Những ngành kinh doanh nhiều triển vọng là các ngành có chỉ số thu lời khá tốt hiện nay. Các chuyên gia kinh tế Ấn Độ đưa ra 10 ngành kinh doanh đang hồi phục và có thể phát triển mạnh trong năm sau.
1. Ngân hàng
Trong ngắn hạn, thị trường thẻ
thanh toán sẽ cất cánh cùng với phân khúc bán lẻ. Nhất là ở Ấn Độ, đất
nước dân số đứng thứ 2 trên thế giới, tỷ lệ dư nợ tín dụng bằng 6% GDP.
Theo chuyên gia phân tích Sarabjit Kour Nangra, thuộc công ty môi giới
chứng khoán VAngel Broking đánh giá các ngân hàng tư nhân có nhiều tiềm
năng mở rộng.
2. Ôtô
Nhu cầu mua sắm ôtô luôn song
hành cùng tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân được nâng cao. Các
dự án mở đường cao tốc, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nông
thôn phát triển cũng chính là nhân tố tích cực để nhiều người muốn sở
hữu xe hơi.
3. Công nghệ Thông tin
Quá trình tái cơ cấu của các tập
đoàn tài chính sẽ cần đến một số lượng lớn các chương trình máy tính
mới. Đây cũng chính là thời cơ thuận lợi để các công ty tin học chớp cơ
hội làm ăn. Không chỉ có vậy, các công ty này còn tìm được thị trường
sử dụng dịch vụ CNTT ngay tại trong nước, ở các dự án nâng cấp đô thị,
làm đường, hệ thống quản lý y tế - giáo dục.
4. Bán lẻ và mua sắm trực tuyến
Những gói kích cầu liên tục được
các chính phủ đưa ra nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng
hóa. Không những thế, tại các nước đang phát triển còn nổi lên một làn
sóng tiêu dùng mới, đó là những người trẻ tuổi có thu nhập cao. Thanh
niên tiêu dùng được xem là nhân tố chính tạo ra sự đi lên mạnh mẽ của
ngành bán lẻ. Ngoài ra, tiết kiệm thời gian và tiện lợi có lẽ là những
yếu tố đầu tiên khiến người tiêu dùng chọn phương thức mua sắm trực
tuyến. Nhờ vào những tiện ích của phương thức mua bán này mà khách hàng
sẽ không phải mất nhiều thời gian cho việc đi xem và chọn lựa hàng hóa,
tham khảo giá cả mà chỉ cần lướt web là đã có thể tìm được câu trả lời
cho mình.
5. Truyền thông, giải trí
Là một trong những ngành công
nghiệp có tốc độ phát triển nhanh nhất của Ấn Độ, các sản phẩm nội dung
sản xuất ra được phát hành trên thị trường các nước và đặc biệt tại khu
vực Nam Á. Thị trường truyền thông giải trí vì vậy vẫn có nhiều cơ hội
phát triển, mở rộng và thu hút các nhà đầu tư nhảy vào làm ăn.
6. Nghiên cứu và chuyển giao
Với lợi thế chi phí thấp, các cơ
sở nghiên cứu và bào chế thuốc của Ấn Độ hiện nay đã trở thành bộ phận
không tách rời của các tập đoàn dược liệu đa quốc gia. Thành công lớn
của ngành dịch vụ thuê ngoài đã khuyến khích nhiều nước tiếp tục học
tập và đi theo mô hình này. Số vốn đầu tư cho các dự án sản xuất thuốc
thuê ngoài của các hãng dược phẩm quốc tế được dự báo sẽ tăng đến 31 tỷ
USD.
7. Giáo dục đào tạo
Đến nay, giáo dục đào tạo vẫn duy
trì ổn định sự tăng trưởng. Tuy nhiên, do yêu cầu về nguồn nhân lực
ngày càng gắt gao nên hàng loạt kế hoạch đổi mới đang được đặt ra.
Chính sách xã hội hóa giáo dục và mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài
tham gia cũng đang thu hút được rất nhiều tổ chức và cá nhân gia nhập
thị trường này.
8. Mía đường
Tuy là nước sản xuất đường lớn
thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil nhưng sản lượng hiện nay của Ấn Độ đã
giảm còn 15 triệu tấn vì điều kiện thời tiết mưa nhiều gây ảnh hưởng
đến nguồn nguyên liệu mía. Tính cả số lượng đường lưu kho thì nước này
vẫn cần nhập khẩu hơn 1,5 tấn để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong
nước. Dự báo tình trạng thiếu đường sẽ còn diễn ra thường xuyên hơn do
mùa vụ thu hoạch mía sắp tới không được mùa. Giá cả tăng cao hiện nay
được xem như dấu hiệu tích cực đối với các công ty kinh doanh mặt hàng
thực phẩm này."
9. Kim loại
Kế hoạch kích thích kinh tế của
Trung Quốc càng làm thị trường sắt thép tăng nhiệt. Nền kinh tế tăng
trưởng nhanh nhất thế giới này hàng năm phụ thuộc phần lớn vào nguồn
nhập khẩu kim loại nước ngoài để đáp ứng nhu cầu nội địa. Giá các loại
kim loại nhôm, đồng, kẽm, thép và sắt đã hồi phục giúp cho các đại gia
trong ngành bắt đầu ăn lên làm ra và dấu hiệu tăng trưởng lâu dài được
thể hiện rõ rệt.
10. Xi-măng
Nhu cầu nội địa đối với loại vật
liệu này được dự báo tăng mạnh trong 2 năm tới. Riêng Ấn Độ đã công bố
đưa một số nhà máy mới vào sản xuất với năng suất 85 triệu tấn mỗi năm.
Nguồn cung cấp dồi dào có thể dẫn đến sức ép giảm giá xi-măng trong
ngắn hạn, tuy nhiên khi thị trường nhà ở hồi phục hoàn toàn và phát
triển ổn định thì ngành sản xuất này sẽ bộn thu.
Theo (Economic Times/VTC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét