Trong gần 5.000 ứng viên đại diện cho nhiều ngành
nghề đến từ nhiều nước, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã vinh doanh 190 nhà
lãnh đạo trẻ toàn cầu vào tháng 3/2011. Trong đó có doanh nhân người New
Zealand gốc Việt Mitchell Pham (tên Việt là Phạm Đăng Khoa), nhà sáng
lập và Giám đốc của Tập đoàn Công nghệ Phần mềm Augen.
Chủ tịch Mitchell Pham (phải) của Tập đoàn Công nghệ Phần mềm Augen |
Để
được vinh danh, ứng viên phải có thành tích nổi bật trong vai trò lãnh
đạo ở tầm quốc tế và có những hoạt động phát triển xã hội.
Tập
đoàn Augen của Mitchell Pham thuộc nhóm 50 doanh nghiệp phát triển nhanh
nhất tại New Zealand từ năm 2006. Mitchell Pham cũng là thành viên của
mạng lưới doanh nghiệp có ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương khi anh
liên tục mở rộng mạng lưới kinh doanh tại các nước trong khu vực hơn
chục năm qua. Năm 2011, Mitchell Pham trở thành một trong những CEO gốc
Việt được truyền thông thế giới chú ý nhiều nhất.
* Với anh, việc được vinh danh có ý nghĩa như thế nào?
-
Vinh dự này đôi khi thật khó tin bởi trong đợt này có khá nhiều người
trẻ, theo đánh giá của tôi, là kiệt xuất. Tuy nhiên, đối với tôi, đây là
cơ hội có một không hai mà tôi sẽ nắm bắt bằng cả hai tay. Tôi hy vọng
trong những năm tới, mạng lưới này sẽ tạo thêm nhiều điều kiện để tôi
tiếp tục phát triển cá nhân lẫn doanh nghiệp và công việc xã hội.
Tuy
nhiên, niềm vui của chúng tôi là giải thưởng của Augen vừa nhận tại
Hồng Kông vào tháng 10/2011. Đó là giải thưởng Red Herring Top 100 Asia
Awards, dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu tại châu Á-Thái Bình Dương
trong lĩnh vực sáng tạo.
* Trong Tập đoàn Augen, năm qua có
công ty con nào được bán đi và có công ty nào được mua về như kế hoạch
anh từng chia sẻ trước đây?
- Mục tiêu của tôi và Tập đoàn
Augen trong 3 năm qua là phát triển mạnh, bền vững, củng cố nền tảng
chúng tôi đã xây dựng lên. Mục tiêu này chúng tôi đã hoàn thành. Những
công ty còn lại mạnh hơn trước rất nhiều. Từ nền tảng này, chúng tôi đã
bắt đầu thực hiện chiến lược phát triển 2012-2017, tìm kiếm cơ hội mới ở
New Zealand, Úc và châu Á. Trong tương lai, có thể chúng tôi sẽ có thêm
một số công ty con trong lĩnh vực môi trường, năng lượng sạch... tùy
theo nhu cầu thị trường.
* Có phải ngành công nghệ phần mềm đang hồi sinh?
-
Chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, đã có những dấu hiệu lạc quan. Doanh thu
công ty tăng 50-100% so với cùng kỳ năm 2011, thậm chí tốc độ tăng
trưởng cao hơn trước thời khủng hoảng. Trong năm nay, Công ty Augen
Vietnam sẽ tăng tốc làm sản phẩm riêng cho khách hàng tại New Zealand.
Trước năm 2004, Augen chỉ gia công cho khách hàng, nhưng từ sau năm 2004
đến nay, Công ty đã đủ tài lực tự làm sản phẩm mới cho khách hàng.
* Châu Á có vẻ là vùng đất hứa cho các tập đoàn công nghệ đến từ châu Âu, Mỹ?
-
Bạn nói đúng. Tôi cho rằng Việt Nam là vị trí chiến lược để chúng tôi
phát triển ra thị trường Đông Nam Á và cả Trung Quốc. Nhiều người hỏi
tôi, làm thế nào để gia nhập thị trường Việt Nam tốt nhất. Tôi nói, một
doanh nghiệp nhỏ, tài chính có hạn, nên nghĩ đến việc lập văn phòng đại
diện, tìm hiểu thật kỹ và tận dụng mọi mối quan hệ, khả năng có thể. Hãy
thường xuyên đến thăm các nước châu Á, ở lại đó vài tuần, đong đếm cảm
giác của một nhà kinh doanh và chớp ngay cơ hội khi có thể. Thị trường
này phong phú và luôn có sự mới mẻ nên đừng quá ngần ngại rồi đánh mất
cơ hội.
* Chọn đầu tư tại châu Á, anh có tiên liệu những rủi ro có thể xảy ra?
Mitchell Phạm và Augen Software Group
• Năm 1994: Tốt nghiệp Đại học Auckland, chuyên ngành Công nghệ Thông tin, Tiếp thị và Quản lý.
•
Năm 1993: Thành lập Công ty Augen cùng một số người bạn đến từ Hàn
Quốc, Đức và New Zealand. Ý tưởng ban đầu là phát triển phần mềm cho
ngành giáo dục.
• Cũng trong năm 1993,
Augen có khách hàng đầu tiên là Douglas, một trong những tập đoàn dược
phẩm lớn nhất của Úc. Đó là mốc đánh dấu sự thành công đầu tiên của
Augen và Mitchell Pham.
• Năm 2000:
Khách hàng lớn của Augen bao gồm ngân hàng, quỹ quản lý nhân lực, tập
đoàn công nghiệp nặng, công ty bảo hiểm, công ty sản xuất và ngành giao
thông vận tải. Augen đã làm dự án tại các thị trường New Zealand, Úc,
Malaysia, Singapore và Anh.
• Tháng 11/2005: Augen mở công ty con tại TP.HCM. |
-
Khi vào thị trường mới lúc nào cũng có nhiều rủi ro, cho nên chúng tôi
không bao giờ tự làm một thân một mình. Chiến lược cơ bản của chúng tôi
là bắt tay, hợp tác, làm chung và chia sẻ lợi nhuận. Augen có khả năng
làm việc được với cả hai nền văn hóa Đông và Tây, giữa châu Úc và châu
Á. Đây là một sức mạnh lớn mà chúng tôi sẽ luôn tìm cách áp dụng tối đa,
từ lúc nghiên cứu cho đến khi khai thác thị trường. Làm việc chặt chẽ
với cả hai bên tạo cho chúng tôi nhiều điều kiện để tiên liệu và quản lý
rủi ro.
* Trở lại với câu chuyện ngày xưa. Anh đến New
Zealand năm 13 tuổi. Theo anh, điều gì khiến một người trẻ gặp nhiều khó
khăn nhất khi gia nhập một cộng đồng mới?
- Tôi nói thế này
có thể bạn không tin. 13 tuổi hay không 13 tuổi, tôi đã mơ làm chủ chứ
không làm thuê cho người bản xứ. Tôi đã mơ như vậy dù tại thời điểm đó,
tôi còn phải chạy ăn từng bữa. Tôi nghĩ tất cả những khó khăn chỉ là
những thử thách ý chí của mình, miễn là bạn có quyết tâm để hòa nhập và
trưởng thành.
* Bí quyết nào để cậu bé 13 tuổi thực hiện giấc mơ đó?
- Tính kiên cường. Chăm chú bước đi thì trước sau gì cũng sẽ đến.
* Vậy khi đã trở thành ông chủ rồi, anh còn mơ gì nữa không?
-
Còn chứ, tôi mơ phải mang kinh nghiệm, kiến thức, khả năng và phương
tiện này về làm việc ở Việt Nam. Tuy nhiên, giấc mơ đó đến không nhanh
như tôi mong muốn. Augen được thành lập tại New Zealand từ năm 1993
nhưng đến năm 2005, tôi mới mở được công ty con tại Việt Nam, và xây
dựng mô hình hoạt động quốc tế cho chuẩn thì chỉ mới được từ 2 năm trở
lại đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét