Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Thành danh ở xứ người từ “hai bàn tay trắng”.

Chàng trai gốc Việt đã nỗ lực vượt qua những khó khăn nơi xứ người. Từ hai bàn tay trắng anh đã vươn lên giành lấy 4 tấm bằng trong học tập để rồi trở thành Tổng Giám đốc của một tập đoàn kinh tế lớn tại New Zealand.
Anh tên là Nguyễn Trương Khoa, một trong hai đại biểu đại diện cho bà con kiều bào tại New Zealand được Ủy ban người Việt Nam tại nước ngoài (Bộ Ngoại giao) mời về nước tham dự lễ kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Trò chuyện với PV Dân trí về những nỗ lực phi thường để có được thành công ngày hôm nay, anh Khoa đã kể về câu chuyện khó tin của mình, nhưng đó là những sự thật thấm đẫm gian truân và nước mắt…
Thời thơ ấu gian khổ và sự nỗ lực phi thường
Sinh năm 1967 trong một gia đình nghèo tại thành phố Bến Tre, ký ức về một thời thơ ấu gian khổ như một vết lằn rãnh còn hằn in nguyện vẹn trong tâm tưởng Nguyễn Trương Khoa.
Anh Khoa còn nhớ như in những ngày thơ ấu tại Bến Tre, công việc bán vé số của cả hai ba mẹ anh ngày càng khó khăn. Nhìn tấm lưng mẹ oằn xuống sau mỗi buổi chiều trong nỗi lo cơm áo cho hai đứa con đang tuổi ăn học, lòng anh như thắt lại.
Việt kiều Nguyễn Trương Khoa, thành viên Đoàn Kiều bào 34 quốc gia về nước tham dự Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
Rồi những ngày định mệnh cũng đến. Năm 1982, anh trai anh Khoa có cơ hội sang New Zealand còn ba mẹ anh cũng bàn nhau chuyển lên Sài Gòn kiếm sống.
Ở tuổi mười bảy, khi mà những khao khát về cuộc đời đang tràn đầy thì quyết định thôi học để lên thành phố kiếm sống như một vết dao cứa vào tâm can anh. Năm 1984, cả nhà lên Sài Gòn, thuê một căn phòng tạm bợ, cứ mỗi sáng cha mẹ và anh lại chia nhau những tấm vé số chạy bán rong khắp các ngả đường thành phố.
Bất ngờ đến khi người anh trai từ New Zealand gọi điện về nói đã có được một công việc ổn định và muốn đón cả nhà sang. Niềm trăn trở đi hay ở lại bùng lên trong gia đình vì không có một đồng bạc nào trong túi, quan trọng hơn là một mẩu ngoại ngữ giắt lưng cũng không ai có.
Nếu như không thử một lần trước cơ hội thì thực sự đáng tiếc. Chính vì vậy, năm 1990, anh Nguyễn Trương Khoa đã cùng ba mẹ quyết định qua New Zealand với người anh trai.
Anh Nguyễn Trương Khoa đã tham gia vận động, quyên góp và trao tiền ủng hộ đồng bào Miền trung bị lũ lụt tháng 10/2010.
Sau một thời gian tạm ổn định cuộc sống tại xứ người, anh được chuyển ngay vào học lớp 7 (tương đương lớp 12) do tuổi đã lớn. Nhưng chỉ một tuần sau, vì không thể theo kịp, anh tự nguyện xin chuyển xuống lớp 3. Lớn hơn các bạn cùng trang lứa rất nhiều, lại không phải là người bản địa, nhiều lần anh bị chê cười vì ai cũng cho rằng anh nên đi kiếm một công việc kiếm sống thay vì đi học từ đầu như vậy.
Thế nhưng, khao khát được học cứ bùng cháy trong ảnh. Anh kể lại rằng ngày ấy, cứ ngoài giờ đi học là anh lại kiếm việc làm thêm để sống, khi thì lau dọn bàn ghế, khi thì làm phu hồ xây dựng. Hơn nữa, muốn theo kịp lớp, anh phải dành thời gian học thâu đêm suốt sáng.
Với nỗ lực phi thường, chỉ 4 năm sau, không những vốn tiếng anh của anh đã thực sự thành thục mà anh đã chính thức đậu vào trường Đại học Victoria University với chuyên ngành chuyên gia kinh tế. Năm 1997, trước khi tốt nghiệp đại học, anh được nhà trường đặc cách học tiếp lên thạc sĩ. Nhưng anh đã lựa chọn học thêm một năm tại trường để tiếp tục lấy tiếp một bằng cử nhân ngành du lịch.
Sau một thời gian đi làm để tạm ổn định cuộc sống, từ năm 1998 đến năm 2000, anh Nguyễn Trương Khoa đã tiếp tục đi học sau đại học và lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành kế toán tại trường đại học Massey. Thành tích cao nhất mà anh đạt được đó là anh đã lấy thành công tấm bằng kiểm toán quốc tế do hiệp hội kiểm toán quốc tế cấp.
Người con thành đạt hướng về nguồn cội
Đến nay, khi đã trở thành Tổng giám đốc Công ty Grey Hound Racinaz có chi nhánh tại nhiều quốc gia trên thế giới, với một tổ ấm hạnh phúc bên người vợ gốc Ấn Độ cùng hai con, anh Khoa vẫn không bao giờ phai mờ hình ảnh tổ quốc Việt Nam trong trái tim.
Anh Khoa tham gia diễu hành mừng Thủ đô nghìn tuổi cùng Đoàn Kiều bào 34 quốc gia trên toàn thế giới về dự Đại lễ
Anh kể lại rằng để thực hiện lời tâm niệm khi xưa, năm 1997, khi vừa cầm tấm bằng cử nhân đầu tiên, anh đã lên sân bay trở về Bangkok (Thái Lan) và về thăm lại Việt Nam trên chính con đường mà ngày nào anh đã ra đi.
Ngay cả trong cuộc sống thường nhật, anh tâm sự rằng cũng luôn cố gắng hết sức để lưu giữ những nét văn hóa Việt trong gia đình. Anh cố gắng dạy hai con nói tiếng Việt và hàng ngày đều qua thăm bố mẹ để được cùng bố mẹ nói chuyện bằng thứ tiếng Việt thiêng liêng của tổ quốc.
Ngoài công việc kinh doanh, hiện tại anh Khoa còn đang là Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - New Zealand. Hàng năm, anh đều được mời về Việt Nam để nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm cùng các bạn sinh viên các trường Đại học kinh tế TPHCM, Đại học Quốc Tế, Đại học Khoa học tự nhiên…
Trở về Việt Nam lần này trong đoàn Việt kiều tiêu biểu tham dự Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, anh không giấu nổi xúc động: “Tôi không thể diễn tả được hết niềm hạnh phúc của mình khi được trở về Thủ đô Hà Nội trong những thời khắc thiêng liêng này. Tôi chỉ biết nói một điều rằng: Tôi là người Việt Nam và tôi mãi mãi tự hào về điều đó”.
Anh Khoa nói rằng: “Nhất định sang năm anh sẽ về Thủ đô Hà Nội với hai đứa nhỏ. Hai đứa con tôi phải được tận mắt thấy Hà Nội. Bởi về Hà Nội là chúng ta được về với cội nguồn - nơi trái tim hồng của đất nướ
Theo DT
Nguồn Sinhviendaily.com

Không có nhận xét nào:

Flag Counter