Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Suy nghĩ khác về kinh doanh và thành công

1/ Trách nhiệm.
Dù bạn là ai, là người giàu hay người nghèo, người thành công hay thất bại thì trong cả cuộc đời bạn không thể nào chối bỏ 2 từ trách nhiệm. Bạn là người cha, người mẹ bạn phải có trách nhiệm với mái ấm gia đình của mình, với các con của mình, bạn là người con bạn phải có trách nhiệm báo hiếu cha mẹ, bạn là người chủ doanh nghiệp bạn phải có trách nhiệm với đời sống nhân viên của mình, với sự tồn tại và phát triển của công ty. Một người thành công luôn chịu trách nhiệm trước những gì mình làm.
Ví dụ nếu công việc kinh doanh thua lỗ, họ cho rằng đó là lỗi do họ. Nếu gia đình không hạnh phúc, đó là lỗi do họ. Nếu bạn bè, đối tác không tin tưởng, đó là lỗi do họ. Nếu họ thành công đột phá trong kinh doanh đó là nhờ khả năng của họ. Tóm lại, tất cả mọi thành công hay thất bại của cuộc đời họ điều là do chính họ quyết định và họ chịu trách nhiệm trước những điều đó.
2/ Khát vọng
Bạn có khát vọng, có đam mê thì bạn mới thật sự thành công. Kinh doanh cũng vậy, bạn có khát vọng muốn qua mặt đối thủ, muốn dẫn đầu thị trường về sản phẩm của mình thì bạn phải có khát vọng và quyết tâm làm được điều đó. Không có chuyện ngồi đợi thời cơ hay chờ may mắn để làm được điều này.
3/ Tầm nhìn
Là một người đứng đầu doanh nghiệp bạn phải có tầm nhìn cho tương lai của doanh nghiệp mình. Hạn chế trong tầm nhìn sẽ bất lợi trong chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp, của cộng đồng doanh nghiệp, của thương hiệu doanh nghiệp và cả thương hiệu quốc gia (nếu được hiểu thương hiệu doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ, tác động đến thương hiệu quốc gia).
Mỗi doanh nhân nên một lần nghiêm túc trả lời câu hỏi: “Doanh nghiệp của mình sẽ đi đâu và về đâu?”. Thọat nghe thì đơn giản, nhưng thật sự không đơn giản khi tìm câu trả lời. Nếu có sẵn câu trả lời trong trí của doanh nhân thì thật quá tốt, nhưng tuyệt vời hơn nữa là câu trả lời đó được viết ra, được chia sẻ cho cán bộ công nhân viên công ty, để họ cùng với “sếp” thiết lập một “con đường” kinh doanh. Câu trả lời trên mặc nhiên sẽ là một dạng tầm nhìn của doanh nghiệp. Thế là tầm nhìn được thiết lập.
4/  Nói đi đôi với làm
Thực tế, rất nhiều người đứng đầu doanh nghiêp không làm được điều này. Kế hoạch đưa ra nhiều nhưng thực hiện thì chẳng được bao nhiêu, do do dự, không quyết đoán, chần chừ, đùn đẩy, dần dần mất lòng tin của nhân viên, của đối tác, của khách hàng. Điều này tôi tin không chỉ đúng trong việc kinh doanh mà còn đúng trong tất cả phương diện của cuộc sống.
5/ Hợp tác
Sức mạnh của một tập thể luôn lớn hơn sức mạnh của một cá thể. Điều này là chân lý đúng muôn đời.
Bất cứ doanh nhân nào cũng mong muốn công ty của mình tăng trưởng và phát triển, bởi có thế lợi nhuận sẽ ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, để có được sự tăng trưởng vững chắc cũng như bằng cách nào để công ty của mình tăng trưởng thì không phải bất cứ người chủ doanh nghiệp nào cũng biết. Và hợp tác kinh doanh luôn được xem như một chiến lược tăng trưởng hiệu quả.
Ngày nay, việc kinh doanh của một công ty có thể diễn ra tại khắp nơi trên thế giới và đối tác có thể mang quốc tịch của nhiều quốc gia khác nhau. Đối với nhiều công ty, nhà sản xuất thì việc chủ động hợp tác với bên ngoài, chuyển giao một số công đoạn sản xuất cho các đối tác khác đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm bảo đảm có thể cạnh tranh trên một thị trường đang toàn cầu hóa cao độ. Nếu hợp tác kinh doanh thành công, một mặt công ty sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, mặt khác có thể giảm bớt rủi ro hoặc nhanh chóng đạt được những mục tiêu lớn hơn.
Một ví dụ điển hình – đó là hãng sản xuất máy bay lớn nhất châu Âu, Airbus, có quy trình sản xuất máy bay rất đặc biệt. Hãng có nhiều cơ sở sản xuất trên toàn châu Âu từ Pháp, Đức tới Hy Lạp, Thuỵ Điển,… với nhiều nhà cung cấp khác nhau. Những nhà cung cấp này đều sản xuất các bộ phận của máy bay trên một chu trình thống nhất theo tiêu chuẩn rất cao. Airbus đã tận dụng tối đa ưu thế của từng nhà sản xuất riêng biệt để từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng máy bay.
6/ Kiên nhẫn
Doanh nhân thành công rất cần tính kiên nhẫn. Khó khăn xuất hiện thường xuyên và thất bại là một phần của quá trình học tập và rút kinh nghiệm của mỗi doanh nhân nên kiên nhẫn là đức tính cần thiết cho họ…
7/ Sáng tạo và thay đổi đúng lúc
Không có sự sáng tạo, không có sự thay đổi thì bạn, công ty bạn sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu và tụt dốc trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và năng động.
(Nguồn : hoclamgiau.vn)

Không có nhận xét nào:

Flag Counter