Doanh
nghiệp muốn hoạt động tốt và phát triển lâu dài thì cần phải đầu tư vào
việc quản lý tài chính sao cho hiệu quả. Nếu không nắm vững các tình
huống để xử lý, phân bổ khéo léo nguồn vốn doanh nghiệp có thể bị cạn
vốn rất nhanh, thậm chí còn ôm thêm những rủi ro tài chính và nguy cơ
phá sản.
Những
sai lầm thông thường mà các doanh nhân khởi nghiệp dễ vấp phải có thể
là chọn không đúng thời điểm để khởi đầu, nguồn tài chính không thích
hợp với quy mô hoặc thất bại trong chiến lược tung sản phẩm ra thị
trường.
1. Chọn sai thời điểm khởi đầu
Thời
điểm khởi nghiệp rất quan trọng, đóng vai trò quyết định sự thành bại
của nhà doanh nghiệp trẻ. Thời điểm ở đây có thể là tình hình kinh tế
chung, cơ hội, thị phần của sản phẩm và quan trọng nhất là khả năng quản
trị của chủ doanh nghiệp. Người chủ doanh nghiệp ngoài việc hội đủ các
kỹ năng và kinh nghiệm quản lý còn phải biết cách thuyết trình ý tưởng
của mình để thu hút nhà đầu tư.
Có
ý tưởng hay, các doanh nhân trẻ phải biết chứng minh với nhà đầu tư
rằng họ có khả năng điều hành giỏi, có nguồn lực vững vàng và sẽ thực
hiện ý tưởng đó thành công, đảm bảo sinh lợi có cho nguồn vốn đầu tư.
2. Chọn nguồn tài chính
Có
rất nhiều nguồn tài chính khác nhau để doanh nhân trẻ khởi nghiệp, phát
sinh từ việc như bán tài sản cá nhân, vay cầm cố, vay mượn bạn bè và
người thân, sử dụng vốn của nhà đầu tư…
Doanh
nghiệp có thể chọn một hoặc sử dụng tất cả các nguồn vốn huy động được.
Vấn đề quan trọng là biết cách chọn, sử dụng và phân bổ nguồn tài chính
sao cho hợp lý nhất, đạt được hiệu quả cao nhất.
Nguồn
tài chính phải thích hợp với quy mô của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp
nhỏ, có thị trường hẹp mà thu hút vào lượng tiền quá lớn thì không thể
sử dụng hết khiến tiền không sinh lời, lại còn bị hao hụt vì phải chi
trả lãi vay.
Ngược
lại, doanh nghiệp đang trên đà phát triển mở rộng mà lượng tiền không
đủ thì hoạt động tài chính gặp nhiều khó khăn, chủ doanh nghiệp cứ phải
tạm bợ dùng khoản tiền này chi cho nhu cầu khác nên bị rối loạn và một
khi không có được đủ số vốn cần thiết theo dự kiến thì rất dễ phá sản.
3. Tính toán sai khi đưa hàng ra thị trường thông qua nhà phân phối
Các
doanh nghiệp trẻ thường thiếu kinh nghiệm trong chọn kênh phân phối để
đưa sản phẩm ra thị trường. Không nên bám chặt và quá phụ thuộc vào kênh
phân phối lớn như siêu thị, hệ thống cửa hàng bán lẻ vì doanh nghiệp sẽ
phải chịu một khoản chiết khấu lớn ảnh hưởng đến doanh thu.
Cẩn
thận với các kênh phân phối độc quyền, cho dù quảng cáo của họ tuyệt
vời đến đâu. Chọn kênh phân phối độc quyền nghĩa là doanh nghiệp đang
thu hẹp thị trường và hạn chế cho sản phẩm của mình tiếp cập với các
nhóm khách hàng tiềm năng khác.
Tốt
nhất, mỗi doanh nghiệp nên có từ hai kênh phân phối trở lên để đảm bảo
sản phẩm của mình có thể tiếp cận được với nhiều nguồn khách hàng khác
nhau trên thị trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét