- Trước khi lập bảng CĐKT, kế toán
cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán
tổng hợp và kế toán chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài
sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán.
Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả;
đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế
toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản.
- Số liệu dùng để phản ánh vào các chỉ tiêu trên bảng CĐKT là không bù
trừ. Nếu tài khoản có theo dõi chi tiết và cuối kỳ tổng hợp dẫn đến dư
cả 2 bên Nợ và Có thì vẫn giữ nguyên số dư đó khi tham gia tính toán.
- Khi lập bảng CĐKT, những chỉ tiêu thuộc nhóm tài sản thì căn cứ vào số
dư Nợ của các tài khoản liên quan để ghi. Những chỉ tiêu thuộc nhóm
nguồn vốn thì căn cứ vào số dư Có của các tài khoản liên quan để ghi.
- Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi
tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết
là dư Nợ thì ghi ở phần "TÀI SẢN", nếu số dư chi tiết là số dư Có thì
ghi ở phần "NGUỒN VỐN".
- Các chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự
phòng như 214, 129, 229, 139, 159, … luôn có số dư Có, nhưng khi lên
bảng CĐKT thì ghi ở phần “TÀI SẢN” theo số âm; các tài khoản nguồn vốn
như 412, 413, 419, 421, … nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần "NGUỒN
VỐN", nhưng ghi theo số âm.
Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng CĐKT :
- Đối với cột "Số đầu năm": Căn cứ số liệu cột "Số cuối kỳ" của bảng CĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi.
- Cột “Số cuối kỳ ": Lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản liên quan trên bảng cân đối phát sinh năm nay.
Để bảng CĐKT đúng, ngoài việc phản ánh đúng, đầy đủ số liệu cho các chỉ
tiêu của nó còn phải đảm bảo quan hệ cân đối chung giữa tài sản và nguồn
vốn:
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
Theo Kế toán thực tế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét