Để làm doanh nhân, một yếu tố quan trọng là phải “lì”, kiểu như người ta
đấm bạn hôm trước thì hôm sau bạn vẫn phải có mặt dù có thể bị đấm
tiếp. Những điều này còn hơn 20 tấm bằng MBA cộng lại.
Jen Bilik
Jen
Bilik cho rằng những gì cô thu được còn hơn cả 20 tấm bằng MBA cộng
lại. Cô gọi mình là “chậm mà chắc”. Năm 2002, cô tạm gác công việc hiệu
đính thuê với ý định ngồi viết hồi ký có hình về thời đi học. Thế nhưng
được sự động viên của bạn bè – những người nhận được “tấm thiệp tháng 1”
trong đó liệt kê những lý do tại sao cô không gửi chiếc thiệp trước
ngày giáng sinh và năm mới - cô đã mở Knock Knock, một công ty chuyên
về các loại văn phòng phẩm và quà tặng dí dỏm, hài hước.
Hiện
tại công ty có 24 người, sản xuất gần 300 sản phẩm mỗi năm, trong đó có
những sản phẩm bán rất chạy như con dấu WTF (WTF là viết tắt của “What
the f*ck?”), tờ danh mục đánh dấu những thứ cần đi chợ, những tấm thiệp
“lóng”. Bilik nghiền ngẫm và tự mình sáng tác ra phần lớn số sản phẩm
này trong suốt 5 năm. Từ khi thuê được giám đốc sáng tạo vào năm 2009,
cô dành thời gian và tâm trí để phát triển những món hàng không bằng
giấy cho Knock Knock.
Một sản phẩm văn phòng phẩm của Knock Knock
Hãy nghe Jen Bilik chia sẻ về phong cách làm việc của cô, biết đâu bạn có thể tìm thấy nhiều điều có thể học hỏi trong đó.
Có
nhiều người cổ xúy cho doanh nghiệp sẽ nói: “Điều hành một doanh nghiệp
hay lắm! Hãy thử mà xem!”. Còn tôi, tôi nói: đừng làm trừ khi bạn nhất
thiết phải làm bởi việc này thực sự khó!
Là
một doanh nhân có nghĩa là bạn phải biết những điểm yếu của mình và cố
gắng khắc phục hay bù đắp cho những điểm yếu ấy. Tổ chức, hậu cần là
những thứ thuộc sở trường của tôi nhưng quản lý con người thì không. Tôi
thuộc tuýp người nóng nảy: nếu tôi gặp nhiều sức ép và có cảm giác như
mọi người đang không được sáng suốt cho lắm, tôi sẽ mất kiên nhẫn. Tôi
cũng giống như một người kiếm danh hơn là kiếm lợi và một người tiêu
tiền hơn là tiết kiệm. Vì thế một bài học nữa mà tôi đúc kết được là
phải phân quyền.
Jim
Papscoe - giám đốc điều hành của chúng tôi – “xuất đầu lộ diện” vào năm
2006. Trước đó, anh ấy làm cho Mattel. Jim giám sát hoạt động của công
ty và chịu trách nhiệm về phần lời lãi trong kinh doanh. Tôi đã từng
thấy một quảng cáo trên Craigslist với nội dung “Người có tầm cần tìm
người có tâm”. Tôi thấy được phẩm chất này ở Jim. Anh ấy có thể tiết
kiệm đến từng đồng cắc nhưng khi cần thì vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra. Cứ 2
tuần tôi lại bảo anh ấy: “Jim, anh có thể làm ơn xem giúp mấy cái khoản
chi tiêu cá nhân của tôi có vấn đề gì không? Làm ơn đi?”
Tôi
thuê giám đốc sáng tạo của mình - Craig Hetzer – từ Chronicle Books vào
tháng 9/2009. Là người “vừa đàn vừa ca” của Knock Knock nhưng tôi nhận
thấy rằng đội ngũ nhân viên sáng tạo cũng cần “hòa âm, phối khí” chứ
không thể chỉ phụ thuộc vào mỗi một ngôi sao là xong. Tôi thì vốn giỏi
sáng tạo hơn là đứng nhóm.
Hơn
nữa, tôi lại là cái bóng quá lớn. Vì thế, ba tuần sau khi anh ấy bắt
tay với công việc, tôi xin nghỉ một mạch mười tuần để đi Utah tĩnh
dưỡng. Bỏ lại sau lưng quãng thời gian kiệt sức vì phải làm việc tới 90
tiếng/tuần, ở Utah tôi tập trung vào ăn uống bồi bổ và tập thể dục.
Quyết định ấy thật sáng suốt. Vắng tôi, công việc ở công ty vẫn trôi
chảy và Craig đã chủ động để tạo ra được “dàn hợp xướng” của riêng mình.
Trước
khi ăn hay tắm sáng, tôi xử lý hết các email liên quan tới công việc và
đọc các email đăng ký, hầu hết là liên quan đến xuất bản như tờ
Publishers Weekly hay những thông tin câp nhật về việc mua bán quà tặng
và văn phòng phẩm. Tôi cũng cực kỳ nghiện các trang bán hàng kiểu giờ
vàng như One Kings Lane và Fab.com. Tôi mới chuyển nhà đến Venice vào
tháng 4 vừa rồi vì thế tôi đang trong “cơn” thích cải tạo nhà. Tôi rất
coi trọng thiết kế, bài trí và mê sưu tầm đồ có giá trị nghệ thuật.
Tôi
thích dành buổi sáng để tập thể dục, thăm khám và trị liệu. Tôi là
người cực kỳ tin vào hiệu quả của tâm lý trị liệu – tất nhiên tôi cần
đến kiểu trị liệu này và chắc rằng đồng nghiệp sẽ bớt yêu tôi hơn rất
nhiều nếu tôi không đi gặp bác sỹ tâm lý.
Hộp giấy nhắc việc độc đáo của Knock Knock
Đến
khoảng 11 giờ trưa, tôi đi bộ 400m đến văn phòng của mình, dắt theo hai
con chó. Tôi ghét những cuộc họp vô bổ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang
tìm cách để tôi có thể nắm được tình hình. Mới đầu, chúng tôi tổ chức
họp chỉ để cập nhật thông tin cho tôi kiểu như: “Phòng kinh doanh xin
báo cáo tình hình”. Điều này làm tôi cảm thấy mình giống như công nương
phiền nhiễu.
Hiện
tại , chúng tôi chỉ tổ chức họp thông báo tiến độ công việc vào thứ ba
hàng tuần lúc 11h45. Đối tượng là toàn bộ đội ngũ quản lý và thời gian
họp dao động từ 45-90 phút. Mục tiêu là nhằm lấy ý kiến phản hồi của tất
cả mọi người.
Với
dòng sản phẩm chính, cứ 6 tháng một lần, chúng tôi lại tung ra 45-50
sản phẩm đơn lẻ, tương ứng với 6-7 series sản phẩm mới và một số sản
phẩm cải biên. Ngoài ra, chúng tôi cũng làm khoảng 200 sản phẩm theo đơn
đặt hàng cho các nhà bán lẻ như Urban Outfitters và Target. Đơn đặt
hàng đầu tiên của Target là một bộ du lịch gia đình gồm thẻ hành lý, sổ
nhật ký, danh mục đánh dấu đồ mang theo, trò chơi bingo đi đường
(Roadtrip Bingo). Vừa rồi chúng tôi còn làm cho cả Costco bộ sản phẩm
văn phòng “siêu độc”.
Dù
tôi không quản lý sản phẩm ở cấp vi mô nhưng tôi vẫn luôn có những ý
tưởng mới. Nếu đang lái xe, tôi sẽ ghi âm lại ý tưởng đó vào iPhone hay
gửi emai ý tưởng cho chính mình khi đèn đỏ. Nếu đang lướt web, tôi gửi
link vào mail của mình. Nhưng bất kể là khi làm việc gì đó hay chỉ ngồi
xem TV thôi thì ý tưởng luôn xuất hiện.
Bút bi vỏ gỗ của Knock Knock
Trước
kia, tôi hay ghi lại ý tưởng vào một cuốn sổ nhưng không hiểu sao cứ
lúc nào cần đến là tôi lại không cầm sổ theo. Để tránh tình trạng đó,
giờ tôi tự email cho mình tất cả các ý tưởng đến bất chợt cũng như những
việc tôi sẽ phải làm. Lúc thì tôi đánh vài chữ, lúc thì vẽ phác ra trên
Illustrator hoặc Photoshop rồi lưu lại và gửi đi. Có lúc tôi còn chụp
màn hình cả bức thư điện tử. Trên server của chúng tôi có riêng một
folder để chia sẻ tài nguyên. Nếu tôi có ý tưởng phát triển sản phẩm,
tôi sẽ lưu vào folder đó. Quan trọng là tổ chức, sắp xếp thế nào mà tôi
thì lại khá là giỏi về vấn đề này.
Tôi
nhận và gửi từ 200-300 email mỗi ngày (dùng IM hoặc SMS). Như đã nói,
tôi thích dùng email và ghét dùng phone. Tại sao anh phải gọi điện cho
tôi trong khi anh có thể email? Chúa tạo ra email để làm gì? Đi ra đi.
Trước kia, tôi thường có những tình huống trả lời khá là buồn cười trên
email mà đáng ra nên dùng điện thoại gọi thẳng cho rồi.
Nhưng
dần dần, tôi xử lý cũng tốt hơn. Công ty của chúng tôi thực hiện tôn
chỉ “cc, trả lời tất cả”, “nhận rồi, cám ơn nhé”. Nếu bạn gửi thư cho ai
mà họ không trả lời “Nhận rồi, đã chuyển, đang xem xét” thì tức là
email đó không tới được người nhận. Vì thế, quy định mọi phải trả lời
“Nhận rồi” khi thấy email là để làm mình đỡ phải “lăn tăn” mỗi khi giao
việc cho ai mà không biết họ đã nhận được thư chưa.
Triết
lý của chúng tôi là “thoải mái nhưng hiệu quả”. Nhưng thoải mái không
có nghĩa là bạn làm hỏng, làm sai cũng được. Tôi thấy có một số nhân
viên nhầm lẫn hai điều này với nhau. Vì thế, khi phỏng vấn, chúng tôi
rất lưu ý vấn đề này và làm công tác tư tưởng ngay từ đầu cho nhân viên.
Chúng tôi được cái là tuyển thì lâu mà đuổi thì chóng.
Tôi
coi tuyển dụng giống như là đi câu. Chúng tôi áp dụng một số chiêu thức
nhất định vì nếu không, kết quả sẽ không như ý muốn và hậu quả sẽ không
nhỏ. Chúng tôi có một bài test đánh giá phong cách làm việc – nó gần
như là một bài test về tính cách – để xem người mà chúng tôi tuyển dụng
có hòa nhập được không. Chúng tôi thường nhìn vào những điểm như: Đây là
loại người gì? Anh (cô) ta sẽ làm việc ra sao trong một phòng ban cụ
thể? Liệu con người này có khả năng va chạm với người đồng nghiệp mà
chúng tôi đang có không? Điều trớ trêu là khi tuyển dụng, bạn làm việc
với một cái CV nhưng khi tuyển dụng xong, bạn lại làm việc với con
người.
Tôi
thích được nhận những ý kiến phản hồi của nhân viên mình về công việc
tôi đã làm. Nhưng nếu bạn để họ quá tự do nêu ý kiến, bạn có thể làm thứ
bậc trong công ty lộn tùng phèo. Vì thế tôi đang nghĩ đến chuyện làm
cách nào mở cửa cho chuyện này mà không gây tổn hại cho cái uy của người
lãnh đạo.
Hiện
giờ tôi chưa nghĩ ra cách – phần nào vì tôi vẫn là người cảm tính và dễ
để bụng. Có một cuốn sách khá là nổi tiếng đã từng chỉ ra rằng CEO
thường dễ bị thái nhân cách hơn người thường. Không quan tâm đến người
khác nghĩ gì cũng là biểu hiện của thái nhân cách. Tôi thì ngược lại,
lúc nào cũng quan tâm người khách nghĩ gì về mình. Tôi là người ái kỷ
(thích được khen, tự mãn) và việc quản lý nhiều người đã đánh trúng vào
điểm yếu đó, khiến tôi trở nên ám ảnh về mọi thứ gây va chạm.
Tôi
cố gắng làm việc ở nhà vào các ngày thứ sáu. Tôi muốn tập trung nâng
cao tính sáng tạo của bản thân (điều này sẽ tốt cho Knock Knock). Tôi
muốn dành nhiều thời gian hơn cho việc viết lách và các môn nghệ thuật
tạo hình như vẽ, đan, diorama. Trước khi có Knock Knock, tôi tham gia
những khóa học kiểu như đóng sách, làm hộp, vẽ, đan. Cảm giác làm những
thứ tạo hình khiến tôi thư thái hơn nhiều và tôi cũng mê món này kinh
khủng.
Nhãn hộp cơm trưa do công ty Knock Knock thiết kế
Chỗ
ở mới của tôi có cái gara nay đã làm văn phòng và nhà xưởng. Chính vì
thế, chiếc máy khâu của tôi không có cơ hội bỏ xó trong kho. Mọi sức
sáng tạo của tôi là dành hết cho công ty vì thế tôi hy vọng sẽ lại phát
minh ra được nhiều thứ và làm Knock Knock ngày một phát triển.
Một
trong những thách thức lớn của doanh nhân là họ thường khởi nghiệp từ ý
tưởng nào đó chứ không phải vì họ là nhà quản lý giỏi. Hồi đầu, tôi
cũng thế, phải đội cái mũ quá lớn với mình. Tôi không cảm thấy thích cái
chức danh CEO vì nó to tát quá và chỉ coi mình là một người chủ công
ty. Nhưng giờ đây, những gì tôi thu được còn hơn cả 20 tấm bằng MBA cộng
lại. Để làm doanh nhân, một yếu tố quan trọng là phải “lì”, kiểu như
người ta đấm bạn hôm trước thì hôm sau bạn vẫn phải có mặt dù có thể bị
đấm tiếp.
Theo TTVN/Inc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét