Sau khi ý tưởng của bạn đã cơ bản hình thành, vấn đề tiếp theo sẽ là:
liệu ý tưởng đó mang tính khả thi trong thực tế? Bạn phải khách quan
đánh giá vấn đề này, bởi nếu không tìm câu trả lời, ý tưởng của bạn sẽ
khó thành hiện thực.
Điều gì tạo nên một ý tưởng kinh doanh tốt?
Một khi bạn ấp ủ một ý tưởng, bạn phải chắc chắn bạn có thị trường để
triển khai ý tưởng. Vì thế, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu thị
trường về các vấn đề như: bao nhiêu người sẽ tham gia và đầu tư vào ý
tưởng của bạn? đối thủ cạnh tranh và khách hàng của bạn là ai? khách
hàng có khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hay không?
Những số liệu bạn đang có như thế nào? Bạn cần phải chú ý những số
liệu từ các đối thủ cạnh tranh để tìm ra những nhu cầu bạn cần tập
trung. Chi phí sản xuất và các chi phí khác sẽ là bao nhiêu? Khách hàng
mục tiêu có khả năng chi trả đối với mức giá đó hay không? Lợi nhuận của
bạn như thế nào? Tỉ lệ khách hàng quay lại với sản phẩm/ dịch vụ của
bạn?
Một ý tưởng tốt sẽ tạo không gian cho doanh nghiệp của bạn phát
triển. Đừng theo đuổi xu hướng hiện tại, bạn cần phải đi xa hơn thế nếu
muốn phát triển và mở rộng doanh nghiệp. Hãy dự đoán thị trường sẽ phát
triển ra sao trong 1, 2, hay 5 năm tới. Liệu lượng cầu đối với sản phẩm
của bạn sẽ tăng cao?
Ý tưởng kinh doanh của bạn không nhất thiết phải mới mẻ, nhưng cần
phải có nét độc đáo riêng so với đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể kiểm
chứng bằng cách phân tích đối thủ cạnh tranh một cách bao quát nhất.
Tại sao một số ý tưởng kinh doanh lại thất bại?
Một trong những nguyên nhân chính là do nghiên cứu thị trường chưa
tốt. Có thể bạn đang hăng hái muốn triển khai ý tưởng ngay lập tức,
nhưng nghiên cứu thị trường một cách thấu đáo là công việc cực kỳ quan
trọng. Nếu không, bạn sẽ không có những thông tin cần thiết cho công tác
marketing và định giá sản phẩm.
Phần lớn các ý tưởng kinh doanh thất bại không phải vì ý tưởng chưa
đủ hay, mà là vì marketing quá tệ. Bạn phải biết chính xác ai là khách
hàng của bạn, thói quen tiêu dùng và cách phản ứng của họ đối với các
hình thức marketing khác nhau. Ví dụ, thay vì dùng cách tiếp thị bằng
tin nhắn điện thoại cho cho phân khúc trẻ tập đi, cách đó sẽ hiệu quả
hơn rất nhiều cho trẻ vị thành niên.
Một doanh nghiệp không có gì khác biệt so với đối thủ cạnh tranh chắc
chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Để tránh xảy ra điều này, bạn nên xác định
những Lợi điểm Bán hàng Độc nhất (thường gọi là USPs) của sản phẩm bạn
kinh doanh. Hãy nhìn vào vào điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh và tận
dụng nó: liệu có thể tung ra một phiên bản cao cấp của sản phẩm đối thủ?
Cung cấp thêm dịch vụ khách hàng đa dạng và tốt hơn?
Nếu chi phí quá cao, bạn sẽ khó mà sinh lời, vì thế hãy bắt đầu ở mức
vừa phải và giữ các chi phí ở mức tối thiểu. Nếu không cần thiết phải
có văn phòng, bạn có thể bắt đầu tại nhà. Hoặc để giảm lượng khí thải
carbon nơi bạn sinh sống, bạn chọn nơi sản xuất sản phẩm ở tỉnh/thành
phố bên cạnh, nhưng sẽ khiến số tiền của bạn bị tiêu hao đáng kể
Nếu bạn tính toán giá cả không tốt, khách hàng chắc chắn sẽ không
muốn mua sản phẩm của bạn. Bạn cần phải nghiên cứu thói quen tiêu dùng,
khả năng chi trả và mức giá sẵn sàng mua của khách hàng tiềm năng.
Nếu bạn kinh doanh hoàn toàn vì lợi nhuận, nhiều khả năng bạn sẽ thất
bại. Để kinh doanh thành công, bạn phải có một đam mê thực sự trong
những gì bạn làm, để luôn sẵn sàng lèo lái doanh nghiệp lúc thuận lợi
cũng như lúc khó khăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét