Phạm Tiến Tiếp còn được bạn bè trìu mến gọi là "fifteen" (15) vì từ khi
trở thành người pha chế đồ uống, mỗi ngày anh đều tự học 10 loại rượu và
5 từ tiếng Anh.
Những thao tác đẹp mắt, cuốn hút, hương vị phở lan tỏa từ ly cocktail khiến nhiều khách nước ngoài ngạc nhiên, thích thú.
Cuộc sống khó khăn
Gia
đình khó khăn nên Phạm Tiến Tiếp (quê ở Kim Động, Hưng Yên) phải nghỉ
học giữa chừng từ năm lớp 9. Sau đó may mắn có cơ hội lên Hà Nội học
nhạc, Tiếp xin làm bồi bàn tại một quán bar để có tiền trang trải cuộc
sống.
Trong
một lần say sưa nhìn người khác pha chế đồ uống với những động tác uyển
chuyển, cuốn hút và nhận được lời tán dương không ngớt của khách, Tiếp
đặc biệt thích thú và bất ngờ rẽ lối sang một nghề này, điều mà anh chưa
bao giờ dám nghĩ tới.
"Lúc
đó, tôi nhận ra âm nhạc chỉ là cảm hứng nhất thời, chỉ có nghề pha chế
mới là đam mê thực sự. Nó có sức hấp dẫn ghê gớm với tôi, càng đi sâu
vào càng muốn tìm tòi, khám phá", Tiếp chia sẻ.
Để
trở thành một người pha chế giỏi thực sự không phải chuyện dễ, bởi vậy,
để có được thành công như ngày hôm nay là cả quãng thời gian khổ luyện,
học tập miệt mài, bền bỉ của Tiếp. "Nhà pha chế tài ba" phải trải qua
rất nhiều vòng thi thử thách để được nhận vào khách sạn Metropole.
Những
ngày đầu, dù đồng lương thử việc ít ỏi co kéo mới đủ sống, Tiếp vẫn
dành dụm để tới khắp các quán bar thử đồ uống và tìm hiểu cách pha chế
của họ. Có những ngày nghỉ, anh ngồi từ 7h tối tới tận 2h sáng chỉ để
thưởng thức, khám phá hương vị đặc trưng của từng loại cocktail và hỏi
những người pha chế phương pháp tạo nên sự khác biệt đó.
Tiếp
còn được bạn bè trìu mến gọi là "fifteen" (15) vì từ khi trở thành nhân
viên pha chế, mỗi ngày anh đều tự học 10 loại rượu và 5 từ tiếng Anh.
Sự
kết hợp hoàn hảo giữa rèn nghề và luyện ngoại ngữ đã giúp anh hiểu và
phân biệt được tất cả các loại rượu đồng thời khá tự tin khi giao tiếp
với người nước ngoài. Tiếp say sưa với rượu đến mức đi ngủ cũng nói mê
về công thức cocktail, thuộc lòng tên, xuất xứ, đặc tính của nhiều chai
rượu.
Cocktail vị phở
Khi
nêu ra ý tưởng pha chế một loại thức uống "lạ" mang hương vị phở để
tham dự cuộc thi Diageo reserve world class Việt Nam 2012, Tiếp khiến
nhiều người ngạc nhiên, thậm chí bị cho là ý tưởng điên rồ vì ít ai có
thể tưởng tượng được rượu và phở có thể kết hợp được với nhau thành
cocktail.
Điều
khiến Tiếp quyết tâm sáng tạo thức uống lạ này chính là sự mê hoặc,
quyến rũ của phở Hà Nội. Sau khi tìm ra công thức pha chế mang đặc trưng
của phở là : hoa hồi, thảo quả, quế cùng vị cay của ớt, mùi thơm của
rau ngò (rau mùi). Tiếp bắt đầu thử nghiệm với rượu Tanqueray Gin có vị
chanh và vị bưởi rất phù hợp với món phở.
Cái
khó nằm ở chỗ, làm thế nào để những hương vị đặc trưng này không bị
quyện lẫn vào nhau vì mùi hoa hồi rất mạnh sẽ át đi mùi quế, và mùi quế
lại mạnh hơn mùi thảo quả?
Muốn
người uống cảm nhận được tất cả vị ngọt, cay, nồng là điều rất khó. Nếu
lắc như cách các nhà pha chế thường làm thì người uống sẽ không phân
biệt được mùi vị trong đó, như vậy thì phải đốt cháy. Và Tiệp khéo léo,
thông minh đã sáng tạo ra dụng cụ pha chế đặc biệt: cây tên là Diageo
magic.
"Cây
kỳ diệu" này được chia làm ba tầng: tầng hồi, tầng quế, tầng thảo quả,
có thể đốt cháy thông nhau cùng một lúc. Thân cây uốn lượn tạo nên những
đường cong mềm mại, hấp dẫn tượng trưng cho sợi phở thơm ngon, chân đế
được thiết kế vững chắc để khi đốt lửa không bị cháy ra ngoài.
Hai
bên lắp thêm hai "cái tay" để ớt, rau mùi - gia vị không thể thiếu của
phở Hà Nội. Khi Tiếp trổ tài pha chế thức uống lạ mà ngon này, khắp
không gian lan tỏa vị thơm nồng, hấp dẫn đến khó tả. Hương "nước phở"
đượm mùi hòa quyện cùng vị cay cay, ngọt ngào tạo nên sự khác biệt cho
loại cocktail tuyệt vời.
Đây
chính là lý do cocktail hương vị phở chinh phục được ban giám khảo, đưa
Phạm Tiến Tiếp trở thành nhà pha chế xuất sắc nhất, đại diện cho Việt
Nam tham dự cuộc thi Diageo Reserve World Class quốc tế quy tụ 50 nhà
pha chế hàng đầu thế giới tại Rio de Janeiro (Brazil) vào cuối năm nay.
"Tôi
không nghĩ sẽ giành được giải cao nhất cuộc thi. Mục đích lớn nhất của
tôi là đem món phở của Việt Nam giới thiệu tới tất cả mọi người. Thế là
thành công rồi!" - Tiếp tâm sự.
"Pha chế cũng giống như đầu bếp"
Không
chỉ khéo pha chế đồ uống, chàng trai tài ba này còn nấu ăn rất khéo.
Theo Tiếp, nghề pha chế và đầu bếp tuy khác nhau nhưng có cùng điểm
chung đó là người chế biến phải làm chủ được mùi vị.
Nếu
như đầu bếp phải biết cân bằng giữa mặn, ngọt, chua, cay thì người làm
nghề pha chế phải cân nhắc sao cho hài hòa các vị ngọt, chua, đắng,
chát, chỉ khác nhau ở chỗ một người dùng nhiệt độ để nấu lên những món
ăn hấp dẫn còn một người dùng đá và bình lắc. Ngoài ra, một cocktail
ngon luôn phải có một đồ ăn phù hợp, một đồ ăn ngon phải có cocktail đi
kèm.
Chia
sẻ về pha chế, Tiếp cho rằng đây là nghề đòi hỏi nhiều tính sáng tạo,
khéo léo, hiểu biết (về các loại rượu, các nền văn hóa, ẩm thực...) và
rất cần sự tinh tế để xoa dịu nỗi buồn của khách khi họ có tâm trạng;
khuấy động, khơi gợi cảm xúc khi họ vui qua chính những ly cocktail
nhiều màu sắc.
Thêm
vào đó, người làm nghề này phải có sức chịu đựng bền bỉ khi thường
xuyên làm đêm hay trong một số trường hợp khách hàng uống rượu say buông
những lời khiếm nhã, nếu không kiềm chế sẽ dẫn đến chán nản, tức giận.
Với Tiếp, pha chế không chỉ là một nghề mà còn là niềm đam mê cháy bỏng.
Thành công trong pha chế thức uống mang hương vị phở chỉ là bước khởi đầu trên con đường khám phá, chinh phục đỉnh cao của Tiếp.
Anh
cho biết, trong cuộc thi Diageo Reserve World Class mang tầm cỡ quốc tế
sắp tới, anh sẽ mang nhiều hơn nữa những nét đặc trưng văn hóa của Việt
Nam tới bạn bè thế giới và nỗ lực, cố gắng hết khả năng của mình.
Theo Vietnamnet
1 nhận xét:
Composi��o: cobalt blue, Disodium Ethylenediaminetetraacetic acid,
Propylene glycol, glycerol,Methylparaben, Prpylparaben, Parafinun Liquidum, BHT,
Cetearyl substantially known grounds behind vitiligo. Thither is no unproblematic answer to to employ
creams and the downside is that it doesn't hold on any more stains to seem.
Feel free to visit my web site - pigmentation disorders of skin
Đăng nhận xét