1. Đừng bao giờ chỉ hỏi “đã hiểu chưa”
Khi bàn giao công việc, đa phần cấp trên
đều có thói quen hỏi người được giao việc “đã hiểu chưa”, nhưng nên nhớ
rằng người cấp dưới khi đó cũng có thói quen dù không hiểu rõ tường tận
mọi điều cũng sẽ cố trả lời: “đã hiểu rồi, đã rõ rồi” vì họ không hề
muốn cấp trên đánh giá thấp mình.
Hãy dùng những câu hỏi có hướng gợi mở
để biết rằng họ có hiểu đích thực hay không. Các câu hỏi kiểu này có thể
là: “Cậu sẽ tập trung giải quyết từ đâu?”; “Cậu dự kiến quy trình thực
hiện như thế nào”; “Cậu định dùng phương pháp gì? Có ai hỗ trợ không?”…
2. Nên chỉ rõ chỉ tiêu cần đạt được và thời hạn hoàn thành công việc
Người thực hiện nên biết rõ mình sẽ thực
hiện phần việc nào trong công việc chung, tính chất, độ khó, thời gian
cần hoàn tất cũng như độ ảnh hưởng của công việc chung mới có phương
hướng để thực hiện đúng đắn.
Đừng nên chỉ chung chung theo kiểu thiên
lôi "chỉ đâu đánh đấy" sẽ khiến mọi cố gắng của các khâu không đồng
nhất và làm gián đoạn các quy trình.
3. Khi giao việc rồi vẫn cần hỏi han, theo dõi
Giao việc xong rồi không có nghĩa là
khoán hết phần trách nhiệm cho người đó, ung dung ngồi chờ kết quả. Cấp
trên không nhất thiết phải theo dõi từng bước thực hiện của nhân viên mà
chỉ cần chú ý quy trình thực hiện để kịp thời đưa ra những lời động
viên “được đấy, tiếp tục đi”.
Đây cũng là yếu tố giữ vững sự ổn định của phương hướng và tiến trình công việc.
4. Tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời
Mỗi khi quy trình giao việc kết thúc, người chủ quản nên gặp gỡ trao đổi trực tiếp với nhân viên của mình những đánh giá về biểu hiện lần này của anh ta như thế nào, thảo luận, rút kinh nghiệm.
Người quản lý
cũng có thể thông qua việc tổng kết lần này mà rút ra kinh nghiệm cho
bản thân ở những lần sau. Khách quan, thẳng thắn và khen chê đúng mực sẽ
làm tất cả đều có cơ hội tiến bộ nhiều hơn.
5. Không nhất thiết cứ phải là việc lớn mới giao việc
Cho dù là một công việc thông thường,
cách phân nhỏ và giao việc cho người dưới quyền vẫn là một phương pháp
làm việc hiệu quả chứ đừng theo một quan niệm cứng nhắc cổ hủ: “nhiều
việc thì phân, ít việc từ từ làm”. Việc phân chia công việc đảm báo tính
gắn bó kết nối trong tập thể.
Việc này cũng đồng thời rất có tác dụng
với những nhân viên mới, giúp họ thêm tự tin, gắn bó với công việc với
một tinh thần trách nhiệm cao hơn.
6. Lên danh sách đầu việc cụ thể
Nói một cách đơn giản đây là việc lập kế hoạch công việc theo thời gian, theo mức độ quan trọng, theo quy trình sản xuất.
Rất hiếm khi có khả năng “việc này nhất
định phải là người này làm, người khác không thể được”, cứ có công việc
cụ thể, đúng với chuyên môn ai cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
7. Quyền hạn của người được giao việc cũng phải được quy định rõ ràng
Có một số nhân viên khi thực hiện công
việc được giao đã vượt qua quyền hạn của mình, tự đưa ra những quyết
định vượt quá thẩm quyền hay có tham vọng mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt
động.
Vì thế khi giao việc, hãy cảnh báo trước
mọi người về những nguyên tắc này, khi họ vượt quá giới hạn cần có sự
chấn chỉnh kịp thời để đảm bảo mọi việc tiến hành thuận lợi.
8. Tìm đúng người, giao đúng việc
Người lãnh đạo cần có một cái nhìn bao
quát nắm vững các đặc điểm sở trường, sở đoản của nhân viên. Khi chọn
người giao việc cũng cần cố gắng giao cho người nào có khả năng hoặc chí
ít là có tiềm năng hoàn thành công việc ấy tốt nhất có thể.
Nhưng mặt khác cũng không nên giao một
công việc cho một người quá nhiều lần gây nên cảm giác nhàm chán, kém
năng động hoặc gây nên một xu hướng “độc quyền” trong công ty.
9. Giao việc rồi không can thiệp quá sâu
Giao việc thì luôn đi kèm với giám sát
thực hiện, tuy nhiên không nên can thiệp quá sâu vào công việc cụ thể
của mỗi cá nhân. Người lãnh đạo cần thiết nhất là đánh giá nhân viên qua hiệu quả công việc chứ không nên quá chú tâm vào phương pháp cụ thể.
Không gian sáng tạo cho người nhân viên sẽ phát huy nhiều hơn khả năng vốn có của họ.
10. Giúp cấp dưới học tập được nhiều hơn
Giao việc nhìn từ nhiều góc độ chính là
phương pháp rèn luyện cho nhân viên trưởng thành. Do đó, cần phải làm
cho nhân viên trân trọng cơ hội học tập này.
Gây áp lực trong công việc khiến nhân
viên rối trí và mất dần tự tin vào bản thân thì người đó sẽ không trở
thành người trợ thủ đắc lực của bạn được. Vì thế, hãy cởi mở tận tình
chỉ bảo và sẵn sàng trợ giúp khi cần thiết. Sự tiến bộ của nhân viên sẽ
là thành công của bạn.
Phân chia công việc rõ ràng, công bằng cho từng nhân viên. (Ảnh minh họa)
Doanhnhancuoituan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét