Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Các rắc rối khi huy động vốn cổ đông


Vốn cổ đông chính là khoản tiền mà các thành viên của công ty cổ phần chung tay góp vào để xây dựng và duy trì các hoạt động của công ty.


Mục đích của doanh nghiệp khi tăng vốn cổ phần thường là mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm vốn cho dự án hay là huy động để đáp ứng hạn mức 80 tỉ của trung tâm giao dịch chứng khoán...


Các cổ đông kỳ vọng luôn kỳ vọng vào các khoản góp vốn đầu tư của mình. Nhưng bên cạnh các mục đích và những hy vọng của cổ đông thì vốn cổ đông còn có những rắc rối nào nữa không và những rắc rối thường thấy à gì?


Chi phí vốn cổ đông cao, tỉ lệ sinh lời thấp

Vốn cổ đông là một loại vốn sử dụng với chi phí cao nhất trong các các loại vốn huy động khác. Trong đó thì tỉ lệ vốn sinh lời lại thấp và rất chậm.


Chi phí vốn cao: Chi phí cho vốn cổ phần luôn cao hơn các chi phí vay lãi khác là điều hiển nhiên. Một bên là vay và trả lãi suất (cao nhất cũng chỉ là 24% một năm khi huy động ngân hàng). Còn ở đây lãi suất doanh nghiệp kiếm được sẽ phải chia cho cổ đông theo tỉ lệ phần trăm góp vốn của họ, một con số chi phí rất lớn.


Tỉ lệ sinh lời thấp: Phần vốn cổ đông thường có tỉ lệ sinh lời thấp và sinh lời chậm (nhất là khi khoản tài chính này nằm trong tay một đội ngũ đầu tư không chuyên nghiệp). Phần vốn huy động từ cổ đông thường để đầu tư cho các dự án sản xuất kinh doanh dài hạn. Do đó, việc giải ngân sẽ chưa thực hiện ngay mà phải trong một thời gian dài. Bên cạnh đó việc mở rộng sản xuất lại liên quan chặt chẽ tới thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm.


Cổ đông khó rút vốn

Trục trặc khó giải quyết nhất của mô hình góp vốn cổ phần thường liên quan đến việc rút vốn hoặc chuyển nhượng vốn. Theo luật thì việc các thành viên rút vốn ngang hoặc là chuyển nhượng lại cổ phần là điều không cho phép ngay cả khi mâu thuẫn đã trở nên đỉnh điểm. Việc góp vốn làm ăn được ví như một cuộc hôn nhân. Chỉ khác, đến khi trục trặc thì việc chia tay giữa những người hùn hạp khó hơn nhiều so với ly hôn. Mâu thuẫn thường thấy là khi các cổ đông lạm dụng chức quyền hành động tùy tiện như: sử dụng con dấu và giả mạo chữ ký giám đốc để mua bán hàng mà không đưa vào sổ sách công ty; tự ý đưa vốn cho người ngoài vay mượn; chiếm giữ giấy tờ, sổ sách của công ty...


Không rút ngang được: Luật thành lập công ty không cho phép các thành viên tự ý rút vốn. Nếu đã cùng hùn vốn mở công ty với ai đó lại gặp trục trặc giữa đường thì việc rút vốn đồng nghĩa với việc ra khỏi công ty trong trạng thái mất hết vốn liếng tiền bạc. Ví dụ, ông X góp vốn 52% với bạn cùng mở công ty và giao luôn cho bạn làm giám đốc. Ông hoàn toàn tin tưởng bạn và không quan tâm đến hoạt động của công ty. Đến khi phát hiện ra việc công ty thua lỗ và nợ nần chồng chất, ông đòi rút vốn thì tòa án không cho phép.


Không chuyển nhượng lại được cổ phần: Trong trường hợp "cơm không lành canh không ngọt", sẽ có 4 cách giải quyết hợp pháp là: chuyển nhượng vốn; công ty mua lại phần vốn góp; được chia giá trị còn lại sau khi công ty giải thể và giảm vốn điều lệ. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này cũng không dễ thực hiện khi không có sự đồng thuận của các thành viên và thỏa mãn các điều kiện của pháp luật (ví dụ, phải có kiểm toán để chứng minh rằng ngay sau khi hoàn trả phần vốn góp cho thành viên, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ cho các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác...).


Theo Doanh nhân 360

Không có nhận xét nào:

Flag Counter