38 tuổi về hưu non, bị quẳng
ra thương trường, anh chuyển sang kinh doanh kỹ thuật. Với tố chất của
một người… làm từ thiện, dù có thành công nhưng anh liên tục vấp ngã.
Trò chuyện với KH&ĐS, KS Phạm Đình Thái bộc bạch nhiều quan điểm mà
không phải ai cũng dám nói.
Kinh doanh kỹ thuật!
Anh đã bước chân vào thương trường như thế nào?
Năm 1977, sau khi xuất ngũ mình đi học. Lúc đó học đủ thứ nhưng chuyên ngành tự động hoá ĐH Bách khoa là chính. Học xong về làm ở Nhà máy cơ khí Mai Động. 38 tuổi về hưu non. “Mẹ” không cho “bú” nữa, thế là mình bị quẳng ra thương trường thôi.
Sao anh lại "bị đuổi" sớm vậy?
Lúc đó công ty trì trệ. Giới trí thức và văn phòng bị coi như phường ăn bám. Họ bằng mọi cách vận động cho về hưu non. Cả nhà máy chỉ có mình tôi là chuyên gia tự động hóa mà họ cũng không sử dụng. Họ chỉ thích sản xuất ra những thứ đơn giản, rập khuôn nên không cần thợ bậc cao.
Rồi anh trở thành "gian thương" như thế nào?
Bị đuổi việc cũng đồng nghĩa với có cơ hội để tìm một công việc mới. Tôi làm cho các tập đoàn cơ khí nước ngoài muốn vào thị trường Việt Nam. Làm một thời gian tôi nhận thấy rằng, không thể cái gì cũng phải đi nhập khẩu trong khi nước mình có rất nhiều cái có tính năng tương tự mà giá thấp. Với kiến thức đã có tôi tận dụng khai thác triệt để cái đó. Rồi từ làm kỹ thuật tôi chuyển hẳn sang kinh doanh kỹ thuật.
"Kiếm ăn khá lắm"
Lúc đó trong nước đã có nhiều người kinh doanh kỹ thuật như anh chưa?
Đó là năm 1990. Chưa có ai làm như tôi. Tôi làm được vậy là do tôi ấp ủ ý tưởng đó từ thời còn đi lính. Làm được một thời gian tôi đương nhiên từ một nhà kỹ thuật thuần túy trở thành nhà kinh doanh thương mại dịch vụ công nghệ. Kiếm ăn khá lắm.
Kinh doanh kỹ thuật!
Anh đã bước chân vào thương trường như thế nào?
Năm 1977, sau khi xuất ngũ mình đi học. Lúc đó học đủ thứ nhưng chuyên ngành tự động hoá ĐH Bách khoa là chính. Học xong về làm ở Nhà máy cơ khí Mai Động. 38 tuổi về hưu non. “Mẹ” không cho “bú” nữa, thế là mình bị quẳng ra thương trường thôi.
Sao anh lại "bị đuổi" sớm vậy?
Lúc đó công ty trì trệ. Giới trí thức và văn phòng bị coi như phường ăn bám. Họ bằng mọi cách vận động cho về hưu non. Cả nhà máy chỉ có mình tôi là chuyên gia tự động hóa mà họ cũng không sử dụng. Họ chỉ thích sản xuất ra những thứ đơn giản, rập khuôn nên không cần thợ bậc cao.
Rồi anh trở thành "gian thương" như thế nào?
Bị đuổi việc cũng đồng nghĩa với có cơ hội để tìm một công việc mới. Tôi làm cho các tập đoàn cơ khí nước ngoài muốn vào thị trường Việt Nam. Làm một thời gian tôi nhận thấy rằng, không thể cái gì cũng phải đi nhập khẩu trong khi nước mình có rất nhiều cái có tính năng tương tự mà giá thấp. Với kiến thức đã có tôi tận dụng khai thác triệt để cái đó. Rồi từ làm kỹ thuật tôi chuyển hẳn sang kinh doanh kỹ thuật.
"Kiếm ăn khá lắm"
Lúc đó trong nước đã có nhiều người kinh doanh kỹ thuật như anh chưa?
Đó là năm 1990. Chưa có ai làm như tôi. Tôi làm được vậy là do tôi ấp ủ ý tưởng đó từ thời còn đi lính. Làm được một thời gian tôi đương nhiên từ một nhà kỹ thuật thuần túy trở thành nhà kinh doanh thương mại dịch vụ công nghệ. Kiếm ăn khá lắm.
"Tôi muốn làm bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. Bộ ấy đem các vấn đề đến người dân nhiều nhất và nhanh nhất" |
Cách kinh doanh thương mại dịch vụ công nghệ của anh được hiểu nôm như thế nào?
Chúng tôi chế tạo các sản phẩm cơ khí trên máy công cụ hiện có tại Việt Nam. Mua máy móc phần nào ở nước ngoài, phần nào có thể tự chế tạo được trong nước thì chế tạo. Hoặc những cái nước ngoài đã bỏ rồi, mình đưa về sửa chữa rồi bán. Bán cả phụ tùng lẫn công nghệ đi kèm. Đến năm 2002, tổng tài sản của tôi lên tới cả chục tỷ đồng với hàng mấy trăm tấn máy móc.
Hình như cách làm của anh đã từng bị dư luận lên án là nhập rác thải công nghiệp?
Mình là dân kỹ thuật nên chỉ nhập cái là kỹ thuật. Không dại gì đi mua cái gì không có hàm lượng kỹ thuật trong đó. Nhờ nắm vững công nghệ mà trong thời gian ngắn tôi đã vọt lên rất nhanh.
Giàu có, lắm tiền nhiều của rồi thì anh làm gì?
Thời điểm cực thịnh của công ty tôi là từ năm 2000 - 2005. Sau thời gian đó chúng tôi đã bị bức tử bởi cơ chế. Xây dựng nút giao thông Ngã Tư Sở. Chúng tôi có một cửa hàng chào hàng, làm dịch vụ kỹ thuật ở đây bị thu hồi do giải toả. Vốn điều lệ của công ty khoảng 4 tỷ đồng mà độc có việc di chuyển hàng trăm tấn thiết bị cũng đã gây tổn thất hàng chục tỷ đồng.
Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trực tiếp
20 năm kinh doanh, anh thấy Việt Nam có phải là môi trường kinh doanh thuận lợi?
Vô cùng thuận lợi. Nhưng vấn đề là tận dụng nó như thế nào. Người lao động của mình rất khéo tay. Người lãnh đạo rất linh hoạt. Nhưng tệ cái là người Việt ta lại ghét những người có năng lực hơn mình. Bộ máy lãnh đạo được bổ nhiệm theo cơ chế chứ không theo năng lực chuyên môn cũng khiến người giỏi phải sợ người có chức.
Nếu như anh nói thì không thể coi đó là môi trường kinh doanh thuận lợi?
Thuận lợi chứ. Chưa bao giờ Đảng lại mở rộng như bây giờ. Nhưng cơ chế thì mở đấy mà không có người làm hoặc người làm không đáp ứng được. Nhưng đúng là vẫn còn một số lãnh đạo trung gian cứ làm theo kiểu cũ, không cần hiệu quả.
Vậy với tư cách là doanh nhân, anh thấy môi trường kinh doanh hiện mắc nhất ở điểm nào?
Tôi cứ tạm phân môi trường kinh doanh của ta ra làm ba khúc. Khúc đầu, ta có chủ trương, đường lối tốt. Khúc cuối, người lao động cần cù thông minh. Khúc giữa mới là khúc có vấn đề. Đó là khâu thủ tục hành chính. Mấy năm gần đây có hô hào cải cách, đó là đường lối đúng nhưng làm thì chưa thật. Chưa cải cách thật
Vậy như thế nào là cải cách thật?
Là nói và làm phải đi đôi với nhau. Chủ trương đường lối đã đưa ra là phải được thực hiện triệt để.
Nói chỉ để nói không thì rất dễ. Nếu cho anh đứng ở một vị trí có chức vụ quyền hạn nào đó, anh có làm được không?
Ai làm cũng thế thôi. Phải có một cơ chế làm sao để người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Do không chịu trách nhiệm trực tiếp nên dù có sai cũng chẳng chết ai, được không ăn ai. Họ cứ giữ cái ghế đó.
Nếu được chọn một trong các chức vị bộ trưởng, anh sẽ chọn bộ nào?
Tôi muốn làm bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. Bộ ấy đem các vấn đề đến người dân nhiều nhất và nhanh nhất. Lại gần với những người thương bệnh binh đã tham gia chiến trường như chúng tôi.
Tiền nhiều thì tình ít
Tiêu chí để anh bầu chọn một doanh nhân thành đạt là gì?
Người đó để lại được sản phẩm gì cho xã hội, về cả vật chất và tinh thần.
Bản thân anh thì sao? Anh có cho rằng mình là một doanh nhân thành đạt không?
Tôi nghĩ ở góc độ nào đó thì có thể tạm coi là thành đạt. Đi bộ đội về, hai bàn tay trắng đi lên. Tạo ra được công ăn việc làm cho hàng trăm người. Nếu đánh giá thành đạt là phải có từ 50 tỷ trở lên thì tôi xin thua.
Tham vọng lớn nhất của anh là gì?
Tạo ra công ăn việc làm cho các cháu con thương binh. Làm điều gì đó để lại cho xã hội. Chẳng hạn trong công nghiệp nói về máy búa, máy dập thì bố con nhà tôi đã từng là mũi nhọn của Hà Nội về chế tạo loại máy móc này.
Với những đóng góp của mình anh đã từng được nhận danh hiệu gì?
Họ có mời tôi tham gia lựa chọn doanh nhân doanh nghiệp tiêu biểu. Nhưng tôi không tham gia vì thấy rằng trong danh sách có đến 50 người được tôn vinh phải xem lại.
Anh nghĩ thế nào về doanh nhân làm từ thiện?
Đại gia đình dòng họ Phạm Đình - Khương Lâm chúng tôi trước đây về giàu có luôn xếp hạng nhất của Hà Nội. Nay, cái để lại chỉ là giá trị tinh thần. Ông Bill Gates có nhiều tiền nhưng không để lại hết cho con mà phần lớn để đi làm từ thiện. Tôi nghĩ với con cái mình cũng vậy, để cho nó nhiều tiền thì sẽ hỏng. Hãy để cho nó một nghề nghiệp để sống. Tiền nhiều thì tình ít.
Xin cảm ơn anh.
Chúng tôi chế tạo các sản phẩm cơ khí trên máy công cụ hiện có tại Việt Nam. Mua máy móc phần nào ở nước ngoài, phần nào có thể tự chế tạo được trong nước thì chế tạo. Hoặc những cái nước ngoài đã bỏ rồi, mình đưa về sửa chữa rồi bán. Bán cả phụ tùng lẫn công nghệ đi kèm. Đến năm 2002, tổng tài sản của tôi lên tới cả chục tỷ đồng với hàng mấy trăm tấn máy móc.
Hình như cách làm của anh đã từng bị dư luận lên án là nhập rác thải công nghiệp?
Mình là dân kỹ thuật nên chỉ nhập cái là kỹ thuật. Không dại gì đi mua cái gì không có hàm lượng kỹ thuật trong đó. Nhờ nắm vững công nghệ mà trong thời gian ngắn tôi đã vọt lên rất nhanh.
Giàu có, lắm tiền nhiều của rồi thì anh làm gì?
Thời điểm cực thịnh của công ty tôi là từ năm 2000 - 2005. Sau thời gian đó chúng tôi đã bị bức tử bởi cơ chế. Xây dựng nút giao thông Ngã Tư Sở. Chúng tôi có một cửa hàng chào hàng, làm dịch vụ kỹ thuật ở đây bị thu hồi do giải toả. Vốn điều lệ của công ty khoảng 4 tỷ đồng mà độc có việc di chuyển hàng trăm tấn thiết bị cũng đã gây tổn thất hàng chục tỷ đồng.
Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trực tiếp
20 năm kinh doanh, anh thấy Việt Nam có phải là môi trường kinh doanh thuận lợi?
Vô cùng thuận lợi. Nhưng vấn đề là tận dụng nó như thế nào. Người lao động của mình rất khéo tay. Người lãnh đạo rất linh hoạt. Nhưng tệ cái là người Việt ta lại ghét những người có năng lực hơn mình. Bộ máy lãnh đạo được bổ nhiệm theo cơ chế chứ không theo năng lực chuyên môn cũng khiến người giỏi phải sợ người có chức.
Nếu như anh nói thì không thể coi đó là môi trường kinh doanh thuận lợi?
Thuận lợi chứ. Chưa bao giờ Đảng lại mở rộng như bây giờ. Nhưng cơ chế thì mở đấy mà không có người làm hoặc người làm không đáp ứng được. Nhưng đúng là vẫn còn một số lãnh đạo trung gian cứ làm theo kiểu cũ, không cần hiệu quả.
Vậy với tư cách là doanh nhân, anh thấy môi trường kinh doanh hiện mắc nhất ở điểm nào?
Tôi cứ tạm phân môi trường kinh doanh của ta ra làm ba khúc. Khúc đầu, ta có chủ trương, đường lối tốt. Khúc cuối, người lao động cần cù thông minh. Khúc giữa mới là khúc có vấn đề. Đó là khâu thủ tục hành chính. Mấy năm gần đây có hô hào cải cách, đó là đường lối đúng nhưng làm thì chưa thật. Chưa cải cách thật
Vậy như thế nào là cải cách thật?
Là nói và làm phải đi đôi với nhau. Chủ trương đường lối đã đưa ra là phải được thực hiện triệt để.
Nói chỉ để nói không thì rất dễ. Nếu cho anh đứng ở một vị trí có chức vụ quyền hạn nào đó, anh có làm được không?
Ai làm cũng thế thôi. Phải có một cơ chế làm sao để người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Do không chịu trách nhiệm trực tiếp nên dù có sai cũng chẳng chết ai, được không ăn ai. Họ cứ giữ cái ghế đó.
Nếu được chọn một trong các chức vị bộ trưởng, anh sẽ chọn bộ nào?
Tôi muốn làm bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. Bộ ấy đem các vấn đề đến người dân nhiều nhất và nhanh nhất. Lại gần với những người thương bệnh binh đã tham gia chiến trường như chúng tôi.
Tiền nhiều thì tình ít
Tiêu chí để anh bầu chọn một doanh nhân thành đạt là gì?
Người đó để lại được sản phẩm gì cho xã hội, về cả vật chất và tinh thần.
Bản thân anh thì sao? Anh có cho rằng mình là một doanh nhân thành đạt không?
Tôi nghĩ ở góc độ nào đó thì có thể tạm coi là thành đạt. Đi bộ đội về, hai bàn tay trắng đi lên. Tạo ra được công ăn việc làm cho hàng trăm người. Nếu đánh giá thành đạt là phải có từ 50 tỷ trở lên thì tôi xin thua.
Tham vọng lớn nhất của anh là gì?
Tạo ra công ăn việc làm cho các cháu con thương binh. Làm điều gì đó để lại cho xã hội. Chẳng hạn trong công nghiệp nói về máy búa, máy dập thì bố con nhà tôi đã từng là mũi nhọn của Hà Nội về chế tạo loại máy móc này.
Với những đóng góp của mình anh đã từng được nhận danh hiệu gì?
Họ có mời tôi tham gia lựa chọn doanh nhân doanh nghiệp tiêu biểu. Nhưng tôi không tham gia vì thấy rằng trong danh sách có đến 50 người được tôn vinh phải xem lại.
Anh nghĩ thế nào về doanh nhân làm từ thiện?
Đại gia đình dòng họ Phạm Đình - Khương Lâm chúng tôi trước đây về giàu có luôn xếp hạng nhất của Hà Nội. Nay, cái để lại chỉ là giá trị tinh thần. Ông Bill Gates có nhiều tiền nhưng không để lại hết cho con mà phần lớn để đi làm từ thiện. Tôi nghĩ với con cái mình cũng vậy, để cho nó nhiều tiền thì sẽ hỏng. Hãy để cho nó một nghề nghiệp để sống. Tiền nhiều thì tình ít.
Xin cảm ơn anh.
Theo: cafef
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét