Các nhà lãnh đạo trẻ thường hay phạm phải những sai lầm gì? Càng làm sếp càng nhàn hạ, có chức là có quyền, sếp ra lệnh nhân viên răm rắp vâng lời... những quan điểm này khiến họ mất phương hướng điều hành.
Phương
pháp quản lý tốt là điều mà nhiều người trong số họ đã được đào tạo,
nghiên cứu bài bản. Song áp dụng vào thực tế, phải chăng ai cũng có thể
thành công?
Bà Linda Hill- giáo sư kinh tế của đại học
Havard đã thực hiện một nghiên cứu về những người lần đầu làm công tác quản lý.
Nghiên cứu này chỉ ra những quan điểm sai lầm khiến nhiều trong số họ thất bại.
1. Càng
làm sếp càng nhàn hạ
Trước khi một nhân viên được bổ nhiệm vào cương
vị quản lý, anh ta hẳn đã chứng tỏ được năng lực nổi bật của mình. Với hiệu quả
công việc vượt trội, nhân viên đó cũng được các đồng nghiệp thừa nhận sự làm việc
độc lập và khả năng đưa ra các quyết định cho tập thể. Cho nên khi nhậm chức, sự
phân biệt cấp trên- cấp dưới khiến vị lãnh đạo trẻ thấy mình quyền uy hơn nhiều.
Nhưng thật đáng ngạc nhiên! Phần lớn các tân
quản lý chia sẻ rằng họ rất bất ngờ bởi vị trí đó mang lại cảm giác áp lực, đôi
khi khá nặng nề.
“Họ đồng thời duy trì rất nhiều mối quan hệ
trong công việc. Không chỉ với cấp dưới, cộng sự mà còn cấp trên và những nhân
vật trong hay ngoài công ty khác. Điều này khiến bản thân người lãnh đạo phải cùng
lúc đáp ứng nhiều yêu cầu, đôi khi là những mâu thuẫn khó giải quyết. Đó là
nguyên nhân của những lịch trình nặng nề, liên tục và chồng chéo mà họ phải đối
mặt”- Giáo sư Hill đánh giá trong bài xã luận có nhan đề “trở thành ông chủ” đăng
trên tạp chí kinh doanh của đại học Havard.
Bà cũng trích dẫn lời nói của một quản lý
trẻ mới được đề bạt: “Làm sếp không phải là ông chủ mà là trở thành đầy tớ của
nhân viên”.
Thế cho nên các nhà lãnh đạo mới đảm nhận vị
trí nên ý thức được gánh nặng đè lên vai mình thay vì tơ tưởng về quyền hành
theo kiểu ngồi một chỗ và chỉ tay năm ngón. Hãy học cách điều hoà các mối quan
hệ dây mơ rễ má trong công ty trước khi phải chấp nhận rằng mình không đủ năng
lực đối với cương vị này.
2.
Có chức là có quyền
Nhiều lãnh đạo trẻ cho rằng chức vụ sẽ mang
lại quyền hành cho họ. Nhưng trên thực tế, họ sẽ sớm nhận ra rằng không phải cứ
đưa ra chỉ thị là cấp dưới đã nghe theo.
Cấp dưới càng giỏi thì càng ít tuân theo
mệnh lệnh cấp trên.
Lãnh đạo phải là người chiếm được lòng tin
và sự tôn trọng từ cấp dưới thì lời nói mới có trọng lượng. Anh ta cũng cần nắm
được tính cách, năng lực và điểm mạnh của nhân viên.
3.
Sếp ra lệnh, nhân viên răm rắp vâng lời
Khi mà ghế lãnh đạo còn chưa nóng chỗ, nhiều
nhà quản lý đã vội đòi hỏi sự tuân theo
tuyệt đối từ cấp dưới mà không biết rằng “tuân theo”
khác với “đồng thuận”.
Một khi không đồng thuận, các nhân viên sẽ
không chủ động tích cực làm việc. Và khi cấp dưới không nhiệt tình thì cấp trên
cũng không làm việc hiệu quả được.
Thách thức đặt ra đối với các giám đốc là
phải biết cách tạo ra sự “đồng thuận” ở nhân viên, cùng chung mục tiêu và phương
hướng hoạt động chứ không phải sự răm rắp vâng lời một cách mù quáng.
4.
Lãnh đạo thì phải thiết lập mối quan hệ cá nhân tốt với từng nhân viên
Giáo sư Hill cho rằng điều mà các nhà lãnh đạo
cần chú ý là việc xây dựng một đội ngũ nhân viên chứ không phải kết bạn với từng
người một.
Khi tập trung vào từng mối quan hệ cá nhân đơn
lẻ, người quản lý sẽ lệch khỏi nền tảng của công tác lãnh đạo: Khai thác sức mạnh
tập thể để phát huy sức mạnh cá nhân và huy động sự ủng hộ. Bằng việc tạo ra văn
hoá làm việc tập thể, với quy tắc và phương hướng chung,
người quản lý có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề, tận dụng tối đa năng lực của
đội ngũ nhân viên.
5.
Người quản lý phải đảm bảo môi trường làm việc ít sóng gió cho nhân viên
Duy trì tính ổn định trong công việc là một
nhiệm vụ hết sức khó khăn, tốn nhiều thời gian và công sức. Song nếu chỉ chăm
chăm đạt được mục đích này thì lại là một sai lầm lớn.
Một nhà lãnh đạo trẻ cũng cần biết cách kích
thích và tạo ra nhưng thay đổi cần thiết để khích lệ tinh thần làm việc của nhân
viên. Việc tạo ra những thách thức trong quá trình làm việc, những vấn đề hóc búa,
mới lạ lại là phương pháp tốt nhất để cấp dưới phát huy năng lực của bản thân cũng
như nâng cao năng xuất công việc. Từ đó, chính cấp trên cũng trở nên có uy quyền
thực sự và được hàng ngũ nhân viên công nhận.
Theo TTVN/WSJ