Ngành
quản trị kinh doanh có các chuyên ngành như: quản trị nhân sự, quản trị
kinh doanh tổng hợp, quản trị chất lượng, quản trị dịch vụ, quản trị du
lịch, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại, quản trị chất lượng,
marketing, quản trị truyền thông…
SV tốt nghiệp chuyên ngành quản
trị kinh doanh tổng hợp, quản trị dịch vụ, quản trị nhân sự… có thể làm
công tác quản lý doanh nghiệp ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất
nhập khẩu, tài chính, tiền tệ; tổ chức và quản lý các cơ sở dịch vụ
chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thể thao. - Tốt nghiệp chuyên ngành quản
trị du lịch có khả năng điều hành một cơ sở kinh doanh du lịch, lập kế
hoạch kinh doanh, tiếp thị du lịch hoặc làm cán bộ quản lý nhà nước
trong lĩnh vực du lịch… - Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị chất lượng
có thể lập kế hoạch, chương trình quản lý chất lượng, xác định chính
sách chất lượng cho công ty, góp phần tạo ra những sản phẩm phù hợp thị
trường với chi phí thấp nhất… - Ngoài ra, Quản trị truyền thông là một
chuyên ngành khá mới, đào tạo các kiến thức cơ bản quản trị doanh
nghiệp và các kiến thức kỹ năng về quản trị truyền thông trong doanh
nghiệp. Chẳng hạn như tổ chức và thực hiện các đợt quảng cáo, khuyến
mãi; tổ chức các sự kiện, xử lý thông tin, thiết lập quan hệ với khách
hàng...
Nhà quản trị kinh doanh là người
có năng lực truyền đạt, điều hành, hoạch định kế hoạch và quản lý. Lãnh
đạo trực tiếp của các nhà quản trị kinh doanh là giám đốc doanh nghiệp
và thuộc cấp của họ là các nhân viên kinh doanh. Vì thế, họ vừa là cánh
tay phải của ông chủ doanh nghiệp vừa là người bạn tri tâm của các nhân
viên.
Trách nhiệm của nhà quản lý kinh doanh
- Xác định kế hoạch kinh doanh, mục tiêu kinh doanh
- Hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh và doanh thu mà công ty đề ra
- Phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp, xác định sản phẩm cần tiêu thụ và sách lược tiêu thụ sản phẩm.
- Quản lý và bồi dưỡng các nhân viên dưới quyền. Xác định, sắp xếp, giám sát các chế độ có liên quan
- Tổ chức các cuộc họp định kỳ để
truyền đạt, sắp xếp các nhiệm vụ công việc đến các nhân viên dưới
quyền. Động viên tinh thần làm việc của nhân viên, giúp nhân viên vượt
qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt công việc
Quản trị kinh doanh cần có các năng lực gì?
Một nhà quản trị kinh doanh tốt cần có những năng lực sau:
- Năng lực khống chế, điều phối sản phẩm và thị trường
- Năng lực bồi dưỡng, quản lý thuộc cấp
- Năng lực phối hợp, giao tiếp với chủ công ty, nhân viên dưới quyền và khách hàng
- Năng lực chấp hành, chỉ huy công việc; tích cực học tập cầu tiến
- Đạo đức nghề nghiệp tốt.
Tố chất của nhà quản trị:
Để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ và hợp tác tốt với chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị kinh doanh cần có những tố chất sau:
- Hiểu ý lãnh đạo doanh nghiệp: Là người gần chủ doanh nghiệp nhất, nhà quản trị kinh doanh cần phải hiểu ý của cấp trên.
- Khả năng truyền đạt tốt: Nhà
quản lý kinh doanh không phải là cái loa chỉ biết lặp lại những gì ông
chủ nói. Họ phải biết cách biểu đạt và diễn giải một số điều mà chủ
doanh nghiệp không thể trực tiếp nói ra.
- Năng lực cao, sắp xếp công việc
thỏa đáng: Cán bộ quản trị kinh doanh giỏi cần có năng lực làm việc
cao, hoàn thành tốt công việc được giao, đề ra mục tiêu cụ thể. Đồng
thời, họ phải sắp xếp nhân sự một cách hợp lý, xử lý công việc có đầu
có cuối.
- Báo cáo kịp thời: Các nhà quản
trị kinh doanh phải vừa giỏi kinh doanh, vừa giỏi quản lý; phải nắm bắt
được diễn biến tình hình và kịp thời phản ánh, báo cáo cho chủ doanh
nghiệp để kịp thời đưa ra những điều chỉnh về phương hướng phát triển,
sách lược, kế hoạch phát triển của công ty đồng thời ổn định tâm lý của
nhân viên trong các trường hợp cần thiết.
Ngành Quản trị Kinh doanh - một
trong những ngành thu hút thí sinh đăng ký đông nhất (theo thống kê
được đăng tải trên báo chí), ra trường dễ kiếm việc – và việc đào tạo
ngành này có hầu hết tại các trường ĐH, các Viện kinh tế trên cả nước
và kiến thức đào tạo của ngành cũng đáp ứng đa dạng vào các hoạt động
kinh tế, mà chủ thể là các doanh nghiệp. Do đó SV tốt nghiệp ngành Quản
trị kinh doanh có thể vận dụng kiến thức của mình để đảm nhận hầu hết
các công việc liên quan đến quản lý thuộc các lãnh vực thương mại, sản
xuất, dịch vụ, xây dựng… Thị trường lao động luôn luôn dành cho SV tốt
nghiệp ngành Quản trị kinh doanh những vị trí thích hợp.
Nguồn sinhviendaily.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét