Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

3 chiến lược bán hàng trực tiếp dành cho những người không đủ tiền marketing

Dưới đây là ba cách để các sản phẩm và dịch vụ của bạn tới tay những người sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn trong tương lai:

 

 

www.strategy.vn, kinh doanh, bán hàng trực tiếp, chiến lược bán hàng, tăng trưởng kinh doanh, kinh doanh bán lẻ, thuê mặt bằng, location, mặt bằng kinh doanh, thị trường bán lẻ


Đối với tất cả các doanh nhân trẻ đang mơ ước được thấy sản phẩm hoặc dịch vụ trên các bảng quảng cáo và các chương trình truyền hình thì điều đầu tiên là: Bạn cần khách hàng trước khi bạn định dùng tiền để tiếp thị.
 


Vì lý do này, các công ty mới thường đầu tư vào ngành kinh doanh mới bằng cách bán hàng trực tiếp. Sau cùng thì bạn để mọi người sử dụng dịch vụ của mình trước khi việc tiếp thị nó phát huy toàn bộ hiệu quả. Thêm nữa, một thành tố lớn nữa của việc tiếp thị là quảng cáo về các khách hàng hiện tại của công ty.
 


Vậy bạn sẽ làm việc đó như thế nào? Dưới đây là ba cách để các sản phẩm và dịch vụ của bạn tới tay những người sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn trong tương lai:
 

1. Hãy để những người thực gửi email.
 


Email marketing có thể là một công cụ tuyệt vời nếu bạn đang có nhu cầu bán hàng trực tiếp nhưng nó cũng gây lãng phí thời gian rất nhiều. Trước tiên, điều bạn không nên làm là: Bán hàng qua email không phải là dùng một chương trình email marketing tự động và email HTML nhếch nhác, cũng không phải là những thư chào hàng lê thê với liên kết URLS. Và chắc chắn đó cũng không phải là phương pháp tiếp thị bằng cách gửi thư rác.
 


Còn đây là những việc bạn nên làm: Bán hàng trực tiếp qua email nên do một nhóm người đảm nhiệm. Tất nhiên họ có thể sử dụng các dịch vụ như Amazon’s Simple Email Service, Mail Merge hoặc các phần mềm để trợ giúp việc gửi email với số lượng lớn.
 

Nhưng trong tất cả các trường hợp, email marketing không nên có dấu hiệu của thư rác. Ví dụ, email chỉ nên bao gồm tối đa một vài câu. Các email này nên được cá nhân hóa, dưới dạng văn bản đơn thuần và có yêu cầu được trao đổi ngắn với người nhận.
 

Tuy nhiên, có quá nhiều người bán mắc lỗi yêu cầu có được khách hàng ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. Bạn phải xây dựng quan hệ; bạn phải cho thấy rằng mình đang tìm cách chuyển tải giá trị tới cuộc sống hoặc công việc kinh doanh của khách hàng. Đối với việc tìm kiếm thông tin liên lạc, bạn nên mở rộng danh sách tìm kiếm một chút. Nếu bạn đang bán dịch vụ của mình tới các chuyên gia hoặc doanh nghiệp khác, bạn có thể tìm thấy hầu như tất cả các khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng các trang như LinkedIn, Jigsaw và Zoominfo.
 


2. Tổ chức các buổi hội thảo để thúc đẩy sự tương tác và chọn lọc ý kiến phản hồi.
 


Nhiều người đã và đang trải nghiệm các buổi hội thảo trực tuyến. Giống như thông tin kinh doanh hoặc các chương trình dạy nấu ăn trực tiếp, cổng thông tin kiểu này khá cởi mở. Nhưng hãy lưu ý rằng các dịch vụ hiện nay dành cho việc tạo ra các hội thảo web như ClickWebinar và Cisco’s Webex sẽ cho phép nhiều khán giả tham gia hơn bao giờ hết và cung cấp các công cụ để gắn kết với những người xem trong suốt buổi thuyết trình..
 


Đây là cách đưa thông điệp của bạn trước hàng ngàn khách hàng tiềm năng lại vừa khiến họ đến với cổng thông tin của bạn. Đây cũng là cách hay để có được những phản hồi thực tế về các dịch vụ của bạn và theo dõi số điểm không ngừng tăng giảm khi bài thuyết trình được chuyển tải, bạn có thể phân tích chúng sau. Cách làm này cũng riêng tư hơn email nhưng lại không tạo áp lực phải tương tác với bạn đối với các cá nhân.
 

3. Bán sản phẩm của bạn với giá rẻ.
 


Đặc biệt đối với các công ty mới thì sẽ dễ dàng hơn nếu bán rẻ một dịch vụ trong một giai đoạn để phục vụ cho việc đánh giá hơn là ký một hợp đồng dài hạn. Hãy cho phép các khách hàng tiếp cận dịch vụ của bạn miễn phí và tận dụng cơ hội để thu nhận ý kiến phản hồi của họ. Với các ý kiến về dịch vụ hoặc sản phẩm của những người đang sử dụng nó, bạn có thể đặt cuộc táo bạo hơn về thời điểm họ bắt đầu trả tiền cho bạn, từ đó bạn có thể cải thiện dịch vụ của mình tốt hơn.
 


Mọi người đều thích các dịch vụ không cam kết và bạn cũng nên như vậy. Những gì bạn để lỡ trong việc chuyển đổi, bạn sẽ bù lại về số lượng. Nếu bạn cung cấp dịch vụ web, hãy cho khách hàng dùng thử miễn phí. Nếu bạn là chuyên gia huấn luyện, hãy mời khách hàng tham gia miễn phí các khóa huấn luyện.
 

Không ai được trả tiền ngay khi vừa qua cửa. Bạn vừa để mọi người giúp bạn cải thiện sản phẩm hay dịch vụ của bạn và chỉ khi bạn bán được hàng thì hãy nghĩ đến việc tiếp thị.
 

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Chân dung đại gia thưởng Tết nhân viên hậu hĩnh nhất

Không ầm ĩ như nhiều ông lớn khác nhưng Tập đoàn C.T Group mới là doanh nghiệp để lại ấn tượng mạnh nhất trong năm 2012.

Kinh tế khó khăn, doanh thu của hầu hết các doanh nghiệp đều sụt giảm, thậm chí có không ít trường hợp lâm vào cảnh nợ nần, phá sản. Vì vậy, từ nhiều tháng trước, mối lo thưởng Tết thấp, thậm chí là không có đã giành được sự quan tâm đặc biệt của cả xã hội.

Chính vì vậy, khoản tiền thưởng lên tới 8 tỉ 200 triệu đồng mà Tập đoàn đưa ra được xem là một trong những sự kiện "sốc" nhất, ấn tượng nhất trong năm 2012. Dư luận xã hội "sốc" bởi số tiền quá lớn nhưng cũng vì cái tên C.T Group quá lạ lẫm! Vậy, "hình dạng" Tập đoàn C.T Group như thế nào?
Ông Trần Kim Chung, Chủ tịch HĐQT C.T Group.

C.T Group đã có bề dày lịch sử 20 năm và tham gia hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như bất động sản, bán lẻ cao cấp, đầu tư tài chính, ẩm thực, giải trí, y tế, giáo dục, khai khoáng, du lịch,… C.T Group hiện có 36 công ty thành viên trên khắp cả nước với hơn 2.000 nhân viên.
Năm 2007, Tập đoàn C.T Group đã được tạp chí "The Wall Street Journal" của Mỹ bình chọn là "Móng vuốt của con rồng Việt Nam". Như vậy, những lĩnh vực hoạt động của C.T Group đều là "hàng nóng" của nền kinh tế Việt Nam những năm qua. Và đằng sau con số thưởng khủng trên đã cho thấy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nếu doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ trong khó khăn thì vẫn có thể gặt hái được thành công.
Điều này cũng từng được ông chủ của C.T Group là ông Trần Kim Chung khẳng định khi đã ví von rằng: Vì sao hàng triệu trái tim người hâm mộ trên khắp thế giới yêu thích và có cảm giác an tâm với bóng đá Đức? Họ không tấn công ồ ạt như "cơn lốc màu da cam" Hà Lan để khi đối thủ phản đòn, hàng phòng ngự của "cơn lốc" bị xé tan, mà với lối đá từ tốn, có trật tự, chiến thuật phòng thủ, tấn công rất rõ ràng và đặc biệt là tinh thần đồng đội, người Đức luôn chứng tỏ được đẳng cấp của mình.
Ông Trần Kim Trung là một người có vẻ ngoài rất lịch lãm, trẻ trung, cho dù đã có gần 30 năm lăn lộn trên thương trường. Trong một lần chia sẻ với báo chí, ông cho biết khi mới 14 tuổi, giữa lúc kinh tế nước nhà đang trong thời bao cấp, đồng lương công chức và nhà giáo ít ỏi của bố mẹ ông không đủ trang trải chi tiêu cho cả gia đình. Ông quyết định liên kết với xưởng sản xuất kem của ông chú để mở một cơ sở nhỏ làm bánh kem. "Vạn sự khởi đầu nan", ông một mình hì hụi vừa tự sản xuất bánh, vừa tự đóng gói và kiêm luôn nhiệm vụ đi bán.
Ông kể, thời gian đầu, nhiều đêm quay về nhà với thùng bánh vẫn còn nguyên, ngẫm mà buồn đến phát khóc. Dần dà, sự kiên trì của "ông chủ nhỏ" đã nhận được phản hồi tốt từ thị trường, khi khách hàng tìm đến tận nhà để mua hàng. Ấy vậy, công việc tưởng suôn sẻ lại bỗng dưng dậy sóng, khi một đối thủ mạnh đã xuất hiện với kỹ thuật tốt và vốn mạnh hơn, khiến ông ngậm ngùi đóng cửa cơ sở sau 2 năm hoạt động. Đó bài học đầu đời về sự cạnh tranh trên thương trường.
Ấp ủ hy vọng tiếp tục giấc mơ kinh doanh dang dở, ngay năm đầu tiên trở thành sinh viên Khoa Ngoại thương Trường đại học Kinh tế TP.HCM, ông đã cùng nhóm bạn chắt góp chút vốn mở nhà hàng và cung cấp suất ăn công nghiệp. Đây là thời kỳ "lưu dấu" những kỷ niệm gian khó của ông , vì nền kinh tế Việt Nam khi đó trong giai đoạn giao thời từ bao cấp sang định hướng thị trường.
Flag Counter