Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Từ DJ vô danh trở thành người…muối dưa hàng đầu nước Mỹ

Từ nhu cầu cá nhân, một anh chàng DJ của nhóm nhạc The Beatards – nhóm nhạc chuyên bán những bản nhạc pop cho các chương trình truyền hình thực tế – đã trở thành một nhà cung cấp hàng đầu món dưa muối của xứ Hàn ở New York (Mỹ).
chuyen thanh cong
Món Kim Chi của Mama O’s

Tình yêu với món kim chi
Ba năm trước đây, Kheedim Oh là một anh chàng nghèo rớt mùng tơi sống ở New York. Vốn “nghiện” món kimchi của mẹ (lúc ấy dang sống ở quê (Maryland), Oh thỉnh thoảng lại bắt xe buýt ở khu phố Tàu (loại xe buýt rẻ nhất ở New York) để về “xin” mẹ mấy hộp kim chi mang lên thành phố.
“Kim chi ở New York thường là hàng chợ và ăn thì ghê lắm. Dưa lúc nào cũng ngọt lừ, vị khú vì để lâu và đầy bột ngọt” – Oh nói.
“Hồi đó tôi cứ hai tay xách hai hộp kim chi, nách kẹp chiếc ván trượt đi xe buýt. Vì nghèo nên tôi chỉ đi bằng ván trượt từ bến xe buýt về nhà chứ không dám bắt taxi”.
Nhưng chẳng mấy chốc Oh nhận ra rằng anh phải tự mình học làm món kimchi chứ không thể làm thế mãi. Thế là anh dành thời gian vào bếp với mẹ để có thể làm được mẻ dưa muối ngon nhất.
“Kim chi giống như rượu vang, phải có thời gian để lên men. Một mẻ kim chi thành công thì phải vừa chua, vừa cay, vừa giòn vừa tươi” – Oh bật mí.
Đến năm 2009, Oh mở cửa hàng Mama O’s Premium Kimchi (Kim chi hảo hạng của mẹ O) để vừa thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của mình, vừa cung cấp món kim chi tươi ngon cho người New York.
Vào bếp vì cộng đồng
Cứ mỗi lần làm kim chi là Oh lại san sẻ cho bạn bè. Chính sự san sẻ ấy đã vô tình đem lại cho Oh nhiều kinh nghiệm quý giá.
“Hồi đó thì mọi chuyện đều hết sức tình cờ. Nhưng giờ nhìn lại thì tôi thấy mình giống như là đang làm nghiên cứu thị trường” – Oh nhận xét.
Mọi chuyện bắt đầu khi Oh mang một lọ kim chi đến cho người bán của mình – Jeffrey Ruhalter chủ cửa hàng Jeffrey’s Meat Market. Sau khi ăn thử, Ruhalter lập tức liên lạc lại với Oh và đặt anh làm kim chi để bán tại cửa hàng mình.
Nhận đơn đặt hàng, Oh liền chủ động chọn tên và lên ý tưởng đóng gói cho món sản phẩm yêu thích sẽ sớm ra mắt người tiêu dùng.
“Tôi chọn tên mẹ O để tỏ lòng kính trọng mẹ tôi. Mà đã lấy hình tượng mẹ thì thường sẽ không bao giờ là sai lầm cả”.
Oh có người bạn chuyên thiết kế đồ họa. Người này đã giúp anh thiết kế nhãn hiệu cho sản phẩm. Tiếp theo, anh bỏ khá nhiều thời gian và công sức để tìm ra cách đóng gói tối ưu.
Lúc đầu, hộp nhựa tỏ ra là đồ để đựng lí tưởng vì nó vừa rẻ vừa tiện dụng. Nhưng sau này khi đã đi vào hoạt động và có nhiều đơn đặt hàng hơn, Oh liền chuyển sang dùng lọ thủy tinh cho lịch sự và sạch sẽ.
“Tôi biết rằng nếu muốn kinh doanh kim chi dưới dạng một món ăn sành điệu, tôi phải làm bao bì cho tương xứng” – Oh cho biết.
chuyen thanh cong
 Kheedim Oh bên sản phẩm kim chi của mình
Biến món ngoại lai thành đặc sản Mỹ
Mama O’s không phải là doanh nghiệp đầu tiên bán kim chi trên thị trường Mỹ. Trước Mama O’s cũng đã có vài người kinh doanh món này và mục tiêu của Mama O’s là làm tốt hơn những gì mà các đối thủ của anh đang làm.
“Thực tế là chưa có món kim chi nào vào loại hảo hạng. Các sản phẩm khác chủ yếu sản xuất kiểu công nghiệp. Ngoài ra cũng không ai làm kim chi thành từng miếng nhỏ vừa ăn như mẹ tôi. Chỉ cần mở lọ là bạn có thể gắp ăn luôn từng miếng như không phải đem đi cắt. Không những thế, tôi còn cho thêm rau mùi vào kim chi. Chưa ở đâu làm thế, kể cả ở Hàn Quốc” – Oh tiết lộ.
Đối tượng khách hàng của Oh hoàn toàn không phải là người Hàn như những người bán kim chi khác.
“Mục tiêu của tôi đơn giản chỉ là tấn công thị trường Mỹ. Tôi không định cạnh tranh với những thương hiệu lớn, thương hiệu giá rẻ hay MacDonald’s. Tôi cũng không phát mình ra cái gì mới. Tôi chỉ là người vào cuộc sau. Vì thế tôi phải tạo sự khác biệt” – Oh cho biết.
Tạo tiếng vang và lôi kéo khách hàng
Nếu nói thẳng ra thì không phải ai cũng thích món dưa muối. Oh cũng rất hiểu rằng đối tượng khách hàng của mình khá là đặc biệt. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội để giới thiệu kim chi với những người tỏ mò và thích khám phá. Cách làm của Oh là tổ chức một loạt các sự kiện kim chi. Chẳng hạn anh để sản phẩm ăn thử kết hợp với một dãy bia Bỉ ở một quán bar mà anh hợp tác. Ngoài ra, anh cũng tham gia vào ngày dưa muối hàng năm của New York (Pickle Day).
Không chỉ có thế, Oh còn đứng ra tổ chức lễ hội Kimchipalooza với một loạt các hoạt động như trình diễn làm món kim chi cho đến thi làm kim chi – Mẹ Oh là giám khảo. Năm ngoái, ban nhạc The Beatards của Oh còn biểu diễn bài ca kim chi “The Kimchi Song” nhân ngày Hàn Quốc ở New York.
Khuếch trương cửa hàng và tìm nhà phân phối

chuyen thanh cong
Sau hai năm tự làm tự bán, Mama O’s lựa ra được một nhà phân phối. Hiện nay, sản phẩm của Mama O’s có mặt ở 30 cửa hàng và 2 quán ăn. Bánh burger và hot dog kim chi giờ trở thành món ưa thích của giới sành ăn. Vì những lợi ích sức khỏe mà món này cũng bán rất chạy ở các cửa hàng thực phẩm tự nhiên. Mục tiêu của Oh năm 2012 là tấn công Whole Foods. Anh cũng lên kế hoạch bổ sung thêm hai nhà phân phối ở Los Angeles với tham vọng “thôn tính” cả nước Mỹ.
“Tôi muốn từ bán lẻ lấn sang cả bán buôn” – Oh cho biết.
Mama O’s thực sự lên một tầm cao mới là khi Oh quyết định mua hẳn cửa hàng bán đồ ăn của riêng mình thay vì thuê bếp chung. Tại cửa hàng này anh còn bán nhiều đồ ăn khác và có một bếp riêng để chế biến.
“Đây là bước tiến mới đối với tôi. Tôi phải làm quen với một việc kinh doanh hoàn toàn khác và điều hành việc kinh doanh đó để vẫn có thể tiếp tục làm kim chi tại chính cửa hàng của mình. Cho đến nay mọi thứ đều rất thuận lợi” – Oh cho biết
Không mất chi phí thuê bếp và cửa hàng, Oh có thêm tiền để thuê 3 nhân viên hỗ trợ mình. Anh cũng gặt hái được nhiều thành công với sự nghiệp âm nhạc. Chính Oh và ban nhạc The Beatards đã phối bản “”Keeping Up With the Kardashians” và “The Real World”.
“Suy cho cùng làm kim chi và DJ cũng chỉ là cắt và trộn cả thôi” – Oh đùa.

 Businessinsider

Không có nhận xét nào:

Flag Counter