Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Người đi trong thương trường với bàn chân đất

  


Có nhiều ví von dành cho bà Phạm Thị Huân - bà Ba Huân, nhưng cuộc đời, cách sống của bà có thể gói gọn trong ba chữ: tâm, tình và nghĩa. Trong đó, cuộc “cách mạng” trứng sạch do bà khơi mào đã cứu số phận của toàn ngành trứng được tính vào chữ tâm, bởi động lực của nó không chỉ vì kinh tế gia đình, mà còn là nỗi lo người nông dân phá sản.


Bà Ba Huân khá bất ngờ trước tin mình vinh dự được The International Alliance for Women (TIAW) chọn để trao giải thưởng “100 người phụ nữ nổi bật của năm 2012” (TIAW World of Difference 100 Awards) vì những đóng góp tích cực cho xã hội, giúp nhiều phụ nữ phát triển kinh tế.
Đi lên từ việc kế nghiệp buôn trứng của gia đình, lại chẳng được đào tạo bài bản, chỉ biết kinh doanh bằng kinh nghiệm và sự cố gắng, được thị trường trong nước đón nhận, với bà đã là đủ, nên những giải thưởng chỉ là những lá hoa của cuộc đời.
Tuy nhiên, với giải thưởng này, bà quyết định sẽ sang Mỹ đón nhận, bởi ngoài phần vinh danh bà có khoảng 5 phút để nói về mình. Và, thay vì nói về mình, bà sẽ nói về phụ nữ Việt Nam cùng những khó khăn họ đang phải đối đầu.

Cái tâm của doanh nghiệp

* Trước thềm Ngày Doanh nhân Việt Nam, cùng với danh hiệu Doanh nhân TP.HCM tiêu biểu là một giải thưởng được trao tặng bà vì những đóng góp cho xã hội. Cảm giác của bà khi là 1 trong 100 người phụ nữ nổi bật của năm 2012?

- Đã là một doanh nhân, tôi cho rằng, đóng góp cho cộng đồng là nghĩa vụ và phải tự nguyện dấn thân chứ không phải làm để được tưởng thưởng. Do vậy, những giải thưởng, đối với tôi, mang tính chất khích lệ.

Là người đi trong thương trường với hai bàn chân đất, may mắn được các tổ chức vinh danh, tôi rất vui, nhưng được xã hội nhìn nhận, đó mới thực sự là một niềm hạnh phúc.

Tôi nhớ lần đưa con sang Mỹ chữa bệnh, tại sân bay, một kiều bào đã nhận ra “bà Ba Huân” và đến chào, hỏi thăm sức khỏe. Lúc đó tôi thực sự hạnh phúc vì thấy mình không bị chìm khuất trong cộng đồng, điều đó còn chứng tỏ sản phẩm của tôi đã đến được với rất nhiều người.

Trong tiêu chí của giải thưởng này có một yếu tố khiến tôi chú ý, đó là việc giúp nhiều phụ nữ phát triển kinh tế. Đây chính là nguyện vọng và con đường mà tôi theo đuổi bấy lâu nay.

* Đã quen với những cuộc gặp gỡ quy mô quốc tế, chuyến đi đến Mỹ nhận giải thưởng vào hạ tuần tháng 10 sắp tới chắc cũng không khiến bà hồi hộp?

- Tôi có dịp đi nhiều, có mặt cùng các cán bộ lãnh đạo Nhà nước trong các chương trình xúc tiến thương mại quốc tế, nhưng lần này, tôi được cho biết mỗi người được vinh danh tại giải thưởng sẽ có khoảng 5 phút để tự giới thiệu về mình.

Tôi thì như mọi người đã biết, nghĩ sao nói vậy. Đứng trên sân khấu nhận giải, tôi chỉ mong được nói về phụ nữ nước mình.
Tiếng là bình đẳng giới nhưng nhìn xung quanh tôi vẫn thấy nhiều phụ nữ còn khổ quá. Không ít lần tôi gặp các chị bơi xuồng trong mưa để bán từng quả trứng khi trên người chỉ quàng miếng nylon che mưa.
Tôi sẽ nói, phụ nữ Việt Nam cái gì cũng phải gánh vác, nguyên nhân tất nhiên là nhiều. Tôi sẽ kiến nghị để làm điều gì đó cho họ.
* Từ kiến nghị đến được đáp ứng là một câu chuyện dài, thưa bà?

- Tôi cũng biết thế nhưng lâu còn hơn là không bao giờ. Bản thân tôi cứ cố gắng trong khả năng của mình, tôi đưa con giống tốt đến với bà con vùng sâu, vùng xa, để họ chăn nuôi, cải thiện kinh tế.

Cứ mỗi khi nghe họ khoe: “Cô Ba, chị Ba ơi, nhà tôi có thêm cái tivi, mua được cái xe máy, con tôi vừa nhận được danh hiệu học sinh giỏi...” là tôi mát cả ruột gan. Vậy là lại gắng sức giúp đỡ nhiều người hơn nữa, đó chính là động lực để tôi phấn đấu, làm việc không biết mệt mỏi.

* Sự nhiệt thành của bà phải chăng xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa nào đó?

- Là người từng trải nên tôi hiểu rõ cái khổ và những mong mỏi của người nghèo. Nhìn cái móng chân thối của người phụ nữ bán trứng cho mình, mà tôi chạnh lòng. Tôi lại nhớ đến những ngày xưa kia mình cũng tất tả như vậy. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ phải tìm mọi cách để mẹ được no ấm, các em được học hành... 

* Ở đâu cũng có người khổ, cần giúp đỡ cả, bà chỉ tập trung giúp phụ nữ vùng sâu, vùng xa thì chưa đủ?

- Tất nhiên, mình tôi thì làm sao xuể nên giúp được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Đối với phụ nữ thành thị, tôi chia sẻ với họ về nỗi lo “bão giá”.

Trứng Ba Huân luôn là mặt hàng nằm trong danh mục hàng bình ổn giá. Không chỉ giảm giá ở các siêu thị, tôi còn cho tổ chức các điểm bán trứng bình ổn giá ở các chợ để phục vụ rộng rãi người mua.

* Không chỉ có Ba Huân, khá nhiều doanh nghiệp Việt cũng tham gia chương trình bình ổn giá. Việc bán hàng giá thấp như thế về lâu về dài có ảnh hưởng đến “sức khỏe” doanh nghiệp không, thưa bà?

- Khi điều tiết giá, đúng là doanh nghiệp phải hy sinh một phần lợi nhuận của mình, nhưng đổi lại sức mua không giảm, khả năng cạnh tranh cũng cao hơn so với các doanh nghiệp khác.

Sau này, khi kinh tế hồi phục, doanh nghiệp cũng sẽ hưởng lợi nhờ hình ảnh của mình đã quen thuộc với người tiêu dùng.

Cái tình với công nhân

Gắn bó với nghiệp buôn bán trứng, một năm có hai “mùa” khiến bà quá tải: Tết Nguyên đán và Tết Trung thu. Ở cái tuổi ngũ tuần, nhưng bà vẫn phải làm việc gấp đôi, gấp ba bình thường.

Nhu cầu tiêu thụ trứng của thị trường hai mùa này khá lớn, công nhân xưởng trứng làm đến lúc nào, bà làm đến lúc ấy.

Chuyện ghi được ở một buổi cơm chiều: Khi bước ra khỏi phòng làm việc, thấy số công nhân chuẩn bị dùng cơm nhiều hơn hẳn số người làm ca đêm, bà lẳng lặng chọn cổng sau để ra ngoài, vừa đi vừa tủm tỉm cười.

“Nếu thấy tôi, những người không làm ca đêm nhưng vẫn ở lại dùng cơm công ty sẽ ngại, không dám tiếp tục ăn, hoặc ăn thì cũng không ngon miệng vì lo tôi đã phát hiện”, bà bảo vậy.
* Đến tận bây giờ, mọi người vẫn nhắc đến bà là người đầu tiên “sạch hóa” trứng gia cầm bằng một dây chuyền hiện đại nhập từ Hà Lan. Nay, thị trường đã mở rộng, nhiều người đã chọn cách làm này và Ba Huân không còn lợi thế độc quyền, bà lấy thế mạnh nào để cạnh tranh?

- Trong buổi giao lưu với chủ đề “Doanh nhân và tri thức” mà tôi có dịp tham dự, mọi người hỏi và tôi cũng chẳng ngại khi thừa nhận tôi là doanh nhân nhưng vẫn thiếu tri thức vì chẳng được đào tạo bài bản.

Tôi kinh doanh chỉ bằng cái tâm của mình. Điều này vô tình giúp tôi được nhiều người thương và không nỡ làm điều xấu với mình.

Ngày trước, vì chén cơm manh áo của gia đình mà tôi phải dấn thân. Ngày nay, khi gia đình đã đề huề, yên ổn, tôi tiếp tục dấn thân vì còn nhiều người trông đợi ở mình.

Bán nhà xưởng, lặn lội ra nước ngoài khi tiếng Anh một chữ bẻ đôi không biết, nhưng nghĩ đến từng thúng trứng của người nuôi nếu bỏ đi là thu nhập của họ cũng mất sạch, mà tôi không ngại.
Trong thương thảo, tôi cũng nói rõ với đối tác rằng giúp được tôi thì giúp, mà giúp tôi nghĩa là giúp rất nhiều nông dân ở phía sau tôi. Cách làm này của tôi tuy chân phương, không sách vở nào bày vẽ cả nhưng lại có tác dụng.
Các đối tác cung cấp dây chuyền xử lý trứng cho tôi khen tôi “trả giá khéo” trong khi tôi chỉ thành thật nói ra những điều như thế.

* Kinh doanh theo cảm tính và hình như cách bà chọn người cũng cảm tính như thế?

- Tôi không ngại tuyển những người đã về hưu cùng làm việc với mình. Ai cũng có thể đóng góp cho công việc nếu họ có đam mê và được tạo điều kiện.

Ở Ba Huân, không chỉ có những người lớn tuổi như tôi mà còn có thế hệ trẻ, chúng tôi kết hợp cả hai thế mạnh là kinh nghiệm và sự nhiệt huyết.

* Nhưng mâu thuẫn về quan niệm, nhất là trong kinh doanh, giữa hai thế hệ có thể rất lớn, thưa bà?

- Vấn đề của người điều hành là phải dung hòa được sự mâu thuẫn đó. Tôi thường nhắc nhân viên: Có kiến thức, có sự năng động của tuổi trẻ nhưng thiếu kinh nghiệm cũng sẽ phát triển chậm, chi bằng hợp tác cùng nhau.

Cách dung hòa cũng đơn giản lắm, cứ đưa họ về chung một mục tiêu, một quyền lợi. Nhân viên của tôi cũng biết ý tôi, cái gì đúng với lương tâm thì làm. 

Có nhiều nhân viên gắn bó với tôi hơn 10 năm trời nhưng chưa bao giờ phàn nàn điều gì về công ty. Để được như thế, phải tạo được môi trường làm việc đoàn kết, yêu thương nhau.

Tôi thường chia sẻ rất nhiều với nhân viên về công việc, về cuộc sống. Có những lần đi nước ngoài về, tôi tập hợp nhân viên lại, kể cho họ nghe mình học được cái gì, cảm thấy ra sao về cách làm, cách sống ở xứ người...
Những ngày công nhân phải tăng ca tôi cũng ở lại làm với họ và đích thân đi mua đồ ăn khuya cho họ. Mình xem họ như người thân thì họ cũng làm việc cho mình như cho chính gia đình họ.

Cái nghĩa với cuộc đời

Lập gia đình ở tuổi đôi mươi, không được may mắn về đường con cái, dường như tất cả thử thách cay đắng đều đổ lên vai bà. Nhưng có điều kỳ lạ là chưa bao giờ bà gục ngã trước nghịch cảnh hay than thân trách phận, bởi bà có một niềm tin vững chắc vào tình người...

Nếu có một tối giao thừa nào đấy, bắt gặp bà ở một bệnh viện thì đừng ngạc nhiên, vì đó là thói quen của bà: đến bệnh viện chúc Tết, lì xì lấy hên cho những bệnh nhân ung thư, nhiễm HIV... bất hạnh.

* Ở tuổi của bà, gắng sức cùng những người trẻ như thế sẽ rất nhanh “quá tải”?

- Ai nói nghề buôn bán trứng ăn nên làm ra, chứ với tôi, nếu không có tâm, thì không thể theo đuổi được. Một năm 365 ngày tôi chỉ được nghỉ duy nhất một ngày là mùng 1 Tết Nguyên đán để đi chùa cầu an.

Những ngày còn lại phải làm việc liên tục vì thị trường trứng chưa bao giờ chững lại. Trung thu còn mệt hơn cả Tết vì nhu cầu trứng để làm bánh tăng mạnh. Tôi không biết khả năng mình đến đâu nhưng cứ làm hết sức.

* Làm việc với cường độ như thế, làm sao bà có thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động?

- Tôi sống đơn giản lắm. Mỗi sáng một ly cà phê rồi bắt tay vào làm việc, lăn lóc cùng công nhân, kiểm tra sản xuất... Tôi chẳng có chuyến đi nghỉ dưỡng nào cho riêng mình, mà chỉ là đi lo công việc.

Từ bé đến giờ, tôi được đi chơi Đà Lạt đúng một lần, Nha Trang tôi còn chưa đặt chân đến...

* Cách sống ấy sẽ khiến nhiều người thắc mắc bà phấn đấu vì điều gì cho riêng mình?

- Với những gì đã xảy ra trong cuộc đời mình, giờ đây tôi không dám ước mơ gì nhiều. Nhưng tôi tự hào vì cho đến giờ, tôi chưa một lần phải hối hận về bất cứ điều gì mình làm.

Tôi cố gắng làm điều tốt cho cộng đồng với mong ước duy nhất là sau này, khi tôi nằm xuống, các con em của tôi cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng.

* Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!
Nguồn: PHUONG QUYÊN

Doanh nhân Đinh Thị Thức- Nhiều lần vượt qua phá sản

Có lẽ con đường trở thành doanh nhân của chị Đinh Thị Thức không giống bất cứ một nguyên tắc hay lý thuyết kinh tế nào.



Bởi điểm xuất phát ấy, chiếu theo tất cả các học thuyết thì đều thất bại 100% và không có tia hy vọng nào cho sự thành công. Cái duy nhất mà doanh nhân này có được khi khởi nghiệp chỉ là táo bạo và quyết tâm.

Người ta nói “buôn tài không bằng dài vốn” song với chị thì phần vốn là nhà giáo, gia đình hai bên nội ngoại đều nghèo nên cái thuở lập nghiệp cũng lắm gian nan. Nhà máy dệt bây giờ đang lách cách dệt ra vải và cung cấp cho rất nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay như Cao su Sao Vàng hay Giầy Thượng Đình là nhà máy đầu tiên chị gây dựng và điều đáng nói là nó có được nhờ mua chịu và bằng một phần vốn vay của bạn bè.

Mua được máy tưởng đã mừng nhưng đến khi đưa máy về mới tá hoả - không có điện để chạy. Để vận hành nhà máy lại phải lắp trạm điện riêng, mà lắp thì phải có tiền. Bây giờ cơ ngơi của doanh nghiệp đã lên tới vài trăm tỷ nhưng ngày đó làm cái trạm điện 15 triệu đã là việc dường như không thể. Thế rồi lại vay, và may hơn nữa là “nhà đèn” thương tình cho chịu một nửa. Có điện, có máy móc thiết bị nhưng con đường chông gai phía trước còn lớn hơn nhiều. Chị tâm sự: “Lúc đó vải dệt ra nhưng không bán được, tôi phải một mình lặn lội thuê xe mang lên tận Xín Mần – Hà Giang, cũng may sản phẩm được bà con chấp nhận nên công ty đã thoát được cảnh phá sản” – “Được biết suốt từ năm 1994 sản phẩm dệt của Cty vẫn được Cty Cao su Sao Vàng và Cty Giày Thượng Đình tiêu thụ đều đều. Chị đã tiếp cận họ và giữ được mối quan hệ lâu dài này thế nào?”. Tôi hỏi. Chị hào hứng: “Năm 1994, tôi bắt đầu tìm cách tiếp cận, giới thiệu để bán sản phẩm cho Cty Cao su Sao Vàng rồi Cty Giày Thượng Đình. Lúc đó mới xoá bao cấp, để vào được những Doanh nghiệp Nhà nước thời ấy rất khó. Tôi vẫn nhớ đã mất đến hơn 20 lần mới gặp được người đại diện của họ để chào hàng. Sau đó lại mất rất nhiều thời gian đi lại làm việc mới được chấp nhận. Bù lại suốt mười mấy năm nay chúng tôi là đối tác chung thuỷ của nhau và mối quan hệ ấy cơ bản có được là nhờ chữ tín và chúng tôi luôn làm khách hàng hài lòng”.

Đối với sản phẩm chè xuất khẩu, Tân Phong sử dụng công nghệ chế biến tiên tiến nhất hiện nay nên sản phẩm của Tân Phong đạt được chất lượng cao, cung cấp cho thị trường khó tính  Mỹ, Anh, Đức, Đu bai…

 Ngoài ra một yếu tố khác rất quan trọng là phải luôn nắm rõ tình hình thị trường thế giới để có phương án sản xuất và chủ động trong đàm phán ký kết hợp đồng. Để làm được điều này, Tân Phong đã mời một tiến sỹ có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thị trường với chi phí bỏ ra cho công việc này không nhỏ - trung bình 40 triệu đồng/tháng. Trong một ngày, Tân Phong nhận được thông tin về thị trường chè thế giới ít nhất là 3 lần, phản ảnh đầy đủ về tình hình tiêu thụ tại các thị trường lớn ra sao, tình hình sản xuất tại các nước có sản lượng chè lớn trên thế giới như thế nào rồi nước nào được mùa, nước nào mất mùa. Cũng chính nhờ những thông tin chính xác và kịp thời nên Tân Phong chủ động trong việc đàm phán giá bán, không bị bán rẻ. Hiện nay có loại chè do Tân Phong sản xuất có giá bán cao gấp đôi sản phẩm của các doanh nghiệp khác. “Tất nhiên, không chỉ có công nghệ làm nên thành quả đó được, để có được sản phẩm chè tốt cần tốt từ khâu giống cho tới canh tác rồi thu hoạch, chế biến là công đoạn cuối cùng”. Chị nói và giải thích thêm: “Hiện nay chúng tôi có trên 1.000 hộ gia đình trồng chè suốt từ Hà Nội tới Phú Thọ, Yên Bái. Công ty thực hiện phương thức hỗ trợ nông dân bằng cách ứng trước 1 năm tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân và hỗ trợ kỹ thuật cùng bà con canh tác sao cho có được nguyên liệu tốt nhất và có năng suất cao. Hiện nay Tân Phong có 4 nhà máy chế biến chè xuất khẩu, mỗi năm tiêu thụ khoảng 30 nghìn tấn chè tươi và xuất khẩu khoảng 4.500 tấn chè thành phẩm. Như vậy nếu không xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định thì không thể chủ động sản xuất cũng như xuất khẩu được. Về công nghệ, hệ thống sấy của Tân Phong có chất lượng cao hơn nhiều loại thiết bị cùng chức năng đang được dùng tại Việt Nam. Chính nhờ hệ thống thiết bị hiện đại này, sản phẩm của Tân Phong đảm bảo sạch tuyệt đối”.

Từ nhà giáo chuyển qua kinh doanh ngành dệt rồi lại in ấn bao bì rồi sản xuất chè… các lĩnh vực xem ra không mấy liên quan tới nhau. Như cảm nhận được những băn khoăn thắc mắc của tôi, chị chia sẻ: “Ngoài sản phẩm dệt, chè, Tân Phong còn sản xuất và in bao bì cacton, túi nhựa PP. Ngoài sản xuất phục vụ cho chính công ty, chúng tôi cũng sản xuất bao bì cho rất nhiều doanh nghiệp lớn khác như cà phê Trung Nguyên và nhiều doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh. Chẳng có nghề nào là dễ cả, cơ bản là mình phải tìm cách vượt qua được. Bản thân tôi cũng không ít lần cận kề với phá sản. Nào là mắc về kỹ thuật, mắc về tiêu thụ rồi nhân lực…  nhưng lúc khó nhất là lúc mình quyết tâm nhất, cơ bản là xây dựng được một bộ máy đồng lòng nhất trí. Đó cũng là một thế mạnh của Tân Phong”.

Cách đây chưa lâu, khi được mời tham dự một hội nghị về công tác phát triển Đảng trong doanh nghiệp, khi doanh nhân Đinh Thị Thức trình bày trước hội nghị về việc Tân Phong có chi bộ Đảng từ năm 1996 – tức là 3 năm sau khi thành lập công ty, nhiều người tại hội nghị – có cả các doanh nghiệp Nhà nước đã rất ngạc nhiên. Ngoài ra, Tân Phong cũng có đầy đủ các tổ chức đoàn thể như công đoàn, thanh niên, cựu chiến binh… Nhờ tổ chức một cách bài bản, công ty vừa xây dựng được bộ máy tốt vừa duy trì và phát triển được nguồn nhân lực. Đó chính là một trong những bí quyết để Tân Phong thành công.
Thanh Thanh
Nguồn: congluan

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Chương trình tặng bài giảng kỹ năng mềm và chương trình phát triển hành trang nghề nghiệp cho các bạn sinh viên ngay từ năm thứ nhất



Chương trình tặng bài giảng kỹ năng mềm và chương trình phát triển hành trang nghề nghiệp cho các bạn sinh viên ngay từ năm thứ nhất 

Các bạn vui lòng download tài liệu kỹ năng mềm : trình bày, dịch vụ khách hàng, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, ra quyết định, đàm phán, tạo động lực làm việc ,làm việc nhóm , giao tiếp trong kinh doanh 

Link download 


Làm sao chuẩn bị khi ra trường không phải " lễ tốt nghiệp " là " lễ thất nghiệp " với chương trình Hành Trang Nghề Nghiệp 15 talkshow trên FBNC từ 30 HR Director, Chuyên viên tư vấn , CEO , các module : xây dựng thương hiệu bản thân, làm việc nhóm, tư duy tích cực, tư duy sáng tạo, làm thế nào vượt qua thử việc, trả lời phỏng vấn v/v 

Module kỹ năng trả lời phỏng vấn - Interview skills 


Đặc biệt trong tài liệu có link xem video chương trình hành trang nghề nghiệp 15 talkshow - 30 phút talk show Viện quản lý việt nam là đơn vị đứng đầu tại việt nam trong các chương trình phát triển cộng đồng nhằm giúp các bạn học sinh, sinh viên và lao động trẻ trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả và năng suất 

Các bạn có thể ghé xem www.softskill.edu.vn, www.youtube.com/user/vimtraining ,www.facebook.com/ngayhoivieclam, http://ngayhoivieclam.wordpress.com/ là các web site chương trình cộng đồng của viện quản lý việt 
nam

1- Làm thế nào vượt qua thử việc hiệu quả 
2- Thực tập hiệu quả - vượt qua kỳ thực tập 
3- Vai trò kỹ năng mềm - làm thế nào phát triển kỹ năng mềm 
4-Khung năng lực – Competencies framework 



5-Tư duy tích cực – Positive thinking


6-Thách thức lao động trẻ trong thế kỷ 21- Challenges for young workforces in 21st century




7-Vai trò tính cách trong phát triển nghề nghiệp – Personality and its role in career development




8-Sáng tạo hiệu quả - Effective creativity




9-Làm việc hiệu quả trong môi trường chuyên nghiệp – Effective working in professional working environment




10-Làm việc nhóm - Effective teamwork




11-Phát triển thương hiệu bản thân – How to develop personal brand name




12-Kỹ năng mềm – The importance of sofskill and how to develop them




13-Làm thế nào vượt qua thử việc – Effective probation


các bài viết về hướng nghiệp 

CV- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn


Trợ lý tìm việc online – Các bạn đã có chưa ?- Phần 3

Trợ lý tìm việc online – Các bạn đã có chưa? – Phần 2


Trợ lý tìm việc online – Các bạn đã có chưa ?- Phần 1


6 Chữ P Trên Con Đường Tìm Việc

Có nên rải CV khi tìm việc hay không

Vai trò xác định tính cách trong nghề nghiệp


Hoạch định cuộc đời


Đừng Biến “Ngày Hội Việc Làm” thành những cuộc đi chơi vô bổ


Một bản CV hoàn hảo nên như thế nào


Hoạch định nhu cầu đào tạo bản thân – Tại sao đào tạo từ phía công ty là không đủ


Có nên nói dối trong phỏng vấn ? – Phần 1


Có nên nói dối trong phỏng vấn ? – Phần 2


Chia xẻ chân tình với các bạn trẻ thế kỷ 21


Công Thức Thành Công Cho Các Bạn Trẻ


Bản CV Hoàn Hảo Phần 2- CV “sát thủ” – Killer CV


Hãy Viết CV của các bạn ngay từ năm thứ nhất


Mô hình 8 C trong tuyển dụng


Làm gì khi nhận được lời mời phỏng vấn


Cơ hội trong cuộc đời


Các thái độ đúng đắn khi đi thực tập tốt nghiệp


Các nhóm Kỹ Năng Mềm


Các câu hỏi quyết định “Công ViệcTrong Mơ” cho sinh viên mới tốt nghiệp


Làm thế nào vượt qua vòng gác cửa


Nghỉ việc cũng phải chuyên nghiệp – Phần 1


Đối thoại với tác giả bài: Đại học, lễ tốt nghiệp hay “lễ thất nghiệp”


Vì sao các trường không công bố được tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm?


Trợ lý tìm việc online – Các bạn đã có chưa ?- Phần 3


Trợ lý tìm việc online – Các bạn đã có chưa? – Phần 2


Có nên rải CV khi tìm việc hay không


6 Chữ P Trên Con Đường Tìm Việc


Trợ lý tìm việc online – Các bạn đã có chưa ?- Phần 1


Đừng Biến “Ngày Hội Việc Làm” thành những cuộc đi chơi vô bổ


Một bản CV hoàn hảo nên như thế nào


Hoạch định nhu cầu đào tạo bản thân – Tại sao đào tạo từ phía công ty là không đủ

CV- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn


Thân gởi các bạn Tân Cử nhân

Những ngày tháng 6, sinh viên năm cuối nô nức chụp những bức ảnh thật đẹp trong bộ áo cử nhân chỉn chu và nụ cười rạng rỡ. Nhưng niềm vui tốt nghiệp chưa vơi, thì cũng ngay sau đó, rất nhiều bạn sinh viên đã phải đối mặt với nỗi lo khác, cũng là “nghiệp”, nhưng là… thất nghiệp! Những cử nhân phải “giấu” tấm bằng ĐH, chấp nhận đi làm công nhân; sau 1 năm ra trường vẫn loay hoay tìm việc, vẫn sống bằng tiền bố mẹ gửi hàng tháng; hay không thể xin được việc đành học tiếp cao học dù tương lai chưa biết sử dụng tấm bằng Thạc sĩ đó như thế nào… là câu chuyện không còn hiếm! Cuộc sống của những sinh viên sau khi ra trường, có lẽ cũng vì thế mà nhiều hơn những tiếng thở dài…Nếu như bạn cũng đang thất nghiệp, vậy đã bao giờ bạn tự hỏi, vì sao mình thất nghiệp?Trả lời cho câu hỏi ấy, có thể nhiều bạn đã vội vàng phân trần rằng: Vì kinh tế đang suy thoái, các doanh nghiệp hạn chế tuyển nhân sự; vì chuyên ngành mình học vốn rất khó xin việc; vì nhà mình không có điều kiện để giúp mình xin được một công việc tốt; vì xin việc cơ quan nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm?...

Nhưng thực chất, nguyên nhân chính khiến bạn thất nghiệp ở chính bạn mà thôi!Bạn có thấy 4 năm ĐH ay 3 năm CĐ của mình quá thảnh thơi hay không, khi chỉ cuộc sống thời sinh viên của bạn chỉ là ăn học - ngủ nướng và yêu đương; hàng ngày bạn vẫn đến trường rồi về nhà, thỉnh thoảng lên thư viện học và nỗi lo lắng của bạn khi ấy chỉ gói gọn trong điểm số của những kỳ thi?... Các bạn vẫn nghĩ rằng, sinh viên thì chỉ học tốt để ra trường có được một tấm bằng tốt! Thế nhưng, thực tế là để có một công việc tốt sau khi ra trường thì một tấm bằng chưa bao giờ là đủ!Bằng ĐH, CĐ là sự ghi nhận kết quả học tập của bạn sau 4 hay 3 năm học trên giảng đường – là một “vật chứng” có giá trị, nhưng lại có "giá" rất rẻ so với thực tế “nhà nhà tìm việc, người người tìm việc” hiện nay. Và đề tạo lợi thế cho mình khi đi xin việc, ngoài tấm bằng ĐH, CĐ bạn cần có kinh nghiệm, có kỹ năng làm việc, giao tiếp… – những điều mà trường ĐH không dạy bạn nhưng nhà tuyển dụng luôn luôn cần. Để có được những điều ấy, bạn buộc phải tự rèn luyện, tự trau dồi trong quá trình đi làm thêm, học thêm ngay từ khi còn ngồi trên ghế ở giảng đường ĐH. Rõ ràng, một sinh viên đã có “thâm niên” “xông pha” đi làm thêm ngay từ những ngày còn là sinh viên bao giờ cũng tự tin và có được nhiều cơ hội tìm việc hơn so với bạn khác chưa từng trải. Chính sự kém năng động, tự “ru ngủ” bản thân từ khi còn đang là sinh viên chính là chuẩn bị cho sự thất nghiệp sau khi bạn ra trường đấy!Phải làm sao nếu như bạn ra trường mà vẫn chưa có kinh nghiệm?Bất cứ một cơ quan, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tuyển dụng được những người có kinh nghiệm làm việc, vì thế hồ sơ xin việc của bạn cũng sẵn sàng bị loại nếu như không đáp ứng được yêu cầu đó, cho dù bạn có sở hữu một tấm bằng đáng mơ ước! Rất nhiều bạn sinh viên than thở rằng: “Nộp hồ sơ chỗ nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm, mà một sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm?”. Nếu như những ngày còn học ĐH, bạn chưa kịp tích lũy kinh nghiệm thực tế để tạo lợi thế khi đi xin việc thì bạn vẫn còn kịp làm điều đó sau khi ra trường đấy!, quan trọng là bạn phải tự tạo cho mình lòng quyết tâm và chấp nhận hy sinh thời gian, công sức với những nỗ lực thực sự.

Hãy bắt đầu bằng việc dũng cảm gõ cửa các cơ quan và xin vào tập sự ở một vị trí công việc phù hợp, với mức lương thấp hoặc thậm chí là không lương. Hãy tạm gác lại mong muốn sớm có được một công việc ổn định cũng như áp lực về thu nhập, bạn hãy làm việc chăm chỉ, nghiêm túc trên tinh thần học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Khoảng thời gian học việc quý giá này sẽ giúp bạn sớm tìm được một công việc như mong muốn, gạt đi nỗi ám ảnh mang tên thất nghiệp… Bên cạnh đó, đừng bao giờ sao nhãng việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng để phục vụ tốt cho công việc trong tương lai của bạn…Hành trình tìm việc sau khi ra trường đôi khi sẽ gian nan hơn bạn nghĩ nhưng điều quan trọng là bạn đủ quyết tâm, đủ nỗ lực để chấp nhận những khó khăn và vất vả. Để hành trình tìm việc được rút ngắn hơn và trở nên dễ dàng hơn, thì hãy tự tích lũy cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm ngay khi còn đang là sinh viên.---------> Gởi lời chúc đến các bạn sẽ sớm tìm được công việc yêu thích và đúng chuyên ngành mình học!!

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Nữ sinh 15 tuổi kiếm triệu đô từ bán dép xỏ ngón

Nảy ra ý tưởng từ năm lên 8, thành lập công ty khi 13 tuổi, chỉ sau 2 năm, Madison Robinson đã đưa sản phẩm của mình vào các chuỗi bán lẻ thời trang nổi tiếng như Macy's hay Nordstrom và kiếm được cả triệu đô.

 


Madison đã bán được hơn 60.000 đôi dép trong vòng 2 năm. Ảnh: Forbes
Trong khi phần lớn bạn bè cùng tuổi còn lo học hành, hay mải đắn đo nên mặc gì trong buổi dạ hội ở trường, Madison Robinson, 15 tuổi ở bang Texas (Mỹ) đã kiếm được cả triệu USD từ kinh doanh dép xỏ ngón.

Năm lên 8, Madison đã nảy ra ý tưởng làm những đôi dép xỏ ngón trang trí bằng hình sinh vật biển và gắn đèn nhấp nháy. Sau này, bố cô - Dan Robinson - một nhà thiết kế áo phông đã giúp biến những bức vẽ của con gái thành sản phẩm mẫu.
Hơn 30 cửa hàng đã liên hệ với cha con Robinson ngay khi nhìn thấy những đôi dép độc đáo này tại một hội chợ thương mại. Năm 2011, công ty của Madison ra đời với cái tên "Fish Flop". Thương hiệu này nhanh chóng trở nên nổi tiếng, đặc biệt là với trẻ em. Bởi Madison không chỉ bán mũ, áo phông mà còn viết sách cho trẻ em và cả ý tưởng về một trò chơi online dưới thủy cung.
Website fishflops.com của Maddie cũng được thiết kế trên tông màu xanh biển, những sản phẩm đều được in hình các con vật ngộ nghĩnh như cá voi, rùa biển, bạch tuộc... Theo Forbes, Madison là một cô bé táo bạo, tài năng và có thể lọt top 400 tỷ phú trong tương lai.

Mỗi đôi dép xỏ ngón có giá 25 USD. Trong hai năm kể từ khi thành lập công ty, Madison đã bán được hơn 60.000 đôi với doanh thu bán lẻ 1,2 triệu USD. Theo bố cô, đây chưa phải là toàn bộ doanh thu của công ty, do họ còn bán buôn nữa.

Mới đây, Madison cũng ký hợp đồng với hai đại gia bán lẻ thời trang là Macy's và Nordstrom. Macy's thậm chí còn đề nghị Madison thiết kế dòng sản phẩm cho người lớn.

Madison cho biết việc kinh doanh đã giúp cô trau dồi nhiều kỹ năng sống. Không chỉ tự thiết kế, đổ màu trên máy tính, Madison còn phải học cách đóng gói hàng vận chuyển, giám sát kho, đặt giá, marketing trên mạng xã hội, theo dõi doanh thu và quản lý gian hàng trong hội chợ thương mại. Cô còn từng viết thư tay để tiếp cận các nhà bán lẻ, sau đó thuyết phục họ bằng những mẫu thiết kế khả thi của mình.

Dù kiếm được không ít tiền, Madison cho biết bố cô sẽ giữ toàn bộ và để dành cho tới khi vào đại học. Cô muốn phát triển thêm Fish Flop khi đủ 18 tuổi bằng kinh nghiệm thực tế và còn cân nhắc mở một lớp dạy kinh doanh.

Chàng trai mù không bằng cấp kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng

Anh là Nguyễn Tuấn (SN 1976) ở thành phố biển Nha Trang, một chàng trai mù, một ông chủ của hai cơ cở mát-xa có tiếng được nhiều khách ghé thăm.

 

Anh Tuấn hạnh phúc bên vợ và con gái
Cuộc đời cho anh sự sống nhưng không cho anh đôi mắt để nhìn đời. Bất hạnh hơn khi nó cướp đi hai đấng sinh thành lúc anh còn rất nhỏ. Những tưởng bóng tối ấy sẽ vùi lấp đời anh vào nỗi tuyệt vọng. Nhưng anh đã tự thắp lên ánh sáng cho mình bằng chính niềm tin vào cuộc sống.

Khao khát làm giàu

Lúc chào đời cũng là lúc anh mãi mãi không bao giờ nhìn thấy cuộc đời. Bất hạnh không dừng lại ở đó, anh cũng không được sống cùng cha mẹ mình bởi họ đã ra đi vĩnh viễn, chẳng có anh em, anh Tuấn sống trong sự yêu thương và chăm lo của ngoại. Khi Tuấn 14 tuổi, ngoại anh cũng ra đi, để lại anh trơ trọi giữa dòng đời. Anh được giới thiệu vào trung tâm của hội người mù ở Nha Trang. Ở đây, anh được học chữ, học toán. 
Anh Nguyễn Tuấn (thứ hai từ trái sang) và nhân viên tụ họp uống cà phê trước giờ làm việc

Anh làm tất cả những gì mà một người mù có thể làm như bán vé số, bán tăm, bán chổi… Không chỉ ở Nha Trang, anh thuê xe đi xuống tận An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp... để bán những sản phẩm của hội người mù làm ra. 18 tuổi anh đã suy nghĩ đến vấn đề kinh doanh.
Năm 2001, anh được hội người mù cho đi học kỹ thuật mát-xa ở Hà Nội để tạo điều kiện cho người mù có nghề nghiệp ổn định. Lúc đó, được đi Hà Nội với anh chỉ là một niềm vui chứ anh chưa nghĩ đến đó sẽ là cái nghề nuôi sống mình. Sau khi học mát-xa được mấy tháng, anh được hội cho đi tập huấn ở TP. HCM.

Anh phải mua vé và xếp hàng dài để đợi đến lượt mình. Lúc đó anh mới ý thức được tầm quan trọng của dịch vụ mát-xa. Khi về lại Nha Trang, anh mạnh dạn đề nghị hội người mù mở dịch vụ này để kinh doanh. Anh gặp phải nhiều sự phản đối. Khó khăn hơn khi điều kiện cơ sở vật chất lúc này quá thiếu thốn. Anh vẫn kiên định làm theo kế hoạch của mình. Và cuối cùng anh đã thuyết phục được hội đồng ý để anh mở dịch vụ này. Đó là một bước ngoặt quan trọng của anh.

Không dừng lại ở đó, anh quyết định tự mình kinh doanh để thử sức. Tại thời điểm này, mát-xa là một dịch vụ rất được ưa chuộng. Lợi dụng thế mạnh đó, anh quyết định thuê nhà để làm cơ sở cung cấp dịch này cho khách. Năm 2005, anh chính thức trở thành ông chủ nhỏ của một cơ sở mát-xa ở Nha Trang. Lúc đó cả cơ sở của anh chỉ có 4 nhân viên, họ đều là người mù. Tuy vậy, họ đã tự làm lấy tất cả mọi việc. Tự mình dọn dẹp nhà cửa, giặt khăn, liên hệ khách hàng…

Bước đầu bắt tay vào kinh doanh, anh gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhưng với tài ăn nói rất được lòng người, thêm vào đó là khả năng sử dụng thế mạnh tuyên truyền một cách rất hiệu quả, anh đã đưa hình ảnh cơ sở dịch vụ mát-xa của mình đến với nhiều khách hàng. Anh và nhân viên đi khắp nơi để phát tờ rơi. Anh còn in tờ rơi giới thiệu dịch vụ của mình gửi cho mấy tiệm bán bánh mì để họ gói bánh cho khách. Đó là một chiêu chỉ của riêng Nguyễn Tuấn.

Kể lại những kỷ niệm ngày đầu anh cười: “Lần đó, tui đi phát tờ rơi để giới thiệu dịch vụ của mình. Rõ ràng là có người nhưng tui đưa tờ rơi hoài mà họ không chịu nhận. Họ cũng chẳng nói năng gì hết. Năn nỉ hoài không được nên tui liều mình xông đến rồi chạm phải một pho tượng. Hóa ra đó chỉ là mấy cô ma-nơ-canh, hóa ra tui đứng nói chuyện với tượng cả buổi trời mà không biết”.

Khi dịch vụ của anh dần đông khách, anh lại phải đối phó với những “vị khách không mời”. Biết đây là nơi làm việc của những người mù, những vị khách này đến để hành nghề “trộm cắp”. Anh đã nhiều lần bắt được trộm vì sự nhạy bén và tài suy đoán của mình. “Mấy tên trộm cứ tưởng tui sáng mắt, chúng sợ chết khiếp”, anh cười hả hê. Thành phố Nha Trang phần đông là khách du lịch nước ngoài. Dịch vụ của anh cũng được nhiều người nước ngoài ưa chuộng. Anh lại gặp khó khăn vì sự bất đồng ngôn ngữ. Nhưng lâu dần thành quen, anh đã học được tiếng và bây giờ đã có thể hiểu hầu hết những gì khách yêu cầu.

Ánh sáng trong đôi mắt tối

Hiện anh Tuấn đã có hai cơ sở mát-xa ở Nha Trang. Nhờ dịch vụ này, từ một người tật nguyền, tay trắng, anh đã có thể mua được nhà và mở thêm cơ sở để kinh doanh. Nhân viên của anh có 30 người, trong đó có 21 người mù. Mỗi cơ sở, mỗi tháng có thể đón từ 3.000 - 3.200 khách, mỗi tháng anh có thể kiếm đựợc hàng trăm triệu đồng. Ngồi nói chuyện với chúng tôi mà điện thoại của anh cứ reo liên tục. “Khách hàng gọi điện đặt giờ trước đấy”, anh phân bua.
Không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật, anh Tuấn còn có tiếng là một ông mai “mát tay”. Anh đã mai mối thành công cho 4 cặp vợ chồng, họ đều là nhân viên của cơ sở này. “Tui vui vì họ có cuộc sống như mọi người khác, có vợ có chồng, ít ra họ cũng không cô độc một mình trong bóng tối”. Anh Tuấn xúc động nói. Riêng phần mình, anh luôn thấy may mắn và hạnh phúc khi cưới được người vợ ngoan hiền, biết chăm lo cho chồng con và rất mực yêu thương anh. Chị đã bù đắp cho anh những mất mát trong cuộc sống.

Vợ anh Tuấn cũng là thành viên của hội người mù. Anh chị gặp nhau, yêu nhau rồi quyết định đi đến hôn nhân. Quyết định đó của hai người bị gia đình vợ phản đối vì: “Một đứa mù đã khổ, bây giờ hai đứa mù cưới nhau về lại càng khổ thêm”. Cuối cùng anh đã chứng mình cho gia đình vợ biết rằng mình sẽ không để vợ khổ. Đúng như anh nói, anh và chị sống với nhau rất hạnh phúc.

Vợ anh, chị Phạm Thị Thập (SN 1981) cũng đã khẳng định: “Tôi đã tìm thấy “bến trong” cho đời mình. Anh Tuấn là người rất yêu thương vợ con. Anh luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của một người trụ cột trong gia đình. Lúc đầu, trong gia đình tôi có người phản đối chúng tôi lấy nhau nhưng bây giờ họ lại quý anh giống như con ruột vậy. Nhà có giỗ quãy hay tiệc tùng gì là gọi anh về ngay. Chúng tôi sống nương tựa lẫn nhau, quý trọng tình cảm của nhau, cuộc sống rất hạnh phúc”.

Hiện tại, vợ chồng anh đã có một bé gái 5 tuổi, rất đáng yêu và nhanh nhẹn. Điểm thu hút đặc biệt ở bé Phúc An là đôi mắt đen láy, sáng ngời. Phải chăng đó là sự bù đắp mà tạo hóa dành cho anh chị.

Người mù làm cha mẹ cũng không giống như người bình thường khác. Lúc bé mới sinh, vì cả anh chị đều không thể chăm con nên phải nhờ người trông giúp. Lúc con khóc, chị không có ở nhà, anh không thể pha sữa cho con, chỉ biết lấy nước lọc cho con uống để con đỡ khát mà không khóc nữa. Nói đến đó, anh chảy nước mắt. Anh kể lại lần đầu tiên dẫn con đến trường, bạn bè của nó chạy lại reo ầm lên: “A, ông mù! Ra xem ông mù các bạn ơi!”. Anh không ngại mà vẫn tiếp tục dẫn con đến trường, anh muốn con mình quen với việc có ba mẹ đều là người mù để sau này con không mặc cảm. Sau này, mỗi lần thấy anh đưa đón con đến trường, các bạn của con đã chào anh một cách lễ phép: “Ba Phúc An đến kìa!”.

Trong công việc, anh cũng tự đặt ra những kỷ luật rất nghiêm. Anh nói: “Nếu không làm như vậy thì không thể đi vào nền nếp được, nhân viên sẽ ỷ lại mà không cố gắng làm việc”. Sau giờ làm, anh cùng họ như anh em một nhà, cùng ăn, cùng tắm, cùng nhau nói chuyện cười đùa, không hề có sự phân biệt người làm hay chủ.

Khi được hỏi, anh mong ước điều gì trong cuộc sống này, anh cười tiếc nuối: “Tui nghĩ mà thương ngoại quá, giá giờ này ngoại còn sống, bà sẽ vui lắm vì thấy tui thành đạt. Lúc từ giã cuộc đời, ngoại cũng không được thanh thản vì thương tui một mình cô độc, không có lấy một người thân. Ngoại còn lo hơn vì tui không thấy đường.

Khi biết mình gần đất xa trời, ngoại đã kêu tui học lấy một cái nghề để tự nuôi sống mình. Ngoại bảo tui học làm thầy bói hay học đàn để đàn dạo, người ta thương mà cho tiền sống qua ngày”. Anh còn ước mình có thể một lần được nhìn thấy con gái bằng mắt chứ không phải “nhìn” con bằng tay. Có lẽ ước muốn giản dị của anh sẽ không bao giờ thực hiện được. Tuy vậy, điều đó cũng không làm mất đi niềm tin cuộc sống.

Anh Tuấn tâm sự: “Tôi luôn quý trọng cuộc sống của mình và sống bằng tất cả nghị lực mình đang có. Cuộc đời không bất công với ai cả, tất cả những người khuyết tật không có lý do gì để tuyệt vọng với đời.

Dựng cơ nghiệp từ... gà đẻ trứng, thu bạc tỷ mỗi năm

Từ tay trắng, giờ đây vợ chồng ông Nguyễn Quý Thảo (khu 3, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ nuôi gà đẻ trứng.

 



Sinh 5 đứa con, vợ chồng chủ yếu kiếm sống từ mấy đám ruộng, nên gia cảnh đã qua nhiều năm tháng nghèo khó. Năm 1997, tích góp được ít tiền, vay mượn thêm bà con họ hàng, vợ chồng ông mua 100 con gà giống về nuôi. Nhờ chăm lo chu đáo, gà đẻ trứng nhiều, vợ chồng ông bắt đầu có lãi. Thấy được hiệu quả, ông đầu tư mở rộng chuồng trại, mua thêm con giống về nuôi. Từ 100 con, rồi 200, 500, 1.000 con... thu nhập của vợ chồng ông theo đó cũng tăng lên. Các khoản nợ được ông thanh toán hết.
Năm 2008, được cho thuê 2,7ha đất tại thôn Nam Phước, xã Đại Tân để làm trang trại. Năm 2009, tôi đầu tư gần 3,5 tỷ đồng làm trang trại khép kín trên diện tích 5.000m2. Ông vay thêm ngân hàng để đầu làm 5 nhà nuôi gà, mua máy xay xát, con giống, đào ao thả cá... Hiện, trang trại của ông thường xuyên có 15.000 gà đẻ trứng.

Ông còn nuôi gối đầu 5.000 gà con giống và đào ao thả cá trê lai, trồng cây ăn quả, thả vịt… Theo ông Thảo, với giá trứng hiện nay, mỗi tháng doanh thu của ông trên 650 triệu đồng, mỗi năm gần 8 tỷ đồng.

Không có gì là không thể...



Bị liệt hai chân nhưng anh là người mạnh mẽ, dám làm dám chịu, từng vượt qua không ít những xót xa, tủi hổ của cuộc đời.


Anh Minh tại bàn làm việc ở công ty

Đó là anh Phạm Văn Minh (28 tuổi), ở An Mỹ, Tuy An, Phú Yên. Anh đã vượt qua mọi mặc cảm số phận để thay đổi cuộc đời mình. Hiện anh là giám đốc một công ty chuyên về công nghệ thông tin.

Tật nguyền thì đã sao ?

Ngay từ lúc là học sinh, cứ mỗi dịp hè, anh Minh vẫn đều đặn vào Sài Gòn bán vé số để kiếm tiền trang trải chuyện học hành.

Ban ngày lê lết dưới đường vì “thấy tội nghiệp người ta mới mua”, đêm về chen chúc trong căn phòng nhỏ hẹp để tìm cho mình giấc ngủ bình yên. Anh Minh nhớ lại: “Mười mấy người tàn tật như mình nằm trong phòng trọ nhỏ xíu. Lúc ấy thấy buồn tủi cho số phận của mình. Không lẽ cứ suốt ngày lê lết bán vé số? Không lẽ tật nguyền thì không thể làm ông này bà nọ như người bình thường?”.

Không cam chịu, lùi bước trước khó khăn, anh Minh biến những trăn trở, băn khoăn thành động lực để phấn đấu. Cuộc sống bươn chải, bon chen nơi phố thị trui rèn thêm ý chí và bản lĩnh trong anh. Suốt những năm học THPT anh luôn đạt thành tích khá giỏi. Và tấm giấy báo trúng tuyển ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM là thành quả xứng đáng cho những tháng ngày vật lộn mưu sinh.

Đừng đổ lỗi cho số phận

Với anh Minh, thành công không ngẫu nhiên tự tìm đến mỗi người mà đó là cả một chặng đường dài trải qua không ít khó khăn và thất bại. Quan trọng nhất là ý chí và khát khao thay đổi cuộc đời mình. Anh Minh tâm sự: “Khó khăn lớn nhất của mình khi vào đại học là phải đối mặt với các bậc thang ở trường. Để có thể vào lớp học mình phải ngồi chờ người quen cõng lên tận lầu 4”.

Tưởng như những khó khăn rồi sẽ qua đi, nhưng sự nghiệt ngã của số phận một lần nữa đổ ập lên thân hình nhỏ bé của anh. “Mới vào học năm thứ nhất đại học thì ba mình đột ngột qua đời. Lúc ấy mình dường như suy sụp vì ông là trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Mặc khác, mình lại nghĩ về tương lai, về nỗi khổ của mẹ và các em nên mình tiếp tục cố gắng để vượt qua tất cả”, anh Minh ngậm ngùi.

Học ngành công nghệ thông tin và sẵn mê kinh doanh nên đến năm thứ 3 đại học, anh Minh cùng một vài người bạn hùn hạp mở tiệm internet ở Q.Tân Phú, TP.HCM nhưng nhanh chóng thất bại vì thiếu kinh nghiệm quản lý. Thất bại đó không làm anh nhụt chí mà càng quyết tâm hơn trên con đường thực hiện ước mơ của mình.

Ra trường, anh Minh được nhận vào làm việc đúng chuyên ngành ở một công ty của Pháp. Nhưng đến đầu năm 2011, anh quyết định tự thành lập công ty riêng do chính mình làm giám đốc. Bởi theo anh, dù sao đi nữa thì làm việc cho chính mình vẫn tốt hơn.

Công ty TNHH giải pháp tin học NON Việt Nam ra đời từ suy nghĩ ấy. Anh Minh chia sẻ: “Mỗi lần đi gặp khách hàng đều có một người đi theo giúp mình vượt qua các bậc thang. Những khách hàng lần đầu tiên gặp mình đều bất ngờ và có vẻ ái ngại khi thấy mình ngồi xe lăn. Nhưng sau đó họ dần thông cảm và giới thiệu mình nhiều mối làm ăn hơn. Quan trọng nhất vẫn là chất lượng công việc”.

Nhìn nhận về sự thay đổi của giới trẻ ngày nay, anh Minh nói: “Giới trẻ ngày nay có điều kiện nhiều hơn trước nhưng thiếu va chạm cuộc sống nên rất “dễ vỡ”. Họ thường hay trách tại sao không như thế này, như thế kia, không sinh ra trong gia đình giàu có này nọ. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, đừng bao giờ đổ lỗi cho số phận. Hãy tìm cho mình một “điểm sáng” trong cuộc sống để luôn luôn nỗ lực, phấn đấu”.

Anh Minh chia sẻ: “Đi nhiều nơi mới biết mình còn may mắn hơn rất nhiều người khác. Nhiều người biết mình bệnh nhưng không đi khám vì sợ tốn tiền. Trước đây mình cũng khó khăn như họ, giờ mình làm việc này chỉ mong muốn góp một phần nào đó giúp người ta”.



9X Việt xinh đẹp nổi tiếng ở làng thời trang Singapore



Võ Thị Hải Trang là cô gái người Việt sở hữu rất nhiều giải thưởng nghệ thuật lớn tại quốc đảo sư tử.


Nội dung nổi bật:

Hải Trang (Zean Võ) là cô gái sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, tốt nghiệp với danh hiệu sinh viên xuất sắc của ĐH Nghệ thuật Lasalle Singapore. Cô từng đạt nhiều giải thưởng trong khu vực về nhiếp ảnh và thời trang.

Hiện tại cô chụp ảnh và biên tập tin bài cho trang mạng xã hội thời trang và quản lý một triển lãm nghệ thuật đương đại tại Singapore.

Thời trang là cuộc sống

Hải Trang (Zean Võ) là cô gái sinh ra và lớn lên tại thành phố biển Nha Trang, từng tốt nghiệp với danh hiệu sinh viên xuất sắc của ĐH Nghệ thuật Lasalle Singapore. Hiện nay, cô chụp ảnh và biên tập tin bài cho trang mạng xã hội thời trang State Of Zean Vo, quản lý một triển lãm nghệ thuật đương đại tại Singapore.

Ngay từ khi là học sinh THPT, Hải Trang đã trở thành đại diện tiêu biểu duy nhất của khối thanh niên tỉnh Khánh Hòa tham gia Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 9 năm 2008.

Hải Trang bắt đầu niềm đam mê thời trang từ thuở nhỏ, khi thích thú với trò chơi may quần áo cho búp bê. Rời ngôi trường cấp 3, cô bắt đầu học tập tại Singapore về chuyên ngành này.

Đối với cô gái trẻ này, thời trang là cuộc sống.Cô quan niệm thời trang không đơn thuần là trang phục, thứ luôn hấp dẫn phái đẹp mà còn là định hướng nghề nghiệp, truyền cảm hứng mạnh mẽ trong các hoạt động nghệ thuật khác.

Sống và học tập tại đất nước năng động, Hải Trang cho rằng các bạn trẻ nơi đây thể hiện cá tính thời trang rất mạnh: “Ở Singapore, giới trẻ từ độ tuổi trung học đã bắt đầu hình thành cá tính thời trang cá nhân. Bạn dễ thấy đâu đó trong đám đông một bạn trẻ với mái tóc màu hồng, một anh chàng mặc một chiếc quần váy, màu sắc rực rỡ, một cô gái trong phong cách menswear với tóc cạo nửa đầu…”.

Cô nàng quản lý đa tài

Hải Trang cũng đã có nhiều thành tích đáng nể về nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau: Giải thưởng danh dự của Hội thi ảnh quốc tế (năm 2010), giải Nhất cuộc thi thiết kế tranh poster công cộng URA (năm 2012), giải Nhất cuộc thi "Style Challenge" do Samsung Singapore tổ chức.

Bên cạnh đó cô còn thường xuyên viết bài về thời trang và nhãn hiệu với nhiều hãng nổi tiếng trong khu vực và quốc tế như: Chokonte, Fort Stand, Nikicio, Twoori, Errin… và nhiều bài viết nhiếp ảnh về các sự kiện thời trang lớn tại Singapore.

Hiện tại, công việc chính của Trang là làm quản lý cho một phòng triển lãm nghệ thuật đương đại. Nhưng cô đượcbiết đến nhiều hơn cả là ở vai trò của nhiếp ảnh gia, thiết kế, quản trị trang mạng xã hội về thời trang.

Trang mạng chính là nơi Trang chia sẻ về phong cách thời trang cá nhân. Đối tượng Trang hướng đến là những cô gái trẻ đam mê học hỏi, tiếp cận thời trang như một kiến thức căn bản của cuộc sống, thích khám phá xu hướng mới và dám ứng dụng cho bản thân. Ở lĩnh vực nào, Hải Trang cũng tạo được dấu ấn với các tác phẩm độc đáo, sáng tạo không giới hạn.

Cô chia sẻ: “Kinh phí học nghệ thuật rất cao nên phải biết đi làm thêm. Năm thứ hai đại học, mình làm thêm cho một công ty thiết kế với vị trí thiết kế đồ họa. Đến năm thứ ba, mình làm việc tự do về thiết kế. Năm cuối, mình tiếp tục vừa học vừa thực tập với vị trí nhiếp ảnh. Hiện giờ, thu nhập của đủ để sống tự lập và bay nhảy với những ước mơ”.

Là một cô gái "đa-zi-năng", Hải Trang cho biết các công việc đều bổ trợ cho nhau, giúp cô có những trải nghiệm thú vị riêng. Cô gái này quan niệm một người phụ nữ đẹp bao gồm sự thông minh, tự tin và có tâm hồn.

Thời gian tới, Hải Trang luôn mong muốn có một thương hiệu thời trang riêng từ khâu thiết kế hình ảnh, sản xuất, đến quảng bá và cả kinh doanh. Chính vì vậy, trong mỗi công việc hiện tại, cô luôn rèn cho mình những kỹ năng tổng hợp.

Về dự định lâu dài trong công việc, Hải Trang luôn khát khao được khám phá thế giới mới mẻ. "Nhưng trái tim mình luôn hướng về gia đình và Việt Nam” là điều cô luôn tâm niệm.




9X xinh đẹp và chuỗi cửa hàng doanh thu chục tỷ

Trượt đại học, cô gái sinh năm 1990 Nguyễn Minh Hiền đang là chủ của 3 cửa hàng thời trang, 1 nhà hàng sushi với doanh thu hằng năm xấp xỉ 20 tỷ đồng.


Hiền (bên trái) mặc trang phục Kimono Nhật Bản tại nhà hàng Sushi .


Hiền nhỏ nhắn, xinh xắn giống tiểu thư hơn là vai trò cô chủ đang quản lý 45 nhân viên. Xòe hai bàn tay hơi xương ra, Hiền cười bảo: “Bàn tay em xấu lắm vì phải làm rất nhiều việc, từ bưng bê, chế biến món ăn, đóng gói sản phẩm…”.

Từ cú lừa trên mạng

Thích kinh doanh nên suốt 3 năm học THPT, Hiền xin làm nhân viên bán mỹ phẩm ở cửa hàng của người bác. Trượt đại học, Hiền không ôn thi tiếp mà quyết định thực hiện niềm đam mê kinh doanh. Ban đầu, Hiền bán mỹ phẩm trên mạng. Một lần do lỡ mua đôi giày đắt tiền, để đi thì tiếc, Hiền lên mạng rao bán, không ngờ lãi được 100 nghìn đồng. Hứng thú, Hiền chuyển sang kinh doanh giày dép. Thời điểm năm 2009, kinh doanh qua mạng ở Việt Nam bắt đầu phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt trang rao vặt cho phép đăng bài miễn phí. Hiền mày mò đăng hàng trăm topic bán hàng trên các website và blog, kiên trì tư vấn, trả lời khách hàng. Từ đó, khách hàng tìm đến cô chủ nhỏ ngày càng đông.

Một mình vừa đi lấy hàng, chăm sóc khách hàng trên mạng, giao hàng, Hiền nghĩ cần phải có một cửa hàng để trưng bày sản phẩm. Hiền nảy ra sáng kiến, làm nhân viên bán hàng không lương cho bác, đổi lại Hiền xin một góc của cửa hàng để bày bán giày dép.

Một lần, Hiền nhận đơn đặt hàng trên mạng 30 đôi giày. Lần đầu tiên nhận được đơn hàng lớn, Hiền dồn hết số vốn đi gom hàng nhưng đến địa điểm giao hàng, cô phát hiện bị ăn “quả lừa”. Hiền đành hạ giá sản phẩm, tích cực rao bán trên nhiều trang rao vặt khác nhau, chăm sóc khách hàng chu đáo hơn. “30 đôi giày được bán hết trong một tuần. Không những thế, em xây dựng được thêm nhiều khách hàng thân thiết”, Hiền chia sẻ. Nhờ đó công việc kinh doanh của Hiền ngày càng phát triển. Đến khi có 100 triệu đồng trong tay, Hiền quyết định mở cửa hàng thời trang tổng hợp mang tên Sio Shop cho nam giới. Sau đó, Hiền quyết định mở thêm 2 cửa hàng liền kề kinh doanh thời trang theo nhu cầu của khách hàng.

Đến nhà hàng Sushi

Hiền mở nhà hàng Sushi vì một lần cô đi ăn món này nhưng nhà hàng làm mon ăn tệ quá. Cô nghĩ mình có thể làm tốt hơn. Hiền quyết định mở nhà hàng Sushi rộng 80 m2. Một mình Hiền lên ý tưởng trang trí, thiết kế nhà hàng cho đến lên thực đơn, chọn món ăn, nhập hàng ăn. Chỉ trong thời gian ngắn, khách hàng tìm đến nhà hàng ngày một đông. “Nhiều khách hàng đến cứ xin đòi gặp chủ quán vì nhìn cách bài trí nhà hàng họ nghĩ em là người Nhật Bản”, Hiền cười vui.

Chia sẻ bí quyết, Hiền bảo, đầu tiên là món ăn phải ngon, giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng, thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Miễn phí trà đá, đồ tráng miệng. Ngoài ra, Hiền khuyến mãi khách hàng có hóa đơn từ 500 nghìn đồng trở lên ở shop quần áo sẽ được tặng một phiếu ăn trị giá 50 nghìn đồng ở nhà hàng Sushi. Hiền cho biết, tháng 10 này Hiền khai trương tiếp nhà hàng Sushi thứ 2 với diện tích mặt sàn 100 m2x6 tầng. Với nhà hàng này, Hiền tiếp tục tự tay thực hiện mọi công đoạn từ thuê thiết kế cho đến mua bát đĩa, dao kéo. Hỏi bận rộn thế thời gian đâu nghỉ ngơi. Hiền cười tươi: “Không bận lắm vì lúc làm em tập trung cao độ. Sau đó, không những em đi chơi mà còn thường xuyên tổ chức cho nhân viên đi chơi xả hơi nữa”.

Với hệ thống shop và nhà hàng quy mô nhưng cô chủ nhỏ 9X lại có cách quản lý khiến người khác khó lòng tin được. Hiền rất ít khi dùng máy tính, thậm chí không dùng bất cứ phần mềm quản lý kinh doanh, hàng hóa nào. Tất cả đều được Hiền ghi chép bằng tay, tính toán thủ công và ghi nhớ trong đầu. Nhân viên đã có máy chấm công nhưng cuối tháng tính lương, Hiền vẫn lôi cuốn sổ tay ra tự nhẩm tính. Hiền cho biết, giờ mở rộng quy mô, phải dùng đến phần mềm để quản lý nhưng cô giao cho nhân viên thực hiện, còn mình vẫn trung thành với sổ tay.


Dù làm việc bằng phương pháp thủ công nhưng Hiền luôn nắm rõ từng khoản chi tiêu. Hiền cho biết, 3 shop thời trang doanh thu mỗi năm được 10 tỷ đồng; nhà hàng Sushi trung bình mỗi tháng được 700 triệu đồng. Mỗi năm doanh thu đạt xấp xỉ 20 tỷ đồng.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Ông chủ quán Cafe StartUp: Tôi cố tình "bắt chước” Starbucks

Ông chủ quán cà phê StarUp khẳng định đã cố tình nhái Starbucks ở Sài Gòn.
Người dân Sài Gòn không lạ gì với Starbucks và không ít người lại càng nhăn mặt khó chịu hơn khi nhìn thấy cửa hàng đầu tiên của StarUp với sự "trùng hợp" từ màu sắc đến logo, hình ảnh.
Người tạo ra sản phẩm này là Mai Trường Giang - một chàng trẻ sinh năm 1985 đến từ Trà Vinh. Thẳng thắn và hài hước anh chia sẻ câu chuyện làm thương hiệu của mình.
Tôi cố tình “ bắt chước” Starbucks
StartUp khai trương khi nào?
Tháng 11/2012
Tại sao lại đặt là StartUp?
StartUp có nghĩ là khởi nghiệp. Sau khi thành công với chuỗi cửa hàng bánh su Singapore, tôi mở StartUp là nơi để các bạn trẻ muốn khởi nghiệp có thể gặp nhau, trao đổi, hợp tác, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với họ.
StartUp với logo và hình ảnh rất giống Starbucks được mở trước khi Starbucks vào Việt Nam.
Anh cố tình?
Đúng
Lý do?
Tôi có lộ trình rõ ràng. Khi khởi nghiệp khó khăn nhất là vấn đề marketing, nhận diện thương hiệu và doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không nhiều kinh phí để thực hiện.
Tôi để màu sắc, logo giống Starbucks vì muốn cộng đồng facebook, mạng xã hội loan truyền Starbucks đã đến Việt Nam.
Và hiệu đúng như tôi mong đợi. Có nhiều người biết đến, nhắc đến và nhận xét đây là thương hiệu nhái.
Mai Trường Giang với nhiều chiêu truyền thông cực hiệu quả
Tại sao anh chọn Starbucks?
Sản phảm café ai cũng có thể làm được nhưng quan trọng với khách hàng là sự tận hưởng, thư giãn trong không gian riêng và sự yêu mến, trung thành với thương hiệu.
Anh không nghĩ ra cách làm thương hiệu nên phải “bắt chước”?
Đã kinh doanh thì lập trường phải vững. Hãy là chính mình, đừng quan tâm đến người khác nói, cái gì liên quan đến tiêu cực thì hãy lọc ra và bỏ đi.
Anh sợ bị tẩy chay không?
Không
Anh có sợ bị chê hàng giả, hàng nhái?
Tôi xây dựng hình ảnh, thương hiệu cá nhân nói là làm. Người nào nói tôi làm giả làm nhái thì chia sẻ, giải thích.
Ai anh cũng giải thích?
Không. Tôi chỉ giải thích cho những ai quan tâm.
Nhờ Starbucks anh mới thành công như hôm nay?
Không nên nói thành công vì vẫn đang xây dựng. Tôi không tham vọng cạnh tranh với Starbucks, Coffee Bean mà có thị trường riêng của mình.
Sắp tới phiên bản 3 của StartUp sẽ tách biệt, hoàn toàn tách biệt với hình ảnh Starbucks. Bị công ty luật “gõ cửa” về vi phạm bản quyền, anh làm gì?
Phiên bản 2, tôi đã thay đổi logo bằng hình ảnh cá nhân được phác họa lại nhưng font chữ, màu sắc vẫn chưa thay đổi.
Sắp tới phiên bản 3 của StartUp sẽ tách biệt, hoàn toàn tách biệt với hình ảnh Starbucks.
Đối thủ cạnh tranh chính của StartUp?
Passio
Tại sao?
Passio chọn hướng đi đúng, đã tận dụng nguồn vốn của mình để phát triển. Tôi nhắm đến đối thủ số 1. Trong thị trường chỉ có số 1 và số 2 thôi.
Anh hơn gì Passio?
Cộng đồng khởi nghiệp ủng hộ các dự án của tôi. Thêm vào đó là k iến thức, trải nghiệm tốt về xây dựng thương hiệu. Và quan trọng nhất là định hướng StartUp là những cửa hàng có vốn nhỏ, chỉ khoảng 500triệu trong khi đó Passio lên tới 1 tỷ nên dễ phát triển hơn.
Khen Trung Nguyên khôn ngoan trong truyền thông
Anh đánh giá gì về Trung Nguyên?
Anh Vũ có tầm nhìn dài hạn, tận dụng Starbucsk để PR cho Trung Nguyên cực tốt không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. mục tiêu truyền thông rõ ràng
Starbucks có chiến lược bài bản. Họ không cần phải nói gì cả mà tự động có người khác nói về mình.
Café truyền thống và café mix, cái nào sẽ thắng?
Thị trường cafe hiện tại rất lớn, Trung Nguyên cũng chưa khai thác hết. Đất nước đang chuyển giao, thế hệ trẻ đang chuyển giao nên ức độ chấp nhận nhanh. Người trẻ sẽ chuyển từ café phin đậm đặc sang café xay. Theo tôi thì lộ trình 3-5-10 năm nữa café truyền thống sẽ giảm.
Anh dự đoán bao lâu café góc đường không còn?
3-5 năm
Tại sao?
Với cách làm ăn manh mún, không có chiến lược thương hiệu lâu dài, các cửa hàng này sẽ bị các công ty, thương hiệu café lớn thuê mặt bằng tương tự như tiệm tạp hóa dần mất đi và thay vào đó là cửa hàng tiện lợi.
Café lề đường thì sao?
Trong vòng 5 năm nữa chính quyền sẽ dẹp hết quan cóc lề đường cũng như Malaysia đã làm cách đây vài năm.

NCĐT


Flag Counter