Nếu bạn tự làm công việc của chính mình một cách kiên nhẫn và
cách ly khỏi ý kiến lệ thuộc người khác, thì bạn có thể thực hiện công
việc tốt hơn. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi và vượt ra khỏi khả năng của
mình, bắt đầu chệch hướng “triết lý đầu tư” của bạn thì đó là lúc bạn có
thể gặp phải rắc rối. Tốt hơn hết là nên sớm nhận ra ít nhất 5 quy tắc
để đầu tư chứng khoán thành công.
Tự làm công việc của bạn
Điều này thì rõ ràng dễ hiểu nhưng có lẽ sai lầm phổ biến nhất mà các
nhà đầu tư thường mắc phải là không biết nên mua chứng khoán nào. Bạn sẽ
không mua chứng khoán đó nếu không biết rõ về tình hình bên trong cũng
như bên ngoài của doanh nghiệp.
Có nghĩa là bạn cần phải nâng cao hiểu biết về kế toán để có thể tự
quyết định được mức độ tài chính hiện tại của công ty như thế nào. Trước
hết, bạn quăng tiền của mình vào rủi ro thì phải biết nên mua cái gì.
Bạn không thể dựa vào người khác nói rằng một công ty nào đó là nơi đầu
tư hấp dẫn. Bạn phải tự quyết định đầu tư cho chính mình, bởi một cổ
phiếu tăng trưởng nóng với người này lại là một thảm họa sắp xảy ra với
người kia.
Tìm ra thế mạnh kinh tế
Điều gì phân biệt một công ty xấu với một công ty tốt và ngược lại? Câu
trả lời là phần lớn thế mạnh mà công ty đó xây dựng sẽ phân biệt nó với
công ty khác. Thuật ngữ “thế mạnh” thường được dùng để miêu tả lợi thế
cạnh tranh của công ty, giống như các thành trì bảo vệ các lâu đài thời
xa xưa, thế mạnh kinh tế giúp lợi nhuận công ty khỏi bị tấn công bởi các
đối thủ cạnh tranh.
Trong bất kỳ nền kinh tế cạnh tranh nào, vốn luôn tìm đến những nơi có
tỷ suất sinh lời mong đợi cao nhất. Kết quả là các công ty có lợi nhuận
cao thường bị bao vây bởi các đối thủ cạnh tranh, điều này giải thích
tại sao mà lợi nhuận của hầu hết các công ty qua thời gian đều có khuynh
hướng trở về mức trung bình. Nghĩa là các công ty có lợi nhuận cao
thường trở nên ít lợi nhuận hơn khi có sự cạnh tranh của nhiều đối thủ.
Có một biên độ an toàn
Tìm ra được những công ty tốt nhất là một nửa công đoạn trong quy trình
đầu tư, nửa công đoạn còn lại là đánh giá giá trị của công ty đó. Bạn
không thể bước ra thị trường và sẵn sàng chi trả những gì mà thị trường
yêu cầu về cổ phiếu đó, bởi vì thị trường đôi khi có thể yêu cầu những
mức giá quá cao.
Và nếu như bạn phải trả một giá quá cao thì lợi nhuận của bạn sẽ không
như mong đợi. Mục tiêu của bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng là mua được
những cổ phiếu với giá thấp hơn giá trị thực của nó. Nhưng không may là
việc ước lượng giá trị cổ phiếu lạc quan thì quá dễ, còn tương lai thì
lại đi theo chiều hướng xấu hơn mong đợi.
Chúng ta có thể bù đắp được cho những chiều hướng xấu này bằng cách mua
những cổ phiếu chỉ khi giá của chúng thấp hơn một cách đáng kể so với
giá trị được ước lượng. Phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá trị
ước lượng của cổ phiếu chính là biên độ an toàn.
Một cách đơn giản để có được cảm nhận về giá trị của cổ phiếu là xem xét
tỷ số giá trên thu nhập trong quá khứ của nó và chỉ số giá trên giá sổ
sách. Điều quan trọng cần nhớ bây giờ đơn giản chỉ là nếu bạn không sử
dụng những quy tắc trong việc tìm ra mức giá mà bạn sẵn lòng chi trả thì
sau đó bạn sẽ cảm thấy hối tiếc. Định giá giá trị của cổ phiếu là một
phần quan trọng trong quá trình đầu tư.
Nắm giữ vị thế trên một chặng đường dài
Không được quên rằng mua cổ phiếu là một hoạt động mua “món hàng chính
yếu – niềm tin” và phải được đối xử đúng như thế. Bạn không phải đang
mua hay bán một chiếc xe hơi, một chiếc tủ lạnh hay một đầu DVD 50 lần
một năm.
Đầu tư là một “hiệp ước” dài hạn, bởi vì giao dịch ngắn hạn có nghĩa là
bạn đang chơi một trò chơi của người thua cuộc. Chi phí thực sự đã bắt
đầu tăng lên – cả về thuế lẫn chi phí trung gian và sẽ tạo ra một rào
chắn không thể vượt qua được để tiến tới một kết quả tốt.
Biết được khi nào bán
Một cách lý tưởng là chúng ta nên nắm giữ các khoản đầu tư mãi mãi,
nhưng sự thật thì có rất ít công ty có giá trị cho mình nắm giữ cả thế
kỷ, vì thế chỉ có một số ít nhà đầu tư với đầy đủ thông thái mới mua
được cổ phiếu của các công ty này.
Biết được khi nào là thời điểm phù hợp để bán những cổ phiếu đó là một
điều quan trọng tối thiểu cũng như là biết được khi nào nên mua nó,
chúng ta thường bán đi phần thắng lợi quá sớm còn nắm giữ phần lỗ lại
quá lâu.
Chìa khóa thành công là nên theo dõi công ty mà bạn nắm giữ cổ phiếu chứ
không phải theo dõi giá cổ phiếu đó. Theo dõi thông tin cũng như ngành
nghề mà công ty hoạt động tốt hơn là xem giá của cổ phiếu đó 20 lần một
ngày hoặc nhiều hơn nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét