Năm 2011 là năm cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam
đối mặt với nhiều nhiều khó khăn: lạm phát tăng cao, lãi suất cao… dẫn
đến hàng chục ngàn doanh nghiệp đã giải thể, phá sản.
Theo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 9 tháng đầu năm 2011, đã có 48.700 doanh nghiệp
giải thể hoặc ngừng hoạt động; trong đó giải thể 5.803 doanh nghiệp,
ngừng hoạt động là 11.421 và 31.477 doanh nghiệp đã dừng nộp thuế nhưng
chưa đăng ký giải thể.Tình hình kinh tế năm 2012 có dấu hiệu khả quan hơn hay không? Y kiến của 3 đại biểu Quốc hội về vấn đề này.
ĐB Cao Sĩ Kiêm (Thanh Hóa), chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: “Khó hơn cả năm 2011”
Năm 2012, tôi cho là tình hình cả trong nước và quốc tế sẽ tác động làm khó hơn cho doanh nghiệp năm 2012, khó hơn năm 2011.
Thứ nhất là các tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, tài khóa năm 2011 sẽ có độ trượt sang năm 2012. Đầu tư không ra nhiều, yếu tố tạo phát triển năm 2012 là khó, kể cả từ ngân sách và từ khối doanh nghiệp.
Dễ thấy năm 2011, đầu tư của doanh nghiệp không lớn, chủ yếu là chống đỡ để tồn tại thì năm 2012 còn thắt chặt thì vốn chưa đưa ra được nhiều thì cũng chưa thấy dấu hiệu nào khả quan hơn. Kinh tế thế giới chưa hồi phục nhanh, lại còn nhiều nguy cơ đe dọa suy thoái, tiếp tục khủng hoảng. Cho nên năm 2012 sẽ là năm đặc biệt khó khăn.
Năm 2011, số doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, giải thể đã lớn thì năm 2012, tôi e là số lượng nhiều hơn. Nên phải củng số, sắp xếp lại mạnh mẽ hơn.
Tôi nghĩ các chính sách thắt chặt tiền tệ, đầu tư công đã bước đầu có chuyển biến tốt, nên làm tiếp để hạ lạm phát xuống. Đó sẽ là tiền đề để giảm lãi suất xuống. Doanh nghiệp sẽ tiếp cận được vốn tốt hơn, tạo khả năng hồi phục cho doanh nghiệp.
Năm nay, số thu ngân sách tăng cao, tôi cho là có nhiều lĩnh vực nhà nước đã tận thu, chủ yếu ở khối doanh nghiệp. Cái giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 chỉ có mức độ vì có thu nhập mới phải nộp. Người có thu nhập cao là rất ít.
Theo tôi, sang năm, một mặt chỗ nào thất thu thì phải tăng thu nhưng chỗ nào đang tận thu thì giảm xuống.
Ông Bùi Đức Thụ, vụ trưởng vụ Tài chính-ngân sách, Văn phòng Quốc hội: “Chủ động điều chỉnh, cơ cấu ngân hàng tránh hậu quả phức tạp”
Năm 2012, Quốc hội, Chính phủ dự kiến tiếp tục định hướng xiết chặt chính sách tiền tệ, tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô, cắt giảm chi tiêu công dẫn đến lãi suất tín dụng còn cao. Cái này sẽ là áp lực với các doanh nghiệp.
Việc tăng chi phí sẽ buộc nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp qui mô sản xuất, tăng chi phí và giảm lợi nhuận, thậm chí có một bộ phận doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng thua lỗ, phá sản dẫn đến nguy cơ tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
Một bộ phận doanh nghiệp không trả được vốn vay do thua lỗ sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động, tăng tỷ lệ nợ xấu ở các tổ chức tín dụng, làm xấu đi tính thanh khoản hệ thống ngân hàng.
Tôi cho rằng Chính phủ phải theo dõi, kiểm tra sát các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng để sớm có biện pháp điều chỉnh, không để xảy ra hậu quả xấu, làm tình hình phức tạp hơn.
Tôi biết rằng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã chủ động theo dõi nhưng một số ngân hàng nhỏ vẫn đang gặp khó khăn trong đảm bảo tính thanh khoản trong từng thời điểm.
Do thắt chặt tiền tệ nên nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, phải huy động từ các nguồn tín dụng đen, lãi suất rất cao. Theo tôi, phải tăng cường xử lý các tổ chức, cá nhân cho vay nặng lãi để ổn định tình hình..
Lãi suất cho vay chỉ giảm khi lạm phát giảm. Đang kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ thì lãi suất bị tăng lên. Tuy nhiên, với lượng cung tiền tệ, mức cung tín dụng cho phép để giảm lãi suất thì phải điều chỉnh cơ cấu tín dụng một cách hợp lý.
Tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần kiên quyết điều hành giảm quy mô tín dụng vào những lĩnh vực không hiệu quả, không nên khuyến khích như bất động sản, chứng khoán… để dồn tiền cho những lĩnh vực cần vốn hơn như nông nghiệp, sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu… để có điều kiện hạ lãi suất một cách hợp lý hơn.
ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội), chủ tịch tập đoàn Đầu tư và phát triển Việt Nam: "Cần giảm bớt thuế thu nhập doanh nghiệp"
Năm 2012, khối doanh nghiệp sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất định như lạm phát hiện còn ở mức cao. Có thể năm 2012, giảm được lạm phát xuống một con số không phải là điều đơn giản, đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía.
Tuy nhiên, tình hình cũng có những điểm sáng nhất định như mức tăng CPI trong mấy tháng cuối năm đã giảm đi. Đây là điều đáng mừng vì CPI giảm đi thì nó có cơ hội và điều kiện để lãi suất cho vay giảm xuống.
Về phía ngân hàng thì lãi suất đầu vào được khống chế, giảm còn 14% thì chi phí vốn vay của doanh nghiệp rẻ hơn. Tôi hy vọng Chính phủ, ngân hàng Nhà nước điều hành quyết liệt hơn để trong năm 2012 tạo ra niềm tin, động lực cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Về chính sách thuế, tôi đồng ý quan điểm của ủy ban Kinh tế Quốc hội là năm tới phải cân nhắc để cân đối tỷ lệ động viên vào ngân sách ở mức hợp lý để đảm bảo tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm của người dân.
Nếu tỷ lệ tiết kiệm của người dân, doanh nghiệp được cân đối tốt hơn thì tăng khả năng chống đỡ trong lúc khó khăn này. Chúng ta phải quan tâm đến khả năng chống đỡ, chịu đựng của doanh nghiệp.
Theo tôi, nhà nước nên tính toán, giảm bớt tỷ lệ huy động từ thuế vào ngân sách, như thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 25% thì có thể giảm xuống cũng là một cách hỗ trợ trực tiếp và kịp thời cho doanh nghiệp lúc này.
Do thắt chặt tiền tệ nên nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn để có thể tái đầu tư. Ảnh minh hoạ: L.Q.N |
ĐB Cao Sĩ Kiêm (Thanh Hóa), chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: “Khó hơn cả năm 2011”
Năm 2012, tôi cho là tình hình cả trong nước và quốc tế sẽ tác động làm khó hơn cho doanh nghiệp năm 2012, khó hơn năm 2011.
Thứ nhất là các tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, tài khóa năm 2011 sẽ có độ trượt sang năm 2012. Đầu tư không ra nhiều, yếu tố tạo phát triển năm 2012 là khó, kể cả từ ngân sách và từ khối doanh nghiệp.
Dễ thấy năm 2011, đầu tư của doanh nghiệp không lớn, chủ yếu là chống đỡ để tồn tại thì năm 2012 còn thắt chặt thì vốn chưa đưa ra được nhiều thì cũng chưa thấy dấu hiệu nào khả quan hơn. Kinh tế thế giới chưa hồi phục nhanh, lại còn nhiều nguy cơ đe dọa suy thoái, tiếp tục khủng hoảng. Cho nên năm 2012 sẽ là năm đặc biệt khó khăn.
Năm 2011, số doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, giải thể đã lớn thì năm 2012, tôi e là số lượng nhiều hơn. Nên phải củng số, sắp xếp lại mạnh mẽ hơn.
Tôi nghĩ các chính sách thắt chặt tiền tệ, đầu tư công đã bước đầu có chuyển biến tốt, nên làm tiếp để hạ lạm phát xuống. Đó sẽ là tiền đề để giảm lãi suất xuống. Doanh nghiệp sẽ tiếp cận được vốn tốt hơn, tạo khả năng hồi phục cho doanh nghiệp.
Năm nay, số thu ngân sách tăng cao, tôi cho là có nhiều lĩnh vực nhà nước đã tận thu, chủ yếu ở khối doanh nghiệp. Cái giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 chỉ có mức độ vì có thu nhập mới phải nộp. Người có thu nhập cao là rất ít.
Theo tôi, sang năm, một mặt chỗ nào thất thu thì phải tăng thu nhưng chỗ nào đang tận thu thì giảm xuống.
Ông Bùi Đức Thụ, vụ trưởng vụ Tài chính-ngân sách, Văn phòng Quốc hội: “Chủ động điều chỉnh, cơ cấu ngân hàng tránh hậu quả phức tạp”
Năm 2012, Quốc hội, Chính phủ dự kiến tiếp tục định hướng xiết chặt chính sách tiền tệ, tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô, cắt giảm chi tiêu công dẫn đến lãi suất tín dụng còn cao. Cái này sẽ là áp lực với các doanh nghiệp.
Việc tăng chi phí sẽ buộc nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp qui mô sản xuất, tăng chi phí và giảm lợi nhuận, thậm chí có một bộ phận doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng thua lỗ, phá sản dẫn đến nguy cơ tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
Một bộ phận doanh nghiệp không trả được vốn vay do thua lỗ sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động, tăng tỷ lệ nợ xấu ở các tổ chức tín dụng, làm xấu đi tính thanh khoản hệ thống ngân hàng.
Tôi cho rằng Chính phủ phải theo dõi, kiểm tra sát các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng để sớm có biện pháp điều chỉnh, không để xảy ra hậu quả xấu, làm tình hình phức tạp hơn.
Tôi biết rằng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã chủ động theo dõi nhưng một số ngân hàng nhỏ vẫn đang gặp khó khăn trong đảm bảo tính thanh khoản trong từng thời điểm.
Do thắt chặt tiền tệ nên nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, phải huy động từ các nguồn tín dụng đen, lãi suất rất cao. Theo tôi, phải tăng cường xử lý các tổ chức, cá nhân cho vay nặng lãi để ổn định tình hình..
Lãi suất cho vay chỉ giảm khi lạm phát giảm. Đang kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ thì lãi suất bị tăng lên. Tuy nhiên, với lượng cung tiền tệ, mức cung tín dụng cho phép để giảm lãi suất thì phải điều chỉnh cơ cấu tín dụng một cách hợp lý.
Tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần kiên quyết điều hành giảm quy mô tín dụng vào những lĩnh vực không hiệu quả, không nên khuyến khích như bất động sản, chứng khoán… để dồn tiền cho những lĩnh vực cần vốn hơn như nông nghiệp, sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu… để có điều kiện hạ lãi suất một cách hợp lý hơn.
ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội), chủ tịch tập đoàn Đầu tư và phát triển Việt Nam: "Cần giảm bớt thuế thu nhập doanh nghiệp"
Năm 2012, khối doanh nghiệp sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất định như lạm phát hiện còn ở mức cao. Có thể năm 2012, giảm được lạm phát xuống một con số không phải là điều đơn giản, đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía.
Tuy nhiên, tình hình cũng có những điểm sáng nhất định như mức tăng CPI trong mấy tháng cuối năm đã giảm đi. Đây là điều đáng mừng vì CPI giảm đi thì nó có cơ hội và điều kiện để lãi suất cho vay giảm xuống.
Về phía ngân hàng thì lãi suất đầu vào được khống chế, giảm còn 14% thì chi phí vốn vay của doanh nghiệp rẻ hơn. Tôi hy vọng Chính phủ, ngân hàng Nhà nước điều hành quyết liệt hơn để trong năm 2012 tạo ra niềm tin, động lực cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Về chính sách thuế, tôi đồng ý quan điểm của ủy ban Kinh tế Quốc hội là năm tới phải cân nhắc để cân đối tỷ lệ động viên vào ngân sách ở mức hợp lý để đảm bảo tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm của người dân.
Nếu tỷ lệ tiết kiệm của người dân, doanh nghiệp được cân đối tốt hơn thì tăng khả năng chống đỡ trong lúc khó khăn này. Chúng ta phải quan tâm đến khả năng chống đỡ, chịu đựng của doanh nghiệp.
Theo tôi, nhà nước nên tính toán, giảm bớt tỷ lệ huy động từ thuế vào ngân sách, như thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 25% thì có thể giảm xuống cũng là một cách hỗ trợ trực tiếp và kịp thời cho doanh nghiệp lúc này.
Nguồn: SGTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét