Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Liệu trường học có thể giúp bạn trở thành một doanh nhân giỏi

Trong quá trình làm phóng viên kinh doanh, tôi (Antonio Neves ) đã phỏng vấn rất nhiều doanh nhân. Tất cả họ đều có một điểm chung đó là niềm đam mê với công việc. Và một điểm tất cả họ không có chung đó là nền tảng học vấn.
 
 
www.strategy.vn, khời nghiệp, trường học và trường đời, ý tưởng khởi nghiệp, giá trị công việc, triết lý khởi nghiệp, đam mê công việc, khơi lòng đam mê
 
 
Một số doanh nhân có bằng tú tài. Nhiều người khác có bằng cử nhân. Những người khác thì có bằng MBA. Về mặt học vấn mà nói thì giới doanh nhân chắc chắn không phải là một thế giới phù hợp với tất cả mọi đối tượng.
 
 
Vì vậy, tôi đã đặt cho các doanh nhân một câu hỏi mà chính họ cũng tự hỏi mình tại nhiều thời điểm: Liệu học về kinh doanh có khiến bạn trở thành một doanh nhân giỏi hơn không?
 
 
Có thể dạy kinh doanh không?
 
 
Kinh doanh là một ngành “hot”. Trên khắp nước Mỹ có rất nhiều chương trình đào tạo đại học và trên đại học về kinh doanh. Nhưng điều này lại đặt ra một câu hỏi: liệu kỹ năng này có thể học trong trường hay trong quá trình làm việc?
 
 
Theo bà Caroline Daniels, giáo sư trường Babson College- trường được xếp hàng top về chương trình đào tạo kinh doanh tại Mỹ thì: "Kinh doanh có thể học được. Nhưng niềm đam mê đối với một ý tưởng và cơ hội phải xuất phát từ chính doanh nhân”.
 
 
Những người ủng hộ việc đào tạo doanh nhân cho rằng nó cung cấp cho sinh viên các công cụ để nhận biết các cơ hội và phát triển thành các hình mẫu doanh nhân thành công. Nhưng với nhiều người, việc đào tạo doanh nhân nên mở rộng ra bên ngoài lớp học.
 
 
Chris Guillebeau, tác giả của bài viết ăn khách "The $100 Startup" trên tờ thời báo New York cho rằng: " Bạn có thể học càng nhiều càng tốt từ nhiều nguồn khác nhau. Kinh nghiệm có thể là người thầy tốt nhất nhưng chắc chắn bạn có thể học theo các cách truyền thống hoặc phi truyền thống”.
 
 
Đối với nhiều người, một tấm bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng MBA sẽ mở ra cánh cửa bước vào thế giới doanh nhân. Thực tế, nhiều người tốt nghiệp có bằng MBA mở công ty riêng chứ không tìm những công việc truyền thống khác. Theo ghi nhận đã có 16% sinh viên tốt nghiệp lớp kinh doanh của trường đại học Stanford năm 2011 đã quyết định mở công ty riêng.
 
 
Và đương nhiên, có nhiều CEO các công ty mới mở cảm thấy bằng cấp cũng góp phần đem lại cổ tức cho họ. Michael Karnjanaprakorn, CEO của công ty Skillshare cho biết "Bằng tốt nghiệp đại học của tôi do VCU Brandcenter cấp thực sự đã hình thành nên cách nghĩ của tôi về sự sáng tạo, đổi mới và phá vỡ hiện trạng. Điều đó đã giúp tôi trở thành một doanh nhân tốt hơn vì nó cho phép tôi nhìn nhận thế giới theo một cách khác đi và công ty tôi đã ra đời từ đó”.
 
 
Bằng cấp có đáng giá như thế không?
 
 
Với tỷ lệ thất nghiệp cao và nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay thì các công ty như Thiel Fellowship và UnCollege đang thách thức hiện trạng và sự kỳ vọng vào không chỉ lĩnh vực đào tạo kinh doanh mà cả nền giáo dục đại học nói chung.
 
 
Karnjanaprakorn "Trường đại học không phải 100% là thảm họa như hầu hết mọi người nghĩ. Tôi nghĩ tính thời điểm đối với các doanh nhân là khác nhau. Một số người mở công ty lúc 18 tuổi và những người khác như tôi thì mở công ty lúc 28 tuổi”.
 
 
Nhưng với các khoản nợ cho vay dành cho sinh viên ngoài tầm kiểm soát thì chi phí giáo dục truyền thống là điều đáng để cân nhắc, nhất là đối với các doanh nhân giàu tham vọng phải chạy chương trình khởi động khi khởi động một công việc làm ăn mới.
 
 
Guillebeau, từng học về nghiên cứu quốc tế và xã hội học tại trường đại học cho rằng: "Quá nhiều người trẻ dành hàng chục ngàn đô la để học làm những ngành không hề tồn tại”.
 
Theo một số người, trường đại học chỉ cung cấp được một phòng thí nghiệm để thử nghiệm.
 
Danial Malik, sinh viên đại học vừa tốt nghiệp năm 2012 cho biết: "Babson College đã tạo cho tôi một môi trường an toàn, được
kiểm soát để tăng trưởng và phát triển thành một cá nhân và khám phá thế giới và vị trí của tôi trong môi trường đó. Thực hiện việc này hơi phức tạp một chút nếu bạn không học ở trường đại học”.
 
 
Nhận định: Bạn có nên học kinh doanh không?
 
 
Nếu bạn còn đang phân vân xem liệu mình nên dành ra một khoảng thời gian tạm dừng để tới trường học về kinh doanh hay không thì câu trả lời ngắn gọn sẽ là: còn tùy. Sau cùng thì giáo dục đại học vẫn là sự đầu tư tài chính lớn. Tất cả những người tôi từng phỏng vấn đều gợi ý nên xem xét kỹ chương trình giảng dạy ở trường đại học mà bạn dự định chọn trước khi dốc sạch tài khoản ngân hàng vào đó.
 
 
Guillebeau chia sẻ: "Trong nhiều thập kỷ, hầu hết các khoa kinh doanh tại các trường đại học ở Mỹ đều đã đào tạo sinh viên thành các nhà quản lý tầm cỡ lọt vào top 500 công ty tiêu biểu do tạp chí Fortune bầu chọn. Đây là nghề nghiệp khác biệt so với việc trở thành một doanh nhân”.
 
 
Một việc mà các doanh nhân làm tốt đó là hành động, nhưng lúc nào thì cần dành thời gian và tiền bạc để theo học lấy bằng?
 
 
Daniels chia sẻ: "Bước đầu tiên có thể khiến bạn nản chí. Nhưng phương pháp luận và việc tạo ra các cơ hội và các mô hình kinh doanh trong trường đại học qui tụ nhiều cá nhân có cùng suy nghĩ và năng lượng như bạn có thể tạo ra sự khác biệt”.
 
 
Vậy bạn nên vào lớp học hay tự mình trải nghiệm và rút ra bài học? Không chỉ có một cách đúng. Có vẻ như sẽ có nhiều lợi thế nếu kết hợp cả hai hình thức này.
 
 
Karnjanaprakorn nhận định: "Có những thứ nhất định có thể dạy được như kiến thức khung các khái niệm nhưng chỉ có một cách để học về kinh doanh – đó là tự mình làm việc đó”.

8 lĩnh vực kinh doanh sẽ bùng nổ năm nay

Khoảng 98% gia đình Mỹ có ít nhất một tivi nên dịch vụ điện tử tại gia hứa hẹn nhiều tiềm năng. Trong khi đó, bán giày trực tuyến sẽ hái ra tiền khi cả trăm triệu người mua hàng từ các thị trường bán lẻ trực tuyến mỗi năm.

 

Dưới đây là 8 lĩnh vực hứa hẹn mang lại thành công cho những ai đang ấp ủ những dự án kinh doanh, theo công ty nghiên cứu thị trường IBISWorld ở Mỹ.

 

Dịch vụ điện toán đám mây

 

www.strategy.vn, kinh doanh, kinh doanh bùng nổ, tăng trưởng kinh doanh, kinh doanh bán lẻ, thuê mặt bằng, location, mặt bằng kinh doanh, thị trường bán lẻ

 

Dịch vụ này còn gọi là "phòng dữ liệu ảo". Đây là dịch vụ đang phát triển nhanh chóng với lợi nhuận của ngành đạt 728 triệu USD năm nay, tăng 16% so với năm 2012.

 

Ngành này có tỷ lệ tăng trưởng hằng năm 15,8% từ năm 2008. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do trên toàn cầu đang đẩy dần sang các dịch vụ trực tuyến.

 

Dịch vụ điện toán đám mây không cần có sự đầu tư lớn. Khi số lượng các doanh nghiệp mới gia tăng, lợi nhuận của ngành này dự báo có tỷ lệ tăng hằng năm 14,2% trong vòng 5 năm.

 

Các công ty du lịch trực tuyến

 


 

Tuy ngành du lịch không ở tình trạng tốt trong suốt thời gian suy thoái kinh tế, nhưng lợi nhuận của các công ty du lịch trực tuyến đã tăng với tỷ lệ trung bình 3,9% trong 5 năm qua và kỳ vọng sẽ tăng khoảng 6,1% trong năm nay.

 

Mặt tiền của các văn phòng du lịch giờ được thay thế bởi các dịch vụ trực tuyến. Cách này giúp công ty du lịch gia tăng lợi nhuận, giảm chi phí trong quá trình thực hiện các giao dịch.

 

Những nhà lữ hành lớn đã và đang mua lại các trang web có quy mô toàn cầu, khu vực và địa phương, với mục đích cải thiện lợi nhuận và nắm bắt thị phần lớn hơn. Điều này vừa là cơ hội, vừa là rủi ro đối với các công ty mới khởi nghiệp.

 

Mặt khác, những công ty du lịch mới mà có sẵn trang web tương đối nổi tiếng, nên tận dụng lợi thế này để có thể thỏa thuận với các công ty lớn hơn. Ngành này sẽ tăng trưởng trong 5 năm tới, tỷ lệ hàng năm 2,2%.

 

Phát triển game trên mạng xã hội

 


 

Trung bình mỗi năm, ngành công nghiệp này đã tăng 184,3% trong 5 năm qua, thông qua lưu lượng truy cập internet và mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Nhờ có băng thông rộng, điện thoại thông minh và máy tính bảng đã tăng lên nhanh chóng về số lượng, đồng thời người tiêu dùng có thể truy cập mạng xã hội 24/7, do đó các trò chơi game được tiếp cận với hầu hết người dùng máy tính.

 

Lợi nhuận kỳ vọng tăng 31,9%, đạt 6 tỷ USD vào năm 2013. Hiệp hội phần mềm giải trí sẽ hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp, thông qua các khảo sát nghiên cứu thị trường về sản phẩm nào có nhu cầu nhiều nhất.

 

Ronald Goettler, một giáo sư tại trường đại học Rochester khuyến cáo những công ty mới thành lập đầu tiên nên phát triển các phiên bản với chi phi thấp để thử nghiệm các ý tưởng.

 

Tư vấn bảo mật công nghệ thông tin

 

             

 

Trong 5 năm qua, lợi nhuận ngành này đã gia tăng với tỷ lệ 9,8% hằng năm, đạt 5,3 tỷ USD và sẽ tăng 8% mỗi năm qua 5 năm tới. Những doanh nghiệp mới cần giới thiệu các dịch vụ có mức phí tương đối thấp hơn so với các công ty đã được thành lập, cho đến khi doanh nghiệp của họ đủ mạnh để xây dựng một danh tiếng vững chắc.

 

Bán giày trực tuyến

 


 

Ngành công nghiệp này đã tăng 16,2% qua 5 năm, đạt 8,9 tỷ USD vào năm 2013. Mỗi năm, hơn 100 triệu người Mỹ mua hàng hóa từ các thị trường bán lẻ trực tuyến.

 

Quần áo, phụ kiện, giày dép là danh mục lớn thứ 2 sau sách. Ước tính lợi nhuận ngành này tăng trung bình 10,2% trong vòng 5 năm tới.

 

Amazon và Foot Locker chỉ kiểm soát thị trường này dưới 16%. Kevin Boyland, nhà phân tích IBISWorld cho biết, cứ tưởng ngành này chỉ ở mức quan tâm thấp, nhưng nó lại gây ngạc nhiên khi nằm trong top 8 ngành có khả năng kinh doanh thành công năm nay.

 

Tuy nhiên, Goettler cho rằng các nhà bán lẻ trực tuyến như Zappos sẽ cần đảm bảo việc người tiêu dùng có thể trả lại sản phẩm với giá rẻ.

 

Dịch vụ pháp lý số hóa

 


 

Nếu thất bại trong việc bảo mật công nghệ thông tin, dịch vụ pháp lý số hóa sẽ vào cuộc để điều tra nguyên nhân. Những dịch vụ dạng này giúp tìm ra thủ phạm trên mạng hay giải quyết sự cố trên máy tính, chẳng hạn như lừa đảo trên mạng, các hình thức gian lận lúc giao dịch ngân hàng và rửa tiền.

 

Trong 5 năm qua, lợi nhuận của ngành này đã gia tăng theo tỷ lệ hằng năm là 11,9%, đạt 976,2 triệu USD. Khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn trên trực tuyến, số lượng thông tin được lưu trữ dạng số hóa sẽ tăng theo cấp số nhân.

 

Tuy nhiên, dịch vụ này có một số trở ngại. Số tiền đầu tư và tốc độ thay đổi công nghệ ở lĩnh vực này là rất cao, vì vậy những công ty tiềm năng phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nếu muốn thành công ở ngành này.

 

Ngoài ra, những người tham gia dịch vụ pháp lý số hóa sẽ gặp những thách thức bởi sự mở rộng của điện toán đám mây khiến lượng thông tin được vận hành, lưu trữ và xử lý trên nhiều máy tính. Tuy vậy, lợi nhuận của dịch vụ pháp lý số hóa có khuynh hướng tiếp tục tăng ở mức 9,1% trong 5 năm tới.

 

Dịch vụ dịch thuật

 


 

Lợi nhuận của ngành đã tăng với tỷ lệ 2,4% trong 5 năm qua, đạt 3,2 tỷ USD vào năm nay. Internet là công cụ giúp nhu cầu dịch thuật gia tăng như một ngành kinh doanh, được mở rộng vào các quốc gia mới và đòi hỏi các dịch vụ này đáp ứng với các trang web và các công cụ tiếp thị ở các khu vực mới.

 

Lợi nhuận của ngành dịch vụ dịch thuật có thể tăng 3,4% trong năm 2013, mặc dù vẫn còn một số khó khăn. Cụ thể, ngành này đòi hỏi nguồn lao động có chuyên môn sâu và dịch vụ này còn chịu sự cạnh tranh từ các chương trình phần mềm dịch thuật tự động cũng như các trang web miễn phí.

 

Dịch vụ cài đặt tivi và rạp hát tại gia

 


 

Ngành công nghiệp này có vốn đầu tư rất thấp. Khoảng 98% hộ gia đình Mỹ hiện có ít nhất một tivi, 84% có một đầu DVD hoặc máy ghi, và 25% có một rạp hát gia đình, theo Hiệp hội điện tử tiêu dùng. Lợi nhuận của dịch vụ này tăng hằng năm 4,1%, đạt 12,2 tỷ USD trong 5 năm tính đến năm 2013.

 

Để có thể thành công ở dịch vụ này, các doanh nghiệp mới cần phải bắt kịp nhanh với xu hướng công nghệ.

3 chiến lược bán hàng trực tiếp dành cho những người không đủ tiền marketing

Dưới đây là ba cách để các sản phẩm và dịch vụ của bạn tới tay những người sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn trong tương lai:

 

 

www.strategy.vn, kinh doanh, bán hàng trực tiếp, chiến lược bán hàng, tăng trưởng kinh doanh, kinh doanh bán lẻ, thuê mặt bằng, location, mặt bằng kinh doanh, thị trường bán lẻ


Đối với tất cả các doanh nhân trẻ đang mơ ước được thấy sản phẩm hoặc dịch vụ trên các bảng quảng cáo và các chương trình truyền hình thì điều đầu tiên là: Bạn cần khách hàng trước khi bạn định dùng tiền để tiếp thị.
 


Vì lý do này, các công ty mới thường đầu tư vào ngành kinh doanh mới bằng cách bán hàng trực tiếp. Sau cùng thì bạn để mọi người sử dụng dịch vụ của mình trước khi việc tiếp thị nó phát huy toàn bộ hiệu quả. Thêm nữa, một thành tố lớn nữa của việc tiếp thị là quảng cáo về các khách hàng hiện tại của công ty.
 


Vậy bạn sẽ làm việc đó như thế nào? Dưới đây là ba cách để các sản phẩm và dịch vụ của bạn tới tay những người sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn trong tương lai:
 

1. Hãy để những người thực gửi email.
 


Email marketing có thể là một công cụ tuyệt vời nếu bạn đang có nhu cầu bán hàng trực tiếp nhưng nó cũng gây lãng phí thời gian rất nhiều. Trước tiên, điều bạn không nên làm là: Bán hàng qua email không phải là dùng một chương trình email marketing tự động và email HTML nhếch nhác, cũng không phải là những thư chào hàng lê thê với liên kết URLS. Và chắc chắn đó cũng không phải là phương pháp tiếp thị bằng cách gửi thư rác.
 


Còn đây là những việc bạn nên làm: Bán hàng trực tiếp qua email nên do một nhóm người đảm nhiệm. Tất nhiên họ có thể sử dụng các dịch vụ như Amazon’s Simple Email Service, Mail Merge hoặc các phần mềm để trợ giúp việc gửi email với số lượng lớn.
 

Nhưng trong tất cả các trường hợp, email marketing không nên có dấu hiệu của thư rác. Ví dụ, email chỉ nên bao gồm tối đa một vài câu. Các email này nên được cá nhân hóa, dưới dạng văn bản đơn thuần và có yêu cầu được trao đổi ngắn với người nhận.
 

Tuy nhiên, có quá nhiều người bán mắc lỗi yêu cầu có được khách hàng ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. Bạn phải xây dựng quan hệ; bạn phải cho thấy rằng mình đang tìm cách chuyển tải giá trị tới cuộc sống hoặc công việc kinh doanh của khách hàng. Đối với việc tìm kiếm thông tin liên lạc, bạn nên mở rộng danh sách tìm kiếm một chút. Nếu bạn đang bán dịch vụ của mình tới các chuyên gia hoặc doanh nghiệp khác, bạn có thể tìm thấy hầu như tất cả các khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng các trang như LinkedIn, Jigsaw và Zoominfo.
 


2. Tổ chức các buổi hội thảo để thúc đẩy sự tương tác và chọn lọc ý kiến phản hồi.
 


Nhiều người đã và đang trải nghiệm các buổi hội thảo trực tuyến. Giống như thông tin kinh doanh hoặc các chương trình dạy nấu ăn trực tiếp, cổng thông tin kiểu này khá cởi mở. Nhưng hãy lưu ý rằng các dịch vụ hiện nay dành cho việc tạo ra các hội thảo web như ClickWebinar và Cisco’s Webex sẽ cho phép nhiều khán giả tham gia hơn bao giờ hết và cung cấp các công cụ để gắn kết với những người xem trong suốt buổi thuyết trình..
 


Đây là cách đưa thông điệp của bạn trước hàng ngàn khách hàng tiềm năng lại vừa khiến họ đến với cổng thông tin của bạn. Đây cũng là cách hay để có được những phản hồi thực tế về các dịch vụ của bạn và theo dõi số điểm không ngừng tăng giảm khi bài thuyết trình được chuyển tải, bạn có thể phân tích chúng sau. Cách làm này cũng riêng tư hơn email nhưng lại không tạo áp lực phải tương tác với bạn đối với các cá nhân.
 

3. Bán sản phẩm của bạn với giá rẻ.
 


Đặc biệt đối với các công ty mới thì sẽ dễ dàng hơn nếu bán rẻ một dịch vụ trong một giai đoạn để phục vụ cho việc đánh giá hơn là ký một hợp đồng dài hạn. Hãy cho phép các khách hàng tiếp cận dịch vụ của bạn miễn phí và tận dụng cơ hội để thu nhận ý kiến phản hồi của họ. Với các ý kiến về dịch vụ hoặc sản phẩm của những người đang sử dụng nó, bạn có thể đặt cuộc táo bạo hơn về thời điểm họ bắt đầu trả tiền cho bạn, từ đó bạn có thể cải thiện dịch vụ của mình tốt hơn.
 


Mọi người đều thích các dịch vụ không cam kết và bạn cũng nên như vậy. Những gì bạn để lỡ trong việc chuyển đổi, bạn sẽ bù lại về số lượng. Nếu bạn cung cấp dịch vụ web, hãy cho khách hàng dùng thử miễn phí. Nếu bạn là chuyên gia huấn luyện, hãy mời khách hàng tham gia miễn phí các khóa huấn luyện.
 

Không ai được trả tiền ngay khi vừa qua cửa. Bạn vừa để mọi người giúp bạn cải thiện sản phẩm hay dịch vụ của bạn và chỉ khi bạn bán được hàng thì hãy nghĩ đến việc tiếp thị.
 

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Chân dung đại gia thưởng Tết nhân viên hậu hĩnh nhất

Không ầm ĩ như nhiều ông lớn khác nhưng Tập đoàn C.T Group mới là doanh nghiệp để lại ấn tượng mạnh nhất trong năm 2012.

Kinh tế khó khăn, doanh thu của hầu hết các doanh nghiệp đều sụt giảm, thậm chí có không ít trường hợp lâm vào cảnh nợ nần, phá sản. Vì vậy, từ nhiều tháng trước, mối lo thưởng Tết thấp, thậm chí là không có đã giành được sự quan tâm đặc biệt của cả xã hội.

Chính vì vậy, khoản tiền thưởng lên tới 8 tỉ 200 triệu đồng mà Tập đoàn đưa ra được xem là một trong những sự kiện "sốc" nhất, ấn tượng nhất trong năm 2012. Dư luận xã hội "sốc" bởi số tiền quá lớn nhưng cũng vì cái tên C.T Group quá lạ lẫm! Vậy, "hình dạng" Tập đoàn C.T Group như thế nào?
Ông Trần Kim Chung, Chủ tịch HĐQT C.T Group.

C.T Group đã có bề dày lịch sử 20 năm và tham gia hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như bất động sản, bán lẻ cao cấp, đầu tư tài chính, ẩm thực, giải trí, y tế, giáo dục, khai khoáng, du lịch,… C.T Group hiện có 36 công ty thành viên trên khắp cả nước với hơn 2.000 nhân viên.
Năm 2007, Tập đoàn C.T Group đã được tạp chí "The Wall Street Journal" của Mỹ bình chọn là "Móng vuốt của con rồng Việt Nam". Như vậy, những lĩnh vực hoạt động của C.T Group đều là "hàng nóng" của nền kinh tế Việt Nam những năm qua. Và đằng sau con số thưởng khủng trên đã cho thấy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nếu doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ trong khó khăn thì vẫn có thể gặt hái được thành công.
Điều này cũng từng được ông chủ của C.T Group là ông Trần Kim Chung khẳng định khi đã ví von rằng: Vì sao hàng triệu trái tim người hâm mộ trên khắp thế giới yêu thích và có cảm giác an tâm với bóng đá Đức? Họ không tấn công ồ ạt như "cơn lốc màu da cam" Hà Lan để khi đối thủ phản đòn, hàng phòng ngự của "cơn lốc" bị xé tan, mà với lối đá từ tốn, có trật tự, chiến thuật phòng thủ, tấn công rất rõ ràng và đặc biệt là tinh thần đồng đội, người Đức luôn chứng tỏ được đẳng cấp của mình.
Ông Trần Kim Trung là một người có vẻ ngoài rất lịch lãm, trẻ trung, cho dù đã có gần 30 năm lăn lộn trên thương trường. Trong một lần chia sẻ với báo chí, ông cho biết khi mới 14 tuổi, giữa lúc kinh tế nước nhà đang trong thời bao cấp, đồng lương công chức và nhà giáo ít ỏi của bố mẹ ông không đủ trang trải chi tiêu cho cả gia đình. Ông quyết định liên kết với xưởng sản xuất kem của ông chú để mở một cơ sở nhỏ làm bánh kem. "Vạn sự khởi đầu nan", ông một mình hì hụi vừa tự sản xuất bánh, vừa tự đóng gói và kiêm luôn nhiệm vụ đi bán.
Ông kể, thời gian đầu, nhiều đêm quay về nhà với thùng bánh vẫn còn nguyên, ngẫm mà buồn đến phát khóc. Dần dà, sự kiên trì của "ông chủ nhỏ" đã nhận được phản hồi tốt từ thị trường, khi khách hàng tìm đến tận nhà để mua hàng. Ấy vậy, công việc tưởng suôn sẻ lại bỗng dưng dậy sóng, khi một đối thủ mạnh đã xuất hiện với kỹ thuật tốt và vốn mạnh hơn, khiến ông ngậm ngùi đóng cửa cơ sở sau 2 năm hoạt động. Đó bài học đầu đời về sự cạnh tranh trên thương trường.
Ấp ủ hy vọng tiếp tục giấc mơ kinh doanh dang dở, ngay năm đầu tiên trở thành sinh viên Khoa Ngoại thương Trường đại học Kinh tế TP.HCM, ông đã cùng nhóm bạn chắt góp chút vốn mở nhà hàng và cung cấp suất ăn công nghiệp. Đây là thời kỳ "lưu dấu" những kỷ niệm gian khó của ông , vì nền kinh tế Việt Nam khi đó trong giai đoạn giao thời từ bao cấp sang định hướng thị trường.

Thành tỷ phú từ 1 triệu đồng buôn bán kim chỉ

Mấy ai biết A Sếnh bắt đầu làm giàu từ 1 triệu đồng. Sếnh mua kim chỉ, bánh kẹo, vải vóc, quần áo về bán cho dân bản. Sau 1 năm buôn bán nhỏ, Sếnh đã có được 5 triệu đồng...
Để có được tài sản lên đến 1,5 tỷ đồng, hàng năm thu lãi hàng trăm triệu đồng như hiện nay là quá trình lập nghiệp thật không dễ với chàng thanh niên Tẩn A Sếnh (bản Sèng Làng, xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, Lai Châu).
Mấy ai biết A Sếnh bắt đầu làm giàu từ 1 triệu đồng. Ở xã vùng cao Tả Phìn, người dân ai cũng nghèo. Giao thông từ bản này đến bản khác chủ yếu là đường đất, trời nắng thì bụi, trời mưa thì trơn. Năm 2006, vợ chồng dành dụm được vẻn vẹn 1 triệu đồng, Sếnh mua kim chỉ, bánh kẹo, vải vóc, quần áo về bán cho dân bản. Sau 1 năm buôn bán nhỏ, Sếnh đã có được 5 triệu đồng.
Khu sản xuất gạch bi của Tẩn A Sếnh
Vợ chồng Sếnh mạnh dạn vay Ngân hàng Chính sách xã hội 30 triệu đồng. Có số tiền kha khá, Sếnh không buôn bán nữa mà mua 10 con bò để chăn thả. Nhờ sự chỉ bảo tận tình của các anh, chị Phòng Nông nghiệp huyện, Sếnh đã có kiến thức chăn nuôi đàn bò. Nhờ đó, đàn bò lớn nhanh và bắt đầu sinh sản. Sếnh bán một số bò lấy tiền mua thêm 5 con ngựa và 12 con dê về nuôi. Thu nhập của gia đình Sếnh ngày càng ổn định.
Ở Sìn Hồ, từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã vùng thấp tới 30-60km. Đi xe máy cũng phải mất một ngày mới tới nơi, mà số hàng hóa vận chuyển cũng chẳng được là bao. Năm 2010, Sếnh bán hết bò, ngựa, dê được 150 triệu đồng, vay thêm Ngân hàng NNPTNT 150 triệu đồng nữa để mua một chiếc ô tô tải chở hàng phục vụ bà con.
Chăm chỉ làm việc cũng là cơ hội để Sếnh được tiếp xúc với nhiều người, được đi đây đi đó. Nhìn lại thấy thanh niên cùng trang lứa với mình còn khổ lắm, Sếnh nghĩ cần phải làm gì đó để giúp đỡ những gia đình trong bản còn khó khăn. Sau nhiều đêm trăn trở, Sếnh bàn với vợ vay thêm tiền để mua máy đóng gạch bi về mở cơ sở sản xuất tại nhà, vừa có thêm thu nhập, vừa tạo công ăn việc làm cho thanh niên địa phương.
Cơ sở làm gạch bi của anh bước đầu giải quyết việc làm cho 10 thanh niên trong bản, với thu nhập ổn định từ 3-5 triệu đồng/tháng. Riêng Sếnh, mỗi năm sau khi trừ đi các chi phí cũng thu về trên 200 triệu đồng.
Năm 2012, Tẩn A Sếnh vinh dự được nhận Giải thưởng Lương Định Của do T.Ư Đoàn trao tặng. Tẩn A Sếnh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm giàu của mình với mọi người, đặc biệt là các bạn thanh niên. Điện thoại của A Sếnh: 01647811485.

Những tỷ phú ở làng bán xôi xuyên Việt

Hàng nghìn người Hoàng Xá (Thanh Thủy, Phú Thọ) tỏa đi khắp các tỉnh thành trong nước bán xôi. Nhiều người đã thoát nghèo, thậm chí trở thành tỷ phú nhờ nghề bán xôi độc đáo này.

Cả làng bán xôi        

Khi nhắc đến xôi, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến làng Kẻ Gạ (ở Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội). Nhưng ít ai biết rằng, ở trung du miền núi Bắc Bộ còn có một làng làm xôi thậm chí còn lớn hơn Kẻ Gạ, đó chính là làng Hoàng Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ.

Nếu như ở Kẻ Gạ, làm xôi như một nghề truyền thống và chủ yếu phục vụ thực khách trong địa bàn Hà Nội thì Hoàng Xá lại khác. Như bao vùng quê Bắc bộ khác, xôi vẫn là một món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ tết, hội hè, cưới hỏi và cả ma chay của người Hoàng Xá. Nhưng phải tới thời điểm khoảng 5 năm trước thì người Hoàng Xá mới coi xôi là một “món hàng” để kinh doanh.

Người Hoàng Xá ít khi bán xôi trên địa bàn làng xã mà chủ yếu là tỏa ra các thành phố lớn để bán. Hiện nay, họ đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành từ Bắc chí Nam để hành nghề. Cũng chính vì lý do này mà nhiều người vẫn hay trêu đùa rằng, người Hoàng Xá bây giờ đi đến đâu trên đất nước Việt Nam đều không sợ chết đói, vì ở đâu cũng có người làng bán xôi ở đó.
Với những chiếc xe đẩy như thế này, người Hoàng Xá đã có mặt khắp các thành phố lớn trong nước để bán xôi. 
Đến Hoàng Xá vào một ngày giáp Tết Nguyên Đán để tìm hiểu về nghề bán xôi nơi đây, chúng tôi được những người dân trong làng giới thiệu ngay đến nhà anh Nguyễn Hồng Tam ở khu 3. Anh Tam là chủ sở hữu một đại lý chuyên cung cấp các đồ nghề và các nguyên liệu làm xôi, từ xe đẩy, bếp than, xoong nồi cho đến gạo, ruốc, đỗ, lạc… Ngoài ra, anh Tam còn kiêm luôn công việc dạy và tư vấn cách làm xôi sao cho nhanh chín, lại thơm ngon… cho những người mới vào nghề và có nhu cầu học hỏi.

Cơ sở kinh doanh của anh Tam được thành lập từ những ngày đầu tiên nghề bán xôi xuất hiện ở đất Hoàng Xá, nên chẳng có điều gì về cái nghề này mà anh không biết. Theo anh Tam cho biết thì vào thời điểm khoảng 5 năm trước, có một số người Hoàng Xá sang đất Hà Tây cũ (nay là Hà Nội – PV), thấy nhiều người ở đó đi bán xôi dạo và có thu nhập cao nên đã học theo cách làm ăn này. Họ trở về làng để sắm đồ nghề rồi cũng ra Hà Nội, ngược Lào Cai, Yên Bái… hành nghề bán xôi. Một thời gian sau, những người này trở về làng và trở nên giàu có, xây được nhà cao cửa rộng.
Bán xôi dạo có thể giúp một người Hoàng Xá bỏ túi tiền triệu mỗi ngày.
Từ đó, bán xôi dạo bỗng nhiên trở thành một nghề “hot”, người Hoàng Xá cứ ùn ùn sắm sửa đồ nghề, dẫn theo vợ con, kêu gọi bàn bè, người thân… ra thành phố để bán xôi với mong ước được “đổi đời”. Bây giờ về làng Hoàng Xá, người ta dễ thấy cảnh nhiều gia đình chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ. Thậm chí, nhiều căn nhà quanh năm suốt tháng cứ đóng cửa im ỉm vì người nhà đã ra hết thành phố để bán xôi.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thái, Chủ tịch UBND xã Hoàng Xá cho biết: “Xã Hoàng Xá có 22 thôn xóm thì hầu như thôn nào cũng có người đi bán xôi. Tuy chưa có con số thống kê chính thức nhưng hiện nay có khoảng gần 3000 người (trong tổng dân số gần 13000 người) trong xã đi bán xôi dạo ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Bán xôi là một trong những nghề giúp cho người Hoàng Xá thoát khỏi đói nghèo, thậm chí còn vươn lên làm giàu. “Sau một hai năm đi bán xôi, nhiều gia đình trở về làng và xây được những ngôi nhà 3, 4 tầng khang trang lộng lẫy”, ông Thái nói.

Bán xôi xây nhà lầu

Đúng như lời ông chủ tịch xã, khi chúng tôi dạo một vòng quanh đường làng ngõ xóm Hoàng Xá thì đâu đâu cũng thấy mọc lên những căn nhà 3, 4 tầng, thậm chí là nhiều căn biệt thự sang trọng trị giá hàng tỷ đồng. Phần lớn những căn nhà này là của các “đại gia” bán xôi.
Theo những người dân địa phương cho biết thì chỉ khoảng 5 năm trước đây, Hoàng Xá vẫn còn là một xã nghèo nàn. Khi đó, ngoài con đường trung tâm chạy qua UBND xã thì đi khắp làng Hoàng Xá chỉ toàn thấy những căn nhà tranh vách đất xiêu vẹo.
Một người Hoàng Xá đang bán xôi trên đường Hồ Tùng Mậu, Từ Liêm, Hà Nội.
Chính nghề bán xôi đã góp phần làm cho người Hoàng Xá thoát nghèo, có của ăn của để. Chẳng vậy mà nhiều người Hoàng Xá coi bán xôi là nghề “hái ra tiền” ở mảnh đất nghèo khó này. “Với những người nông dân không được ăn học đến nơi đến chốn thì chẳng có công việc gì nhàn hạ mà lại có thu nhập cao như nghề bán xôi. Nếu không có nghề này thì chẳng biết bao giờ người Hoàng Xá mới có thể thoát nghèo được” - ông Đặng Văn Thông, trưởng khu 1 xã Hoàng Xá nhận định.
Theo ông Thông cho biết thì khu 1 do ông quản lý là một trong những khu có ít người đi bán xôi dạo nhất của xã Hoàng Xá. Mặc dù vậy cũng có đến hơn 10 cặp vợ chồng đã rời làng, kéo theo con cái ra ngoài bán xôi và hầu hết những gia đình này đã xây được nhà cửa đàng hoàng.
Bản thân ông Thông cũng có hai người con trai đang đi bán xôi ngoài thành phố. Chỉ vào căn biệt thự khang trang tiền tỷ sắp hoàn thiện ngay trước ngõ, ông thông bảo: “Đấy là căn nhà của vợ chồng đứa cả của tôi (tên Đặng Vũ Kha – PV). Hai đứa bán xôi ở Thái Bình được 3 năm nay. Căn nhà khang trang này cũng nhờ đi bán xôi mà chúng mới xây dựng được.”

Ngôi biệt thự khang của một “đại gia” làng xôi Hoàng Xá.
Cách nhà ông Thông không xa, chúng tôi ghé thăm nhà bà Nguyễn Thị Biên ở khu 7. Bà Biên có con là Nguyễn Văn Mùi đang cùng với vợ bán xôi ở Mộc Châu, Sơn La. Trò chuyện với bà biên thì chúng tôi được biết, trước đây anh Mùi vẫn còn là một thợ mộc, thu nhập chẳng được bao nhiêu. Nhưng 3 năm trước, anh Mùi đã bỏ nghề mộc, cùng với vợ theo anh rể lên Sơn La bán xôi dạo. Cuộc sống của vợ chồng anh đã thay đổi kể từ đó. Sau hơn 2 năm đi bán xôi, giữa năm 2012, vợ chồng anh Mùi đã xây được căn biệt thự 2 tầng lộng lẫy nổi bật giữa làng Hoàng Xá.
Gia đình ông Thông, bà Mùi chỉ là một trong rất nhiều người giàu lên từ nghề bán xôi dạo. Đến Hoàng Xá, chúng tôi còn biết đến chuyện gia đình ông Hoàng Văn Chúc, người có 10 đứa con thì 8 đứa đi ra ngoài bán xôi và ai cũng trở nên khá giả. Bên bạnh đó là gia đình ông Đặng Văn Đức (khu 2), bà Nguyễn Thị Lai (khu 7)… đã xóa bỏ được những căn nhà tranh vách đất, thay vào đó là những căn nhà ống vài ba trăm triệu…

Có thể nói, nghề bán xôi dạo đang từng bước làm giàu cho quê hương Hoàng Xá.
Đã 3 năm nay, bà Nguyễn Thị Biên và 2 đứa cháu nội (một cháu gái 12 tuổi, và cháu còn lại lên 8) vẫn phải ở nhà chăm sóc lẫn nhau vì con trai và con dâu đi bán xôi tận Sơn La.

 “Nghề này lãi lớn mà vốn đầu tư lại không nhiều nên rất thích hợp với những người nông dân Hoàng Xá. Thông thường, một người đi bán xôi chỉ cần đầu tư một chiếc xe đẩy trị giá khoảng 5 triệu đồng và khoảng 5 triệu nữa cho các vật dụng khác như xoong nồi và nguyên liệu như gạo, ruốc… là có thể đi bốn phương bán xôi,” anh Nguyễn Hồng Tam cho biết.  
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nếu may mắn chọn được địa điểm đông khách, mỗi ngày chủ một xe xôi có thể bán được khoảng 300 gói xôi. Với mức giá trung bình 10.000đ/ gói, trừ các chi phí thì người bán có thể thu về từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ là chuyện bình thường.

Chính nhờ mức thu nhập cao như vậy mà nhiều người Hoàng Xá mới trở nên giàu có. Tuy nhiên, để kiếm được đồng tiền từ nghề bán xôi dạo, người Hoàng Xá cũng phải lao động cật lực và gặp phải nhiều khó khăn mà ít ai biết đến.

Họ không chỉ phải thức khuya dậy sớm đồ xôi để kịp giờ đem bán lúc sáng sớm, mà đôi khi còn đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ các quán ăn uống nơi họ hành nghề. “Việc bị tung tin bỏ thuốc phiện vào xôi để hút khách, rồi chuyện bị côn đồ đuổi đánh, đập phá xe hàng là chuyện vẫn thường xảy ra với những người đi bán xôi,” anh Đỗ Hồng Quân, một thợ bán xôi mới “giải nghệ” vì lý do gia đình cho biết.

Khó khăn nhọc nhằn là vậy, nhưng do không được học hành đầy đủ, người Hoàng Xá vẫn phải bám lấy nghề bám xôi và coi đó như một giải pháp cứu rỗi cuộc đời nghèo khó của họ. Đi bán xôi dạo, họ phải xa gia đình, xa mẹ già con thơ nhưng bù lại, họ sẽ có tiền xây nhà xây cửa, có tiền nuôi con cái học hành tử tế, cha mẹ họ cũng sẽ có cuộc sống vật chất đầy đủ hơn…

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Kinh doanh hàng lạ dịp Tết

Trung chia sẻ khó khăn lớn nhất khi kinh doanh trong dịp Tết là nhân lực. Vì có nhiều thành viên ở xa nên dịp Tết, nhân lực của câu lạc bộ ít hơn nhiều. Các bạn còn lại vừa làm các sản phẩm thư pháp, vừa tham gia các hoạt động tình nguyện Tết như viết chữ tặng công nhân… nên khá vất vả.
Bánh chưng Công chúa, muối may mắn, thư pháp trên đá, tranh xếp hình cá nhân… là một số mặt hàng kinh doanh của các bạn sinh viên trong dịp Tết Nguyên đán 2010.

Khác với bánh chưng truyền thống, sản phẩm của Nguyễn Thùy Linh, khoa Dịch vụ Viễn thông, Genetic Bách Khoa, Hà Nội, thu hút thực khách bởi tên gọi khác lạ - bánh chưng Công chúa. Giải thích cho tên gọi rất “kêu” của món ăn, Linh, chia sẻ: “Mình đặt tên như vậy vì nó được làm rất cầu kỳ, đỏng đảnh như mấy nàng công chúa. Chỉ cần sai một chút về quy trình là công cốc". Chiếc bánh chưng mang cái tên “đỏng đảnh” này có kích thước lớn hơn chiếc nem chua rán một chút với giá 4.000 đồng một chiếc. Công thức làm bánh được Linh tình cờ phát hiện từ một người bạn nước ngoài. Sau đó, bạn sáng tạo, cải tiến thêm để bánh phù hợp với khẩu vị người Việt. Bánh làm từ nước cốt dừa, gạo nếp cái hoa vàng, thịt gà và gói bằng lá chuối.
Mới bán, nhưng Linh đã nhận được đơn đặt hàng cho hơn 100 chiếc bánh Công chúa. Nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách nhưng toàn bộ sản phẩm đều do một tay Linh làm, thi thoảng mẹ có phụ giúp. “Em không thuê người ngoài vì chưa ưng ý ai, muốn tự tay mình làm cho yên tâm”, Linh cho biết. Cô sinh viên này chia sẻ thêm, vốn kinh doanh đều được bạn “năng nhặt chặt bị” từ những khoản tiền tiêu vặt hàng tháng bố mẹ cho. Do là năm đầu tiên kinh doanh mặt hàng Tết cổ truyền nên Linh chưa có ý định mở rộng kinh doanh. Chủ yếu là khách hàng mua lẻ sau khi thưởng thức lại “mách” thêm người đến mua bánh chưng Công chúa.
Nguyễn Vĩnh Trung - thành viên Câu lạc bộ Thư họa Việt - Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh nhân vật cung cấp
Nguyễn Vĩnh Trung - thành viên Câu lạc bộ Thư họa Việt - Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh nhân vật cung cấp
Từ niềm đam mê thư pháp, một nhóm sinh viên ĐH Quốc Gia TP HCM tập hợp thành câu lạc bộ Thư họa Việt. Hoạt động được 7 năm, mỗi dịp Tết đến, câu lạc bộ cũng có nhiều hoạt động khác nhau. Câu lạc bộ có rất nhiều các sản phẩm thư pháp độc đáo như viết chữ trên nhiều loại đá: đá thạch anh sữa, đá cuội, hay thư họa mành tre, đèn lông xuân, thẻ gỗ, bầu hồ lô… Dương Vĩnh Trung, sinh viên năm thứ 4 khoa Kinh tế, Đại học Quốc Gia, TP HCM, thành viên của câu lạc bộ Thư họa Việt, cho biết, sản phẩm viết thư pháp trên đá được nhiều khách hàng yêu thích trong dịp Tết.
Mỗi viên đá nhiều hình dáng khác nhau được viết chữ thư pháp theo yêu cầu của khách. Giá bán mỗi sản phẩm từ 5.000 đồng đến 60.000 đồng. Ngoài lượng khách từ các mối quan hệ, các bạn còn đi bán sản phẩm trực tiếp tại phố Ông Đồ (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP HCM).
Thư pháp trên đá trắng tự nhiên của câu lạc bộ Thư Họa Việt.
Trung chia sẻ khó khăn lớn nhất khi kinh doanh trong dịp Tết là nhân lực. Vì có nhiều thành viên ở xa nên dịp Tết, nhân lực của câu lạc bộ ít hơn nhiều. Các bạn còn lại vừa làm các sản phẩm thư pháp, vừa tham gia các hoạt động tình nguyện Tết như viết chữ tặng công nhân… nên khá vất vả.
Những ngày giáp Tết, Lê Đoàn Hương Trang, sinh viên năm thứ 4 khoa Tài chính ngân hàng, Học viện Ngân hàng bận rộn nhận các đơn đặt hàng sản phẩm tranh xếp hình cá nhân và kẹo tình yêu cho mùa Valentine sắp tới. Sản phẩm mang đậm chất cá nhân này được các bạn trẻ săn đón cho ngày mồng 1 Tết. Trang cho biết, đến cuối tuần này bạn đã phải khóa sổ, dừng nhận đơn đặt hàng của khách vì xưởng nghỉ Tết và số lượng khách đặt mua quá đông. Từ một tấm ảnh, hình ảnh của khách trở thành tấm tranh xếp từ 247 đến 2035 miếng xếp kích thước 26 -110 cm.
Sản phẩm tranh xếp hình cá nhân của bạn Lê Đoàn Hương Trang.
Trang chia sẻ, ý tưởng kinh doanh xuất phát từ những bộ tranh xếp bố mẹ mua cho từ lúc nhỏ. Sau này, xem phim Hàn Quốc, bạn muốn được xếp những bộ tranh mang dấu ấn cá nhân thay vì những hình mẫu có sẵn. Từ đó, Trang nghiên cứu và triển khai ý tưởng kinh doanh.
Ngoài sản phẩm tranh xếp hình cá nhân, Trang còn tự nghĩ ra bộ khuôn chữ theo bảng chữ cái in hoa cách điệu; số, ký hiệu cho sản phẩm kẹo Chocolove. Khách hàng có thể vẽ, trang trí trên khuôn trái tim với mọi yêu cầu. “Mình có dịch vụ đưa hàng nhưng khách hàng lại chịu khó lặn lội đến tận nơi lấy xem kỹ càng để có thể tự tay tặng món quà ý nghĩa cho người thân”. Dịp Tết này, Trang đã nhận được 100 đơn đặt hàng cho sản phẩm tranh xếp hình cá nhân. Cô sinh viên năm thứ 4 chia sẻ thêm, vốn kinh doanh ban đầu bạn vay của bố mẹ rồi từ tiền lãi mở rộng thêm các mặt hàng tình yêu khác như bút khắc chữ, kẹo chocolate…
Sau thành công buôn túi muối cầu may năm ngoái. Tết năm nay, bạn Nguyễn Phương Thảo, khoa Kế toán, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, lại tiếp tục kinh doanh sản phẩm may mắn. Mặt hàng kinh doanh Tết này ưu điểm là không cần nhiều vốn tuy nhiên lại đòi hỏi sự tỉ mỉ. Phương Thảo cho biết, với 100.000 đồng, bạn có thể mở sạp kinh doanh lưu động trong dịp Tết. “Muối rang khô đóng vào túi nilon, hơ lửa kín để muối không chảy nước. Vải đỏ cắt miếng nhỏ sau đó khâu thành túi để vừa túi muối bên trong. Khâu đoạn cuối là thắt dây kim tuyến màu vàng, màu bạc ở ngoài cho sang”, bạn Thảo, hào hứng kể công đoạn làm muối cầu may.
Để tăng thêm không khí Tết cho các túi muối, ban đầu Thảo định in câu đối nhưng vì chi phí cao nên bạn chuyển sang viết chữ thư pháp với sự trợ giúp của cô bạn học khoa Hán - Nôm trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Năm trước, Thảo bán được hơn 100 túi muối giá 10.000 đồng một túi tại Bờ Hồ, chùa Quán Sứ cho người đi hái lộc đầu năm. “Năm mới ai cũng dễ tính mua hàng thậm chí có khách còn lì xì thêm 10.000 đồng lấy may”, Thảo vui vẻ kể lại. Bạn sinh viên khoa Kế toán dự tính Tết năm nay sẽ mở rộng kinh doanh với nhiều nhân lực hơn. Sau màn bắn pháo hoa, các bạn sẽ chia thành những nhóm nhỏ đi một số chùa lớn của Hà Nội như Quán Thánh, Quán Sứ, Trấn Vũ, Linh Ứng…
Theo VnExpress
Theo www.ktdt.com.vn

Ý tưởng kinh doanh Tết độc đáo, lợi nhuận cao, không rủi ro.

1. Bán bóng bay (các loại bóng hình con thú, to, hấp dẫn) : lợi nhuận tốt nhất - Giá nhập: tầm 2-3k/quả.
- Giá bán lẻ: 10-15k/quả .
- Lợi nhuận đạt tầm 300-500%
- Thời gian bán: từ 26 tết đến tận mùng 5 âm. Ngày Tết cử luân phiên người trông và bán hộ, với những bạn bán tại nhà có thể nhờ người nhà bán hộ
- Không lo hàng tồn vì còn có thể bán vào rất nhiều dịp lễ hội khác, như lễ hội đền Trạng
- Địa điểm bán: có thể bán tại tất cả trung tâm các xã, và cả Đền Trạng. Có thể tận dụng vỉa hè mặt đường (ko phải thuê, ko phải bon chen với thiên hạ)
- Dụng cụ cần thiết: bơm hơi, dây nịt, cây để cắm bóng đã thổi. Xe đạp hoặc xe máy để di chuyển.
2. Bán tranh dân gian, tranh Đông Hồ, Câu đối Tết
- Liên hệ nhập hàng tại Bắc Ninh cho giá rẻ. Chọn các mặt hàng giá từ 3-50k trở lại
- Lợi nhuận: 100%-200%.
- Yêu cầu: có mặt bằng để bán hàng – ko nhất thiết phải cổng chợ, có thể chọn gần trung tâm xã, chỗ ngã tư đông người qua lại. Qua Tết có thể bán tại Đền Trạng.
- Thời gian bán: từ 26 tết đến tận mùng 5 âm.
3. Bán Lộc Tết: cái này giống như bán hoa, vất vả và lợi nhuận k quá cao. Nếu các bạn bán hoa, thì có thể kết hợp thêm.
- Lộc Tết: các cây mía, được gắn thêm các dây nơ đỏ – cần trang trí để tạo sự khác biệt.
- Lợi nhuận: 50-100% (do giá cây mía đã phổ biến, bạn k thể bán cao quá được).
- Thời gian bán: trước Tết, đêm giao thừa. Nếu vẫn dư thì từ mùng 2 tết đem Cổng Đền Trạng chặt khúc bán, và thay chi phí hoa quả tổ chức *********** offline của các thành viên VBC.
4. Bán muối: đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi
- Các gói muối được cho vào các túi vải màu đỏ, có cài nơ. Lưu ý muối có thể rang nên để cho khô, ko bị chảy nước
- Giá vốn: 1-2k/túi
- Giá bán lẻ: 10k/túi
- Lợi nhuận: 500-800% — siêu lợi nhuận, hơn cả ma túy!!!
- Rủi ro: không có, muối ko bán hết lại mang về nhà dùng!!!
- Thời gian bán: từ sáng mùng 1 Tết đến hết mùng 3 âm. Lưu ý các điểm bán, các bạn dán giấy ghi chữ: Muối lộc may mắn. Như vậy để họ biết bạn bán Muối.
5. Bán sách: các loại sách cũ, mới của các mem tặng cho VBC
- Sách do các mem đem tặng, cho nên tính giá đầu vào là 0 đồng. Lợi nhuận là vô kể: với sách cũ nên bán = 50% giá bìa.
- Đồng thời VBC cũng nên nhập sách mới in lậu trên HN = 30% giá bìa, về bán lại với giá = 70% giá bìa. Trừ chi phí vận chuyển, bán hàng, lợi nhuận 30%. Lưu ý chọn chủ đề teen một tí: tình yêu, tuổi trẻ, các truyện hot
- Thời gian bán: trước và sau Tết.
- Địa điểm: chỗ đông người, khu trung tâm. Sau Tết có thể tập trung bán tại Thị Trấn, và Đền Trạng.
Trên đây là một số cách hái ra tiền của thiên hạ mà Dom Cao nghĩ ra, dành riêng tặng cho VBC, sự cạnh tranh không lớn, và đảm bảo không bị lỗ. Dom Cao bảo hộ độc quyền ý tưởng, VBC khai thác có lãi nhớ chia 20% hoa hồng nhé! Dom Cao dành tặng 10% cho quỹ của VBC, và 10% để lấy may mắn đầu năm, hehe.
Ngày Tết ai cũng có tiền, mà lưu ý là trẻ con được nhiều tiền nhất, bán những thứ phục vụ trẻ con và mang lại may mắn song giá bán chỉ 10-20k thôi sẽ vẫn là lãi nhất. Các bạn khi lập kế hoạch kinh doanh nên lưu ý việc xác định khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu, tính cạnh tranh, rủi ro cũng như chỉ ra được chi phí – doanh thu, và lợi nhuận, kiểm soát rủi ro.
Mình nghĩ VBC nhiều thành viên, có thể triển khai đồng thời nhiều cách trên và ở nhiều điểm bán. Đến ngày offline mùng 5 âm, thì tập trung hết về bán ở Đền Trạng (bóng bay, sách, tranh dân gian…)
VBC sẽ triển khai các phương pháp nào của mình, Min nhớ báo lại mình biết nhé – trước ngày 20 âm lịch tháng Chạp nhé. Vì mình cũng có thể bán/chia sẻ ý tưởng này cho người nhà hoặc một số bạn bè khác, song ko muốn các cửa hàng cạnh tranh đâu!

Lời chúc tết dành cho doanh nhân

Những câu, lời chúc tết đối tác, chúc tết khách hàng, công ty – doanh nghiệp hay, đẹp và ý nghĩa nhất năm 2013

Loi chuc hay nhat tet quy ty 300x163 Lời chúc tết dành cho doanh nhân
- Kính gửi Quý Khách Hàng –  Đối tác!
Nhân dịp đón mừng Tết Cổ Truyền xuân Quý Tỵ 2013, Chúng tôi xin trân trọng gửi tới Quý Khách hàng – Đối tác lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và An Khang Thịnh Vượng !
- Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến qua
Theo truyền thuyết:

Ngày xưa có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa khiến trẻ con giật mình khóc thét lên. Hôm sau đứa trẻ nhức đầu, sốt cao, làm cho bố mẹ không dám ngủ, phải thức canh phòng yêu quái. Có một cặp vợ chồng nọ mới sinh được một mụn con trai kháu khỉnh. Tết năm đó, có 8 vị tiên dạo qua, biết trước cậu bé sẽ gặp nạn liền hóa thành 8 đồng tiền ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại và đặt lên gối con rồi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện định làm hại đứa trẻ thì từ chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực, khiến nó khiếp vía bỏ chạy.
Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là “Tiền mở hàng”. Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều
- CUNG kính mời nhau chén rượu nồng. CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong. TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ. XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng. VẠN chuyện lo toan thay đổi hết. SỰ gì bế tắc thảy hanh thông. NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn. Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong. CUNG CHÚC TÂN XUÂN VẠN SỰ NHƯ Ý!
- Một cái xe đạp MỚI thì tốt hơn cái xe đạp CŨ. Nhưng cái xe đạp CŨ lại gắn bó với ta nhiều hơn. Một ngôi nhà MỚI đẹp hơn ngôi nhà CŨ. Nhưng ngôi nhà CŨ lại nhiều kỷ niệm với mình hơn. Một phương trời MỚI thì lạ hơn phương trời CŨ. Nhưng phương trời MỚI lại chẳng mang lại cho ta cảm giác bình yên. Vậy thì đón chào năm MỚI, nhưng đừng quên năm CŨ. Happy New Year!
- Đong cho đầy hạnh phúc – Gói cho trọn lộc tài – Giữ cho mãi an khang – Thắt cho chặt phú quý…
Cung chúc tân niên, Sức khỏe vô biên, thành công liên miên, hạnh phúc triền miên, túi luôn đầy tiền, sung sướng như tiên.
Giao thừa sắp đến. Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!
- Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe, 1 Biển cả tình thương, 1 Đại dương tình bạn, 1 Điệp khúc tình yêu, 1 Người yêu chung thủy, 1 Sự nghiệp sáng ngời, 1 Gia đình thịnh vượng.
- Mừng 2013 phát tài phát lộc, Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ, Sức khoẻ có dư, công danh tấn tới, Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa, Xin chúc mọi nhà một năm ĐẠI THẮNG!
- Chúc mừng năm mới bách nhẫn thái hòa. Chúc mừng năm mới phúc sinh lễ nghĩa gia đình thịnh. Lộc tiền vinh hoa phú quý xuân

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Khởi nghiệp kinh doanh - Từ A đến Z




Tiền là bước đầu tiên để khởi động một doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn chưa có một khoản kha khá, hãy tìm nguồn để vay (bạn bè, gia đình, ngân hàng).

Business Plan: Kế hoạch kinh doanh

Một kế hoạch kinh doanh không đơn giản chỉ là giấy tờ tài liệu, nó bao gồm rất nhiều các bản nghiên cứu như là những cuộc khảo sát thăm dò ý kiến với các khách hàng tiềm năng, những tính toán về tài chính, ước tính lỗ lãi,... Bản kế hoạch sẽ cung cấp cho bạn phương hướng, những quyết định chính xác để xác lập thị trường, tìm các mối quan hệ,…

Trong bản kế hoạch, cần có chiến lược toàn diện cho doanh nghiệp, chiến dịch marketing (xác định khách hàng, sản phẩm, nhu cầu, thị trường, đối thủ cạnh tranh, giá cả, lượng tiêu thụ, nhân sự, kế hoạch tài chính, quảng cáo, khuyến mãi,…).

Create a perfect business cards: In những tấm danh thiếp hoàn hảo

Danh thiếp không tiêu tốn của bạn nhiều tiền, nhưng giúp bạn khởi động tốt cho các mối quan hệ làm ăn và tạo độ tin tưởng với đối tác, khách hàng. Trên danh thiếp cần in đầy đủ thông tin về công ty bạn; tránh những họa tiết quá màu mè, rắc rối (trừ khi bạn kinh doanh về các sản phẩm đòi hỏi tính sáng tạo và nghệ thuật cao); giấy in chất lượng tốt.

Design a brochure: Thiết kế sách mỏng dùng cho quảng cáo

Nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu; hình ảnh quảng cáo chuyên nghiệp và đảm bảo các thông tin liên lạc chính xác. Chọn màu và chất lượng giấy đẹp, phong cách phù hợp với loại sản phẩm kinh doanh.

Effective advertising: Quảng cáo hữu hiệu

Cách quảng cáo rẻ nhất và nhanh nhất là thông qua truyền miệng, vì vậy hãy nói về kế hoạch kinh doanh của bạn với toàn bộ gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp cũ,…

Ngoài ra có nhiều cách như phát tờ rơi, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nếu bạn đủ điều kiện tài chính.

Friendly service: Phục vụ thân thiện

Dù trong trường hợp nào đi nữa thì bạn cũng nên nhớ một nguyên tắc vàng của những nhà kinh doanh: “Khách hàng luôn luôn đúng” và “80% lợi nhuận là do khách hàng mang lại”. Vì thế, đừng thất thố với khách hàng. Hãy luôn là người chủ động gọi cho họ. Tỏ ra quan tâm đến quyền lợi của họ, không thất hứa với khách hàng.

Get your head around it: Chuẩn bị kỹ lưỡng

Hãy nghiên cứu cẩn thận sản phậm bạn định kinh doanh cũng như những vấn đề liên quan đến việc kinh doanh. Đọc sách báo, tìm hiểu qua nhà tư vấn và internet,… Việc làm này giúp bạn tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc.

Heating up cold calls: Hâm nóng những cuộc điện thoại

Nói một cách khác là hâm nóng những mối quan hệ với đối tác và khách hàng. Đừng lãng quên ai cả nếu bạn không muốn họ lãng quên công ty của bạn.

Increase sales: Tăng doanh số bán hàng




Tăng giá trị cho sản phẩm và chiêu mộ khách hàng bằng cách gửi kèm quà tặng, mua hai tặng một, bảo hành thường xuyên,… Tận dụng những dịp hội chợ, triển lãm để quảng bá cho sản phẩm của công ty bạn nếu có điều kiện.

Juggle your time: Sắp đặt lại quỹ thời gian của bạn

Khi đã quản lý được thời gian tức là bạn đang quản lý được công việc của mình.

Know your market: Nắm bắt thị trường

Nắm bắt và phát triển thị trường là một việc làm tối quan trọng của mọi doanh nghiệp, vì thị trường liên quan trực tiếp đến khách hàng, và khách hàng liên quan đến lợi nhuận.
Learn how to manage stress: Học cách giải tỏa căng thẳng

Cứ thử tự đứng ra kinh doanh mà xem, bạn sẽ thấy đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, công việc chiếm hết thời gian của bạn. Nếu không biết cách thư giãn, nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng, bạn sẽ nhanh chóng trở thành nô lệ của công việc đấy.

Market trends: Xu hướng thị trường

Quan sát mọi lúc mọi nơi bạn đến để nắm bắt ngay được xu thế phát của sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang kinh doanh.

Networking: Hệ thống mạng lưới

Thiết lập mối làm ăn với các doanh nghiệp khác. Ví dụ bạn mở dịch vụ kinh doanh áo cưới thì có thể làm ăn với các tiệm hoa tươi, các nhà tạo mẫu tóc, trang điểm,... Các dịch vụ này sẽ hộ trợ và giới thiệu khách hàng lẫn nhau.

Online selling: Bán hàng qua mạng

Một website có thể đưa tên tuổi doanh nghiệp và sản phẩm của bạn đến với rất nhiều khách hàng ở nhiều nơi khác nhau. Không những thế khách hàng sẽ rất hài lòng và tin tưởng với phương pháp bán hàng thuận lợi của bạn.

Pricing: Giá cả

Tất nhiên là khách hàng sẽ chỉ mua những sản phẩm của bạn với giá cả hợp lý. Để phục vụ được mức giá cạnh tranh này bạn phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng đấy.

Quit the rat race: Tìm lối đi thích hợp

Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động không thành công thì cũng đừng quá nặng nề. Có thể đó chưa phải là hướng đi thích hợp, hãy tìm ra một hướng mới để khắc phục những khó khăn đó.

Running your business: Điều hành doanh nghiệp

Mặc dù bạn thông thạo và nắm rõ các hoạt động trong doanh nghiệp nhưng bạn cũng chẳng thể giải quyết mọi việc từ A tới Z. Khi gặp khó khăn hãy tìm đến lời khuyên của các chuyên gia hoặc học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước hay tham gia khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp.

Setting up a budget: Hạch toán ngân sách

Một bản dự thảo ngân sách sẽ giúp cho các kế hoạch trong tương lai của bạn, giúp bạn đạt được mục tiêu và đưa ra những quyết định đúng đắn.

Tax tips: Các khoản thuế

Quản lý tài chính và các sổ sách kế toán chặt chẽ. Đừng gộp chung những khoản chi tiêu cá nhân với các khoản của doanh nghiệp.
Universal laws for avoiding bankruptcy: Hiểu biết luật để tránh phá sản

Nếu các hóa đơn đã đến thời hạn thanh toán mà bạn còn bí thì hãy khéo léo thương thảo để gia hạn thêm thời gian cho các khoản nợ; thiết lập mối quan hệ tốt với các ngân hàng.

Value for money: Kiếm lời qua giá trị của sản phẩm

Kiểm tra chất lượng sản phẩm là cực kỳ quan trọng. Hãy kiểm tra sản phẩm thường xuyên để đảm bảo chúng vẫn còn được sử dụng với chất lượng cao.


Work to do: Công việc cần làm
Bạn đừng quên những khoản như thuế VAT, thuế thu nhập...
X-filing your office: Văn phòng gọn gàng ngăn nắp

Bạn không thể điều hành một doanh nghiệp hiệu quả nếu bạn mất hàng giờ để tìm một tờ hóa đơn giữa hàng đống công văn và sổ sách. Vì vậy hãy tập thói quen ngăn nắp gọn gàng trong toàn bộ công ty, bất kỳ tài liệu nào bạn cần phải luôn đáp ứng sẵn sàng.

Your marketable image: Bạn là bộ mặt của công ty

Phong thái tự tin, chuyên nghiệp, cách ăn mặc gọn gàng lịch sự có thể nói lên khá nhiều điều không chỉ về bạn mà còn về doanh nghiệp của bạn nữa đấy.

Zero tolerance for failure: Không đầu hàng trước thất bại

Lời khuyên này có lẽ không mới và luôn luôn đúng, phải không? Không thất bại nào có thể quật ngã nổi bạn, đó chính là cách để bạn khẳng định mình.


Theo: vietbao

Kinh nghiệm kêu gọi vốn đầu tư

Nhiều bạn trẻ tuy đã có ý tưởng nhưng không biết làm cách nào tiếp cận được nhà đầu tư hoặc nếu được nhà đầu tư để ý thì “bẽn lẽn” không đánh giá đúng giá trị của mình.
Michael Goldberg, chuyên gia của Quỹ Bridge Investment Fund LP trong một buổi tư vấn về khởi nghiệp do Học viện TOPICA tổ chức đã đưa ra lời khuyên cho các học viên rằng tốt nhất đừng nên vay tiền của người thân, bố mẹ, vì sẽ mất luôn mối quan hệ đấy (ý Micheal ngầm nói vay tiền để khởi nghiệp rất khó trả - NV).
Vấn đề đặt ra là không vay người thân thì vay ở đâu? Một trong những nơi mà các bạn khởi nghiệp nên nghĩ đến đó là các quỹ đầu tư. Ngoài hỗ trợ bạn về tiền, họ còn có thể giúp bạn nhiều thứ khác như kinh nghiệm, mối quan hệ, niềm tin vào dự án bạn đang theo đuổi, giá trị thương hiệu của nhà đầu tư…
Nhiều bạn trẻ tuy đã có ý tưởng nhưng không biết làm cách nào tiếp cận được nhà đầu tư hoặc nếu được nhà đầu tư để ý đến thì “bẽn lẽn” nên nhiều khi không đánh giá đúng giá trị của mình. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trẻ đi trước có thể sẽ giúp ích các bạn trẻ muốn khởi nghiệp trong ngành CNTT.
Nắm rõ sản phẩm của mình

Từ kinh nghiệm của chính doanh nghiệp mình, ông Hồ Minh Đức, đại diện Naiscorp, doanh nghiệp được IDG và Softbank tài trợ đưa ra nhận xét, so với các ngành khác, khởi nghiệp trong CNTT có lợi thế hơn ở chỗ chỉ cần bạn nói ra ý tưởng, nhà đầu tư lập tức đưa ra quyết định đầu tư được hay không (nghĩa là có thể được đầu tư ngay từ giai đoạn ý tưởng – NV), trong khi với các ngành khác, phần lớn các dự án phải chạy một thời gian, phải có đội ngũ nhân sự, thị trường, báo cáo tài chính… để nhà đầu tư xem xét trước khi quyết định. Chính dự án về công cụ tìm kiếm socbay được đầu tư khi công ty Naiscorp chưa thành lập.

Vậy nhà đầu tư căn cứ vào đầu để có quyết định mạo hiểm như vậy? Theo ông Đức, 2 yếu tố quan trọng nhất là con người và ý tưởng/sản phẩm (trong lĩnh vực CNTT). Lý do có thể hiểu là bởi nhà đầu tư bao giờ cũng có những nghiên cứu rất kỹ về thị trường, vì vậy, chỉ cần ý tưởng/sản phẩm của bạn khớp với những điều nhà đầu tư đang cần, khả năng bạn được đầu tư là rất cao. “Nếu như bạn tiếp xúc được với nhà đầu tư đến buổi thứ ba thì khả năng thành công đến 50%”, ông Đức khẳng định.
Còn theo anh Nguyễn Hiến, đại diện một doanh nghiệp mới được Microsoft đỡ đầu (xin chưa tiết lộ), điều đầu tiên trong quá trình tìm kiếm đầu tư bạn phải nắm rõ về sản phẩm của mình, về quy mô thị trường, có kế hoạch cụ thể trong 3-5 năm tới về lộ trình sản phẩm và kế hoạch kinh doanh. Phải nêu rõ bạn cần bao nhiều tiền và chi tiêu số tiền đó vào những việc gì và hiệu quả mang lại ảnh hưởng đến dòng tiền ra sao. Việc này cần người có kiến thức vững về tài chính, kế toán. “Bản thân tôi cũng đã mất đến 2 tháng cho giai đoạn này”, anh Hiến cho biết.
Gây chú ý trước các nhà đầu tư
“Bạn nên tham gia vào các sự kiện có tính chất networking như launch meetup, Pitch bootcamp, mobile day... Đây là sự kiện tập trung rất nhiều nhà đầu tư để bạn có thể tiếp xúc và xây dựng các mối quan hệ. Tham gia các sự kiện đó bạn có thể “đăng đàn” trên sân khấu để giới thiệu về dự án của mình, gây chú ý đến các nhà đầu tư”, anh Hiến bật mí.
Ông Đỗ Tuấn Anh, sáng lập trang appota.com giới thiệu dự án của mình trước các nhà đầu tư tại Triển lãm Demo Asia (tháng 3/2012 tại Singapore)

“Trong những lần tiếp xúc đầu tiên với nhà đầu tư, bạn cần xem trước thật kỹ kế hoạch kinh doanh và luyện tập nhuần nhuyễn phần giới thiệu. Ở những lần gặp đầu tiên, bạn chỉ có từ 30giây - 2 phút để giới thiệu nhanh về dự án và gây ấn tượng với đại diện nhà đầu tư, nếu không qua bước này bạn có thể có cuộc gặp với quy mô lớn nơi có mặt đại diện cấp cao của nhà đầu tư.

Khi đã có buổi tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao tại trụ sở của họ chứng tỏ dự án của bạn có tiềm năng và bạn đã chứng minh được năng lực của mình, việc tiếp theo là tuân theo các yêu cầu cụ thể của nhà đầu tư như chỉnh sửa kế hoạch kinh doanh, lên kế hoạch marketing.... Quá trình này tuy khó nhưng có yêu cầu cụ thể và chỉ dẫn của nhà đầu tư nên mọi việc sẽ diễn ra tuần tự. Toàn bộ quá trình từ khí tiếp xúc đến khi nhận được vốn sẽ kéo dài khoảng 6 tháng. Điều quan trọng là bạn phải thật sự kiên trì và lắng nghe lời khuyên từ bạn bè và các chuyên gia có kinh nghiệm”, anh Hiến tiếp
Bạn cũng phải biết cách chọn nhà đầu tư
Hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư mạo hiểm, chủ yếu chia 2 loại chính: quỹ đầu tư và nhà đầu tư cá nhân. Các quỹ đầu tư thường đầu tư với quy mô tương đối lớn nhưng thủ tục kéo dài và các điều khoản ràng buộc rất chặc chẽ, bù lại mối quan hệ mà các quỹ đầu tư nắm trong tay sẽ giúp bạn rất nhiều. Các nhà đầu tư cá nhân thường quyết định đầu tư rất nhanh và thủ tục cũng nhanh gọn hơn nhưng nguồn vốn cung cấp khá hạn chế.
Có một thực tế là phần lớn doanh nghiệp trẻ khi đi xin vốn đều mang tâm lý của “kẻ ở chiếu dưới”. Theo ông Đức, điều này hoàn toàn sai lầm. Bản thân nhà đầu tư cũng luôn săn tìm những dự án có thể sinh lời để đầu tư. Nếu bạn tự tin với ý tưởng của mình, với những gì bạn đang làm, tại sao không định giá công ty mình với những giá trị mà bạn kỳ vọng. Nếu mang tâm lý của “kẻ ở chiếu dưới”, thường khi đàm phán bạn sẽ để việc định giá công ty thấp, tạo điều kiện cho nhà đầu tư chiếm dụng vốn cao. Và như vậy, sau này bạn sẽ có ý quyền quyết định hoạt động của công ty.
Nhà đầu tư có thể là người tiếp thêm sức mạnh cho bạn nhưng cũng có thể là người muốn thôn tính bạn. Hãy cân nhắc kỹ.

Dù chỉ có 1 hay nhiều nhà đầu tư đang “ve vãn”, bạn cũng nên tỉnh táo để tìm được nhà đầu tư phù hợp với định hướng, tầm nhìn của công ty. Ông Đức cảnh báo “nếu không cùng tầm nhìn, bạn có thể vô tình dìm chết công ty”. Nếu bạn và nhà đầu tư có cùng tầm nhìn, điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn, các kinh nghiệm của nhà đầu tư cũng sẽ giúp ích nhiều hơn cho công ty giúp cho việc triển khai các hoạt động nhanh hơn. Vì vậy, khi chọn nhà đầu tư, có 2 yếu tố bạn nên cân nhắc là: số vốn họ sẽ đầu tư cho công ty và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong lĩnh vực công ty đang theo đuổi.

Cần lường trước các rủi ro
Cũng theo ông Đức, để công ty phát triển càng cần nhiều nhà đầu tư. Có nhiều cổ đông lớn công ty càng lớn. Tuy nhiên, bạn cần chọn lọc kỹ. Cạm bẫy trên thương trường không ít, tình trạng cá lớn nuốt cá bé cũng nhiều và hãy hiểu rằng không ai cho không bạn cái gì. Vì vậy, hãy cân nhắc công ty sẽ được gì, mất gì? Ngoài được vốn và kinh nghiệm thì có ẩn chứa những nguy cơ gì?
Những nguy cơ này phải được nêu trong hợp đồng và điều lệ hoạt động của công ty. Theo ông Đức, không phải nhà đầu tư nào cũng có mục đích đầu tư để cùng phát triển, cùng ăn chia, có những nhà đầu tư nhằm thôn tính đối thủ “từ trong trứng nước”, lại có nhà đầu tư chỉ nhằm “bán lúa non”… Nếu bạn thực sự tâm huyết và sống chết cùng với ý tưởng/sản phẩm của mình, hẳn bạn không muốn những điều này xảy ra. Vì vậy, trong hợp đồng có thể đưa ra điều khoản “nếu bán thì ưu tiên bán trong cổ đông” hay “nếu bán thì bên A bị phạt…”. “Phải lường trước các tình huống để 2 bên cùng giải quyết”, ông Đức nhấn mạnh. “Thực sự thì Naiscorp đã phải thuê một công ty tư vấn luật soạn thảo trong 1 năm để hoàn thiện bộ hồ sơ đầu tư”, ông Đức cho biết.
Thay lời kết
Việc gì cũng cần phải học, kể cả kêu gọi đầu tư. Hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện 1 số khóa học về chủ đề này. Nếu bạn thực sự muốn tìm đến các nhà đầu tư trong giai đoạn khởi nghiệp, hãy tham gia vào các khóa học này.
Flag Counter