Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

13 tuổi xuất ngoại, mơ làm chủ trên đất khách

Đến đất khách từ năm 13 tuổi, Mitchell Pham (tên Việt là Phạm Đăng Khoa) đã xác định không làm thuê cho người bản xứ.

Doanh nhân người New Zealand gốc Việt Mitchell Pham (trái). Doanh nhân người New Zealand gốc Việt Mitchell Pham (trái).

Trong gần 5.000 ứng viên đại diện cho nhiều ngành nghề đến từ nhiều nước, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã vinh doanh 190 nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu vào tháng 3.2011. Trong đó có doanh nhân người New Zealand gốc Việt Mitchell Pham (tên Việt là Phạm Đăng Khoa), nhà sáng lập và Giám đốc của Tập đoàn Công nghệ Phần mềm Augen. Để được vinh danh, ứng viên phải có thành tích nổi bật trong vai trò lãnh đạo ở tầm quốc tế và có những hoạt động phát triển xã hội.

Tập đoàn Augen của Mitchell Pham thuộc nhóm 50 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất tại New Zealand từ năm 2006. Mitchell Pham cũng là thành viên của mạng lưới doanh nghiệp có ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương khi anh liên tục mở rộng mạng lưới kinh doanh tại các nước trong khu vực hơn chục năm qua. Năm 2011, Mitchell Pham trở thành một trong những CEO gốc Việt được truyền thông thế giới chú ý nhiều nhất.

Mitchell Phạm và Augen Software Group
• Năm 1994: Tốt nghiệp Đại học Auckland, chuyên ngành Công nghệ Thông tin, Tiếp thị và Quản lý.
• Năm 1993: Thành lập Công ty Augen cùng một số người bạn đến từ Hàn Quốc, Đức và New Zealand. Ý tưởng ban đầu là phát triển phần mềm cho ngành giáo dục.
• Cũng trong năm này, Augen có khách hàng đầu tiên là Douglas, một trong những tập đoàn dược phẩm lớn nhất của Úc. Đó là mốc đánh dấu sự thành công đầu tiên của Augen và Mitchell Pham.
• Năm 2000: Khách hàng lớn của Augen bao gồm ngân hàng, quỹ quản lý nhân lực, tập đoàn công nghiệp nặng, công ty bảo hiểm, công ty sản xuất và ngành giao thông vận tải. Augen đã làm dự án tại các thị trường New Zealand, Úc, Malaysia, Singapore và Anh.
• Tháng 11.2005: Augen mở công ty con tại TP.HCM.

Với anh, việc được vinh danh có ý nghĩa như thế nào?

Vinh dự này đôi khi thật khó tin bởi trong đợt này có khá nhiều người trẻ, theo đánh giá của tôi, là kiệt xuất. Tuy nhiên, đối với tôi, đây là cơ hội có một không hai mà tôi sẽ nắm bắt bằng cả hai tay. Tôi hy vọng trong những năm tới, mạng lưới này sẽ tạo thêm nhiều điều kiện để tôi tiếp tục phát triển cá nhân lẫn doanh nghiệp và công việc xã hội.

Tuy nhiên, niềm vui của chúng tôi là giải thưởng của Augen vừa nhận tại Hồng Kông vào tháng 10.2011 vừa qua. Đó là giải thưởng Red Herring Top 100 Asia Awards, dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu tại châu Á-Thái Bình Dương trong lĩnh vực sáng tạo.

Trong Tập đoàn Augen, năm qua có công ty con nào được bán đi và có công ty nào được mua về như kế hoạch anh từng chia sẻ trước đây?

Mục tiêu của tôi và Tập đoàn Augen trong 3 năm qua là phát triển mạnh, bền vững, củng cố nền tảng chúng tôi đã xây dựng lên. Mục tiêu này chúng tôi đã hoàn thành. Những công ty còn lại mạnh hơn trước rất nhiều. Từ nền tảng này, chúng tôi đã bắt đầu thực hiện chiến lược phát triển 2012-2017, tìm kiếm cơ hội mới ở New Zealand, Úc và châu Á. Trong tương lai, có thể chúng tôi sẽ có thêm một số công ty con trong lĩnh vực môi trường, năng lượng sạch... tùy theo nhu cầu thị trường.

Có phải ngành công nghệ phần mềm đang hồi sinh?

Chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, đã có những dấu hiệu lạc quan. Doanh thu công ty tăng 50-100% so với cùng kỳ năm 2011, thậm chí tốc độ tăng trưởng cao hơn trước thời khủng hoảng. Trong năm nay, Công ty Augen Vietnam sẽ tăng tốc làm sản phẩm riêng cho khách hàng tại New Zealand. Trước năm 2004, Augen chỉ gia công cho khách hàng, nhưng từ sau năm 2004 đến nay, Công ty đã đủ tài lực tự làm sản phẩm mới cho khách hàng.

Châu Á có vẻ là vùng đất hứa cho các tập đoàn công nghệ đến từ châu Âu, Mỹ?

Bạn nói đúng. Tôi cho rằng Việt Nam là vị trí chiến lược để chúng tôi phát triển ra thị trường Đông Nam Á và cả Trung Quốc. Nhiều người hỏi tôi, làm thế nào để gia nhập thị trường Việt Nam tốt nhất. Tôi nói, một doanh nghiệp nhỏ, tài chính có hạn, nên nghĩ đến việc lập văn phòng đại diện, tìm hiểu thật kỹ và tận dụng mọi mối quan hệ, khả năng có thể. Hãy thường xuyên đến thăm các nước châu Á, ở lại đó vài tuần, đong đếm cảm giác của một nhà kinh doanh và chớp ngay cơ hội khi có thể. Thị trường này phong phú và luôn có sự mới mẻ nên đừng quá ngần ngại rồi đánh mất cơ hội.

Chọn đầu tư tại châu Á, anh có tiên liệu những rủi ro có thể xảy ra?

Khi vào thị trường mới lúc nào cũng có nhiều rủi ro, cho nên chúng tôi không bao giờ tự làm một thân một mình. Chiến lược cơ bản của chúng tôi là bắt tay, hợp tác, làm chung và chia sẻ lợi nhuận. Augen có khả năng làm việc được với cả hai nền văn hóa Đông và Tây, giữa châu Úc và châu Á. Đây là một sức mạnh lớn mà chúng tôi sẽ luôn tìm cách áp dụng tối đa, từ lúc nghiên cứu cho đến khi khai thác thị trường. Làm việc chặt chẽ với cả hai bên tạo cho chúng tôi nhiều điều kiện để tiên liệu và quản lý rủi ro.

Trở lại với câu chuyện ngày xưa. Anh đến New Zealand năm 13 tuổi. Theo anh, điều gì khiến một người trẻ gặp nhiều khó khăn nhất khi gia nhập một cộng đồng mới?

Tôi nói thế này có thể bạn không tin. 13 tuổi hay không 13 tuổi, tôi đã mơ làm chủ chứ không làm thuê cho người bản xứ. Tôi đã mơ như vậy dù tại thời điểm đó, tôi còn phải chạy ăn từng bữa. Tôi nghĩ tất cả những khó khăn chỉ là những thử thách ý chí của mình, miễn là bạn có quyết tâm để hòa nhập và trưởng thành.

Bí quyết nào để cậu bé 13 tuổi thực hiện giấc mơ đó?

Tính kiên cường. Chăm chú bước đi thì trước sau gì cũng sẽ đến.

Vậy khi đã trở thành ông chủ rồi, anh còn mơ gì nữa không?

Còn chứ, tôi mơ phải mang kinh nghiệm, kiến thức, khả năng và phương tiện này về làm việc ở Việt Nam. Tuy nhiên, giấc mơ đó đến không nhanh như tôi mong muốn. Augen được thành lập tại New Zealand từ năm 1993 nhưng đến năm 2005, tôi mới mở được công ty con tại Việt Nam và xây dựng mô hình hoạt động quốc tế cho chuẩn thì chỉ mới được từ 2 năm trở lại đây.

Theo Hằng Nga 
NCĐT

Xuất ngoại làm thuê, về quê làm ông chủ

Nhiều lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài về đã tạo dựng cơ đồ bạc tỷ, trở thành những ông chủ thực sự giàu có ở các vùng quê nghèo.

Anh Thành (giữa) đang trao đổi với khách hàng có nhu cầu thuê xe. Ảnh: P.C. Anh Thành (giữa) đang trao đổi với khách hàng có nhu cầu thuê xe. Ảnh: P.C.
Nhiều lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài về đã tạo dựng cơ đồ bạc tỷ, trở thành những ông chủ thực sự giàu có ở các vùng quê nghèo.

Ông chủ tiệm vàng

Anh Đặng Huy Dũng, sinh năm 1974, quê xã Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) xuất ngoại sang Hàn Quốc làm việc năm 2003. Trước khi đi, anh Dũng làm nghề tự do, thu nhập bấp bênh.

Ở vùng quê nghèo Cẩm Lộc, ngoài làm ruộng, anh Dũng cũng như số đông thanh niên trong xã không biết phải làm gì để tăng thu nhập cho gia đình. Trăn trở mãi, anh quyết định đăng ký đi làm việc ở nước ngoài.

Thời điểm 2003, phong trào xuất khẩu lao động (XKLĐ) lan về các xã, huyện trong toàn tỉnh Hà Tĩnh. Hồi đó, vì quá nghèo, hàng ngàn thanh niên ở khắp các làng quê nghèo của Hà Tĩnh đã tìm đường ra nước ngoài để làm giàu bằng con đường XKLĐ.

Người vay được nhiều tiền thì chọn thị trường thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc; người không vay được tiền chọn các thị trường chi phí thấp như Malaysia.

Sau khi quyết định lựa chọn thị trường Hàn Quốc, anh Dũng bàn với gia đình tiến hành huy động tiền trong họ hàng. “Khi sang Hàn Quốc, tôi được vào làm ở một nhà máy điện tử.

Công việc và thu nhập rất tốt. Mỗi tháng sau khi trừ chi phí, cất giữ được khoảng hơn 1.000 USD” - anh Dũng cho biết. Quãng thời gian gần 5 năm làm việc ở Hàn Quốc, anh Dũng chi tiêu tiết kiệm và đã gửi về nhà được khoảng 1 tỷ đồng. Nhờ đó, cuộc sống gia đình trở nên khấm khá, không còn túng quẫn nữa.

Sau khi về nước, anh Dũng nghĩ nếu tiếp tục không có việc làm thì tiền có nhiều mấy rồi cũng hết. Bằng kinh nghiệm học hỏi được khi còn làm việc ở Hàn Quốc, anh đầu tư thời gian đi học nghề chế tác vàng trang sức. “Nếu làm được nghề vàng thì cuộc sống gia đình mới trở nên giàu có” - anh Dũng nói.

Trong quá trình học chế tác vàng, anh Dũng đồng thời quyết định mua đất xây nhà, lấy vợ. Căn nhà hai tầng khang trang, tiện nghi đầy đủ nằm ở mặt tiền đường quốc lộ giờ bán cũng bạc tỷ.

Năm 2011, anh Dũng bỏ ra gần 3 tỷ đồng đầu tư, mở cửa hàng kinh doanh vàng bạc Dũng Thương.

“Được cơ ngơi như ngày nay là nhờ khoản tiền tích lũy khi còn làm việc ở nước ngoài. Trước đây, có nằm mơ, tôi cũng không nghĩ mình sẽ xây được nhà, mở được cửa hàng vàng...” - anh Dũng vui vẻ.

Anh còn khoe rằng chị Thương - vợ anh vừa sinh một bé trai kháu khỉnh. Cửa hàng vàng Dũng Thương giờ đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người dân trong xã.

“Ở xã Cẩm Lộc, không phải ai cũng làm được như anh Dũng. Tài sản bạc tỷ của anh chị Dũng - Thương là giấc mơ của nhiều người dân nghèo nơi đây khi quanh năm chỉ trông cậy vào vài sào ruộng” - chị Nguyễn Thị Mơ, một người bạn thân thiết của anh Dũng cho biết.

Đại gia cho thuê xe tự lái

Anh Đinh Viết Thành, sinh năm 1978, giờ đã thành người nổi tiếng trong giới cho thuê xe tự lái ở TP Vinh (Nghệ An). Doanh nghiệp tư nhân Hải Thành của anh giờ đã trở thành địa chỉ cho thuê xe ô tô tự lái lớn vào loại nhất nhì thành phố này.

Quê ở xã Hưng Thịnh (Hưng Nguyên, Nghệ An), một vùng quê nghèo, đất đai cằn cỗi. Sau khi học hết cấp ba, không công ăn việc làm, anh Thành rời quê nghèo xuống TP Vinh kiếm việc làm.

Không nghề, không đồng vốn trong tay nên làm gì cũng khó. “Làm bưng bê ở quán cà phê suốt ngày mà mỗi tháng chỉ được 600 ngàn đồng” - anh Thành nói.

Trong khi đang chán nản, có người khuyên anh nên đi XKLĐ Hàn Quốc. Sau khi suy nghĩ thiệt hơn, anh về bàn với bố đi cắm sổ đỏ để có tiền ra Hà Nội ăn học. Trong đầu luôn nung nấu ý chí là phải bằng mọi giá để sang được Hàn Quốc làm việc.

Năm 2002, khi mới tròn 24 tuổi, anh Thành sang Hàn Quốc. “Làm việc ở Hàn Quốc mỗi tháng có thu nhập từ 1.000-1.500 USD. Ông chủ quý nên truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý trong kinh doanh” - anh Thành nói.

Từ khi còn làm việc tại Hàn Quốc, anh Thành đã ấp ủ ước mơ trở thành ông chủ. Để biến giấc mơ thành sự thật, anh Thành gửi tiền về nhà, nhờ bố mua một mảnh đất 90m2 tại đường Trần Hưng Đạo (phường Đội Cung, TP Vinh, Nghệ An).

Với số tiền tích cóp được hơn 1,2 tỷ đồng, khi về nước, anh mua vàng và xây dựng nhà để sau này mở văn phòng công ty.

Nhận biết tại TP Vinh nhu cầu người dân đi lại rất lớn, trong khi các cơ sở cho thuê xe ô tô tự lái lại đang trong tình trạng manh nha, toàn xe cũ nên không thu hút được khách hàng.

Sau khi ra Hà Nội tham khảo các mô hình cho thuê xe ô tô tự lái, anh Thanh quyết định thành lập Doanh nghiệp tư nhân Hải Thành. Hiện, doanh nghiệp của anh Thành có hàng chục chiếc xe ô tô cho thuê tự lái có trị giá 400 triệu đến trên 1 tỷ đồng/xe.

Để làm hài lòng thượng đế, anh Thành chủ yếu mua xe mới. Xe của doanh nghiệp Hải Thành có đủ mọi chủng loại từ 4 đến 7 chỗ như: Getz, Lacetti, Innova, Kia Forte, Mercedes Benz...

Theo Phong Cầm
Tiền Phong Online

Vị giám đốc từng làm thuê và bán xôi kiếm sống

Vào Nam với vỏn vẹn 72.000 đồng, làm đủ thuê, rồi ngã bệnh nặng, phải đi bán xôi kiếm sống, anh Phạm Văn Trai đã trở thành giám đốc bằng chính nghị lực và lòng ham học.

Sản xuất hàng mỹ nghệ cũng là thế mạnh của Công ty Như Ngọc Trai. Sản xuất hàng mỹ nghệ cũng là thế mạnh của Công ty Như Ngọc Trai.

Tháng 5-1992, Phạm Văn Trai (làng Mông Lãnh, xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn) xuất ngũ về lại địa phương. Gia đình Trai có tới 9 anh chị em, nhưng chỉ mỗi Trai học hết lớp 12. Ba mẹ già yếu, cả nhà quẩn quanh với 3 sào ruộng và mấy hàng sắn, gia đình thuộc diện hộ nghèo hằng năm hợp tác xã phải cứu tế. Với khát vọng thay đổi vận mệnh, Phạm Văn Trai quyết định hành hương vào Nam.

Vào cuộc mưu sinh

Lên đường vào TP. Hồ Chí Minh mà trong túi chỉ vỏn vẹn có 72 nghìn đồng. Điểm đến đầu tiên của Trai là bến xe Miền Đông. Trả tiền xe hết 70 nghìn đồng, trong túi chỉ còn 2 nghìn đồng. Hỏi giá cuốc xe về Đầm Sen phải mất 20 nghìn đồng, Trai đành nói thiệt với bác xích lô: “Cháu về cơ sở đá mài ở Đầm Sen để làm thuê kiếm sống nhưng trong túi không còn tiền”.

Anh lục trong ba lô ra 2 bộ đồ lính rồi thưa: “Bác lấy đỡ 2 bộ đồ này, không thì bác cho địa chỉ, khi nào làm có tiền cháu sẽ đến trả cho bác”. Không ngờ bác xích lô vui vẻ bảo: “Không sao, bác chở giúp thôi”. Chiếc xích lô khuất dần sau ngọn đèn đường vàng, lòng Trai nặng trĩu, thương cho bác đạp xích lô và thương cả cái phận nghèo khốn khó…

Nhờ sức thanh niên, Trai lao vào làm việc bất kể đêm ngày, nặng nhọc vất vả, cần mẫn mài đá, ráp ghế, làm bia mộ... Thấy Trai làm khỏe, lại khéo tay, chủ trả tiền công cho anh mỗi ngày 3 nghìn đồng, bao cơm trưa và tối. Cuộc sống của Trai chớm nhen nhóm hy vọng thì tai nạn ập đến. Một lần khiêng bia mộ, vì rướn quá sức nên anh bị chấn thương cột sống, đành phải bỏ nghề, sống bằng số tiền chung góp của bạn bè cùng làm thuê.

Không thể nương nhờ mãi bạn bè vì họ còn lo cho vợ con gia đình ở quê, Trai quyết định nấu xôi bán. Mỗi sáng Trai thu tiền bán xôi gần 70 nghìn đồng, gần bằng 1 tháng lương ở cơ sở đá mài. Bán xôi hơn 3 tháng anh tích lũy được gần 2 lượng vàng, số tiền mà anh không thể tưởng với cái cảnh nghèo khó của mình.

Lưng vẫn quặn thắt từng cơn nhưng Trai kiên trì bán xôi buổi sáng. Buổi chiều anh mượn xe đi khắp thành phố tìm thầy chữa bệnh, đông y có, tây y có, rồi đông tây y kết hợp mà bệnh chẳng thuyên giảm. Tình cờ điện về anh Trương Văn Lý - kế toán Hợp tác xã 1 Quế Xuân hỏi thăm gia đình, Trai nói về bệnh tình của mình, thật may mắn lúc đó anh Lý đang theo học nghề đông y.

Theo lời anh, Trai viết thư về nói rõ bệnh tật, vẽ hình lưng người và chấm bút đỏ các điểm đau trên đó. Nhận thư, anh Lý lên Lương y Võ Xuân Đào, chợ Bà Rén (Quế Sơn) bốc liền 2 thang thuốc tức tốc gửi vào. Uống hết 2 thang thì bệnh tình của Trai khỏi hẳn, anh mừng quýnh điện về cám ơn và xin gửi lại tiền thuốc nhưng anh Lý không nhận.

Đổi thay phận người

Bệnh khỏi, Trai nghĩ không lẽ suốt đời mình bán xôi, anh quyết định chuyển sang học nghề trang trí cây kiểng, hoa viên cho anh Nguyễn Vui - Giám đốc Công ty Vĩnh Cửu. Vốn con nhà nông, lại cần cù chịu khó nên ngày đêm Trai mày mò thiết kế, bố trí khuôn viên cây xanh, bồn hoa cây cảnh cho các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn… Đến đâu anh cũng để lại ấn tượng tốt cho khách hàng, tạo được uy tín cho công ty.

Một lần Trai ký và thi công hợp đồng lớn về trang trí cây kiểng, hoa viên cho khách sạn Ngôi Sao tại Dĩ An (Bình Dương), giám đốc công ty rất hài lòng, thưởng nóng cho Trai 500 nghìn đồng, tương đương 1 chỉ vàng hồi đó.

Trên đường về thành phố, nghe Thương - người bạn ở quê điện vào tin anh Lý (người giúp Trai chữa bệnh) đang mổ tiết niệu ở Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Không chần chừ, Trai vào Bưu điện Thủ Đức gửi về số tiền vừa được thưởng nhờ Thương mang ra trao cho anh Lý.

Vị giám đốc từng làm thuê và bán xôi kiếm sống (1)
Anh Trai kiểm tra trang trí nội ngoại thất bằng thạch cao.Ảnh: T.T

Say mê với nghề trang trí hoa viên, Trai có cơ hội gặp được nhiều khách nước ngoài. Một hôm Trai bắt gặp sản phẩm điêu khắc của người Pháp mang qua chào hàng. Làm quen với người bạn Pháp và được đồng ý anh mượn mang về nhà ra khuôn, sản xuất. Sản phẩm này được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, Công ty Vĩnh Cửu cũng phất lên từ đó.

Với vốn ngoại ngữ ít ỏi cộng với lòng kiên trì tự học, quan hệ của Trai ngày càng rộng và có nhiều đối tác làm ăn nước ngoài. Anh dần dà tìm hiểu và nắm được cách thức thi công trần la phông, vách ngăn, trang trí nội ngoại thất bằng chất liệu thạch cao ngoại nhập. Với ý nghĩ táo bạo, Trai triển khai thi công công trình đầu tiên tại số nhà 124, đường Nguyễn Trãi, quận 1 (TP. Hồ Chí Minh). Thi công chỉ có 3 tuần, trừ tiền công, chi phí vật tư, anh lãi gần lượng vàng.

Nhờ công sức đóng góp của Trai mà Công ty Vĩnh Cửu càng ăn nên làm ra. Anh nói với ông chủ ý định mở cơ sở riêng để tiêu thụ lại sản phẩm của công ty. Cửa hàng 553 - chuyên tiêu thụ hàng điêu khắc, trang trí nội ngoại thất bằng sản phẩm thạch cao tại bến xe Miền Đông ra đời.

Về bến xe Miền Đông, anh luôn mong tìm lại bác xích lô ngày nào đã chở anh trong cái đêm vừa đặt chân đến Sài Gòn. Ngày ngày buôn bán qua lại, anh để mắt kiếm tìm và hỏi tông tích bác xe thồ nhưng chẳng ai hay biết, anh còn nhờ mấy người tìm giúp mà vẫn không được…

Trai ký được một công trình do người Hàn Quốc làm chủ đầu tư tại Khu chế xuất Linh Trung (Thủ Đức) trên 3.000m2 với kinh phí gần nửa tỷ đồng. Được sự hỗ trợ vốn của ông Dũng - Giám đốc Công ty Sông Thu (người gốc Đà Nẵng) - nhà cung cấp vật tư, nên công trình bảo đảm được tiến độ và chất lượng. Chủ đầu tư công trình người Hàn Quốc sang kiểm tra thấy ưng ý liền thưởng nóng cho Trai 200 USD.

Tích lũy được số vốn kha khá, tháng 6.2004, Trai bắt đầu thành lập Công ty Xây dựng, thương mại, dịch vụ Như Ngọc Trai, trụ sở tại An Phú Tây, quận Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh). Danh tiếng ngày càng bay xa, công ty anh đảm nhận khá nhiều công trình xây dựng lớn, đặc biệt là các trần nhà, vách ngăn của các siêu thị Metro trên toàn quốc. Hiện công ty anh có gần 200 kỹ thuật, công nhân, hầu hết là con em người Quảng Nam.

Từ người bán xôi ngày xưa nay thành giám đốc, một chàng trai xứ Quảng đã đi lên bằng sự nhẫn nại kiên trì, không chịu cúi đầu trước mọi khó khăn. Trai đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm thanh niên xứ Quảng, dịp tết năm nào anh cũng tổ chức đưa công nhân về quê ăn tết rồi đón họ vào làm việc. Giám đốc Trai cũng thường hay tham gia các hoạt động từ thiện, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh, bởi anh rất thấm thía cái nghèo khó đã đeo bám mình thuở thiếu thời.

Theo THANH TƯỜNG 
Quảng Nam Online

10 năm làm thợ mộc thuê thành giám đốc công ty đồ gỗ

Bằng sự ham học hỏi và cầu tiến, anh Nguyễn Công Ích (xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) từ một thợ mộc đã trở thành Giám đốc Công ty TNHH Mưu Sinh.

Anh Ích giới thiệu sản phẩm của Công ty TNHH Mưu Sinh. Anh Ích giới thiệu sản phẩm của Công ty TNHH Mưu Sinh.
Công ty của anh đã góp phần đưa nghề mộc ở địa phương phát triển, giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động trong xã.

“Từ nhỏ, tôi đã được cha dạy nghề mộc. Năm 1992, tay nghề đã thuần thục, tôi quyết định Nam tiến với mong muốn tìm cơ hội phát triển nghề. Tôi được tuyển vào làm thợ kỹ thuật cho một xưởng chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất ở TP. Hồ Chí Minh”- anh Ích nhớ lại. Năm 1995, anh quyết định ra Hà Nội làm việc.

Sau quãng thời gian lăn lộn bên ngoài, tay nghề đã vững vàng, anh nghĩ không thể cứ đi làm thuê mãi thế này. Nghĩ vậy, năm 2001, với số vốn tích góp được sau hơn 10 năm đi làm thuê, anh quyết định về quê thành lập Công ty TNHH Mưu Sinh chuyên sản xuất đồ gỗ văn phòng cao cấp. Vào thời điểm này, ở Yên Phong chưa có một doanh nghiệp tư nhân nào sản xuất các mặt hàng như công ty của anh.

“Khi thành lập công ty, tôi gặp khó khăn do thiếu lao động, vì ở Bắc Ninh các khu công nghiệp nhiều, phần lớn lao động địa phương đã vào đó làm” - anh Ích kể. Để thu hút lao động vào làm cho mình, anh có nhiều chính sách đãi ngộ như công nhân chỉ làm 26 ngày/tháng, làm ngày Chủ nhật lương tăng gấp đôi, làm đêm sẽ được hưởng 150% lương và được công ty đóng bảo hiểm... Hiện, lương bình quân của mỗi công nhân từ 3-5 triệu đồng/tháng. Công ty của anh đang có 40 lao động.

Các sản phẩm của Công ty TNHH Mưu Sinh do chính anh Ích thiết kế. “Lúc đầu, tôi phải mang đi giao bán, nhưng giờ sản phẩm của tôi đã có thương hiệu, đơn đặt hàng ngày một nhiều, thị trường mở rộng khắp các tỉnh phía Bắc. Mỗi năm doanh thu của công ty từ 25-30 tỷ đồng” - anh Ích cho biết. Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, anh Ích nói: “Phải có lòng yêu nghề, sự ham học hỏi và biết tích lũy kinh nghiệm”.

Theo Lan Dương - Trang Lê
Dân Việt

Những ý tưởng khởi nghiệp: Nghe là thích!

Những con người trẻ trung này đã có các ý tưởng khởi nghiệp rất lạ.

Những ý tưởng khởi nghiệp: Nghe là thích!

Gần đây, xôn xao trong cộng đồng trẻ một chàng trai sinh 1989 với ý tưởng “Cuốn sách cuộc đời” có một không hai. Một cuốn sách trắng với chỉ vỏn vẹn vài dòng chữ: “Bạn đang mong chờ đọc một cuốn sách hay và ý nghĩa về cuộc đời ư? Hãy cầm bút lên và tự viết cuộc đời của chính bạn.” Trước đây chàng trai này đã nổi tiếng với một danh hiệu gọi là “Chàng trai với bản CV không thể không tuyển dụng”. Đó chính là anh bạn Trần Quang Tùng, 8X đời cuối.
Nói về ý tưởng nhào nặn ra cuốn sách Lifebook kì lạ, Tùng cho biết: “Ý tưởng cốt lõi hình thành lifebook là sự chia sẻ niềm tin, mình thực sự muốn truyền cảm hứng sống đến mọi người bằng một cách sáng tạo."
Cuốn sách của Tùng được in 2000 đầu sách và tình hình kinh doanh hiện nay rất khả quan. Tùng cũng cho biết thêm về ý tưởng của anh: "Với việc xuất bản sách mà chỉ có 2000 cuốn thì gần như hoàn toàn không có lãi, và với số tiền đầu tư làm sách đấy dành cho kinh doanh sẽ dễ thu hồi vốn và sinh lợi hơn. 
Có người khuyên nhóm mình nên xin tài trợ của NGO để chạy dự án như vậy sẽ an toàn hơn, hoặc có thể phát sách miễn phí - giảm giá sách để mọi người dễ tiếp cận hơn với Lifebook. Mình thì có suy nghĩ khác, vì sao điều mình muốn làm lại phải phụ thuộc vào người khác, đợi đến khi xin tài trợ NGO hay tổ chức nào đó mới có thể triển khai, mình vẫn quyết định làm vì không muốn ý tưởng chỉ mãi ở trên giấy, nếu thực sự muốn làm thì không nên đắn đo quá nhiều."
Những ý tưởng khởi nghiệp: Nghe là thích! (1)
Bản thân Trần Quang Tùng đã từng vượt lên bế tắc và tư duy lối mòn để tìm được ý nghĩa cuộc sống.
Không đánh vào tâm lý mà đánh vào cái bao tử, chàng trai sinh năm 1990, Nguyễn Bá Quốc đã mở chuỗi 14 của hàng kinh doanh cơm kẹp AppeRice tại thành phố Hồ Chí Minh.
Học sở Singapore về lại từ chối mức lương 3.000 USD ở một công ty sản xuất nhựa, Bá Quốc nung nấu ý tưởng về một loại thức ăn nhanh của riêng người Việt vì anh cho rằng với người Việt Nam, hạt cơm, hạt gạo là “ngọc thực”.
Với vốn đầu tư ban đầu là 1 triệu USD và các dây chuyên sản xuất nhập từ nước ngoài, hiện nay môt ki- ốt của AppeRice cần khoảng 50 – 100 triệu đồng, sau khoảng 3 tháng có thể có lãi và sau 6 – 9 tháng có thể thu hồi vốn đầu tư.
Với ý tưởng mang “ngọc thực” đến gần giới trẻ hơn giữa rất nhiều ông lớn như Burger King, KFC, Lotteria… đang nhảy vào xâu xé thị trường thức ăn nhanh Việt, Quốc muốn cơm kẹp không chỉ là một bữa ăn mà còn là một phong cách sống mới của người Việt trẻ năng động.
Những ý tưởng khởi nghiệp: Nghe là thích! (2)
Nguyễn Bá Quốc - ông chủ 9x
Chán môi trường làm việc nhàm chán ở chốn văn phòng: sáng xách cặp đến, chiều lại xách cặp về, chàng trai Nguyễn Lương Huy Hoàng tập tễnh bước qua Châu Phi lập nghiệp với số vốn 5000 USD, kinh doanh một cửa hàng Game Playstation.
Với hơn 1 năm hoạt động, chàng trai 23 tuổi này đã sở hữu cửa hàng thứ 2 và đang từng bước mở rộng dịch vụ của mình ra mảng kinh doanh buôn bán thiết bị điện tử. Thu nhập hằng tháng của anh chàng này là 1.500 USD, một con số đáng mơ ước với các bạn trẻ cùng tuổi tại Việt Nam.
Khi đọc được những bài báo viết về Hoàng, những bạn trẻ không giấu đi vẻ ngưỡng mộ vì một chàng trai mới ra trường, dám nghĩ dám làm. Hoài Châu (22 tuổi, sinh viên Đại Học Ngoại Thương) cho biết: “Không phải ai cũng dám khởi nghiệp, lại càng ít người dám khởi nghiệp ở một vùng đất hoàn toàn xa lạ như vậy. Mỉnh rất phục tinh thần, ý chí và ý tưởng kinh doanh này của anh ấy.”.
Những ý tưởng khởi nghiệp: Nghe là thích! (3)
Nguyễn Lương Huy Hoàng - ông chủ tại Châu Phi
Giới trẻ ngày nay dũng cảm
Hiện nay, đang có rất nhiều ý kiến nói về vấn đề người trẻ ngày nay sống nhạt, thiếu độc lập. Như ông Giản Tư Trung, Chủ tịch sáng lập Tổ chức Giáo dục PACE, đã nói: “Chúng ta có những cá nhân dữ dội, nhưng không có một thế hệ dữ dội vì dữ dội thì đã tạo nên một đất nước dữ dội rồi.” Và nhạc sĩ Dương Thụ thẳng thắn nhận định: “Thế hệ trẻ thiếu tính độc lập, mất phương hướng và không có chỗ dựa tinh thần, không có lý tưởng và giá trị để theo đuổi.”
Tuy nhiên, với nhiều ý tưởng táo bạo và mới lạ, giới trẻ Việt Nam đang dần dần tìm lại được tiếng nói của mình thông qua những hành động thực tiễn, dám nghĩ dám làm. Tất nhiên, trên những bước đường khởi nghiệp vẫn còn rất nhiều trăn trở, như anh chàng điển trai Huy Hoàng đã tâm sự: “Có những lúc làm ăn không được, đâm ra chán nản. Nhiều ngày thu thập chỉ bằng nửa ngày bình thường. Nản lắm, có khi muốn bỏ cuộc về nhà.”
Khi được hỏi về vấn đề rẽ lối đi riêng của giới trẻ ngày nay, anh chàng Quang Tùng không ngại chia sẻ quan điểm: "Theo quan điểm cá nhân mình thì trong một thị trường hội nhập và cạnh tranh gay gắt hiện nay, một công ty mới khởi nghiệp cần tạo ra được giá trị khác biệt đáp ứng được nhu cầu từ khách hàng mục tiêu, tập trung khai thác điểm mạnh và xây dựng đội ngũ nhân sự nền tảng, nhưng cũng luôn phải thực tế và học hỏi, áp dụng kinh nghiệm từ mô hình kinh doanh đi trước."
Trong một hội thảo về tinh hoa thế hệ trẻ 2012 do IPL tổ chức. Trước vấn đề thế hệ trẻ và thế hệ cha anh, Anh Huỳnh Văn Sơn, giám đốc của Tiki, đã nói: “Thế hệ trẻ ngày nay đã dũng cảm hơn.”

Trong những lạc lối đi tìm kiếm con đường cho mình, đâu đó có những ý tưởng rất táo bạo đang nảy mầm và làm bệ phóng cho một thế hệ Việt Nam phát triển. Và những cá nhân như Hoàng, như Tùng, như Quốc… sẽ là một trong những tiên phong cho một thế hệ khởi nghiệp bùng nổ ý tưởng.
Theo Nhịp cầu Đầu tư

Ông chủ ô mai Hồng Lam khởi nghiệp bằng… âm 20 cây vàng

Lèo lái doanh nghiệp vững bước đi lên bằng đổi mới.

Ông Nguyễn Hồng Lam – Giám đốc Công ty TNHH Hồng Lam. Ông Nguyễn Hồng Lam – Giám đốc Công ty TNHH Hồng Lam.
Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang lộ rõ dấu hiệu suy thoái. Trong bối cảnh khó khăn chung, mỗi doanh nghiệp phải hoạch định cho mình một lối đi riêng để có thể giữ vững thị phần hiện nay, chưa nói đến tiếp tục tăng trưởng bền vững. 

Để đạt được những mục tiêu về tăng trưởng, rõ ràng mỗi doanh nghiệp cần phải tiến hành kinh doanh theo cách mới. Một trong những doanh nhân liên tục áp dụng chính sách đổi mới, dẫn đầu trên thị trường phải kể đến doanh nhân Nguyễn Hồng Lam – Giám đốc Công ty TNHH Hồng Lam cung cấp gói giải pháp tinh hoa quà Việt với ô mai là sản phẩm chủ đạo.

Thời gian gần đây xuất hiện khá thường xuyên trên truyền hình, báo chí xung quanh các đề tài về đổi mới sáng tạo, ẩm thực, văn hóa, bảo vệ môi trường, song ông Nguyễn Hồng Lam chưa bao giờ nói về mình, bởi theo ông doanh nhân chỉ là người ẩn đằng sau những sản phẩm/dịch vụ mình cung cấp cho xã hội. Nhưng lần này, PV CafeBiz có cơ duyên được trò chuyện để hiểu hơn về con đường lập nghiệp của người đàn ông làm ô mai ngon nức tiếng Hà thành này.

Bộ đội thức thời làm kinh doanh

Ông Nguyễn Hồng Lam vốn là một nam sinh Học viện Kỹ thuật Quân sự. Sau đó, ông học điện ảnh tại Leningrad (nay là St Petersburg, Nga). Về Việt Nam, ông ứng dụng được khá nhiều thành tựu nghiên cứu vào nghề điện ảnh. Nhưng rồi nhận ra điện ảnh là nghề “kẹ” của nền kinh tế, trong khi nghề kỹ thuật của điện ảnh còn “kẹ” hơn, không giúp ông phát huy trí sáng tạo và năng lực bản thân. Năm 1990, ông quyết định ra quân sau 16 năm phục vụ trong quân đội để bắt tay làm kinh doanh. 

Nói “kinh doanh” cho oai, chứ thực ra “mình buôn bán để tự cứu sống mình” với đủ thứ nghề từ môi giới, may mặc, dệt len, in hoa, nhuộm vải,… ông Lam cho biết. Tưởng chừng sẽ dừng chân ở nghề kinh doanh vật liệu xây dựng, nhưng nhận thấy nghề này có nhiều bất cập như tham nhũng, gửi giá,… ông quyết định ra làm riêng chứ không làm ăn kiểu “chân trong, chân ngoài” như trước đây.

Chính thức giã từ môi trường quân đội, ông rẽ thẳng sang con đường kinh doanh bắt đầu bằng nghề chế biến nông – lâm sản. Trong một lần xuất tăm tre sang Trung Quốc, ông gặp một người đặt trám khô. Thương vụ đầu tiên cung cấp trám khô cho biên giới phía bắc mang về cho ông số tiền lãi 1 triệu đồng. 

Năm 1992, ông chung vốn với một người anh mua một quầy hàng ở chợ Đồng Xuân, chủ yếu bán buôn từ chỗ này sang chỗ khác. Nhận thấy nghề buôn hoa quả khô đem lại lợi nhuận thấp, lại bấp bênh, ông quyết định học chế biến.

Nhờ óc tổ chức tốt, công việc kinh doanh của ông trở nên “ăn nên làm ra”. Khi làm may mặc, ông mua vải thuê người may, ráp áo và có lãi trong nghề. Buôn hoa quả khô, ông bán sỉ cho các cửa hàng “ăn” chênh lệch. Thế nhưng, đầu thập niên 90 đang có “mốt” đi buôn ở biên giới phía bắc, buôn tàu viễn dương, lập doanh nghiệp rồng vàng tín dụng. Ông cho những đối tượng này vay tiền làm ăn dẫn đến vỡ nợ và lâm vào khủng hoảng tài chính nặng nề, phải bán nhà. 

Khởi nghiệp bằng… âm 20 ‘cây’

Năm 1992, ông Lam lâm vào cảnh nợ nần. Do không có kinh nghiệm cho vay tiền, ông làm mất số tiền kiếm được và tiền đi vay của người khác lên đến 20 cây vàng. Điều đó có nghĩa ông khởi nghiệp với số vốn “âm 20 cây”.

Về phần tiêu thụ, năm 2000, ông chuyển chiến lược sang bán lẻ. Bước đi đầu tiên của ông là mua cửa hàng số 11 Hàng Đường, con phố gắn liền với lịch sử và ấn tượng xã hội về thương hiệu cũng như sản phẩm bánh mứt kẹo. Tháng 10/2000, cửa hàng bán lẻ đầu tiên của Hồng Lam chính thức được khai trương. Ông tiếp tục đấu giá mua lại cửa hàng tiếp theo để phục vụ khách hàng nhân dịp tết đến xuân về. Dần dà, chuỗi bán lẻ của Hồng Lam hiện nay đã có 15 cửa hàng trên cả nước. Đối tượng khách hàng chính của công ty là nữ giới, chiếm 72%.

Ông chủ ô mai Hồng Lam khởi nghiệp bằng… âm 20 cây vàng (1)
Ô mai sấu là một trong những sản phẩm "đinh" trong tổng số 180 sản phẩm của Hồng Lam.

Về cánh sản xuất, bản thân nghề sản xuất ô mai vốn không công nghiệp hóa: không có thiết bị, cũng không có kỹ sư ô mai nào cả. Cho nên, trong quá trình xây dựng và mở rộng nhà máy ông gặp khá nhiều khó khăn. Về phần máy móc, ông nhập rời một số máy móc, còn chủ yếu tự nghiên cứu, thiết kế và đầu tư. Nhà máy chế biến ô mai hoa quả hiện nay của Hồng Lam tọa trên khu công nghiệp Quang Minh (Vĩnh Phúc) rộng 2 hecta. 

Hồng Lam cũng tuyển các kỹ sư tốt nghiệp Đại học Bách khoa, kỹ sư vi sinh tham gia vào quá trình sản xuất. Định kỳ công ty đưa mẫu đến viện vệ sinh kiểm tra. Công ty cũng trang bị phòng thí nghiệm để kiểm nghiệm cản phẩm.

Dẫn dắt thành công bằng đổi mới

Hồng Lam từng bước phát triển đồng bộ giữa sản xuất và kinh doanh. Trong ngành hẹp ô mai, công ty đã dẫn đầu về số lượng cửa hàng và thương hiệu. Bản thân chuỗi cửa hàng với nhiều địa điểm và biển hiệu đồng nhất chính là một phương tiện truyền thông cho công ty. Bên cạnh đó, thương hiệu cá nhân của ông chủ Hồng Lam cũng được biết đến rộng rãi khi ông thường xuyên tham gia vào các sự kiện cộng đồng.

Được hỏi rất nhiều doanh nghiệp không tập trung vào giá trị cốt lõi, mà đầu tư ngoài ngành, ông Lam cho biết: “Hồng Lam có đầu tư vào bất động sản nhưng vào mục đích bán hàng”. Trong số các cửa hàng Hồng Lam, có một số thuộc sở hữu của công ty đem lại ba giá trị: tài sản để bảo đảm cho kinh doanh, tăng độ phủ cho thương hiệu và phục vụ mục đích doanh thu hàng ngày.

Tháng 5 vừa rồi, ông Lam có tham gia vào một đoàn khảo sát sang Dubai dự định mở một trung tâm thương mại nông sản của Việt Nam. Nếu thành hiện thực, ông sẽ tham gia một quầy hàng để giới thiệu tinh hoa quà Việt đến bạn bè thế giới. Ông cũng thường xuyên đi khảo sát nhiều nước, tham quan các nhà máy thực phẩm để học hỏi, áp dụng đổi mới vào công ty.

Sở hữu doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường ô mai với đội ngũ lao động sản xuất và mạng lưới bán hàng bao phủ trên nhiều tỉnh thành trên cả nước, ông Lam tiết lộ bí quyết quản trị sản xuất và quản quản trị kinh doanh của ông là xây dựng “sức mạnh mềm”, tức quản trị trên nền công nghệ thông tin. Ông chẳng giấu nhẹm những bí quyết mà sẵn sàng chia sẻ cho tất cả nhân viên. Ông biến hiểu biết, hành vi, kỹ năng của những cá nhân đơn lẻ thành hiểu biết, hành vi, kỹ năng của nhóm và tổ chức, từ đó quay trở lại phân phối cho các cá nhân với khẩu hiệu “Chia hiểu biết – nhân sức mạnh”. 

Tân Hoa
Theo TTVN

Tỷ phú trồng chuối khởi nghiệp với 10 triệu đồng

Khởi nghiệp chỉ với 10 triệu đồng, sau vài năm trồng chuối và thêm cả buôn chuối, Phạm Năng Thành (xã Đại Tập, H.Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đã thu được trên 1 tỉ đồng mỗi năm. 

Mỗi năm, Thành đút túi trên dưới 1 tỉ đồng từ vườn chuối này - ảnh: Thanh Thanh Mỗi năm, Thành đút túi trên dưới 1 tỉ đồng từ vườn chuối này - ảnh: Thanh Thanh
Năm 2006, Thành đến với nghiệp trồng chuối sau khi đã nếm đủ mùi cay đắng với những vườn cam, vườn bưởi… năm nào cũng lỗ. Góp nhặt, vay mượn thêm anh em chòm xóm, bạn bè được 10 triệu đồng, Thành chọn cây chuối với niềm tin sẽ “lấy lại những gì đã mất”.

Mua cây chuối tiêu hồng giống xong, Thành bắt đầu trần mình hì hụi đào đất, trồng thử nghiệm trên mảnh ruộng rộng chừng 1 ha. Trong lúc chờ cây lớn, Thành tìm đến các bậc “tiền bối” trong nghề trồng chuối ở làng trên xóm dưới để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc chuối sao cho năng suất cao, quả to đều và trông bắt mắt.

Một nắng hai sương bón phân, tưới nước, tỉa lá, dọn cỏ dại cho vườn chuối, ngay mùa thu hoạch đầu tiên, Thành đã được nếm vị ngọt của sự thành công khi thu về vài chục triệu đồng. Thừa thắng xông lên, Thành mượn và thuê thêm đất, từng bước đầu tư mở rộng diện tích trồng chuối. Sau mỗi vụ thu hoạch, vườn chuối của Thành lại rộng thêm, khi thì một héc ta, lúc vài ba héc ta. “Bây giờ em đã có trong tay 10 ha chuối. Mỗi đợt thu hoạch trừ chi phí, lúc đắt bù lúc rẻ, tính chung lãi ròng khoảng 4 triệu đồng/sào. Năm vừa rồi em đút túi trên 1 tỉ đồng đấy anh ạ”, Thành khoe.

Theo lời của chàng tỉ phú chân đất này, con số  1 tỉ này bao gồm cả tiền lãi từ việc buôn chuối. Ở mỗi xã trong vùng, Thành đặt một “vệ tinh”, thu gom chuối của người dân, rồi đem bỏ mối cho trên 30 đại lý ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Chiếc xe tải vài chục tấn của Thành và hai chiếc xe thuê khác chạy suốt ngày đêm để chở chuối đi khắp nơi tiêu thụ. Vườn chuối và cửa hàng buôn chuối của vợ chồng Thành đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 lao động với thu nhập ổn định khoảng 150.000 đồng/người/ngày.

“Chuối là loại cây dễ trồng, không phải quá kỳ công và tốn kém vốn liếng, thậm chí không cần chăm sóc thì cây vẫn trổ buồng và cho thu hoạch. Ai cũng có thể trồng được chuối. Nhưng để chuối đẹp thì cũng cần phải có kỹ thuật, giờ chúng em trồng chuối tập trung, quy mô nên chuối đẹp hơn ở các nơi khác. Càng chịu khó chăm sóc thì buồng chuối, nải chuối càng đẹp, dễ bán, hiệu quả kinh tế vì thế cũng càng cao”, Thành nói. 

Tỉ  phú trồng chuối bật mí thêm, người trồng chuối chỉ cần nắm vững vài bí quyết  không khó lắm, như làm thế nào để giữ tàu lá đến lúc chặt buồng vẫn xanh hoặc chụp bao ni lông như thế nào cho chuối thêm đẹp là có thể “sống được với cây chuối”.

Theo Thành, bây giờ ở khắp Khoái Châu và nhiều vùng quê khác trong tỉnh Hưng Yên đã có rất nhiều người trồng chuối và “sống được” nhờ cây chuối. Trong đó có không ít tỉ phú trồng chuối như Thành.

Theo Quang Duẩn
Thanh niên

 

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Cà phê của người trẻ

Niches là dự án khởi nghiệp đầu tay của một nhóm sinh viên trẻ “máu” kinh doanh và đam mê với cà phê. Trong đó, Lê Hồng Hải Nhân cựu sinh viên Đại học Công nghệ thông tin, là thành viên trụ cột của nhóm từ những ngày đầu thành lập tháng 5/2011.
Nhớ lại quãng thời gian ban đầu, Hải Nhân cho biết, khó nhất là cân nhắc khi quyết định góp vốn bởi số tiền khởi nghiệp không hề nhỏ đối với các thành viên, vốn chỉ phụ thuộc kinh tế gia đình. Nhưng cả nhóm quyết tâm làm thật chứ không để ý tưởng chỉ tồn tại trên giấy.
Để thể hiện quyết tâm, theo Nhân, cách tốt nhất là để mọi người thấy được mình toàn tâm, toàn ý với nó. Do vậy, dù đang làm việc cho một công ty công nghệ thông tin, lương mỗi tháng lên đến ngàn USD nhưng Nhân vẫn nộp đơn xin nghỉ, “Nếu muốn thành công lớn thì chi phí cơ hội bỏ ra cũng lớn tương đương”, Nhân quan niệm.
Đọc được quyết tâm của Nhân và nhóm bạn, ban đầu, phụ huynh cả nhóm đều phản đối, nhưng qua quá trình thuyết phục dần dần phụ huynh cũng ủng hộ hết mình. “Chung quy niềm đam mê và quyết tâm của mình có đủ lớn để thuyết phục và tỏa sang người khác hay không”, các thành viên của Niches chia sẻ.

Niches bây giờ là điểm hẹn quen thuộc, một góc trú ẩn, một xó nhỏ để các bạn trẻ tìm thấy một nơi thật sự ấm cúng. Tầng một bài trí theo phong cách Tây có những buổi biểu diễn nhạc 2 buổi tối cuối tuần trong không gian ấm cúng, mọi người xích lại gần nhau hơn một chút trong sự hòa quyện của âm nhạc.
Lầu 2 sẽ là không gian của công nghệ với các máy móc nghe nhạc hiện đại, không gian của giải trí, lầu 3 đậm chất Nhật Bản dễ thương, khá yên tĩnh cho các nhóm sinh viên ngồi học bài.
Điểm nhấn của quán chính là luôn sẵn máy chiếu và hỗ trợ các bạn tối đa trong việc học nhóm và thuyết trình, thực sự là một nhu cầu rất thiết thực trong giới sinh viên. Các buổi hội thảo, chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh hay những buổi học tiếng Anh của quán khá bổ ích cho sinh viên.

Đặc điểm khó lẫn của quán là đội ngũ quản lý lẫn nhân viên đều là những người rất trẻ, năng động và nắm bắt tốt gu khách hàng. Những phản hồi của khách đa phần khen đội ngũ phục vụ dễ thương.
Các thành viên của Niches đều cho rằng, đây không đơn thuần là họ đang làm thêm kiếm thu nhập mà còn giao lưu, trải nghiệm cảm giác yêu thích với công việc mình làm và chia sẻ với nhau như gia đình nhỏ.

Khởi nguồn từ một ý tưởng cộng với niềm đam mê giành cho cà phê, dự án nhỏ nay có vốn lên gần 700 triệu đồng, nguồn chủ yếu vẫn là vay mượn, có nhiều giai đoạn khó khăn đến tan rã nhưng cuối cùng niềm đam mê vực dậy.
Dự án đã chiếm trọn quỹ thời gian nửa năm của cả nhóm, đến nỗi ăn “cà phê” ngủ “cà phê”, Nhân kể bạn sợ cảm giác thử hàng trăm ly cà phê để tìm loại cà phê ngon nhất.
Mọi người gầy rạc người vì xắn tay vào làm mọi thứ, trang trí, trồng hoa, thiết kế, cân đối tài chính, thu ngân... nhưng nhờ thế gặt hái nhiều trải nghiệm quý giá. “Cuộc sống trở nên thú vị hơn khi người trẻ dám thử thách chính mình, tìm được đam mê và chộp lấy nó”, họ nhấn mạnh.

KHÁNH LY

Từ cậu bé bán nước mía thành "triệu phú" hamster

Cậu bé chạy theo phụ cha mẹ bán nước mía lề đường ngày nào giờ đã là ông chủ chuỗi cửa hàng chuyên bán thú cưng nổi tiếng Sài Gòn, với thu nhập hằng tháng khoảng 100 triệu đồng.

Đó là chàng trai Trần Văn Thành, 22 tuổi, vừa tốt nghiệp Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng, TP.HCM.
Năm 2008, cậu học sinh lớp 12 Trần Văn Thành hòa vào trào lưu nuôi thú kiểng đang sốt. Lúc đó cậu giấu bố mẹ mua một cặp hamster giá 120.000 đồng về nuôi. Vẻ đáng yêu của những chú chuột hang khiến Thành nhiều khi thức cả đêm để chơi với chúng. Vài tháng sau, cặp hamster của Thành cho ra đời 7 “em bé”.
Cứ thế, Thành nuôi đàn hamster của mình trong cái lồng phủ vải vì sợ bố mẹ biết. “Đến khi số con trong đàn vượt quá 30, Thành biết mình không còn đủ sức nuôi chúng nữa và nghĩ là: phải bán thôi”, Thành kể.
Ông chủ trẻ Trần Văn Thành khởi nghiệp từ chính những con hamster do mình tự nuôi. Ảnh: Xuân Hường
Đầu năm 2009, Thành bắt đầu tập tành lập website và rao bán những con hamster của mình trên mạng. Bán được những con đầu tiên, cậu bỗng nhận ra mình có thể kiếm được tiền từ việc này. Có vốn, cậu mua thêm con giống, thức ăn, chuồng nuôi và mọi thứ cần thiết để nuôi hamster và bổ sung vào danh sách các mặt hàng của mình. Hamster & Monkey shop của Thành ra đời từ đó.Thành bắt đầu khoác ba lô sang Thái Lan – nơi khởi phát phong trào nuôi hamster. Cậu đi vòng quanh các khu chợ để tìm nguồn hàng và mở mang tầm mắt. Có lần vì ham rẻ, Thành đã nhập thử 100 con hamster từ Trung Quốc với giá chỉ bằng phân nửa giá ở Thái Lan. Đàn hamster đó sau một tuần chỉ còn 20 con sống sót. Thành phát hoảng, sau đó tìm ra nguyên nhân là các con giống ở Trung Quốc vốn không được chăm sóc tốt, lại gặp điều kiện khí hậu không tương đồng nên chết hàng loạt.
“Mình cạch luôn, từ đó đến giờ chỉ dám nhập con giống từ Thái, giá tuy cao nhưng đảm bảo chất lượng”, Thành kể.
Không có xe máy, thời gian đầu lập nghiệp của cậu sinh viên là những chuyến xe buýt với lồng thú ôm khư khư trong tay. Nhiều đơn đặt hàng đến từ các tỉnh xa, nhưng xe khách không có dịch vụ chuyển thú mà hamster thì sẽ chết ngay nếu bị nhốt dưới hầm xe. Thế là Thành một mình ôm lồng thú đi khắp nơi để giao hàng.
“Có ngày, sáng mình ở Cần Thơ, chiều ở Vũng Tàu, về đến Sài Gòn là 10 giờ tối. Hồi ấy shop online mở ra nhiều lắm. Mình cũng không hiểu tại sao khách hàng lại tin tưởng shop mình và đặt mua rất nhiều. Nhiều bạn còn không cần giao hàng mà tự tìm đến nhà mình, leo lên tận căn gác phòng để rước hamster về”, Thành cười, nhớ lại thời gian đầu lập nghiệp.
Sau một năm bán hàng trên mạng, Thành tích cóp được chút vốn và quyết định thuê mặt bằng mở cửa hàng. Hợp đồng thuê mặt bằng đầu tiên ở đường Trần Quang Diệu bị chủ nhà đơn phương hủy bỏ sau 2 tháng vì sợ những con thú nuôi sẽ lây bệnh cho họ.
Thông tin hamster có thể lây bệnh truyền nhiễm từng khiến Thành lao đao một thời gian dài. Cuối cùng, cậu cũng thuê được một căn nhà hai lầu trên đường Trần Huy Liệu. Rút kinh nghiệm lần bị đuổi trước, cậu thuê nguyên căn. Ông chủ trẻ Trần Văn Thành bước sang một giai đoạn mới của việc kinh doanh.
Một góc cửa hàng của Thành trên đường Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Ảnh: Xuân Hường
Ăn nên làm ra, cứ sau một năm, Thành mở thêm một shop. Sau hơn 3 năm, chuỗi cửa hàng của Thành đã có 3 cơ sở tại quận Phú Nhuận, quận 10 và quận 8, đem lại lợi nhuận trung bình 100 triệu đồng mỗi tháng.Thành tâm sự: “Lúc còn nhỏ, chạy theo xe nước mía của ba mẹ mỗi lần bị dân phòng rượt đuổi, mình đã nuôi quyết tâm thay đổi cuộc sống gia đình. Thu nhập từ việc kinh doanh bây giờ đã có thể nuôi em trai mình ăn học, giúp gia đình có cuộc sống đầy đủ hơn. Ba mẹ không còn phản đối mà quyết định ủng hộ con trai.”
Shop của Thành không chỉ bán thú cưng, mà còn có những mặt hàng tự chế gần như độc quyền. Chỉ vào kệ để những chiếc chuồng thú bằng mica nhiều màu sắc với đáy lót tấm tản nhiệt, Thành nói tất cả đều do cậu và những người bạn tự thiết kế, chế tạo tại nhà.
“Hamster vốn rất sợ nóng, nên mình đã nghĩ ra việc gắn miếng tản nhiệt ở đáy chuồng giúp các bé mát hơn”, Thành nói.
Chuồng được thiết kế đơn giản bằng mica, có giá rẻ hơn so với các mẫu chuồng sắt nhập từ Thái Lan phổ biến trên thị trường, được khách hàng rất ưa chuộng. Nhiều bạn du học sinh Việt Nam mua hàng rồi mang sang Mỹ, Pháp để nuôi và giới thiệu cho bạn bè, thế là sản phẩm của Thành lại được giao sang tận nước ngoài.
Trần Văn Thành 'khoe' chiếc cầu thang gỗ mà cậu phải ra tận Nha Trang để tìm mua vật liệu. Ảnh: Xuân Hường
Chàng trai trẻ này còn thiết kế và đặt gia công nhiều mẫu đồ chơi cho hamster bằng các chất liệu khác nhau. Thành bảo, cậu hiểu hamster không chỉ cần ăn uống mà phải cho chúng chơi. Cậu phải ra đến tận Nha Trang mới tìm được loại gỗ thích hợp với giá rẻ để tạo nên những chiếc cầu thang gỗ gắn kẽm có thể uốn cong, những ngôi nhà nhỏ hay những tiện nghi nhỏ xíu để cho hamster có một nơi ở thoải mái nhất.Ông chủ trẻ Trần Văn Thành tư duy về việc kinh doanh bằng góc nhìn của một người nuôi hamster lâu năm. Cậu hiểu hamster cần gì, và hiều luôn các khách hàng đa số là sinh viên của mình luôn muốn chăm sóc thú cưng tốt nhất với giá rẻ nhất.
Trước đây, thức ăn của hamster là hạt ngũ cốc được nhập từ Thái Lan với giá cao. Phát hiện ra tất cả những loại hạt ấy đều có thể tìm được ở Việt Nam, Thành tự tìm đến các chợ mua về, tìm hiểu công thức và tự trộn. Thức ăn của Thành làm chỉ có giá bằng một phần ba loại hàng nhập về. Thu nhập “khủng” 100 triệu đồng mỗi tháng của Thành đến từ việc cậu luôn nghĩ về khách hàng đầy tận tâm như thế.
Bây giờ, dù đã là ông chủ của 3 cửa hàng, Thành vẫn giữ số điện thoại của mình làm “đường dây nóng” như thời kinh doanh trên mạng. Mỗi ngày, cậu nhận trên dưới 100 cuộc gọi của khách hàng hỏi về mọi thứ, từ sản phẩm đến kinh nghiệm nuôi hamster. Thành bảo, cậu chưa tự tin giao việc chăm sóc khách hàng của mình cho bất kì ai.
“Ngày xưa nhiều lúc bị stress vì nghe điện thoại nhiều quá, mấy lần phải gọi lại xin lỗi khách hàng vì lớn tiếng. Giờ thì ai cũng nói giọng mình mỗi lần nghe điện thoại nhẹ hẳn đi, chuyên nghiệp hơn nhiều”, Thành khoe.
“Mình còn rất trẻ để có thể nói đến hai chữ “thành công”, nhưng chắc chắn mình sẽ theo đuổi việc kinh doanh dịch vụ nuôi thú cưng này cho đến khi nào không còn ai muốn nuôi thú nữa. Chúng là ân nhân của cuộc đời mình”, ông chủ trẻ Trần Văn Thành nói, tay tỉ mẩn đút thức ăn cho những con hamster mới sinh.

Nguồn: VNEXPRESS

Tổng giám đốc Vinaxuki: Làm ôtô kiếm tiền cũng tốt lắm!

Đến giờ không ít người vẫn nói "ông già làm ôtô" Bùi Ngọc Huyên là gàn, hão huyền, còn ông thủng thẳng đáp lời: "Tôi tin 3-5 năm nữa tôi sẽ lãi. Và lãi không ít. Làm ôtô kiếm tiền cũng tốt lắm".
Mái tóc bạc, dáng người nhỏ bé, giản dị trong bộ đồng phục của nhà máy, vẻ lạc lõng trong gian trưng bày ngoài trời ở một triển lãm hoành tráng, nhưng ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki), vẫn đầy nhiệt huyết khi nói về ước mơ sản xuất những chiếc ôtô "made in Vietnam".Chuyện trò với ông bao giờ cũng vậy, người phỏng vấn thỉnh thoảng phải vô phép ngắt lời, vì một khi đã nói về ô tô, ông rất say sưa. Sự nhiệt huyết hiếm còn gặp ở những người tuổi ngoài lục tuần như ông.
Ði lên từ sắt vụn
* Vốn là một anh bộ đội rồi một kỹ sư, cuộc sống cũng ổn định, kiếm được nhiều tiền trong lĩnh vực sản xuất cơ khí, vậy sao ông vẫn còn ôm mộng làm ôtô?
- Tôi ước mơ tự tay làm ra một chiếc ôtô từ lâu lắm rồi. Thật ra khi bé thì hầu hết các cậu con trai đều có những ước mơ như vậy: làm ôtô, chế tạo máy bay… nhưng không phải ai cũng đeo đuổi những mong muốn từ thời trẻ thơ ấy. Còn tôi, ước mơ này được nhen nhóm lên từ những thước phim đen trắng về cảnh ôtô kéo pháo lên Điện Biên Phủ...
Qua hết cấp I, lên cấp II rồi cấp III, vào bộ đội, học đại học, ra trường nhận công tác… tôi vẫn đeo đuổi giấc mơ xe Việt. Bận rộn với "cơm áo gạo tiền", nhưng ước mơ từ thủa nhỏ ấy vẫn ám ảnh tôi. Vậy mà cũng phải chờ đến khi về hưu, tôi mới có đủ điều kiện thực hiện ước mơ của mình.
* Nhưng làm ôtô đòi hỏi tiềm lực rất lớn, trông cậy vào nguồn nào đây?
- Tôi và gia đình khởi nghiệp đi lên từ sắt vụn. Có thể nói như thế, nhưng đấy là sự thật. Mặt khác, tôi cho rằng, mình gặp may nhiều. Tôi mua sắt vụn về chế tạo một chiếc máy cán thép thủ công, bán cho nhà máy Gang thép Thái Nguyên. Lãi lắm, đúng như các cụ nói "một vốn bốn lời".
Rồi làm pêđan xe đạp. Cái này thì một vốn tới mười lời, mua nguyên liệu hết 2 đồng thì bán được 20 đồng. Lãi thế, nhưng sản phẩm vẫn rẻ hơn hàng ngoại mà chất lượng không thua kém gì.
Rồi dần dần thiết kế đến những cái máy phức tạp như máy cán thép. Mình nhận làm rồi đặt người ta gia công từng bộ phận, đúc các chi tiết, thu mua các chi tiết khác vẫn còn chất lượng nhưng bị bỏ đi… Thành cái máy lại bán được một đống tiền.
Cứ thế, từ một căn hộ riêng cho bốn người biến thành một xưởng cơ khí tại gia. Nhưng không chỉ tôi mà vợ và hai đứa con: một gái, một trai đều lao động cật lực. Thấy cái gì làm được mà có tiền là làm. Có tiền, lại đổ không ít vào mua sách kỹ thuật cơ khí để nghiên cứu, mày mò học theo, áp dụng thử vào sản xuất.
Những năm bao cấp hàng hóa khan hiếm, làm ra đến đâu bán hết veo đến đấy. Tích tiểu thành đại, các mặt hàng cứ mở rộng dần dần. Vậy là tích lũy được số vốn không nhỏ. Đến năm 1992, tôi về hưu. Không bị ràng buộc, có điều kiện lại có vốn, tôi quyết định lập "doanh nghiệp tư nhân".
* Nghe vậy có vẻ dễ dàng. Thảo nào ông "xắn" tay vứt cả đống tiền vào làm ô tô để thỏa mãn ước mơ?
- Kể lại thì thấy dễ dàng thôi. Tôi là mẫu người nỗ lực tự mình vượt qua khó khăn, kiên trì đi lên. Thời đó, cái mác "doanh nghiệp tư nhân" thường bị hắt hủi, ghẻ lạnh, chả dễ làm ăn như bây giờ. Chẳng hạn muốn mở mang quy mô thì phải thuê đất, nhưng tư nhân làm sao thuê được?
Tôi phải thuê lại đất đang bỏ hoang của các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ. Thuê lại được đất, xí nghiệp của tôi dần dần đi vào ổn định, sản xuất những mặt hàng cơ khí mới do chính tôi tự thiết kế như: máy cán thép, máy công cụ, dụng cụ công nghiệp cầm tay...
10 năm ròng rã vừa lo mở rộng sản xuất, phát triển gần 100 mặt hàng cơ khí, thiết bị y tế, nội thất... vừa long đong đi thuê đất đai nhà xưởng để giữ cho dây chuyền sản xuất không bị ngắt ở khâu nào... thật không đơn giản. May là có cái tâm nên trời thương, kiên trí nên có thành quả, đúng như ông bà đã dạy.
* Vậy đến khi nào thì Vinaxuki mới "an cư"?
- Năm 2002, một năm đáng nhớ của chúng tôi bởi xin được đất để "an cư" là tôi quyết định thực hiện ước mơ của mình, bỏ tiền xây dựng một xưởng chế tạo ôtô.
Vợ con khi ấy cũng lo, chưa hẳn đã ủng hộ, thậm chí còn bảo tôi "gàn". Kệ! Tôi cứ làm. Nhưng mà có dễ đâu. Vẫn tại cái mác công ty tư nhân, mất ròng rã cả năm trời "chạy" thủ tục hành chính rồi mới được phê duyệt. Cuối cùng, tôi cũng được làm điều mình khao khát.
"Made in Vietnam"
* Dường như theo đuổi ước mơ cũng thật vất vả và quá tốn kém. Có người bảo thế là chơi ngông?
- Thì đúng rồi, nhưng tôi cho rằng, đấy là ước mơ của nhiều người Việt Nam, nhưng người ta không dám làm. Còn tôi thì dám mạo hiểm và nói thật là có điều kiện để đeo đuổi giấc mơ của mình.
Tại sao người Việt tài giỏi, khéo tay, đất nước chúng ta có đủ nguyên liệu để làm cơ khí, sản xuất linh kiện ôtô… mà ta lại không tự mình làm lấy một chiếc ô tô?
Thật ra thì hơn hai mươi năm trước, khi ấy còn là một anh kỹ sư ở Cục Ôtô, tôi đã nói đến ước mơ này, mọi người đều cười cho là "hão huyền".
Khi đó có thể là hão huyền, nhưng bây giờ thì không. Bằng chứng là tôi đã làm ra được chiếc ô tô mang thương hiệu Việt, 3 mẫu xe du lịch tôi làm ra nội địa hóa 60-65% và tự tay tôi đã nội địa hóa được 45-48%. Là tôi tự làm lấy đấy, giá thành lại rẻ, chất lượng tốt.Tại sao người Việt Nam lại không được sử dụng những chiếc xe chất lượng tốt, giá rẻ?
* Nói đến "làm" ôtô ở Việt Nam, người ta thường nhắc đến hai cái tên: ông Dương (Trường Hải) và ông Huyên (Vinaxuki). Nhưng cũng bằng ấy thời gian, ông Dương đang có vẻ hái ra tiền, thương hiệu nổi ầm ầm trong khi ông Huyên lại vẫn đang "phá" là chính chứ chưa thu về được từ ôtô là bao nhiêu, nếu không muốn nói là lỗ?
- Đúng là bây giờ tôi chưa thu được tiền từ làm ô tô (đấy là nói làm xe du lịch, chứ xe tải tôi đang lãi rồi), nhưng tôi tin rằng, chỉ 3-5 năm nữa với sự điều chỉnh, thay đổi chính sách hợp lý từ Chính phủ, nhu cầu sử dụng ôtô tăng cao, nhất định tôi sẽ thành công.
* Ông gần như tự tay làm tất, vậy có quá ôm đồm?
- Tự tay làm thì mới yên tâm về chất lượng, nhưng quan trọng hơn là giảm được rất nhiều chi phí. Tôi tự tin rằng, mình là người Việt Nam duy nhất tự tay thiết kế xây dựng xưởng chế tạo ôtô "made in Viet Nam".
Chưa từng có ông giám đốc nào lại tự tay làm mọi thứ như tôi. Để học cái hay của thế giới, tôi đã từng ngủ qua đêm ở nhà ga Bắc Kinh, lang thang dưới cái lạnh tê tái của mùa đông ở nhà ga sân bay Pháp và những đêm màn trời chiếu đất ở những thành phố công nghiệp của Đức…
Tôi lọc lấy cái hay của công nghệ xứ người rồi áp dụng cho mình, kết hợp với sử dụng vật liệu, thiết bị, nhân công của Việt Nam nên giá thành rẻ hơn rất nhiều. Chất lượng xưởng lắp ráp của tôi không thua kém bất cứ một liên doanh nào khi đó.
Tôi cũng có bể sơn điện ly hiện đại không chỉ nhất ở Việt Nam mà còn được hãng Nippon (Nhật Bản) công nhận là hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á. Bể sơn này cũng "made in Vietnam". Khi ấy, mọi người hồ nghi lắm. Người ta không tin một ông già có vẻ bề ngoài nông dân như tôi lại có thể đầu tư nhiều thế, lại có thể làm được ô tô.
Làm được tôi thực sự thấy rất vui, rất phấn khích. Tôi tự hào là người Việt. Đơn giản như tên công ty của tôi cũng vậy. Vinaxuki là cụm từ viết tắt của Việt Nam những mùa Xuân kiên cường.
Ðừng sợ tôi lừa
* Nhưng có một thực tế, đã đành là xe Vinaxuki tốt, ăn ít xăng, máy khỏe, tiêu chuẩn khí thải đạt mức châu Âu I, II, nội địa hóa cao nên giá thành rẻ… nhưng hiện xe chưa được dùng nhiều trên thị trường?
- Người tiêu dùng vẫn có tâm lý mua ôtô là mua những thương hiệu sang, giá trị lớn. Nhưng rồi tâm lý đó sẽ thay đổi. Vì sao phụ nữ Việt Nam không thể mua một chiếc ôtô nhỏ gọn, giá chỉ hơn 200 triệu đồng để đi lại cho đỡ mưa nắng, đưa đón con cho an toàn?
Một chiếc xe máy nhập khẩu có giá tiền gần bằng ngần ấy rồi mà lại phải chịu mưa, chịu nắng. Còn đi ôtô của tôi giá rẻ, tiết kiệm nhiên liệu, khí thải Euro 2, tôi lại bảo hành 3 thậm chí 5 năm, linh kiện phụ tùng thay thế do tôi sản xuất giá chỉ bằng 20% so với các thương hiệu cùng loại.
Chiếc xe Việt đầu tiên mang nhãn hiệu Vinaxuki xuất xưởng. Người đầu tiên dùng thử là tôi. Khi đi giao tiếp làm việc, để giữ hình ảnh cho đối tác tin cậy thì tôi đi loại xe sang trọng, có thương hiệu. Còn bình thường tôi sử dụng chính sản phẩm do mình làm ra, rất tự tin, rất yên tâm.
Khách hàng tiếp theo là một người bạn doanh nghiệp làm đồ nhựa ở Hải Phòng, tiếp theo là một doanh nghiệp Đài Loan...
* Liệu có phải ông quá say sưa sản xuất mà quên đi mảng thương mại. Chỉ cần ví dụ ngay tại triển lãm này, gian hàng của Vinaxuki có vẻ lạc lõng và lép vế rất nhiều so với các nhà sản xuất khác?
- Là tôi chưa làm thôi. Tôi bán hàng thực chất không màu mè. Mọi thứ đều phải dần dần. Tôi đang chú trọng cho sản xuất. Cái này mới thực sự tốn kém tiền của và thời gian, chứ đầu tư cho bán hàng thì chả hết mấy.
Khi nào sản phẩm bán được nhiều tôi sẽ đẩy mạnh thương mại. Khách hàng cứ yên tâm. Tôi là doanh nghiệp Việt, không bỏ chạy đi đâu mất. Tham gia triển lãm, dù chỉ còn mỗi gian hàng ngoài trời tôi cũng chấp nhận. Ít nhất, ngành ôtô vẫn có doanh nghiệp Việt tham dự cho dù là duy nhất.
Tôi mạo hiểm, nhưng tôi có niềm tin
* Ông có bao giờ ngó sang bên Trường Hải và thắc mắc vì sao họ kiếm bộn tiền còn mình vẫn lỗ? 
- Ồ cũng là làm, nhưng chúng tôi làm khác nhau. Trường Hải là lắp ráp và thương mại. Con đường đó đương nhiên thu lợi nhuận nhanh. Còn tôi sản xuất từ linh kiện, phụ tùng, từ đầu tư khuôn dập thân vỏ, sơn, hàng… Vậy nên, khác nhau lắm. Và đương nhiên đường đi của tôi dài hơn, mạo hiểm hơn, nhưng chắc và chuẩn.
* Lúc này, dường như niềm tin vào ngành ôtô Việt đang tàn lụi. Một mặt, ông vẫn "kêu" về những bất hợp lý trong chính sách, nhưng vẫn không lụi tắt niềm say mê của mình?
- Chính sách của chúng ta hiện chưa khuyến khích đầu tư sản xuất ô tô trong nước, chưa khuyến khích nội địa hóa. Nhìn sang các nước trong khu vực sẽ thấy họ có chính sách khuyến khích hỗ trợ rất rõ ràng. Nội địa hóa đến đâu, thuế giảm theo đến đó… Còn ở ta thực sự là chưa hợp lý.
Thuế phí nhiều quá, chiếm tới quá nửa xe, lại không có sự phân biệt phương tiện trong nước sản xuất dùng đi lại hàng ngày và xe sang trọng nhập khẩu. Tại sao lại coi một chiếc xe giá trên 200 triệu đồng là hàng xa xỉ như một chiếc xe giá 3-4 tỷ đồng để thuế phí tính như nhau, áp dụng chính sách như nhau?
Phải có chính sách hỗ trợ khuyến khích thực sự cho nội địa hóa sản phẩm. Như doanh nghiệp nội địa hóa bao nhiêu phần trăm thì giảm thuế bấy nhiều phần trăm hay có chính sách ưu đãi cho dòng xe được xác định là xe quốc gia…
Nhưng tôi cho là Việt Nam chưa làm chứ không phải là không khuyến khích phát triển ngành ôtô trong nước. Tôi tin sau khi nghe được các ý kiến phản ánh đúng đắn, tham mưu hợp lý, kịp thời, Chính phủ sẽ nhìn thấy và có các chính sách hợp lý. Tôi đặt niềm tin vào điều đó bởi phát triển sản xuất trong nước là bước đi đúng đắn, vững chắc nhất.
Tới đây, tôi vẫn sẽ tiếp tục kiến nghị để có chính sách hỗ trợ cho dòng sản phẩm giá rẻ, chất lượng tốt phù hợp với kinh tế và giao thông đi lại tại Việt Nam.
Kiến nghị này của tôi cũng rất được Bộ Công Thương ủng hộ. Nếu có sự hỗ trợ về chính sách, thuế của nhà nước, sản phẩm của tôi sẽ rẻ hơn bây giờ khá nhiều. Nhất định các sản phẩm mang thương hiệu Việt như của Vinaxuki có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
* Vậy ông có đủ sức thuyết phục ngay chính các thành viên gia đình của mình, những người cũng đang tham gia vào điều hành doanh nghiệp?
- Cũng đúng thôi, đang lỗ nên các con tôi không muốn làm. Nhưng tôi tin 3-5 năm nữa tôi sẽ lãi. Và lãi không ít. Làm ôtô kiếm tiền cũng tốt lắm. Chỉ là phải cần có thời gian!
* Xin cảm ơn ông!
Trên bàn làm việc của ông Huyên có một chiếc đồng hồ khá lớn chạy bằng bánh răng truyền động. Bên cạnh đó là một cuốn sách cũ có nhan đề "30/4/1975, Bản anh hùng ca thế kỷ XX". Ông bảo: "Tất cả những bánh răng truyền động phải liên kết tốt để kéo cả dây chuyền chạy. Tôi là người quản lý nên tôi muốn các bộ phận, phòng ban, phân xưởng của công ty phải hoạt động nhịp nhàng như chiếc đồng hồ. Còn cuốn sách để nuôi dưỡng ước mơ của tôi, ngay từ những ngày chạy trên chiếc xe chở bộ đội vào Nam giải phóng đất nước".

Quyết định táo bạo của ông Bùi Ngọc Huyên:

Năm 1992: Đầu tư gần 10 triệu USD cho nhà máy sản xuất khuôn mẫu dập ép vỏ và đúc phụ tùng xe ô tô. Vinaxuki hiện là nhà máy ô tô duy nhất trong nước chế tạo được khuôn mẫu dập vỏ ô tô. 
Năm 2003: Vinaxuki đầu tư gần 20 triệu USD một xưởng dập ép vỏ xe hiện đại. Hiện nhà máy này đã nội địa hóa được toàn bộ cabin, thùng, chassic với giá thấp hơn nhập khẩu tới 40%. 
Năm 2004: Vinaxuki đầu tư hoàn thiện dây chuyền sơn nhúng điện ly, được hãng Nippon (Nhật Bản) công nhận là hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á.
Năm 2005: Vinaxuki đưa ra thị trường những chiếc xe đầu tiên với qui trình sản xuất khép kín hiện đại từ khâu làm khuôn, dập vỏ xe, hàn và sơn, công suất thiết kế 25.000 xe/năm.

Nguồn: DĐDN

"Tỷ phú ẩn danh của Việt Nam"

Hãng tin tài chính Bloomberg ngày 25/10 có đăng một bài viết về doanh nhân Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup.
Trong bài viết này, ông Vượng được giới thiệu là đã vươn lên trở thành tỷ phú USD với bước đầu khởi nghiệp từ kinh doanh mỳ ăn liền ở Ukraina và sau đó đã sáng lập nên công ty bất động sản lớn nhất ở Việt Nam.
Ông Phạm Nhật Vượng: "Nếu anh đưa cho tôi 10 tỷ USD, tôi sẽ dùng tất cả số tiền đó đầu tư vào xây dựng vì còn quá nhiều thứ phải xây. Nhu cầu tại Việt Nam vẫn rất lớn"
Năm nay 44 tuổi, ông Vượng đang xây dựng 8 dự án bất động sản đa năng tại các vị trí đắc địa ở Việt Nam với tổng chi phí dự kiến hơn 4 tỷ USD. Ông còn muốn làm giầu hơn nữa cho công ty của mình bằng cách bán các căn hộ trung - cao cấp cho người dân muốn đa dạng hóa các tài sản nắm giữ chứ không còn chỉ giữ tiền mặt và vàng như trước nữa, Bloomberg cho biết.

"Người dân Việt Nam hiện đang còn đang giữ một lượng vàng lớn. Người Việt Nam có một điểm tương đồng với người Trung Quốc, đó là họ không thể cứ giữ vàng dưới chân giường mãi được. Thế nào rồi cũng có lúc họ sẽ phải lấy ra và mang đi đầu tư. Và điều này sẽ giúp cho thị trường bất động sản bùng nổ", ông Vượng chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Bloomberg.
Doanh nhân này và vợ, bà Phạm Thu Hương, hiện nắm giữ khoảng 50% số cổ phiếu của Vingroup, doanh nghiệp lớn thứ 5 ở Việt Nam về giá trị vốn hóa thị trường. Bởi vậy mà Bloomberg gọi ông là “tỷ phú ẩn danh của Việt Nam”. Cho đến nay, ông Vượng chưa từng xuất hiện trên các xếp hạng tỷ phú của thế giới, Bloomberg cho biết.
Vingroup hiện đang có kế hoạch huy động khoảng 300 triệu USD vào năm sau thông qua việc chào bán và niêm yết cổ phiếu của công ty tại Singapore để bổ sung vốn cho việc mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Năm ngoái, Vingroup đã gác lại kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại thị trường Singapore sau khi chỉ số Straits Times Index của thị trường này giảm 17%.

Tỷ phú này cũng cho biết, ông có tham vọng xây các dự án địa ốc ở Singapore và Hồng Kông, nơi có những công ty bất động sản vào hàng lớn nhất của châu Á.


Trước đây, ông Vượng theo học ngành kinh tế địa chất thuộc Đại học Địa chất Moskva tại Nga. Sau khi tốt nghiệp, ông chuyển tới Ukraine, thành lập nên công ty thực phẩm LLC Technocom. Công ty này sản xuất hơn 100 sản phẩm khác nhau, từ mỳ ăn liền tới khoai tây nghiền.


Vào năm 2010, ông bán LLC Technocom cho tập đoàn Nestle SA, mức giá bán không được tiết lộ. Ở thời điểm đó, công ty này có mức doanh thu trên 100 triệu USD/năm. Tuy nhiên, ông Vượng từ chối bình luận về giá bán do thỏa thuận về bảo mật giữa hai bên.

Ông Vượng bắt đầu đầu tư về Việt Nam từ năm 2001. Đó cũng là thời điểm mà ông thành lập nên công ty du lịch khách sạn mang tên Vinpearl. Năm 2002, ông thành lập Vincom, công ty chuyên phát triển các dự án bất động sản thương mại và nhà ở trung - cao cấp.
Vinpearl và Vincom đều là công ty niêm yết và đã sáp nhập thành Vingroup trong năm nay. Hiện Vingroup đang nắm lợi ích kiểm soát trong 19 dự án bất động sản đa năng và nghỉ dưỡng mà tập đoàn này đang xây dựng tại Hà Nội, Tp.HCM, Hưng Yên và Đà Nẵng.

Dự án đa năng Royal City của Vingroup tại Hà Nội có giá bán căn hộ từ 1.800-2.500 USD/m
2. Khi hoàn thành vào năm tới, dự án này sẽ có công viên nước trong nhà và sân trượt băng đầu tiên ở Việt Nam.

Là một ông bố 3 con, ông Vượng nói ông muốn đem đến “trải nghiệm cuộc sống” mới cho người dân Việt Nam.


Theo chuyên gia phân tích Phương Tôn của Công ty Chứng khoán Bản Việt, thì vị trí đẹp chính là nhân tố giúp cho Vingroup bán được nhà với giá cao. Ngoài ra, một thế mạnh của Vingroup, theo bà Tôn, là công ty này có thời gian hoàn tất dự án nhanh chóng. Bà Tôn hiện khuyến nghị các nhà đầu tư nên giữ cổ phiếu của Vingroup.


Vincom Center A của Vingroup mới khai trương hôm 10/10/2012 tại TP.HCM
“VIC có một lợi thế đặc biệt về vốn, đó là lý do tại sao họ có thể thực hiện được các dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn ngay từ khi bắt đầu thực hiện”, bà Tôn nhận định. Năm nay, Vingroup đã huy động được 300 triệu USD nhờ phát hành trái phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư quốc tế. Vào năm 2009, doanh nghiệp này là công ty Việt Nam đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi ở nước ngoài, huy động được 100 triệu USD.Ông Vượng cho biết sẽ thực hiện dự án bất động sản ở nước ngoài “khi nào có cơ hội tốt”. Năm nay, ông đã thuê hãng tư vấn McKinsey & Co. thực hiện rà soát chiến lược hoạt động kinh doanh của Vingroup và tư vấn công ty về chiến lược tương lai.

“Với tầm nhìn của họ thì việc bó buộc trong biên giới Việt Nam sẽ hạn chế tiềm năng phát triển của họ”, bà Tôn nói về Vingroup. Ông Vượng thường tới thăm nhiều thành phố nước ngoài để tìm kiếm ý tưởng khi xây dựng các dự án của mình.

Ông cũng là người coi trọng nguyên tắc và trao thưởng xứng đáng cho những ai làm việc hiệu quả với chất lượng tốt, luôn nhấn mạnh khẩu hiệu “tốc độ, sáng tạo và hiệu quả trong từng hành động” đối với nhân viên.
Bloomberg viết, nhà tỷ phú này thường chơi bóng đá và bóng rổ mỗi tuần với các nhân viên của mình tại trung tâm thể thao của công ty. Trong bộ đồ thể thao và giày đá bóng, ông thường chơi ở vị trí tiền đạo, người giữ nhiệm vụ ghi bàn cho đội bóng.
“Tấn công hơn là phòng thủ”, nguyên tắc này được vị chủ tịch tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam áp dụng cho tất cả mọi việc ông làm.

Nguồn: VnEconomy
Flag Counter