Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra những phương pháp thực hiện bản kế
hoạch kinh doanh một cách tổng quan nhất. Bằng những thông tin tổng hợp,
Hành Trình Không Ngừng Bước Tới chỉ cố gắng đưa ra những điểm cơ bản
nhất để các thành viên có thể hiểu rõ qui trình và cách thức thực hiện
một cách thuyết phục nhất với mục đích thu hút sự chú ý của hội đồng ban
giam khám khảo Hành Trình Không Ngừng Bước Tới với một bản kế hoạch
hoàn hảo nhất.
Làm kinh doanh mà không lập Kế hoạch, nghĩa là bạn đang lập kế hoạch cho sự thất bại.
Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý
tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm
chí còn là thất bại nặng nề.
Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công
trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn
giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.
1. Ý tưởng kinh doanh:
Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về
những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ
đại, thì cũng đều có những khả năng thành công.
Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì
lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng
biết đến sự thành công của ông.
2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được:
Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ
phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh
doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để
đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh
thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao
lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (1 năm, 2 năm hay 5 năm)?
Mục tiêu phải SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M
là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được),
R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)
3. Nghiên cứu và phân tích thị trường:
Phải xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh
doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng
của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào
4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis):
Bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.
Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong
lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh
doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh
nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ
hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó
khi bắt tay vào thực hiện.
5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh:
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn 1 trong những loại hình
kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần,
công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại
hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình
doanh nghiệp nào.
6. Lên kế hoạch marketing:
Làm sao để lôi kéo khách hàng và giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ?
Chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó ?
Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.
Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là:
Segment (phân loại khách hàng)
Target (chọn khách hàng mục tiêu)
Position (Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng).
Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.
7. Lập kế hoạch hoạt động:
Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ: nhân sự, thiết bị, quy trình,...
Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.
8. Kế hoạch tài chính:
Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh (Vay, vốn
VCSH, khác)& Các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào.
Lập dự toán ròng tiền hàng năm. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp thất bại.
Do vậy, bạn nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này - vấn đề sống còn.
Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các
nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho
nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm
chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh
có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt
nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản
lý.
9. Kế hoạch thực hiện:
Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt.
Đặt ra những ưu tiên và thời hạn cho mỗi công việc.Lưu ý dành thời
gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong
quá trình thực hiện.Sau khi có kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường
xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc
cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.
Cuối cùng, một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân.
Kết hợp mục tiêu kinh doanh và mục tiêu cá nhân là động lực lớn nhất để giúp bạn đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét