ gì, mong muốn gì.
* Xin cảm ơn ông!

LÂM THAO thực hiện

Đường xa không thể độc hành

Là nhà sáng lập Giấy Sài gòn, ông Cao Tiến Vị không khỏi bồi hồi trước những thay đổi lớn trong công ty. Nhưng ông xác định chỉ có M&A mới có thể giúp Giấy Sài Gòn phát triển.

Vừa muốn có tiền vừa làm chủ là chuyện không thể. Vì thế, ông Vị đã phát hành cổ phần cho đối tác Daio để có vốn phát triển Công ty.

Chúng tôi hẹn gặp ông Cao Tiến Vị, người sáng lập và phát triển Công ty Giấy Sài Gòn, tại văn phòng Công ty ở lầu 1, tòa nhà Etown (quận Tân Bình, TP.HCM) vào một ngày đầu tháng 9.

Ông Vị được nhắc nhiều trong giới doanh nhân là một người lạc quan và cởi mở. Và đến nay, ông vẫn là con người như thế dẫu trải qua bao biến cố thời cuộc.
Hồi tháng 8/2013, đối tác Daio Paper Corporation, một nhà sản xuất giấy lớn của Nhật, đã chuyển giao toàn bộ phần đầu tư vào Giấy Sài Gòn sau hơn 2 năm đồng hành. Ông Vị cùng nhóm nhà đầu tư đã bỏ tiền ra mua lại một phần để sở hữu 57,7%.
Còn ông Mai Hữu Tín, một nhà đầu tư trong nước khác, nắm đến 42,3%. Ông Vị và ông Tín cùng thống nhất phân chia lại công việc. Ông Tín giữ chức Chủ tịch, còn ông Vị làm Tổng Giám đốc điều hành.
Từ một nhà sáng lập và phát triển Giấy Sài Gòn trong 16 năm qua, nay chuyển giao quyền tối cao, ông Vị có thoáng chút cảm xúc. Tuy nhiên, với cái nhìn xa hơn, ông cho rằng nếu được chọn lại, ông vẫn chọn con đường mua bán - sáp nhập (M&A) để đưa Giấy Sài Gòn phát triển.
“Chỉ có M&A mới giúp doanh nghiệp Việt tăng tốc nhanh được”, ông nói.
Những bước đi chung

Tài sản và doanh thu của Giấy Sài Gòn tăng qua từng năm
Nhớ lại những ngày đầu khi mời Daio làm đối tác chiến lược, ông Vị vui mừng khôn xiết. Nhưng bên cạnh niềm vui của một ông chủ doanh nghiệp, cũng đã có không ít điều tiếng.
Trước khi Daio vào, Giấy Sài Gòn đã có 2 nhà đầu tư tài chính, một nắm 10% cổ phần Công ty và một nắm 5%. Việc có nhiều đối tác chưa cùng một mục tiêu chung, ít nhất là về dài hạn, khiến không ít người cho rằng ông Vị “tham đối tác” khi chưa xác định mình muốn gì.
Tuy nhiên, có nhìn thấu tâm huyết với ngành giấy của ông Vị mới hiểu được lời ông phân trần: “Tùy từng thời điểm, chúng tôi cần đối tác khác nhau. Bên cạnh nguồn vốn để phát triển các nhà máy, chúng tôi cũng cần đối tác có tầm nhìn xa giúp chúng tôi trở thành nhà công nghiệp giấy, vốn còn hiếm hoi ở Việt Nam”.
Để thực hiện tâm huyết này, ông Vị đã phải hao tâm tổn sức. Năm 1997, khi Việt Nam còn xa lạ với ngành công nghiệp sản xuất giấy, ông Vị đã lập cơ sở sản xuất đầu tiên ở Gò Vấp.
Đất ở khu này được định hình là đất khu công nghiệp và dân cư. Đây là điều kiện tốt để ông phát triển nghiệp riêng.
Nhưng 3 năm sau đó, đất nơi đây lại chuyển thành đất khu dân cư. Nhà xưởng của ông không phát triển được nữa, nên ông đành chấp nhận mất mát và tìm khu đất mới, tính chuyện gây dựng lại từ đầu.

Khâu xử lý giấy tái chế tại nhà máy Mỹ Xuân I của Giấy Sài Gòn - Ảnh: Trường Nikon
Và ông chọn được khu đất khác để tiếp tục tâm huyết của mình. Đó là Khu Công nghiệp Mỹ Xuân ở Bà Rịa - Vũng Tàu và an cư cho đến nay.
Thời gian này, cả nước chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp sản xuất giấy trước sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn nước ngoài. Trong khi đó, tổng lượng sản xuất chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu trong nước, còn lại phải nhập khẩu.
Trong bối cảnh đó, ông Vị quyết tâm dồn hết nguồn lực xây nhà máy sản xuất. Thế là nhà máy Mỹ Xuân I ra đời và sản lượng của Công ty đã tăng lên đáng kể, đưa Giấy Sài Gòn trở thành một trong những nhà sản xuất giấy lớn nhất nước.
Khi nhu cầu đối với các sản phẩm giấy không ngừng gia tăng, Giấy Sài Gòn lại xây thêm nhà máy Mỹ Xuân II. Theo tính toán của Hiệp hội Giấy Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành giấy trong giai đoạn 2003-2007 đạt gần 30%, tăng gấp rưỡi so với thời điểm trước đó.
Từ số vốn khởi nghiệp chưa đầy 1 tỉ đồng, nay ông Vị đã đưa Giấy Sài Gòn tiến đến quy mô hàng ngàn tỉ đồng. Đó là một thành công lớn.
Tuy nhiên, để phát triển dài hạn trên quy mô công nghiệp, ông Vị không thể bước đi một mình mà phải cần nhiều đến sự hỗ trợ của đối tác. Lúc ấy, ngoài 2 nhà đầu tư tài chính lớn, đối tác chiến lược Daio đã bước vào.
Tìm được một đối tác thích hợp cũng không phải là chuyện đơn giản. Với Daio, ông Vị và đồng sự đã phải gặp gỡ và tìm hiểu không ít đối tác trong nước và nước ngoài, mới đi đến quyết định chọn đối tác Nhật này.

Giấy tiêu dùng là một sản phẩm chính của Giấy Sài Gòn.
Vì các nhà máy giấy trong nước chủ yếu sản xuất từ nguyên liệu bột giấy mà bột giấy phải lấy từ gỗ, nghĩa là sẽ tàn phá môi trường về lâu dài, nên Giấy Sài Gòn đã chọn con đường khác: lấy nguyên liệu đầu vào là giấy tái chế.
Cách làm này giúp Công ty tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu cho 2 dòng sản phẩm chính là giấy tiêu dùng và giấy công nghiệp, không hao phí bất cứ nguyên liệu gì. Đó chính là lý do Daio được chọn vì có cùng công nghệ sử dụng giấy tái chế với Giấy Sài Gòn ngoài kinh nghiệm phát triển lâu đời (từ năm 1943) tại Nhật của đối tác này.
Khi tính chuyện phát hành cổ phần cho Daio, ông Vị đã xác định rõ mình cần gì. “Vừa muốn có tiền vừa làm chủ là chuyện không thể”, ông nói.
Do đó, ông chấp nhận phát hành cổ phần để có vốn phát triển Công ty, đồng thời chia sẻ quyền lực với đối tác và lui về hậu trường chứ không điều hành.
Kế hoạch phát hành cổ phần đã được chuẩn bị trước đó đến 2 năm và khi hợp đồng được ký vào tháng 4/2011 cũng là lúc bản kế hoạch phát triển doanh nghiệp cho 5 năm sau được hoàn tất. Đây là điều hiếm thấy trong việc hoạch định chiến lược ở các doanh nghiệp Việt.
Thế nhưng, rắc rối nội bộ tại Daio từ tháng 9/2011 đã ảnh hưởng đến nhà đầu tư này. Sau đó, tháng 6/2012, Daio bị đối thủ Hokuetsu Kishu Paper mua lại 20% cổ phần, dẫn đến những thay đổi bất ngờ với những người nắm quyền lực cao nhất tại đây.

Lượng tiêu dùng giấy bình quân đầu người tại Việt Nam
Rắc rối này đã khiến mọi kế hoạch của ông Vị đi chệch hướng. “Mọi kế hoạch bị trì hoãn trong 2 năm qua”, ông xác nhận.
Trước diễn biến bất ngờ từ phía đối tác Daio, ông Vị cố tìm giải pháp ổn thỏa cho cả hai bên. “Nhờ các điều khoản hợp đồng đã được thỏa thuận chi tiết, nên vấn đề còn lại chỉ là giải pháp”, ông Vị cho biết.
Sau khi ngồi lại, Daio quyết định rút vốn qua 2 giai đoạn: ngừng các khoản đầu tư và thoái vốn. Theo ông Vị, Daio là một tổ chức chuyên nghiệp nên họ yêu cầu đối tác cũng phải giữ uy tín chứ không thể bán cho ai thì bán. Đây cũng là lý do khiến quá trình thoái vốn mất nhiều thời gian.
Cuối cùng, ông Mai Hữu Tín là người được chọn. Là nhà đầu tư tài chính đa ngành, ông Tín chưa được giới đầu tư biết nhiều về sự đóng góp chuyên môn.
Nhưng rõ ràng, lúc này Giấy Sài Gòn đang cần vốn để tiếp tục vận hành nên việc chọn ông Tín là hợp lý. Bởi như ông Vị nói, không giải quyết được vấn đề tài chính thì không giải quyết được các vấn đề khác.

NGỌC DƯƠNG/NCĐT

Từ hầu bàn trở thành nữ chủ tịch công ty tỉ đô

Kat Cole, 35 tuổi, nữ chủ tịch trẻ trung xinh đẹp của Cinnabon - chuỗi cửa hàng bánh nướng cuộn của Mỹ, từng bắt đầu sự nghiệp với công việc của một nữ phục vụ Hooters, khi mới 16 tuổi.

Luôn tin tưởng vào những điều tích cực, không bỏ qua cơ hội và nhanh nhạy trong quản lý điều hành, Cole đã từng bước trở thành phó chủ tịch khi mới 26 tuổi,mặc dù cô còn chưa từng lấy bằng đại học.
Cô trở thành nữ chủ tịch ở tuổi 32 của một công ty với 1.100 cửa hàng và doanh thu 1 tỷ đô/năm, sau 15 năm làm việc tại Jacksonville, bang Florida.
Kat Cole, nữ chủ tịch trẻ trung xinh đẹp của Cinnabon, chuỗi cửa hàng bánh cuộn trứ danh với doanh thu tỷ đô, từng bắt đầu công việc với nghề phục vụ bàn ở Hooters.
Bươn chải khi mới 16 tuổi với nghề phục vụ bàn
Cole lớn lên ở Jacksonville,bang Florida,vàsống cùng mẹ sau khi cha mẹ cô ly dị. Suốt một thời gian dài, mẹ Cole đã một nách nuôi 3 con dại chỉ với 10 USD mỗi tuần, nhờ thực phẩm đóng hộp và đồ đông lạnh.
16 tuổi, Cole bắt đầu làm công việc part-time đầu tiên là phục vụ bàn ở Hooters, với áo tank top và quần màu cam bó sát nóng bỏng. Sau đó, cô gái trẻ nhanh chóng bao thầu quản lý toàn bộ nhà bếp, phòng ăn và quầy bar tại đây.
19 tuổi, Cole được Hooters đề nghị đến Úc cùng với đội ngũ nhượng quyền thương mại, để mở cửa hàng mới. Tuy nhiên, một vướng mắc nảy sinh, mà sau này cô kể lại thì ngay cả vị quản lý thuê cô khi ấy cũng không biết, là cô không có hộ chiếu.

Cole không bao giờ cho phép bản thân nói "KHÔNG" với cơ hội. Cô đã xin phép suy nghĩ 1 ngày để quyết định và về bàn bạc với mẹ. Hai mẹ con tìm ra giải pháp bằng cách bay đến Miama xếp hàng chờ đợi để có hộ chiếu và bay trở về Jacksonville. Ngày hôm sau, cô gọi đến văn phòng công ty Hooters và nói với họ rằng "Câu trả lời là có, tôi có thể đi".
"Họ không bao giờ biết tôi đã bay đến Miami. Họ không bao giờ biết tôi không có hộ chiếu. Một vài ngày sau đó, tôi đã bay tới Úc", Cole kể lại.
Sau khi đến Sydney, Cole bắt tay vào mở cửa hàng trong 40 ngày, gồm tuyển dụng và đào tạo nhân viên phục vụ dựa trên nền tảng niềm tin. Bằng cách tập trung vào những điều tốt đẹp trong một tình huống hoặc ở một người, Cole cho biết cô nhìn thấy khả năng mà 99% mọi người thì không.
Thời gian đó cô hướng đến mục tiêu lấy bằng kỹ sư ở trường Đại học North Florida và lên kế hoạch cho các trường luật.Trong vòng 1 tháng, Hooters cử cô đến Mexico mở cửa hàng đầu tiên ở Trung Mỹ, sau đó là Argentina và 2 tiểu bang của Mỹ.
Cole đã mở tổng cộng 5 cửa hàng."Tôi trở lại trường học và thất bại vì tôi không học hành gì ở đó hết", cô nói.
Năm 1999, sau khi đã dành 1 năm rưỡi để mở nhiều cửa hàng mới, phó chủ tịch Hooters đã yêu cầu cô nộp đơn xin vào vị trí quản lý đào tạo nhân viên tại trụ sở chính ở Atlanta. Cole khi đó mới 20 tuổi, lần đầu tiên mặc âu phục đến buổi phỏng vấn, tại văn phòng công ty mà cô từng là phục vụ bàn.
Năm 2004, Hooters đã phải bán chính mình sau khi chủ sở hữu của Hooters mất đột ngột do chứng phình động mạch não ở tuổi 69, tài sản của vị này bị đem đi thanh lý. Cole rất tích cực phỏng vấn cho vị trí điều hành công ty và cô đã quyết định ở lại Hooters.
Cole trở thành phó chủ tịch khi mới 26 tuổi, là nhân vật quan trọng hỗ trợ giới phân tích và chủ ngân hàng qua các số liệu từ doanh số của chuỗi cho đến các khoản vốn góp tư nhân. Ngay cả lúc này, cô vẫn chưa có bằng đại học.
Để khắc phục điều này, Cole ghi danh vào chương trình đào tạo thạc sĩ MBA của Đại học Georgia State. Năm 2011, Cole trở thành chủ tịch công ty khi mới 32 tuổi, tức là sau khi làm việc ở Hooters suốt 15 năm.
Chủ tịch chuỗi cửa hàng bánh cuộn tỷ đô

Từ những cửa hàng thực phẩm nhỏ đầu tiên, bằng các thỏa thuận cấp phép, Cole đã đưa tất cả mọi thứ từ những chiếc bánh cookie cho đến bánh cuộn Cinnabon lên các kệ hàng siêu thị và vào các nhà hàng thức ăn nhanh như bánh Delights Cinnabon ở Taco Bell (YUM), Minibons tại các cửa hàng Burger Kings và kem Delight quốc tế.
Hiện tại Cinnabon sở hữu chuỗi hơn 1.100 cửa hàng, bán ra mỗi năm hơn 100 triệu chiếc bánh cuộn,doanh số bán lẻ toàn cầu của công ty sẽ cán mốc1 tỷ USDtrong năm nay.
Cinnabon được nhắc đến cứ mỗi 10 giây một lần trên các phương tiện truyền thông xã hội. Bánh cuộn ở đây ngon đến mức, khách hàng không hề lo lắng gì về lượng calo khi ăn bánh của hãng, mặc dù loại bánh cuộn cổ điển này chứa hơn 330 Kcal, nhiều hơn cả một chiếc Big Mac. Điều mà người ta lo ngại là có ai đó phía trước có thể nhận được một chiếc bánh tươi ngon trước mình.
Cửa hàng Cinnabon đầu tiên được mở ra vào năm 1985 nhờ cha con Rich và Grey Komen ở SeaTac Mall, Seatle. Cinnabon cứ thế lớn lên cùng vòng eo của người Mỹ, và cửa hàng bánh ngọt thứ 500 đã ra đời vào năm 2001.
Năm 2004, Roark Capital Group, một doanh nghiệp tư nhân ở Alanta đã mua lại Cinnabon. Grey vẫn là chủ sở hữu nhượng quyền thương mại.
Cinnabon trở thành một công ty con của Focus Brands, (Focus Brands là công ty mẹ sở hữu các thương hiệu Auntie Anne"s, Carvel, Cinnabon, Moe"s Southwest Grill, Schlotzsky"s và Seattle’s Best International Coffee).
Tuy các số liệu tài chính kinh doanh của công ty được giữ kín nhưng Cole cho biết, doanh thu đã đạt kỷ lục trong 3 năm qua. Trong đó, doanh thu từ các cửa hàng cấp phép nhượng quyền hiện chiếm đến hơn một nửa doanh thu của chuỗi.
Số cửa hàng trong chuỗi Cinnabon đã tăng gần gấp đôi trong 3 năm qua, xuất hiện ở 54 quốc gia, kể cả Syria. Người ta có thể tìm thấy khoảng 72 sản phẩm Cinnabon trong các cửa hàng tạp hóa.
Mặc dù tờ Wall Street Journal từng đưa tin công ty đang xem xét khả năng chào bán ra công chúng, nhưng Cole nói "Chẳng có gì ngon lành ở đây đâu. Chúng tôi là doanh nghiệp tư nhân. Họ chỉ mới sở hữu chúng tôi được 10 năm. Tôi chắc chắn là họ sẽ vẫn luôn đánh giá cẩn thận các bước đi kế tiếp".
Chặng đường từ một cô gái Hooters đến chủ tịch của một công ty đa quốc gia trong vòng chưa đầy hai thập kỷ chắc hẳn là câu chuyện ấn tượng đối với cánh mày râu ở các bữa tiệc cocktail.
Thế nhưng, trái ngược với chức danh cao cấp đặt trước tên mình, Cole hiện đang sống cùng người bạn trai lâu năm của mình trong ngôi nhà giản dị xây từ năm 1969 trên khu đất 3.000 m2 ở Atlanta.
Nơi đây đâu đâu cũng có tranh cô vẽ và có riêng một căn phòng chứa toàn cung săn và súng trường của bạn trai cô. Cole vẫn lái một chiếc xe Mercedes suốt 9 năm nay và sử dụng một chiếc iPhone có màn hình đã vỡ.


Nguồn: TTVN

10 nữ doanh nhân quyền lực nhất nước Mỹ

Theo đánh giá của tạp chí Fortune, Ginni Rometty - Chủ tịch kiêm CEO hãng máy tính IBM là nữ doanh nhân quyền lực nhất cả nước, theo sau là đại diện từ PepsiCo, Dupont và Lockheed Martin.
1. Ginni Rometty
Chủ tịch kiêm CEO - IBM
Tuổi: 56
Trong năm thứ hai làm CEO, Rometry đã tập trung nguồn lực của IBM vào thương mại hóa siêu máy tính Watson. Watson là cỗ máy không chỉ biết tính toán, mà còn có thể học hỏi.
Bà tin rằng đây sẽ là cơ hội kinh doanh mới cho IBM. Rometry cũng đưa IBM thâm nhập sâu các thị trường như châu Phi và tiếp cận nguồn khách hàng mới, để giữ đế chế công nghệ 102 tuổi luôn dẫn đầu cuộc đua.
2. Indra Nooyi
Chủ tịch kiêm CEO PepsiCo
Tuổi: 57
Cổ phiếu hãng thực phẩm và đồ uống lớn nhất Mỹ đã lập kỷ lục trong năm nay. Nooyi đã mở rộng các lĩnh vực kinh doanh của PepsiCo sang sữa chua và hummus (một món ăn Trung Đông). Các thương hiệu của Pepsi hiện được định giá 22 tỷ USD.
3. Ellen Kullman
Chủ tịch kiêm CEO - DuPont
Tuổi: 57
Công cuộc cải tổ của Kullman tại tập đoàn hóa chất Mỹ đã có kết quả tốt. Cổ phiếu hãng này đã tăng hơn gấp đôi trong nhiệm kỳ của bà. Trong khi cùng thời gian đó, chỉ số S&P 500 chỉ tăng 86%.
4. Marillyn Hewson
Chủ tịch kiêm CEO - Lockheed Martin
Tuổi: 59
Hewson tiếp nhận chức vụ cao nhất tại hãng sản xuất vũ khí số một thế giới hồi tháng 1 năm nay. Kể từ đó, bà đã chứng tỏ mình là người rất phù hợp với vị trí này.
Dưới sự lãnh đạo của Hewson, lợi nhuận và giá trị vốn hóa của Lockheed đều tăng, bất chấp ngân sách liên bang co hẹp từ đầu năm.
5. Sheryl Sandberg
Giám đốc tác nghiệp (COO) - Facebook
Tuổi: 44
Năm nay, nữ COO xinh đẹp của Facebook tung ra Lean In – cuốn sách về vai trò của phụ nữ trong xã hội, và đã bán rất chạy. Lean In đã biến Sandberg thành người nổi tiếng trên toàn cầu.
Cô cũng giúp Facebook thành công trong mảng di động, với đóng góp 40% vào doanh thu tổng hồi quý II, so với 0% năm 2012.
6. Irene Rosenfeld
Chủ tịch kiêm CEO - Mondelez International
Tuổi: 60
Rosenfeld đã tách hãng bánh kẹo Kraft làm hai. Bà quản lý công ty nhỏ hơn có tên Mondelez International.
Lợi nhuận quý trước của Mondelez International đã vượt dự đoán của giới phân tích. Tuy nhiên, cả doanh thu và lợi nhuận năm ngoái đều giảm so với năm trước đó.
7. Patricia Woertz
Chủ tịch kiêm CEO - Archer Daniels Midland (ADM)
Tuổi: 60
Bất chấp tình trạng hạn hán kỷ lục tại Mỹ, cổ phiếu đại gia chế biến thức ăn chăn nuôi ADM vẫn tăng tới 45% cuối tháng 7, so với cùng kỳ năm ngoái. CEO này đã giúp công ty có thêm 2 tỷ USD tiền mặt nhờ giảm hàng tồn kho và bán tài sản ngoài ngành.
Woertz cũng đang chuẩn bị thâu tóm GrainCorp của Australia với 3,2 tỷ USD.
8. Marissa Mayer
Chủ tịch kiêm CEO - Yahoo
Tuổi: 38
Yahoo đã mua Tumblr với giá 1 tỷ USD và thay cả logo trong năm nay. Những hành động này đã được nhà đầu tư hưởng ứng khi cổ phiếu Yahoo tăng 11% trong 12 tháng qua, khiến tài sản của Mayer cũng tăng vọt.
Tổng thu nhập năm 2012 của cô, tính cả quyền chọn cổ phiếu, là 36,6 triệu USD.
9. Meg Whitman
CEO - HP
Tuổi: 57
Hãng máy tính HP vẫn rất lộn xộn kể từ khi Whitman mới làm CEO. Cạnh tranh tại mảng PC đang thoái trào hiện rất căng thẳng. Tuy vậy, cổ phiếu của HP vẫn tăng 47% năm nay khi Whitman sắp xếp lại đội ngũ lãnh đạo.
10. Abigail Johnson
Chủ tịch - FMR (Fidelity Investments)
Tuổi: 51
Johnson hiện quản lý mọi hoạt động kinh doanh của quỹ đầu tư khổng lồ Fidelity, dù cha bà - Edward C. Johnson III mới là CEO. Số tài sản quỹ này quản lý hiện lên tới 4.300 tỷ USD.

Người đi trong thương trường với bàn chân đất

  


Có nhiều ví von dành cho bà Phạm Thị Huân - bà Ba Huân, nhưng cuộc đời, cách sống của bà có thể gói gọn trong ba chữ: tâm, tình và nghĩa. Trong đó, cuộc “cách mạng” trứng sạch do bà khơi mào đã cứu số phận của toàn ngành trứng được tính vào chữ tâm, bởi động lực của nó không chỉ vì kinh tế gia đình, mà còn là nỗi lo người nông dân phá sản.


Bà Ba Huân khá bất ngờ trước tin mình vinh dự được The International Alliance for Women (TIAW) chọn để trao giải thưởng “100 người phụ nữ nổi bật của năm 2012” (TIAW World of Difference 100 Awards) vì những đóng góp tích cực cho xã hội, giúp nhiều phụ nữ phát triển kinh tế.
Đi lên từ việc kế nghiệp buôn trứng của gia đình, lại chẳng được đào tạo bài bản, chỉ biết kinh doanh bằng kinh nghiệm và sự cố gắng, được thị trường trong nước đón nhận, với bà đã là đủ, nên những giải thưởng chỉ là những lá hoa của cuộc đời.
Tuy nhiên, với giải thưởng này, bà quyết định sẽ sang Mỹ đón nhận, bởi ngoài phần vinh danh bà có khoảng 5 phút để nói về mình. Và, thay vì nói về mình, bà sẽ nói về phụ nữ Việt Nam cùng những khó khăn họ đang phải đối đầu.

Cái tâm của doanh nghiệp

* Trước thềm Ngày Doanh nhân Việt Nam, cùng với danh hiệu Doanh nhân TP.HCM tiêu biểu là một giải thưởng được trao tặng bà vì những đóng góp cho xã hội. Cảm giác của bà khi là 1 trong 100 người phụ nữ nổi bật của năm 2012?

- Đã là một doanh nhân, tôi cho rằng, đóng góp cho cộng đồng là nghĩa vụ và phải tự nguyện dấn thân chứ không phải làm để được tưởng thưởng. Do vậy, những giải thưởng, đối với tôi, mang tính chất khích lệ.

Là người đi trong thương trường với hai bàn chân đất, may mắn được các tổ chức vinh danh, tôi rất vui, nhưng được xã hội nhìn nhận, đó mới thực sự là một niềm hạnh phúc.

Tôi nhớ lần đưa con sang Mỹ chữa bệnh, tại sân bay, một kiều bào đã nhận ra “bà Ba Huân” và đến chào, hỏi thăm sức khỏe. Lúc đó tôi thực sự hạnh phúc vì thấy mình không bị chìm khuất trong cộng đồng, điều đó còn chứng tỏ sản phẩm của tôi đã đến được với rất nhiều người.

Trong tiêu chí của giải thưởng này có một yếu tố khiến tôi chú ý, đó là việc giúp nhiều phụ nữ phát triển kinh tế. Đây chính là nguyện vọng và con đường mà tôi theo đuổi bấy lâu nay.

* Đã quen với những cuộc gặp gỡ quy mô quốc tế, chuyến đi đến Mỹ nhận giải thưởng vào hạ tuần tháng 10 sắp tới chắc cũng không khiến bà hồi hộp?

- Tôi có dịp đi nhiều, có mặt cùng các cán bộ lãnh đạo Nhà nước trong các chương trình xúc tiến thương mại quốc tế, nhưng lần này, tôi được cho biết mỗi người được vinh danh tại giải thưởng sẽ có khoảng 5 phút để tự giới thiệu về mình.

Tôi thì như mọi người đã biết, nghĩ sao nói vậy. Đứng trên sân khấu nhận giải, tôi chỉ mong được nói về phụ nữ nước mình.
Tiếng là bình đẳng giới nhưng nhìn xung quanh tôi vẫn thấy nhiều phụ nữ còn khổ quá. Không ít lần tôi gặp các chị bơi xuồng trong mưa để bán từng quả trứng khi trên người chỉ quàng miếng nylon che mưa.
Tôi sẽ nói, phụ nữ Việt Nam cái gì cũng phải gánh vác, nguyên nhân tất nhiên là nhiều. Tôi sẽ kiến nghị để làm điều gì đó cho họ.
* Từ kiến nghị đến được đáp ứng là một câu chuyện dài, thưa bà?

- Tôi cũng biết thế nhưng lâu còn hơn là không bao giờ. Bản thân tôi cứ cố gắng trong khả năng của mình, tôi đưa con giống tốt đến với bà con vùng sâu, vùng xa, để họ chăn nuôi, cải thiện kinh tế.

Cứ mỗi khi nghe họ khoe: “Cô Ba, chị Ba ơi, nhà tôi có thêm cái tivi, mua được cái xe máy, con tôi vừa nhận được danh hiệu học sinh giỏi...” là tôi mát cả ruột gan. Vậy là lại gắng sức giúp đỡ nhiều người hơn nữa, đó chính là động lực để tôi phấn đấu, làm việc không biết mệt mỏi.

* Sự nhiệt thành của bà phải chăng xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa nào đó?

- Là người từng trải nên tôi hiểu rõ cái khổ và những mong mỏi của người nghèo. Nhìn cái móng chân thối của người phụ nữ bán trứng cho mình, mà tôi chạnh lòng. Tôi lại nhớ đến những ngày xưa kia mình cũng tất tả như vậy. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ phải tìm mọi cách để mẹ được no ấm, các em được học hành... 

* Ở đâu cũng có người khổ, cần giúp đỡ cả, bà chỉ tập trung giúp phụ nữ vùng sâu, vùng xa thì chưa đủ?

- Tất nhiên, mình tôi thì làm sao xuể nên giúp được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Đối với phụ nữ thành thị, tôi chia sẻ với họ về nỗi lo “bão giá”.

Trứng Ba Huân luôn là mặt hàng nằm trong danh mục hàng bình ổn giá. Không chỉ giảm giá ở các siêu thị, tôi còn cho tổ chức các điểm bán trứng bình ổn giá ở các chợ để phục vụ rộng rãi người mua.

* Không chỉ có Ba Huân, khá nhiều doanh nghiệp Việt cũng tham gia chương trình bình ổn giá. Việc bán hàng giá thấp như thế về lâu về dài có ảnh hưởng đến “sức khỏe” doanh nghiệp không, thưa bà?

- Khi điều tiết giá, đúng là doanh nghiệp phải hy sinh một phần lợi nhuận của mình, nhưng đổi lại sức mua không giảm, khả năng cạnh tranh cũng cao hơn so với các doanh nghiệp khác.

Sau này, khi kinh tế hồi phục, doanh nghiệp cũng sẽ hưởng lợi nhờ hình ảnh của mình đã quen thuộc với người tiêu dùng.

Cái tình với công nhân

Gắn bó với nghiệp buôn bán trứng, một năm có hai “mùa” khiến bà quá tải: Tết Nguyên đán và Tết Trung thu. Ở cái tuổi ngũ tuần, nhưng bà vẫn phải làm việc gấp đôi, gấp ba bình thường.

Nhu cầu tiêu thụ trứng của thị trường hai mùa này khá lớn, công nhân xưởng trứng làm đến lúc nào, bà làm đến lúc ấy.

Chuyện ghi được ở một buổi cơm chiều: Khi bước ra khỏi phòng làm việc, thấy số công nhân chuẩn bị dùng cơm nhiều hơn hẳn số người làm ca đêm, bà lẳng lặng chọn cổng sau để ra ngoài, vừa đi vừa tủm tỉm cười.

“Nếu thấy tôi, những người không làm ca đêm nhưng vẫn ở lại dùng cơm công ty sẽ ngại, không dám tiếp tục ăn, hoặc ăn thì cũng không ngon miệng vì lo tôi đã phát hiện”, bà bảo vậy.
* Đến tận bây giờ, mọi người vẫn nhắc đến bà là người đầu tiên “sạch hóa” trứng gia cầm bằng một dây chuyền hiện đại nhập từ Hà Lan. Nay, thị trường đã mở rộng, nhiều người đã chọn cách làm này và Ba Huân không còn lợi thế độc quyền, bà lấy thế mạnh nào để cạnh tranh?

- Trong buổi giao lưu với chủ đề “Doanh nhân và tri thức” mà tôi có dịp tham dự, mọi người hỏi và tôi cũng chẳng ngại khi thừa nhận tôi là doanh nhân nhưng vẫn thiếu tri thức vì chẳng được đào tạo bài bản.

Tôi kinh doanh chỉ bằng cái tâm của mình. Điều này vô tình giúp tôi được nhiều người thương và không nỡ làm điều xấu với mình.

Ngày trước, vì chén cơm manh áo của gia đình mà tôi phải dấn thân. Ngày nay, khi gia đình đã đề huề, yên ổn, tôi tiếp tục dấn thân vì còn nhiều người trông đợi ở mình.

Bán nhà xưởng, lặn lội ra nước ngoài khi tiếng Anh một chữ bẻ đôi không biết, nhưng nghĩ đến từng thúng trứng của người nuôi nếu bỏ đi là thu nhập của họ cũng mất sạch, mà tôi không ngại.
Trong thương thảo, tôi cũng nói rõ với đối tác rằng giúp được tôi thì giúp, mà giúp tôi nghĩa là giúp rất nhiều nông dân ở phía sau tôi. Cách làm này của tôi tuy chân phương, không sách vở nào bày vẽ cả nhưng lại có tác dụng.
Các đối tác cung cấp dây chuyền xử lý trứng cho tôi khen tôi “trả giá khéo” trong khi tôi chỉ thành thật nói ra những điều như thế.

* Kinh doanh theo cảm tính và hình như cách bà chọn người cũng cảm tính như thế?

- Tôi không ngại tuyển những người đã về hưu cùng làm việc với mình. Ai cũng có thể đóng góp cho công việc nếu họ có đam mê và được tạo điều kiện.

Ở Ba Huân, không chỉ có những người lớn tuổi như tôi mà còn có thế hệ trẻ, chúng tôi kết hợp cả hai thế mạnh là kinh nghiệm và sự nhiệt huyết.

* Nhưng mâu thuẫn về quan niệm, nhất là trong kinh doanh, giữa hai thế hệ có thể rất lớn, thưa bà?

- Vấn đề của người điều hành là phải dung hòa được sự mâu thuẫn đó. Tôi thường nhắc nhân viên: Có kiến thức, có sự năng động của tuổi trẻ nhưng thiếu kinh nghiệm cũng sẽ phát triển chậm, chi bằng hợp tác cùng nhau.

Cách dung hòa cũng đơn giản lắm, cứ đưa họ về chung một mục tiêu, một quyền lợi. Nhân viên của tôi cũng biết ý tôi, cái gì đúng với lương tâm thì làm. 

Có nhiều nhân viên gắn bó với tôi hơn 10 năm trời nhưng chưa bao giờ phàn nàn điều gì về công ty. Để được như thế, phải tạo được môi trường làm việc đoàn kết, yêu thương nhau.

Tôi thường chia sẻ rất nhiều với nhân viên về công việc, về cuộc sống. Có những lần đi nước ngoài về, tôi tập hợp nhân viên lại, kể cho họ nghe mình học được cái gì, cảm thấy ra sao về cách làm, cách sống ở xứ người...
Những ngày công nhân phải tăng ca tôi cũng ở lại làm với họ và đích thân đi mua đồ ăn khuya cho họ. Mình xem họ như người thân thì họ cũng làm việc cho mình như cho chính gia đình họ.

Cái nghĩa với cuộc đời

Lập gia đình ở tuổi đôi mươi, không được may mắn về đường con cái, dường như tất cả thử thách cay đắng đều đổ lên vai bà. Nhưng có điều kỳ lạ là chưa bao giờ bà gục ngã trước nghịch cảnh hay than thân trách phận, bởi bà có một niềm tin vững chắc vào tình người...

Nếu có một tối giao thừa nào đấy, bắt gặp bà ở một bệnh viện thì đừng ngạc nhiên, vì đó là thói quen của bà: đến bệnh viện chúc Tết, lì xì lấy hên cho những bệnh nhân ung thư, nhiễm HIV... bất hạnh.

* Ở tuổi của bà, gắng sức cùng những người trẻ như thế sẽ rất nhanh “quá tải”?

- Ai nói nghề buôn bán trứng ăn nên làm ra, chứ với tôi, nếu không có tâm, thì không thể theo đuổi được. Một năm 365 ngày tôi chỉ được nghỉ duy nhất một ngày là mùng 1 Tết Nguyên đán để đi chùa cầu an.

Những ngày còn lại phải làm việc liên tục vì thị trường trứng chưa bao giờ chững lại. Trung thu còn mệt hơn cả Tết vì nhu cầu trứng để làm bánh tăng mạnh. Tôi không biết khả năng mình đến đâu nhưng cứ làm hết sức.

* Làm việc với cường độ như thế, làm sao bà có thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động?

- Tôi sống đơn giản lắm. Mỗi sáng một ly cà phê rồi bắt tay vào làm việc, lăn lóc cùng công nhân, kiểm tra sản xuất... Tôi chẳng có chuyến đi nghỉ dưỡng nào cho riêng mình, mà chỉ là đi lo công việc.

Từ bé đến giờ, tôi được đi chơi Đà Lạt đúng một lần, Nha Trang tôi còn chưa đặt chân đến...

* Cách sống ấy sẽ khiến nhiều người thắc mắc bà phấn đấu vì điều gì cho riêng mình?

- Với những gì đã xảy ra trong cuộc đời mình, giờ đây tôi không dám ước mơ gì nhiều. Nhưng tôi tự hào vì cho đến giờ, tôi chưa một lần phải hối hận về bất cứ điều gì mình làm.

Tôi cố gắng làm điều tốt cho cộng đồng với mong ước duy nhất là sau này, khi tôi nằm xuống, các con em của tôi cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng.

* Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!
Nguồn: PHUONG QUYÊN

Doanh nhân Đinh Thị Thức- Nhiều lần vượt qua phá sản

Có lẽ con đường trở thành doanh nhân của chị Đinh Thị Thức không giống bất cứ một nguyên tắc hay lý thuyết kinh tế nào.



Bởi điểm xuất phát ấy, chiếu theo tất cả các học thuyết thì đều thất bại 100% và không có tia hy vọng nào cho sự thành công. Cái duy nhất mà doanh nhân này có được khi khởi nghiệp chỉ là táo bạo và quyết tâm.

Người ta nói “buôn tài không bằng dài vốn” song với chị thì phần vốn là nhà giáo, gia đình hai bên nội ngoại đều nghèo nên cái thuở lập nghiệp cũng lắm gian nan. Nhà máy dệt bây giờ đang lách cách dệt ra vải và cung cấp cho rất nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay như Cao su Sao Vàng hay Giầy Thượng Đình là nhà máy đầu tiên chị gây dựng và điều đáng nói là nó có được nhờ mua chịu và bằng một phần vốn vay của bạn bè.

Mua được máy tưởng đã mừng nhưng đến khi đưa máy về mới tá hoả - không có điện để chạy. Để vận hành nhà máy lại phải lắp trạm điện riêng, mà lắp thì phải có tiền. Bây giờ cơ ngơi của doanh nghiệp đã lên tới vài trăm tỷ nhưng ngày đó làm cái trạm điện 15 triệu đã là việc dường như không thể. Thế rồi lại vay, và may hơn nữa là “nhà đèn” thương tình cho chịu một nửa. Có điện, có máy móc thiết bị nhưng con đường chông gai phía trước còn lớn hơn nhiều. Chị tâm sự: “Lúc đó vải dệt ra nhưng không bán được, tôi phải một mình lặn lội thuê xe mang lên tận Xín Mần – Hà Giang, cũng may sản phẩm được bà con chấp nhận nên công ty đã thoát được cảnh phá sản” – “Được biết suốt từ năm 1994 sản phẩm dệt của Cty vẫn được Cty Cao su Sao Vàng và Cty Giày Thượng Đình tiêu thụ đều đều. Chị đã tiếp cận họ và giữ được mối quan hệ lâu dài này thế nào?”. Tôi hỏi. Chị hào hứng: “Năm 1994, tôi bắt đầu tìm cách tiếp cận, giới thiệu để bán sản phẩm cho Cty Cao su Sao Vàng rồi Cty Giày Thượng Đình. Lúc đó mới xoá bao cấp, để vào được những Doanh nghiệp Nhà nước thời ấy rất khó. Tôi vẫn nhớ đã mất đến hơn 20 lần mới gặp được người đại diện của họ để chào hàng. Sau đó lại mất rất nhiều thời gian đi lại làm việc mới được chấp nhận. Bù lại suốt mười mấy năm nay chúng tôi là đối tác chung thuỷ của nhau và mối quan hệ ấy cơ bản có được là nhờ chữ tín và chúng tôi luôn làm khách hàng hài lòng”.

Đối với sản phẩm chè xuất khẩu, Tân Phong sử dụng công nghệ chế biến tiên tiến nhất hiện nay nên sản phẩm của Tân Phong đạt được chất lượng cao, cung cấp cho thị trường khó tính  Mỹ, Anh, Đức, Đu bai…

 Ngoài ra một yếu tố khác rất quan trọng là phải luôn nắm rõ tình hình thị trường thế giới để có phương án sản xuất và chủ động trong đàm phán ký kết hợp đồng. Để làm được điều này, Tân Phong đã mời một tiến sỹ có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thị trường với chi phí bỏ ra cho công việc này không nhỏ - trung bình 40 triệu đồng/tháng. Trong một ngày, Tân Phong nhận được thông tin về thị trường chè thế giới ít nhất là 3 lần, phản ảnh đầy đủ về tình hình tiêu thụ tại các thị trường lớn ra sao, tình hình sản xuất tại các nước có sản lượng chè lớn trên thế giới như thế nào rồi nước nào được mùa, nước nào mất mùa. Cũng chính nhờ những thông tin chính xác và kịp thời nên Tân Phong chủ động trong việc đàm phán giá bán, không bị bán rẻ. Hiện nay có loại chè do Tân Phong sản xuất có giá bán cao gấp đôi sản phẩm của các doanh nghiệp khác. “Tất nhiên, không chỉ có công nghệ làm nên thành quả đó được, để có được sản phẩm chè tốt cần tốt từ khâu giống cho tới canh tác rồi thu hoạch, chế biến là công đoạn cuối cùng”. Chị nói và giải thích thêm: “Hiện nay chúng tôi có trên 1.000 hộ gia đình trồng chè suốt từ Hà Nội tới Phú Thọ, Yên Bái. Công ty thực hiện phương thức hỗ trợ nông dân bằng cách ứng trước 1 năm tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân và hỗ trợ kỹ thuật cùng bà con canh tác sao cho có được nguyên liệu tốt nhất và có năng suất cao. Hiện nay Tân Phong có 4 nhà máy chế biến chè xuất khẩu, mỗi năm tiêu thụ khoảng 30 nghìn tấn chè tươi và xuất khẩu khoảng 4.500 tấn chè thành phẩm. Như vậy nếu không xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định thì không thể chủ động sản xuất cũng như xuất khẩu được. Về công nghệ, hệ thống sấy của Tân Phong có chất lượng cao hơn nhiều loại thiết bị cùng chức năng đang được dùng tại Việt Nam. Chính nhờ hệ thống thiết bị hiện đại này, sản phẩm của Tân Phong đảm bảo sạch tuyệt đối”.

Từ nhà giáo chuyển qua kinh doanh ngành dệt rồi lại in ấn bao bì rồi sản xuất chè… các lĩnh vực xem ra không mấy liên quan tới nhau. Như cảm nhận được những băn khoăn thắc mắc của tôi, chị chia sẻ: “Ngoài sản phẩm dệt, chè, Tân Phong còn sản xuất và in bao bì cacton, túi nhựa PP. Ngoài sản xuất phục vụ cho chính công ty, chúng tôi cũng sản xuất bao bì cho rất nhiều doanh nghiệp lớn khác như cà phê Trung Nguyên và nhiều doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh. Chẳng có nghề nào là dễ cả, cơ bản là mình phải tìm cách vượt qua được. Bản thân tôi cũng không ít lần cận kề với phá sản. Nào là mắc về kỹ thuật, mắc về tiêu thụ rồi nhân lực…  nhưng lúc khó nhất là lúc mình quyết tâm nhất, cơ bản là xây dựng được một bộ máy đồng lòng nhất trí. Đó cũng là một thế mạnh của Tân Phong”.

Cách đây chưa lâu, khi được mời tham dự một hội nghị về công tác phát triển Đảng trong doanh nghiệp, khi doanh nhân Đinh Thị Thức trình bày trước hội nghị về việc Tân Phong có chi bộ Đảng từ năm 1996 – tức là 3 năm sau khi thành lập công ty, nhiều người tại hội nghị – có cả các doanh nghiệp Nhà nước đã rất ngạc nhiên. Ngoài ra, Tân Phong cũng có đầy đủ các tổ chức đoàn thể như công đoàn, thanh niên, cựu chiến binh… Nhờ tổ chức một cách bài bản, công ty vừa xây dựng được bộ máy tốt vừa duy trì và phát triển được nguồn nhân lực. Đó chính là một trong những bí quyết để Tân Phong thành công.
Thanh Thanh
Nguồn: congluan

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

"Siêu quậy miệt vườn" thành giám đốc phát triển Facebook



Nếu bạn biết giám đốc phát triển và hoạch định chính sách (growth manager) facebook Huỳnh Kim Tước từng là một cậu bé nghịch ngợm của kênh rạch, từng bị xem là “siêu quậy”, bạn sẽ rất ngạc nhiên về con đường đi đến thành công của con người đầy cá tính và nghị lực này…

"Siêu quậy" miệt vườn

*Nhiều người nghĩ thuở ấu thơ của anh là những ngày tươi đẹp lắm, kiểu như là típ người "cầu được, ước thấy", anh sẽ nói gì?

-Chưa hẳn vậy, mà là "dữ dội" lắm. Quê tôi ở Hóc Môn (lúc bấy giờ là ngoại thành TP.Hồ Chí Minh). Với điều kiện sinh sống khiêm tốn, tôi phải đi ra ngoài khai thác môi trường chung quanh và làm một số công việc mà mình có thể làm để phụ vào bữa cơm gia đình.

Ngày ngày tôi phải ra đồng quậy tôm, bắt cá, leo dừa, leo cau - có ngày phải leo tới mấy chục cây. Tối ngày tôi chỉ mặc chiếc quần đùi và phơi lưng trần bất kể trời mưa hay nắng. Giờ nghĩ lại thời đó thật khó khăn, vậy mà lúc ấy tôi chả bao giờ nghĩ là mình khổ.

Ngoài việc đi làm thì môi trường tự nhiên đó cũng là nơi để tôi khám phá, mà người khác cho là quậy như leo cột điện, bắt rắn, giựt đồ cúng, nhảy mương (tức là không đi ngoài đường chính mà đi tắt bằng cách nhảy qua mương, qua vườn nhà người khác).

*Thời tuổi trẻ của anh, tính cách nào mà anh thấy mình nổi trội nhất?

- Nói được là làm được. Tự thấy mình cần tôn trọng chính bản thân mình, nên một khi đã nói gì là tôi phải làm bằng được. Ở nhà chỉ có mình tôi là con trai và ra ngoài tôi lại rất ít chơi với bạn khác, nên mấy đứa trẻ trong xóm thường tụm 5 tụm 3 để chọc ghẹo và gây sự với tôi.

Lúc ấy tôi chỉ có một cách duy nhất để tự bảo vệ là bỏ chạy. Có khi chúng còn suỵt chó đuổi theo, nên buộc tôi phải chạy thật nhanh. Nhiều lúc căng quá, tôi phải trèo ngay lên cây, đợi chó bỏ đi mới dám xuống.

Chính vì hay bị chó rượt đuổi, nên tôi chạy rất nhanh và leo cây cũng rất giỏi. Riết thành thói quen, gần như lúc nào tôi cũng chạy, khi băng qua cánh đồng, khi phóng qua những con mương...

Tôi nhanh đến nỗi có lần bọn trẻ cùng xóm thách tôi thi leo cây với mèo, tôi phóng phốc lên cây còn nhanh hơn con mèo. Có lẽ nhờ thế mà tôi chơi bóng rổ, điền kinh... rất giỏi. Năm đầu tiên mới sang Mỹ (13 tuổi), tôi còn bỡ ngỡ, và chưa nắm được các nguyên tắc chơi bóng rổ. Nhưng qua năm thứ hai nhờ có quyết tâm và luyện tập chăm chỉ tôi đã có những tiến bộ vượt bậc.

Đến giờ tôi vẫn nhớ như in trận đấu giúp tôi đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải. Một mình tôi đã ghi 32 trên 40 điểm của cả trận. Khi nghe mọi người khen "thằng bé này từ Việt Nam qua nhưng rất giỏi", lần đầu tiên tôi cảm nhận thật sâu sắc điều thầy hiệu trưởng trường tôi đã làm: Ông cấm học sinh sử dụng từ "không thể". Thay vào đó, phải nói "tôi chưa biết nhưng tôi sẽ tìm hiểu, và tôi sẽ làm được". Và điều này theo tôi mãi về sau.

*Có vẻ ngày xưa, anh chẳng phải là "con mọt sách" như nhiều người vẫn tưởng tượng...

- Đúng vậy. Tôi không có thói quen đọc sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà chỉ tập trung vào tìm hiểu những gì mình thích và quan tâm thôi, và tôi thấy khi mình dồn năng lượng vào việc nào thì khả năng thành công trong việc đó rất cao.

Luôn đặt ra câu hỏi lớn

*Thưa anh, nếu để ghi lên phần "About me" trang Facebook của mình 1 trong 3 lựa chọn sau, anh sẽ chọn tính cách nào phù hợp với mình:

A. Sống chậm.
B. Sống hết mình, việc gì phải chậm, thời gian thì hữu hạn mà.
C. Cứ làm, nếu sai thì sửa.
Phương án C. "Cứ làm, nếu sai thì sửa" cũng tương tự câu khẩu hiệu của Facebook: "Move fast, break things" ( "Dẫn đầu & đột phá").

*Nguyên cớ nào khi vào đại học, anh lại chọn ngành tâm lý học?

- Gia đình khuyên tôi nên theo những ngành chuyên môn để có cuộc sống ổn định. Nhưng đối với tôi từ "ổn định" có vẻ không phù hợp với tính cách linh hoạt của tôi. Vì chơi thể thao rất giỏi, nên tôi muốn sau này trở thành vận động viên bóng rổ hoặc vận động viên thể hình xuất sắc (Giờ nhìn tôi "thon gọn" hơn nhiều, chứ lúc đó tôi nặng tới 90kg).

Tôi bắt đầu chơi bóng rổ khi sang đến Mỹ, và cứ thế tôi lao theo đam mê thể thao của mình mà không gì có thể ngăn cản được. Tôi còn tham gia môn điền kinh, rồi nhảy hip-hop nữa, và chơi rất giỏi. Và cứ thế, hễ thích gì là tôi đều làm bằng được. Những năm tháng đó đã rèn cho tôi suy nghĩ: Nếu đã thích là làm được.

Nhưng qua thời gian, tôi trưởng thành hơn và trong đầu tôi bắt đầu xuất hiện những câu hỏi: Ta đến đây từ đâu và từ đây đi đâu? Vì sao con người lại có những nhận định khác nhau về một vấn đề?... Và thế là tôi chọn học ngành tâm lí khi bước chân vào đại học vì nghĩ ngành này có thể giúp mình tìm ra lời giải thích cho những câu hỏi lớn mà riêng tôi đã thắc mắc từ lâu.

*Ai là thần tượng của anh thời sinh viên?

-Tôi rất ngưỡng mộ các nhà bác học, các triết gia, và đặc biệt ấn tượng với Stephen Hawking, tác giả của cuốn "Lược sử thời gian" (A Brief History of Time). Ông là một thiên tài, bị liệt toàn thân, miệng cũng không cử động được mà phải gắn máy. Sức mạnh của ông là "thứ nằm giữa hai lỗ tai", chứ không phải cơ bắp.

*Khi còn là sinh viên, anh có lúc nào đặt ra mong muốn tương lai gần sẽ trở thành người có tiếng tăm, hay là một người có nhiều tiền?

- Chưa bao giờ. Nhưng tôi cũng phải đi làm thêm trong lúc học để kiếm tiền trang trải cuộc sống ấy thôi (hồi đó tôi làm bồi bàn). Tất nhiên tôi cũng muốn mình khá giả hơn một chút, nhưng không mong quá giàu để làm gì, vì tôi quan niệm tiền và tiếng tăm chỉ là kết quả của những thứ mình làm chứ không phải là mục đích cuộc sống. Đam mê lớn nhất của tôi lúc bấy giờ là học để tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc của mình.

Tuy nhiên, không ai nói trước được điều gì. Giống như cuộc sống, ý thích con người có thể thay đổi theo thời gian, biết đâu sau này tôi lại làm một nghề hoàn toàn khác thì sao?! Ví dụ như chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật chẳng hạn, một diễn viên hài, hay một nhà văn... (Cười)

Để thành công phải biết kiên trì

*Câu nói hay triết lý sống nào mà anh thích nhất?

- "Nó không phải là nó, nhưng lại chính là nó". Trong công việc hay cuộc sống, đôi khi chúng ta biết rằng một sự việc gì đó là vô lý, nhưng qua thời gian và nhiều biến cố, sự việc đó được cộng đồng cho là có lý, nhưng khi xác minh lại thì phát hiện ra sự việc đó đúng là vô lý. Vì thế chúng ta nên xem xét và xác minh mọi việc trước khi kết luận.

*Trước những khó khăn, anh đương đầu, giải quyết chúng như thế nào?

- Tôi không nghĩ những "khó khăn" bạn nêu thực sự là khó khăn. Nó chỉ thử thách và chúng ta chưa đủ kiên nhẫn mà thôi. Tôi phải luôn tìm cách tháo gỡ dần những trở ngại, giống như cách ngày xưa khi còn là một cậu nhóc tôi phải một mình đương đầu với những kẻ bắt nạt mình.

Lấy ví dụ, một sáng kiến đôi khi bị tập thể bài bác vì họ chưa hiểu tận gốc vấn đề. Nếu ta cứ đương đầu với cả nhóm thì sẽ khó thuyết phục được họ. Thế sao ta không tương tác, trao đổi với từng người một để họ hiểu rõ và dễ chấp nhận hơn? Vậy vấn đề ở đây là "sự kiên nhẫn" chứ không có bí quyết gì đặc biệt đâu.

*Vì sao tốt nghiệp đại học và thạc sĩ ở Mỹ xong anh lại quyết định quay về Việt Nam?

- Tôi tham gia rất tích cực các hoạt động xã hội (như xin tài trợ) để giúp đỡ cho cộng đồng người Việt ở bên đó. Nhiều người Việt mình khi mới qua Mỹ gặp khó khăn về kinh tế, nên tôi tham gia giúp đỡ, tìm công ăn việc làm cho họ, nên rất được cộng đồng ở đây yêu quý.

Nói thật là, cơ hội để phát triển bản thân lúc đó rất tốt, nhưng tôi vẫn quyết định trở về Việt Nam, đơn giản chỉ là muốn tìm kiếm một góc nào đó cho riêng mình. Thú thực, ở đây tôi thấy rất thoải mái, cũng như con cá có thể bơi khi được thả về đồng ruộng.

*Nhiều người hỏi, vì sao một cử nhân tâm lý học, và thạc sĩ quản trị công lại đi làm "sếp" được ở các tập đoàn công nghệ như Google, Facebook?

- Khi về Việt Nam tôi dành một thời gian để tĩnh tâm lại, ngẫm nghĩ về những bước đường tiếp theo mình nên làm gì. Buổi chiều tôi đi hái hoa lài, tiếp xúc với những người nông dân, từ đó bắt đầu "bản địa hóa" cái suy nghĩ của mình có thể "nhập tâm" vào môi trường, xã hội ở đây.

Cái việc "nhập tâm" vào cuộc sống và công việc này rất hay. Lần đầu tiên tôi phát hiện ra điều này là khi chơi bóng rổ hồi học phổ thông: Sau một thời gian chơi liên tục, tôi có thể nhắm mắt ném bóng vào rổ chính xác.

Đem nguyên lý này áp dụng vào cuộc sống cũng vậy. Khi làm bất cứ việc gì mà có sự tập trung cao, thì lần sau có thể dễ dàng làm việc mà không gặp khó khăn trở ngại gì. Nếu có thể gọi đó là "bí quyết" thì nó chính là nguyên nhân vì sao mà một người học tâm lý học và quản trị công lại đi làm quản lý tại các tập đoàn công nghệ như Google hay Facebook.

*Khi được người ta gọi với cái tên như "ông cố vấn của Google" hay "Giám đốc Phát triển Facebook", cảm giác của anh thế nào? Và từ trước đến nay, anh thấy thành công lớn nhất của mình là gì?

- Một số người nói tôi rất phù hợp với vị trí "cố vấn". Trong những tình huống áp lực cao, chính là lúc tôi đưa ra những giải pháp phù hợp nhất và tốt nhất. Cái "biệt danh" đó thực sự được quan tâm chỉ từ khi tôi bắt đầu làm cho Google chứ ít ai biết trước đó tôi đã từng làm công việc tương tự trong lĩnh vực địa ốc cho công ty Liên Doanh Phú Mỹ Hưng.

Đó là vào năm 1999, dự án khu đô thị Phú Mỹ Hưng mới hình thành, ít người tin vào sự phát triển của nó trong tương lai vì đây là mô hình đô thị mới chưa từng có ở Việt Nam tại thời điểm đó. Nhưng chính cái mới này lại là điều hấp dẫn tôi. Tôi đã thuyết phục được HĐQT cho tôi phụ trách triển khai hệ thống quản lý các khu dân cư trong đô thị.

May mắn là đại đa phần cư dân rất ủng hộ mô hình mà chúng tôi triển khai. Vì thế nó đã được công nhận là khu đô thị kiểu mẫu mà trong đó hệ thống quản lý khu dân cư đóng góp phần không nhỏ trong sự thành công của đô thị Phú Mỹ Hưng ngày hôm nay.

*Anh hình dung thế nào về mạng xã hội ở Việt Nam trong 5 năm nữa?

- Trong tương lai thiết bị di động sẽ trở thành công cụ phổ biến nhất truyền tải mạng xã hội (MXH) nói chung và Facebook nói riêng. Lúc đó, trên trang Facebook có thể đã có rất nhiều người kết nối với nhau thông qua các mối quan hệ.

Ngoài ra, nó còn được tích hợp thêm nhiều chức năng khác nữa cho phép người dùng trao đổi và giao dịch nhanh chóng và dễ dàng. MXH sẽ giúp tương tác giống như cách ta tương tác bên ngoài đời thật, nên nó sẽ gần gũi với cuộc sống thực hơn.

Ngoài ra, MXH trong tương lai sẽ trở thành cổng thương mại điện tử, người kinh doanh có thể mở cửa hàng để kinh doanh, quảng cáo, giao nhận, thanh toán... Họ có thể điều hành cửa hàng của mình ở bất cứ nơi nào chứ không nhất thiết phải ngồi tại cửa hàng như cách kinh doanh truyền thống.

*Và lúc đó người trẻ nào cũng có cơ hội cải thiện thu nhập của mình?

Đúng vậy! Điều đó sẽ không xa đâu, thậm chí 2 năm nữa giá smartphone sẽ xuống thấp (chúng ta có thể hoàn toàn làm được điều này), nhờ đó người trẻ có thể sử dụng Facebook để khởi nghiệp mà không phải tốn chi phí cho nhân viên, mặt bằng, nhất là trong tình trạng mặt bằng khan hiếm như hiện nay.

Lúc đó, một nhân viên văn phòng vẫn có thể kiếm thêm thu nhập bằng việc kinh doanh thông qua mạng xã hội. Có nhiều người tham gia kinh doanh thì kinh tế mới phát triển được.

*Xin cảm ơn anh, chúc anh năm mới với những đường hướng tốt!


Theo doanhnhansaigon
Flag Counter