Tôi năm nay ngoài 30 tuổi là công chức nhà nước. Thu nhập của tôi mỗi tháng chỉ khoảng 5 triệu đồng. Xin chương trình tư vấn giúp tôi cách thức hoạch định tài chính phù hợp để có thể đối phó với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra (Mai Lâm).
Không bao giờ là quá sớm hay quá muộn cho việc lập kế
hoạch tài chính cá nhân, nhưng nếu bắt tay thực hiện từ sớm, bạn càng có
nhiều cơ hội để tận hưởng đến một cuộc sống sung túc. Lộ trình xây dựng
kế hoạch tài chính theo độ tuổi như sau:
Lúc trẻ mới sinh: Mua bảo hiểm cho con và cha mẹ ngay
từ khi còn nhỏ sẽ là một sự bảo đảm tài chính lâu dài dành cho cuộc đời
con. Con cái sẽ có một cuộc sống an tâm hơn nếu có chuyện không may xảy
ra với một trong hai người sinh thành. Ngoài ra, mua bảo hiểm cũng là
một hình thức "của để dành" cho con có một khoản kha khá sử dụng trong
những việc lớn sau này như: trang trải học phí đại học, lập gia đình
hoặc khởi nghiệp kinh doanh...
Độ tuổi lên 10: Thời điểm này con cái cần được hướng
dẫn những thói quen tiêu xài tốt và giúp chúng xây dựng nền tảng cho
những thành công sau này. Hãy giúp con mình biết cách quản lý chi tiêu
và tự lập về tài chính, biết tiết kiệm tiền dựa trên sức lao động của
mình.
Độ tuổi 20: Ngay khi đi làm và có thu nhập bạn nên suy
nghĩ đến kế hoạch cho các cột mốc cuộc đời sau này: cưới vợ, sinh con,
mua nhà, mua xe, bệnh tật, về hưu... Lên kế hoạch và thực hiện tốt sẽ
đảm bảo cho bạn một cuộc sống an tâm trong hiện tại và an nhàn tuổi về
hưu cùng con cháu.
Ảnh minh họa. |
Độ tuổi 30 - độ chín về gia đình và sự nghiệp: Hãy
tiếp tục tích luỹ cho quỹ dự phòng để đảm bảo sự sung túc cho cả gia
đình. Việc đầu tư một phần quỹ tiết kiệm với sự tư vấn của các chuyên
gia tài chính cũng được khuyến khích, để giúp phát triển nhanh khoản
tiền tiết kiệm của bạn, nhằm đáp ứng mục tiêu và nhu cầu dài hạn. Đồng
thời, bạn thường xuyên cập nhật kế hoạch tài chính mỗi năm theo sự thay
đổi của hoàn cảnh gia đình.
Độ tuổi 40 - giai đoạn chững chạc ổn định về công danh
sự nghiệp: Hãy gia tăng sự đóng góp vào các quỹ tiết kiệm gia đình và
kế hoạch về hưu, bao gồm luôn chi phí học hành của con cái. Hãy khám phá
những hình thức bảo hiểm dài hạn đủ tin cậy trong khi bạn còn đang khoẻ
mạnh. Bắt đầu cân nhắc những nhu cầu cần thiết khi về hưu và đánh giá
kế hoạch tài chính hiện tại có thực sự đảm đương cho gia đình, đối với
những bất trắc có thể xảy ra.
Độ tuổi 50 - giai đoạn hạ cánh an toàn: Hãy suy nghĩ
kỹ kế hoạch về hưu hoàn hảo như việc bạn sẽ làm gì với khoản thời gian
trống, sẽ sống ở đâu và với ai, hay xem xét liệu khi về hưu thì các
khoản thu nhập và chi phí hàng tháng của bạn có thực sự ổn.
Độ tuổi 60 về chiều: Bước vào tuổi nghỉ hưu, một số
người sẽ cảm thấy sốc khi phải thay đổi thói quen làm việc và cuộc sống
của cả nửa cuộc đời trước đó. Nhưng nếu đã chuẩn bị tâm lý tốt từ trước
đó, bạn sẽ không phải ngẩn ngơ khi không còn phải đi làm từ 6 giờ sáng
và tiền bạc thì trở nên eo hẹp hơn. Lúc này là lúc đánh giá lại những
nhu cầu thiết yếu của cuộc sống để điều chỉnh lại cuộc sống của mình
theo một nhịp điệu mới và xác định những nguồn thu nhập đáng tin cậy để
trang trải cho những nhu cầu đó.
Kế hoạch tài chính một khi được bắt tay thực hiện sớm,
càng đảm bảo cho cuộc sống sung túc sau này và đòi hỏi bạn không ngừng
tham gia, cho dù bạn đang ở thời điểm nào của cuộc đời. Bạn có thể thay
đổi kế hoạch bất cứ lúc nào để phù hợp với mục tiêu và sự thay đổi trong
cuộc sống và những lý do buộc bạn phải điều chỉnh phải đặc biệt ảnh
hưởng đối với gia đình và công việc.
Chuyên mục được tư vấn của Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét