Tại thời điểm cuối năm 2011, phần lớn tài sản của công ty là 137 tỷ đồng tiền mặt đem đi gửi tiết kiệm.
CTCP Cáp treo Núi bà Tây Ninh (mã chứng khoán: TCT)
được xem là “một con gà đẻ trứng vàng” khi hoạt động kinh doanh dịch vụ
cáp treo có tỷ suất lợi nhuận rất cao và tích luỹ số dư tiền mặt rất
lớn. Tại thời điểm cuối năm 2011, số dư tiền mặt và các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn của Công ty lên tới 137 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng tài
sản và vốn chủ sở hữu của công ty lần lượt là 146 tỷ và 131 tỷ đồng (vốn
điều lệ 32 tỷ đồng).
Tính
ra nếu lấy số tiền này trừ đi nợ phải trả xấp xỉ 15 tỷ đồng, và chia
cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 3.197.000 cổ phiếu thì mỗi cổ
phiếu đang sở hữu một lượng tiền mặt lên tới 38.473 đ/cổ phiếu! Vậy
lượng tiền mặt lớn này đang được sử dụng làm gì? Theo thuyết minh báo
cáo tài chính thì lượng tiền mặt này chủ yếu là đầu tư…. gửi tiết kiệm.
Hệ
thống cáp treo đầu tư trước đây hiện đã khấu hao hết nhưng vẫn có thể
tiếp tục khai thác nên trong giá thành dịch vụ không còn chi phí khấu
hao, do đó, lợi nhuận của Công ty hàng năm lớn và tỷ suất lợi nhuận cao.
Việc tích luỹ số dư tiền mặt lớn như vậy cho thấy Công ty gặp khó khăn
trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư.
Ở
thời điểm hiện tại, dự án đầu tư duy nhất được công bố là dự án đầu tư
hệ thống cáp treo mới hiện đại. Tuy nhiên, dự án này cũng sẽ không bao
giờ sử dụng hết số dư tiền mặt trên và thông thường công ty có thể tài
trợ một phần bằng nợ vay ngân hàng. Vậy tại sao công ty không đem số
tiền này chi trả cho cổ đông mà lại giữ lại nhiều tiền mặt như vậy?
Nguyên
lý của chính sách cổ tức đó là nếu công ty không có đủ các dự án đầu tư
sinh lời tốt thì công ty nên chi trả lợi nhuận sau thuế dưới hình thức
cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Việc TCT gặp khó khăn trong tìm kiếm dự án
đầu tư hiệu quả và trong điều kiện dự án mới không tiêu hết số tiền này,
theo logic thông thường Công ty nên chi trả cổ tức với tỷ lệ cao cho cổ
đông. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Công ty lại duy trì tỷ lệ chi trả cổ
tức rất thấp và dùng số dư tiền mặt tích luỹ để gửi tiết kiệm.
Công
ty đang chịu sự chi phối của công ty mẹ là Công ty Cổ phần Du lịch và
Thương mại Tây Ninh, là một công ty nhà nước đã được cổ phần hoá. Công
ty này hiện đang nắm tỷ lệ chi phối 51% vốn tại TCT. Vì vậy, chính sách
cổ tức của TCT về cơ bản chịu sự chi phối của Công ty mẹ. Đâu là động cơ
khiến Công ty mẹ chịu cho phép TCT giữ lại nhiều tiền mặt dư thừa như
vậy?
- Thứ nhất,
đó không phải là động cơ hoãn thuế. Nếu các công ty sinh lời cao có các
cổ đông lớn là nhà đầu tư cá nhân thì họ thường chi trả cổ tức thấp để
giúp các cổ đông lớn hoãn thuế thu nhập cá nhân, bởi vì nếu chi trả cổ
tức thì ngay lập tức sẽ bị tính thuế thu nhập cá nhân với biên thuế suất
rất cao còn nếu giữ lại tái đầu tư thì cổ đông lớn cá nhân chỉ bị đánh
thuế khi nào bán đi cổ phiếu mà thôi. Tuy nhiên, cổ đông lớn của TCT
phần lớn là pháp nhân và các thành viên Hội đồng quản trị nắm giữ lượng
cổ phiếu thấp, do đó, việc giữ lại nhiều tiền mặt không xuất phát từ
động cơ hoãn thuế.
- Thứ hai,
Công ty mẹ không có nhu cầu vốn lớn cần cho các dự án khác và điều đáng
nói đây là một công ty có cổ đông lớn là cơ quan nhà nước (Uỷ ban Nhân
dân tỉnh Tây Ninh). Việc chi trả cổ tức cao trong điều kiện công ty mẹ
không có nhu cầu đầu tư mới có thể khiến công ty mẹ chịu sức ép chi trả
cổ tức để nộp vào ngân sách nhà nước. Điều này có thể khiến ban quản trị
công ty (cả công ty mẹ và công ty con) không mong muốn vì tiền mặt càng
được giữ lại ở công ty con thì ban quản trị sẽ có thể thu được nhiều
lợi ích hơn bằng nhiều cách.
Việc giữ lại lợi
nhuận thặng dư lớn của TCT trong điều kiện chỉ để đầu tư vào tiền gửi
tiết kiệm sẽ khiến các cổ đông thiểu số không mong muốn nhưng nó lại khá
phù hợp với lợi ích của ban quản lý. Vì công ty mẹ nắm tỷ lệ chi phối
51%, do đó, các cổ đông thiểu số gần như sẽ không có khả năng yêu cầu
TCT nâng tỷ lệ chi trả cổ tức lên cao. Điều này cho thấy, chính sách cổ
tức của TCT đã không vì lợi ích của cổ đông thiểu số.
Theo TTVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét