Nếu bạn có những ý tưởng kinh doanh khác người, hãy thử làm theo cách của những doanh nhân dưới đây và biết đâu sẽ thành công.
1. Quan tài phong cách
Tên công ty: Couture casket
Địa điểm: Marshalls Creek, bang Pennsylvania
Khi nói về sự ra đời của Couture Caskets, nhà sáng lập của công ty này, bà Venus Smith nói: “Thực ra, đây là một sự may mắn”.
Vài năm trước đây, bà Smith đã đến California để thăm anh trai mình
– một công nhân cơ khi rất sành sỏi về ôtô. Họ đã để mắt đến chiếc Ford
Thunderbird 1956, chiếc ôtô yêu thích của anh trai bà Smith. Trong một
lần cùng ngồi ăn Pizza và nói chuyện, bà Smith đã hỏi anh trai mình
rằng khi chết liệu anh có muốn được chôn trong chiếc ôtô đó không. Và
họ đã nảy ra ý tưởng kinh doanh những chiếc quan tài độc đáo.
“Ngay sau khi tôi nêu ra ý tưởng, tôi đã biết là nó có thể thực hiện
được”, bà Smith nói. Bà đã mất 2 năm để phát triển và đăng ký tên
thương mại. Ban đầu, bà Smith muốn tạo ra những chiếc quan tài thân
thiện với môi trường, tuy nhiên có quá nhiều rào cản.
Công ty chính thức đi vào hoạt động kinh doanh vào ngày 29/11/2010.
Bà Smith làm việc tại nhà, nhưng phải thuê ngoài rất nhiều cho từng
giai đoạn sản xuất. Bà phải đi từ Pennsylvania đến New Jersey để sơn
những chiếc quan tài.
Bà Smith khởi đầu bằng việc làm những chiếc quan tài cho thú nuôi,
nhưng bước tiếp theo sẽ là làm quan tài cho người. Bà biết rằng, với
một số người, việc này nghe có vẻ điên rồ. “Đây là một điều hết sức mới
mẻ, nhưng không ít người vẫn còn e ngại”, bà thừa nhận.
Giới trẻ thậm chí còn tỏ vẻ lạ lẫm hơn đối với một chiếc quan tài
của công ty Couture Casket, bà cho biết. Vì vậy, cho đến nay, bà vẫn
chưa bán được chiếc quan tài nào.
Giá bán lẻ cho một chiếc quan tài hình khúc xương hay ngôi nhà cho
vật nuôi là 395 USD. Còn những chiếc quan tài làm theo yêu cầu có giá
từ 995 USD trở lên. Nhưng bà Smith kỳ vọng sẽ bán được những chiếc quan
tài người với giá 9.995 USD một cái.
“Tôi tin rằng ý tưởng này sẽ được phổ biến khi tôi làm một chiếc
quan tài người để mọi người có thể tận mắt thấy”, bà Smith đang làm một
chiếc quan tài từ chiếc xe hơi Vintage 1966 Shelby Cobra. “Một khi loại
quan này phổ biến, tôi nghĩ người sử dụng chúng sẽ tăng lên rất nhanh.”
Bà Smith nói.
2. Giày có khóa kéo
Công ty: Zipz Shoes
Địa điểm: Irvine, California
Trong buổi xum họp gia đình vào năm 2004, ông John Stefani nhìn giày
của lũ trẻ quăng la liệt khắp nơi. Cha của John, ông Jerry, bình luận
sẽ hay biết bao nếu có những chiếc giày có thể hoán đổi kết cấu, lộn
phần trên với phần dưới theo ý thích của người sử dụng.
Và thế là ông John đã cùng với anh chị mình suy ngẫm về việc phối
hợp các phụ kiện lên giày. Họ phác thảo những chiếc được gắn khóa
Velcro, cúc, móc gài và gim. Sau khi quanh quẩn với những bản vẽ, Jerry
đã có sáng kiến về loại giầy có khóa kéo.
Phải mất đến 5 năm phát triển và trải qua 3 bản phác thảo khác nhau
sản phẩm của Zipz mới có mặt trên thị trường. Năm 2010, doanh thu năm
đầu tiên của Zipz đã đạt 1 triệu USD. Loại giày có giá bán lẻ 45 USD
một đôi được bán trên mạng và trong các cửa hàng bán lẻ. Loại giầy này
cũng được ưa chuộng đặc biệt tại Châu Âu, Nhật và Trung Đông, và được
phân phối đến 40 nước trên thế giới.
Trong tháng 4, chuỗi của hàng bán lẻ danh tiếng Foot Looker sẽ nhập
nhãn hiệu giầy này về bán, và năm 2011 có thể sẽ là một năm phát triển
hơn nữa của công ty, ông John – CEO của công ty cho biết.
3. Bàn chải răng và… lưỡi
Công ty: Orabrush
Địa điểm: Provo, bang Utah
Bác sĩ Robert Wagstaff, thường được các đồng nghiệp gọi là bác sĩ
Bob, đang làm việc tại Philippines. Người ta cho rằng nhóm của ông cần
làm gì đó để cải thiện mùi hơi thở của mọi người. Sau vài cuộc khảo
sát, ông đã phát hiện ra rằng 90% lý do gây hơi thở mùi khó chịu là từ
lưỡi.
Trước kia, khi còn làm một nhà hóa sinh, bác sĩ Bob đã từng được
giao nhiệm vụ loại bỏ khuẩn Salmonella (loại vi khuẩn làm cho thức ăn
trở thành độc) trên da gà. Dụng cụ duy nhất mà ông thấy dùng hiệu quả
trong việc loại bỏ 100% loại vi khuẩn này là chiếc bàn chải dùng trong
phẫu thuật.
Vì vậy, ông đã kết hợp chiếc bàn chải cạo lưỡi với bàn chải đó và
nảy ra ý tưởng thành lập công ty Orabrush. Ông đã tạo ra một dụng cụ vệ
sinh răng miệng mới, được cấp bằng sáng chế và nhận được sự ủng hộ của
Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA).
Tuy nhiên, ông chưa thể khiến cho người ta thực sự quan tâm và mua
sản phẩm này. Bộ phim quảng cáo tiêu tốn 50.000 USD của ông đã không
đem lại hiệu quả. Quyết tâm đi sâu vào tầm quan trọng của việc trải
sạch lưỡi đối với người Mỹ, bác sĩ Bob đã tham gia một lớp học
Marketing tại đại học Brigham Young. Đây cũng là nơi ông gặp Jeffrey
Harmon, người đang là giám đốc marketing của Orabrush.
Ông đã thuyết phục Harmon, khi đó 26 tuổi, rằng anh có thể khiến cho
bàn chải cạo lưỡi bán chạy. Harmon đã bắt đầu làm việc thâu đêm để phát
triển chiến lược marketing của Orabrush, và ông Bob, khi đó 76 tuổi, đã
trả lương cho Harmon một chiếc xe môtô cho 8 tháng làm việc.
Với ngân sách hạn hẹp, Harmon đã ghi lại đoạn video về hơi thở khó
chịu và post lên Youtube. Và video này thực sự đã gây ra một “cơn sốt”.
Có tới 13 triệu lượt xem trên Youtube và doanh số bán hàng của Orabrush
cũng tăng vọt. Để tiếp tục thu hút khách hàng, Harmon và Bob đã tạo ra
một nhân vật “lưỡi”. Người xem đã thực sự bị cuốn hút vào những video
về những cuộc phiêu lưu của anh chàng Lưỡi Khổng lồ.
Sản phẩm Orabrush đã được bày bán tại hệ thống bán hàng của
Wal-Marts, trong các cửa hàng tạp hóa và các hiệu dược phẩm tại Canada
và Mỹ. Trong vài tháng sau đó, số của hàng có bày bán sản phẩm này trên
toàn nước Mỹ là 4.000.
4. Món đồ bất ngờ giá 10 USD
Công ty: SomethingStore
Địa điểm: Huntington, New York
Mùa hè năm 2007, sau một giờ đồng hồ lướt web để tìm một món quà
sinh nhật bất ngờ cho một người bạn, Sami Bayrakci thấy rằng nếu có ai
đó quyết định nên chọn thứ gì cho anh thì tốt quá. Từ đó, anh này ra ý
tưởng về về trang web SomethingStore, ở đó, khách hàng sẽ trả một khoản
tiền nhỏ cho một món hàng mà họ chưa biết.
“Tôi chia sẻ ý tưởng này với bạn bè, hầu hết bọn họ đều cho rằng ý
tưởng này sẽ chẳng đi đến đâu cả, họ cho rằng chẳng ai lại muốn trả
tiền cho món đồ mà họ không hề biết cả”, anh Bayrakci, 34 tuổi, nói.
Nhưng Bayrakci vẫn muốn làm thử. Anh đã không tốn kém nhiều lắm để
khởi nghiệp. Anh đầu tư 3.000 USD các mặt hàng cung cấp, thiết kế một
website đơn giản và bắt đầu bán những mặt hàng nhỏ và nhẹ để tiết kiệm
chi phí. Các loại phụ kiện quần áo cũng được bán với giá khá mềm. Nhưng
anh cũng đã đầu tư vào một số món hàng đắt tiền như máy quay phim hay
iPod. Giá trung bình cho tất cả các mặt hàng phải được bán dưới 5 USD,
nhưng Bayrakci cũng phải khiến cho khách hàng tò mò và trở lại những
lần sau.
Anh đã bán được khoảng 1.000 món đồ chỉ trong vài tháng đầu tiên.
Trong cả năm 2008, SomethingStore đã thu được lợi nhuận đáng kể, nhưng
nhu cầu đã giảm mạnh trong suốt cuộc suy thoái kinh tế. Còn năm 2009 là
một năm không may mắn của trang web này. Vào năm 2010 SomethingStore đã
phục hồi.
Lý do chính là mọi người luôn thích sự bất ngờ. “Sự tò mò đã đem họ
đến với chúng tôi.” Bayrakci nói. Anh cũng có vài món hàng đắt tiền như
iPod, bộ Wii, thậm chí laptop Dell được bán với giá 600 USD.
5. Những ký hiệu độc đáo
Công ty: Underground Signs
Địa điểm: Brooklyn, N.Y.
Cuộc Đại Khủng hoảng đã tạo ra không ít những doanh nhân mới. Khi
bạn không làm gì, chi phí cơ hội của việc khởi nghiệp kinh doanh là rất
thấp.
Trevor MacDermid từng là biên tập viên hành nghề tự do và chịu trách
nhiệm về nội dung trang web cho những công ty như MasterCard và British
Telecom. Nhưng vào năm 2009, công việc này đã không còn. Cần phải làm
gì đó, anh làm một chiếc biển hiệu cho tàu điện ngầm của thành phố New
York.
“Tôi tích những ký hiệu chuyên nghiệp ở những gì bạn thấy trên máy
bay, nhà máy. Tôi cũng khá khéo tay và tôi thường chỉ làm cho bạn bè.
Tôi thấy khá thú vị”, MacDermid, hiện 35 tuổi, nói.
MacDermid đã dùng phần mềm máy tính để thiết kế các ký tự và nhờ đến
thợ thiếc để làm những phần liên quan đến kim loại. Sau đó, anh lập
website để quảng cáo cho các biển hiệu của mình.
Hầu hết thời gian anh làm việc một mình trong xưởng tại Brooklyn
Navy Yards, nhưng cũng thường phải bố trí cho nhân viên nghỉ vào những
dịp lễ. Những biển hiệu này đã được bày bán tại của hàng Transit Museum
của New York, một số cửa hàng tại Connecticut, và những của hàng bóng
chày lưu niệm. Biển hiệu bán chạy nhất của MacDermid là “161st Street —
Yankee Stadium” và “42nd Street, Grand Central”, Những biển hiệu của
anh được bán với giá từ 99 đến 500 USD, tùy thuộc vào độ phức tạp và
kích cỡ.
Việc kinh doanh này đã đem lại lợi nhuận trong năm đầu tiên.
MacDermid đã được cấp phép sản xuất 2 biển hiệu NYC MTA và Boston MBTA.
Anh thường bán chúng cho các cơ quan hải quan bởi vì họ rất thích thú
với những chiếc biển hiệu này.
Tôi rất vui khi mình là người duy nhất được cấp phép sản xuất những chiếc biển loại này.
6. Kiếm tiền từ điểm cao
Công ty: Ultrinsic
Địa điểm: Cedarhurst, New York
Sinh viên Jeremy Gelbert cảm thấy không hề có động lực để tập trung
vào học ôn cho các kỳ thi tại trường đại học. Thế là người bạn Steven
Wolf đã khích lệ bằng cuộc cá cược rằng nếu đạt điểm A sẽ nhận được 100
USD, nếu không sẽ mất 20 USD. Gelbert đã đánh cược và anh đã đạt điểm A
trong kỳ thi đó.
Đó cũng là khi công ty Ultrinsic ra đời. “Nếu như việc đặt cược tiền
cho kết quả kỳ thi đem lại động lực cho tôi thì nó cũng sẽ trở thành
động lực cho những sinh viên khác”, anh nói.
Chúng tôi đã nhận được thông báo từ Cơ quan Sáng chế và thương hiệu
Mỹ (USPTO) cho biết rằng họ sẽ cấp bằng sách chế cho ý tưởng đặt cược
điểm. Đây là một thắng lợi lớn đối với chúng tôi. Gelbert cho biết.
Gelbert, 23 tuổi và Worf năm nay 27 tuổi đang làm việc toàn thời
gian tại Ultrinsice nhưng không có lương. Công ty vẫn chưa có lợi
nhuận. Khoảng 7.900 sinh viên đã lập tài khoản, nhưng chỉ vài trăm
người trong số đó thực sự đặt tiền.
Nhưng Gelbert tin tưởng rằng ý tưởng này sẽ thành công. “Chúng tôi
sẽ tiếp tục phát triển và nhất định sẽ có được lợi nhuận. Chúng tôi sẽ
không làm nếu như không kiếm ra tiền.”Anh quả quyết.
Tuyến Nguyễn (theo CNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét