Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

3 Nguyên nhân thất bại của những chiến lược hay


Dưới đây là ba lý do phổ biến nhất giải thích tại sao các chiến lược hay lại hóa dở và cách khắc phục mà không loại bỏ các chiến lược đó:

 

Chúng ta đều từng trải qua cảm giác thất bại khi nhận ra rằng chiến lược sáng tạo cao giá, phải cố gắng nỗ lực cao để thực hiện rốt cuộc lại chẳng mang lại kết quả mong muốn. 

Bạn biết rõ mô- típ này: một việc đầy hứa hẹn cuối cùng lại có kết quả nghèo nàn, sau đó sẽ là giai đoạn phủ nhận, tiếp đến bạn thực hiện thêm một lần nữa để rồi phải đau đớn thừa nhận rằng chiến lược đó không hiệu quả và cuối cùng là quá trình  chấp nhận chiến lược mà mình làm không hoàn hảo.

Bạn có thấy điều này quen thuộc? Tôi thấy mô-típ này lặp lại thường xuyên trong những nhóm lãnh đạo mà tôi cùng làm việc, nhưng tôi cũng nhận ra một điều khác. Khoảng hai phần ba thời gian, bản thân chiến lược không có gì sai sót cả.

Vấn đề cốt lõi nằm ở đâu đó.

Dưới đây là ba lý do phổ biến nhất giải thích tại sao các chiến lược hay lại hóa dở và cách khắc phục mà không loại bỏ các chiến lược đó:  

1. Bạn chọn sai người. Việc thực hiện một chiến lược mới thường sẽ bao gồm việc thuê hoặc đề bạt ai đó chuyên thực hiện chiến lược này: một nhân viên thiết kế giỏi để thiết kế  website mới đắt tiền và thu hút và có lẽ là một giám đốc phát triển kinh doanh để tạo một cú hích sang thị trường châu Á.

Đôi khi chúng ta tìm sai người.

Và kết quả là chiến lược thất bại hoặc có vẻ là như vậy. Sự thật là có thể chiến lược không có vấn đề gì. Chỉ là bạn đã tuyển sai người thực hiện nó. Tuy nhiên, bởi vì việc tuyển dụng là rất khó khăn nên chúng ta thường loại bỏ chiến lược đó đi thay vì thực hiện lại quá trình tuyển dụng.  

Vì thế, lần tới nếu bạn nhận ra mình đã đặt sai người vào một vị trí, đừng loại bỏ chiến lược. Thay vào đó, hãy hít thở thật sâu và tìm đúng người thực hiện nó.

 2. Bạn kéo cả cái cây lên để quan sát bộ rễ của nó. Ai trồng một cái cây nhỏ rồi hàng tuần lại kéo nó lên để xem bộ rễ phát triển đến đâu? Đó là việc làm ngu ngốc, phải không? Ấy vậy mà tôi thấy điều này thường xuyên xảy ra với việc thực hiện công việc mang tính chiến lược. Một chiến lược khá hoàn hảo được thực hiện, nhưng thay vì chờ đợi kết quả, quá trình khám nghiệm mổ xẻ lại được bắt đầu ngay lập tức. 

Và nếu kết quả trước mắt không nhanh như trông đợi, chúng ta bắt đầu chỉnh sửa chiến lược- tương tự như việc kéo cái cây lên rồi lại trồng đi trồng lại nó xuống đất.

Đây là câu hỏi mà tôi hay đặt ra với các giám đốc ở giai đoạn lên kế hoạch chiến lược: Bạn muốn chiến lược này thất bại trong sáu tháng hay thành công trong 12 tháng? Câu hỏi nghe có vẻ ngu ngốc nhưng nếu câu trả lời là nếu bạn muốn thành công sau 12 tháng thì tùy bạn quyết định có nên kiên nhẫn và chờ đợi đủ lâu cho đến khi nó đơm hoa kết trái.

3. Bạn đã không thực hiện đúng. Hẳn bạn chưa quên vấp váp về việc định giá gần đây của Netflix? Một số chuyên gia phân tích đã tính toán rằng công ty này đã mất đi đến 30% thu nhập định kỳ do cố gắng tham lam  áp dụng kế hoạch tách đôi thuê bao thuê đĩa DVD và thuê bao tải dữ liệu trực tuyến.

Thực tế là, tách rời việc kinh doanh cho thuê đĩa DVD khỏi thị trường tải trực tuyến có rất nhiều ý nghĩa. Về mặt chiến lược, Netflix sẽ phải tìm ra một cách mới để thực hiện điều này nếu mục đích của họ là duy trì sự cạnh tranh tại cả hai thị trường.

Vấn đề không phải là do chiến lược. Vấn đề là nằm ở những chiến thuật lủng củng mà công ty này sử dụng. Do vậy, nếu chiến lược của bạn không đưa lại kết quả mong muốn, hãy tự hỏi mình: liệu thực sự chiến lược này có vấn đề hay cách thức thực hiện có vấn đề. Nếu nguyên nhân do cách thức thực hiện, hãy thực hiện những thay đổi cần thiết và thử lại lần nữa.
(Dịch từ Inc)

Không có nhận xét nào:

Flag Counter