Xuất
thân từ người làm mướn, qua bao năm đi mót xoài, hai vợ chồng anh Phạm
Văn Thơ trở thành ông chủ cơ sở chuyên sản xuất dưa xoài trên vùng đất
cù lao, mỗi năm đem lại nguồn thu trên tỷ đồng. Trái xoài non trở thành
đặc sản dưa chua độc nhất vô nhị ở ĐBSCL.
Anh
Phạm Văn Thơ, chủ cơ sở sản xuất dưa chua xoài Trường Giang, ở ấp Tấn
Phước, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới - An Giang, kể, năm 1985 anh lập gia
đình cùng chị Nguyễn Thị Thanh Hoa. Nhà nghèo, anh chị từ làm thuê đến
giữ trâu, bò mướn.
Công đoạn đóng gói dưa xoài.
Lúc
không còn ngày mùa để làm mướn, vợ chồng anh chuyển sang lượm xoài rụng
ở các chủ vườn đem ra chợ bán, kiếm thêm tiền mua gạo. Số lượng xoài
non mỗi ngày lượm một nhiều, tiêu thụ không hết, anh chị nghĩ cách làm
dưa xoài ngâm với muối đem bán ở các trường học.
Dần dần học hỏi thêm về kỹ thuật chế biến, với nhiều gia vị khác như muối, ớt, đường... dưa xoài của anh ăn vào có vị giòn của xoài, chua nhẹ, ngọt thanh, thơm. Đến năm 2004, anh tình cờ được người cháu ở TP.HCM gợi ý đem sản phẩm lên Sài Gòn chào hàng bán thử. Kết quả bất ngờ là chỉ ít ngày sau, đã có hai đơn vị đặt mua với số lượng mỗi tháng 50kg. Kết quả này không chỉ giúp anh thoát nghèo, mà đưa thương hiệu dưa xoài non độc đáo của ĐBSCL vươn xa. Dưa xoài non của cơ sở Trường Giang với thành phần xoài non, đường, muối, ớt, được đóng gói từ 300gram, 500 gram đến 2kg/gói, với giá bán hiện nay dao động từ 6,500 -15.000 đồng/gói.
Từ lô hàng vài chục ký lên hàng trăm ký được xuất bán lên TP.HCM, hiện nay, mỗi tháng cơ sở của anh cung cấp ra thị trường từ 45 - 50 tấn dưa xoài nhưng vẫn không đủ nhu cầu. Hầu hết các siêu thị ở TP.HCM, An Giang và Hà Nội đều hợp đồng lấy hàng của cơ sở Trường Giang.
Nhưng cái khó nhất hiện nay là nguyên liệu để làm ra sản phẩm dưa xoài. Xoài non chỉ có theo mùa, nhưng khoảng 1 tháng là hết đợt. Anh phải lặn lội đến từng nhà vườn khắp các tỉnh miền Tây mua xoài non, bằng cách tuyển lựa từ trên cây, thu mua xoài non đôi khi phải trả giá cao như xoài chín, mới đáp ứng đủ nguyên liệu, nhất là vào vụ nghịch.
Và để giải quyết nguồn nguyên liệu, hiện nay, anh Thơ còn làm thêm món dưa cóc non chua ngọt, đảm bảo việc làm, thu nhập cho hơn 40 lao động quanh năm. Khi hết mùa xoài (tháng 4 và 5) thì lại chuyển sang cóc, vì cóc có quanh năm, lại dễ thu mua. Năm 2010, cơ sở Trường Giang cung ứng ra thị trường hơn 1.000 tấn dưa xoài, cóc non các loại.
Dần dần học hỏi thêm về kỹ thuật chế biến, với nhiều gia vị khác như muối, ớt, đường... dưa xoài của anh ăn vào có vị giòn của xoài, chua nhẹ, ngọt thanh, thơm. Đến năm 2004, anh tình cờ được người cháu ở TP.HCM gợi ý đem sản phẩm lên Sài Gòn chào hàng bán thử. Kết quả bất ngờ là chỉ ít ngày sau, đã có hai đơn vị đặt mua với số lượng mỗi tháng 50kg. Kết quả này không chỉ giúp anh thoát nghèo, mà đưa thương hiệu dưa xoài non độc đáo của ĐBSCL vươn xa. Dưa xoài non của cơ sở Trường Giang với thành phần xoài non, đường, muối, ớt, được đóng gói từ 300gram, 500 gram đến 2kg/gói, với giá bán hiện nay dao động từ 6,500 -15.000 đồng/gói.
Từ lô hàng vài chục ký lên hàng trăm ký được xuất bán lên TP.HCM, hiện nay, mỗi tháng cơ sở của anh cung cấp ra thị trường từ 45 - 50 tấn dưa xoài nhưng vẫn không đủ nhu cầu. Hầu hết các siêu thị ở TP.HCM, An Giang và Hà Nội đều hợp đồng lấy hàng của cơ sở Trường Giang.
Nhưng cái khó nhất hiện nay là nguyên liệu để làm ra sản phẩm dưa xoài. Xoài non chỉ có theo mùa, nhưng khoảng 1 tháng là hết đợt. Anh phải lặn lội đến từng nhà vườn khắp các tỉnh miền Tây mua xoài non, bằng cách tuyển lựa từ trên cây, thu mua xoài non đôi khi phải trả giá cao như xoài chín, mới đáp ứng đủ nguyên liệu, nhất là vào vụ nghịch.
Và để giải quyết nguồn nguyên liệu, hiện nay, anh Thơ còn làm thêm món dưa cóc non chua ngọt, đảm bảo việc làm, thu nhập cho hơn 40 lao động quanh năm. Khi hết mùa xoài (tháng 4 và 5) thì lại chuyển sang cóc, vì cóc có quanh năm, lại dễ thu mua. Năm 2010, cơ sở Trường Giang cung ứng ra thị trường hơn 1.000 tấn dưa xoài, cóc non các loại.
Theo: datviet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét