“Làm việc bạn thích, tiền sẽ tự đến” Câu nói nghe đầy sự khích lệ, nhưng có đúng là mọi việc sẽ diễn ra như vậy và bạn có đủ dũng cảm theo đuổi những đam mê dù tương lai còn rất mơ hồ ?
Leonard A. Schelesinger là hiệu trưởng trường Babson College.
Charles F.Kiefer là chủ tịch của hiệp hội sáng tạo. Paul B.Brown là
cộng tác viên dài kỳ của tờ New York Times. Cả 3 là đồng tác giả của
những quyển sách như: Just Start: Take Action, Embrace Uncertainty,
Creat the Future. Hãy cùng lắng nghe những lời khuyên của họ về câu hỏi
được rất nhiều người quan tâm này.
“Nếu bạn thực sự đam mê với công việc bạn làm, nhưng nó sẽ không mang lại cho bạn nhiều tiền bạc, liệu bạn sẽ vẫn làm chứ ?”
Đây
quả là một câu hỏi rất thú vị ! Nó dường như rất liên quan đến những
người đã tốt nghiệp cấp 3 hay đại học và thường xuyên được các thầy cô
giáo của mình căn dặn: “Làm những việc các bạn thích và tiền sẽ tự đến”
Câu
nói trên nghe đầy sự khích lệ, nhưng liệu có đúng là mọi việc sẽ diễn
ra như vậy ? Liệu bạn có đủ dũng cảm theo đuổi những đam mê của mình dù
chúng dễ vụn vỡ ?
Theo
những nghiên cứu trong quyển sách của mình, chúng tôi tin tưởng rằng
khi bạn hướng đến một thứ gì đó chưa rõ ràng, lòng nhiệt huyết là điều
quan trọng hơn tất thảy. Bạn muốn làm những thứ mình yêu thích hoặc
những thứ sẽ dẫn bạn đến với điều đó, lòng nhiệt huyết sẽ làm bạn trở
nên sáng tạo, linh hoạt và sẽ mau chóng tiến xa hơn.
Đồng
thời, nó cũng sẽ khiến bạn trở nên kiên gan bền chí. Khi bạn cố làm
những thứ mà bản thân chưa hề làm thử trước đây như thực hiện 1 dự án, 1
công việc kinh doanh mới - bạn sẽ phải đối mặt với vô vàn thử thách. Và
đương nhiên, bạn không hề muốn đầu hàng ngay khi mới gặp những khó khăn
ban đầu.
Nhưng hãy thực tế rằng: Chưa có gì đảm bảo cho việc bạn sẽ trở nên giàu có hay thành công về mặt tài chính.
Chúng
tôi có một người bạn chung, anh ấy đã tới 1 quán rượu cùng một vài
người bạn của anh ta và họ đều là những nhạc công chuyên nghiệp đi thư
giãn sau buổi ghi âm. Trong buổi hàn huyên, họ nói về những người nhạc
công khác mà họ biết một cách đầy ngưỡng mộ, một trong số họ bình luận
rằng những nhạc công này thật may mắn làm sao khi “âm nhạc của họ được
quảng bá”. Chỉ trong 7 chữ này thôi, chúng ta có thể thấy được một sự
thật to lớn. Chúng ta có sản phẩm âm nhạc nhưng chẳng có gì đảm bảo là
có ai sẽ mua chúng. Tuyệt đối không có gì đảm bảo. “Có sản phẩm” và
“được mua” là 2 việc hoàn toàn biệt lập.
Nhiều
độc giả của chúng tôi trên đã đặt câu hỏi “Tôi có khát khao nhưng tôi
cũng khá chắc là việc tôi muốn làm sẽ không kiếm được những khoản lợi
nhuận hấp dẫn. Vậy làm sao giờ ? Liệu tôi có nên tiếp tục ?”
Đương nhiên là bạn nên !
Giờ hãy xem xét câu trả lời:
Nếu
bạn không đủ điều kiện để làm những thứ bạn đêm mê – ví dụ như: Nếu bạn
làm việc đó, bạn không thể có đủ tiền nuôi sống gia đình, hoặc điều dó
sẽ làm bạn không tốt nghiệp được đại học - vậy thì đừng làm, bạn không
nên đánh cược cuộc sống kinh tế sau này của mình. Một nguyên tắc cơ bản
trong việc đối mặt với một tương lai vộ định đó chính là từng bước nhỏ
trong kế hoạch phải đảm bảo bạn “sống sót” để đi bước tiếp theo. Vậy hãy
chắc chắn rằng bạn sẽ bắt đầu từ mức thấp hơn trong thang nhu cầu của
Maslow: thức ăn và nơi trú.
Nhưng điều này không có nghĩa rằng bạn phải hoàn toàn từ bỏ ước mơ, hãy cứ thực hiện một chút, dù chỉ là 15 phút mỗi ngày.
Tại sao ?
Những
nghiên cứu (đơn cử như công trình The Power of Small Wins đăng trên
Harvard Business Review tháng 5 năm 2011) chỉ ra rằng những con người cố
gắng thực hiện những gì họ ưa thích mỗi ngày, dù chỉ trong một khoảng
thời gian ngắn, cũng đủ khiến họ cảm thấy thoải mái và thoả mãn.
Một
khía cạnh thú vị trong câu hỏi chính là nó có thể khiến những cá nhân
hiện đang kiếm được rất nhiều tiền suy nghĩ lại xem liệu họ có nên tiếp
tục với những thứ họ không thích, đơn giản chỉ vì chúng giúp họ có thêm
của cải chứ không làm họ hạnh hạnh phúc ? Lý do của những con người này
thường là: “Một khi tôi có đủ tiền, tôi sẽ làm những thứ tôi thực sự
muốn làm. Tôi sẽ không còn lo lắng về tiền bạc nữa”. Nhưng theo cách này
hay cách khác, họ chẳng bao giờ làm được như họ nói. Thời gian là hữu
hạn và câu hỏi này có thể là kịp lúc để thức tính chúng ta về những thứ
mình đang làm.
Tuy
nhiên theo một khía cạnh khác, nhận định ẩn tàng trong câu hỏi có thể
không hẳn đúng. Bạn vẫn có thể tạo ra tiền nếu bạn thực sự làm những thứ
mình đam mê, thậm chí ngay cả khi hiện tại bạn nghĩ là mình không thể.
Hãy nhớ rằng tương lai là vô định, ai có thể biết chắc trong tương lai
con người sẽ mua gì hoặc bạn có thể sẽ sáng tạo ra thứ gì mới ? Trong
bất cứ thời điểm nào, bạn là người duy nhất có được sự thấu hiển từ
trong bản thân, điều có thể thay đổi mọi thứ.
Chúng ta đều biết những bước để đương đầu với một tương lai có thể dự đoán trước:
1. Bạn (hoặc cha mẹ, thầy cô, ông chủ) dự doán trước tương lai sẽ ra sao.
2. Bạn tự tạo ra hàng tá kế hoạch để đạt được đích ngắm, sau đó chọn cách khả thi nhất để theo đuổi.
3. Bạn tích luỹ những nguồn lực cần thiết (giáo dục, tiền bạc, etc) cần thiết để tiến hành kế hoạch.
4. Cuối cùng bạn bắt tay thực hiện để biến tương lai thành hiện thực.
Nhưng
lối tiếp cận “thông minh” đối với một tương lai nhìn thấy trước lại
chẳng hề “thông minh” chút nào đối với những thứ vô định. Và phần lớn
thực tế là: mọi thứ không giống với chúng ta dự đoán. Có 1 câu nói luôn
luôn đúng, đó chính là “Thay đổi là thứ duy nhất không bao giờ thay đổi”
Trong
kinh doanh, khi đối mặt với một tương lai không rõ ràng, các doanh nhân
thường không cố gắng phân tích hoặc lập kế hoạch cho mọi biến cố có thể
xảy ra, hay dự đoán kết quả thế nào. Thay vào đó, họ hành động, học từ
những thứ họ tìm tòi được và hành động lần nữa. Tiến trình các bước có
vẻ giống như sau:
1.
Bắt đầu với khao khát: Bạn tìm hoặc nghĩ về những thứ bạn muốn. Bạn
không cần quá nhiều đam mê, bạn chỉ cần đủ lòng quyết tâm để bắt đầu.
2.
Đi những bước thông minh nhanh nhất có thể để đạt được mục tiêu: Bước
đi thông minh là gì? Đó là thứ mà bạn có thể làm với những công cụ đã có
sẵn trong tay như những người ban quen biết, những kiến thức bạn có
cũng như những nguồn lực hiện có. Bạn kết hợp những thứ trên để có được
nhiều nguồn lực hơn, phân tán rủi ro và thực hiện ý tưởng.
3.
Học hỏi từ những gì bạn thu được từ những bước đó: Bạn cần phải làm
điều này vì mỗi khi bạn hành động, thực tế lại thay đổi. Đôi khi những
bước đi đưa bạn gần hơn với những thứ bạn muốn hay đôi khi những thứ bạn
muốn thay đổi. Nếu bạn chú tâm, bạn luôn học được một điều gì đó. Vì
vậy, sau mỗi bước đi, hãy tự hỏi: Liệu hành động này có giúp bạn đến gần
hơn với mục tiêu ? Bạn vẫn muốn đạt được đích ngắm chứ
4.
Lặp lại: Hành động, học hỏi, xây dựng, lặp lại. Khi đối mặt với một
tương lai vô định, các doanh nhân thành công luôn dũng cảm bước đi về
phía trước, vấp ngã và rồi lại đứng dậy. Hãy nhớ công thức thành công là
“Mắc lỗi, mắc lỗi và mắc lỗi, nhưng ít hơn, ít hơn và ít hơn”
Cách
duy nhất để thấu hiểu tất cả chính là: Hành động! Khi bạn gặp phải
những thứ còn mơ hồ và liệu rằng bạn có kiếm được tiền từ đam mê của
mình không – Hãy cứ hành động! Đừng cố nghĩ về những thứ có thể xảy ra,
hay cố gắng dự đoán trước kết quả, hay lên kế hoạch cho những rủi ro.
Bạn cứ dần bước từng bước nhỏ để biến mọi điều thành hiện thực, sau đó
quan sát điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Ai
có thể biết được, thậm chí một bước đi nhỏ nhất cũng có thể thay đổi
mọi thứ. Ai có thể biết được liệu bạn có phát minh ra phương thức mới để
kết nối mọi người (như Zuckerberg đã làm với Facebook) hay chế tạo bản
đồ số (như GPS) và kiếm được những khoản tiền khổng lồ ?
Và
dù điều đó có không xảy ra, bỏ một chút thời gian mỗi ngày để làm thứ
mình thích cũng vô cùng quan trọng, nó khiến chúng ta cảm thấy thực sự
thư giãn và tăng tính sáng tạo, từ đó tiếp thêm năng lượng cho mọi mặt
của cuộc sống.
Theo TTVN/Havard Business Review, Entrepreneur
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét