Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Những CEO ngân hàng xuất thân từ nghề giáo

Từng có thời gian đứng trên bục giảng, không ít thầy cô giáo rẽ hướng kinh doanh ngân hàng - một trong những ngành lợi nhuận cao song cũng đầy rủi ro.
Nhà băng có đội ngũ lãnh đạo nhiều người xuất thân từ giáo viên nhất phải kể đến Ngân hàng Á Châu (ACB). Từ cựu Chủ tịch Hội đồng sáng lập, trưởng ban kiểm soát, phó tổng giám đốc đến giám đốc các phòng giao dịch, chi nhánh... đều có người xuất thân là giáo viên. Ông Trần Mộng Hùng, Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB từng có thời gian là giảng viên trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng (từ năm 1978 đến 1980).
Cơ duyên với ACB của ông Hùng bắt đầu từ những năm 1990, khi ông nhìn ra cơ hội lúc hệ thống ngân hàng được phân thành hai cấp là ngân hàng nhà nước và thương mại. Vốn có kiến thức chuyên môn về ngân hàng, ông Trần Mộng Hùng cùng các bạn bè quyết định rời bục giảng, xây dựng ACB thành ngân hàng phục vụ các nhu cầu dân sinh.
Ông Nguyễn Thanh Toại
Phó tổng giám đốc ACB, ông Nguyễn Thanh Toại cũng là một giảng viên tại đại học Kinh tế TP.HCM những năm 1978 đến 1984 và 1991 đến 1993. Bắt đầu làm việc tại Ngân hàng Á Châu từ năm 1994, đến nay, ông Toại đã có 18 năm gắn bó với nhà băng này. Được bổ nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc, ông Nguyễn Thanh Toại cũng được giao trọng trách là người phát ngôn chính thức của ACB. Phó tổng giám đốc ACB là người ghi dấu ấn với cách nói chuyện cởi mở, thân thiện.
Ông Trịnh Kim Quang
Nguyên Phó chủ tịch HĐQT ACB, ông Trịnh Kim Quang cũng có 10 năm (1978-1988) làm giảng viên đại học Kinh tế TP.HCM. Sau khi rời trường, ông Quang làm việc thêm 2 năm tại Công ty vàng bạc đá quý SJC, sau đó đến 1993 tham gia vào ACB, nằm trong danh sách thành viên sáng lập và đảm đương nhiều vị trí cốt cán như Phó chủ tịch HĐQT, thành viên Ủy ban nhân sự, thành viên Hội đồng đầu tư. Một CEO cũng nổi tiếng khi chuyển từ nghề giáo sang làm ngân hàng là Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình.
Ông Trần Phương Bình
Gắn bó với ngân hàng này từ những năm đầu thành lập, ông Bình cho biết, khó khăn lớn nhất khi chuyển nghề “tay ngang” là chưa có chuyên môn sâu về tài chính ngân hàng. Song nhờ mày mò tự tìm hiểu những "ma trận" của kinh doanh tài chính, ông cũng đưa Ngân hàng Đông Á trở thành một nhà băng hoạt động ổn định.
Bà Trần Thị Việt Ánh
Trong những cái tên CEO nữ chuyển từ nghề giáo sang làm ngân hàng, không thể không nhắc tới Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (SaiGonBank) Trần Thị Việt Ánh. Bà Ánh đã từng có thời gian giảng dạy tại đại học Ngân hàng TP.HCM, từng đảm đương vị trí Phó chủ nhiệm khoa Kế toán ngân hàng. Năm 1994, bà chuyển về SaiGonBank và 10 năm sau, bà được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc SaiGonBank chia sẻ, với người lãnh đạo ngân hàng, ngoài năng lực quản lý, chuyên môn giỏi còn cần có cái tâm với công việc: “Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, mỗi quyết định của người đứng đầu đều có ảnh hưởng tới hoạt động của cả bộ máy, thậm chí nếu người lãnh đạo cùng đưa ra quyết định mang tính cá nhân thì còn có nguy cơ gây ra những hệ lụy lớn”. 


Nguồn: Zing

9X kinh doanh qua mạng nhận 'bằng tốt nghiệp tiền tỷ'

4 năm trên giảng đường đại học, Kim Diểu vừa học vừa kinh doanh khi mở một “tiệm tạp hóa’ trên mạng, không những tạo được công ăn việc làm cho các sinh viên khác mà nhờ đó còn kiếm bộn tiền.

Ông chủ trẻ Kim Diểu của "cửa hàng tạp hóa" Ông chủ trẻ Kim Diểu của "cửa hàng tạp hóa"

Nếu có dịp được đến căn phòng trọ nơi Kim Diểu thuê lại để cải tạo thành “cửa hàng tạp hóa” của mình, bạn sẽ bất ngờ trước lượng hàng và hàng núi công việc mà các bạn sinh viên ở đây phải xử lý hàng ngày. Trong căn phòng có phần nhỏ hẹp đó chỉ có duy nhất một chiếc giường nhỏ và một bàn máy tính được coi là “đồ gia dụng”, còn lại là hàng hóa chất đống khắp mọi nơi. Công việc kinh doanh ở đây bận rộn tới nỗi nhiều khi họ phải thức cả đêm để nhập hàng làm giấy tờ sổ sách và giao hàng cho khách. Vậy đâu là bí quyết thành công của chàng sinh viên 9X này?
Kiếm tiền ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang trở thành xu thế của giới trẻ ngày nay, nó cho thấy sự năng động và tố chất kinh doanh của không ít bạn trẻ. Lý Kim Diểu, sinh viên của Học viện Công thương Chiết Giang Trung Quốc được biết đến như một ông chủ trẻ tài ba khi đang kinh doanh một “tiệm tạp hóa” trên mạng được đặt ngay trong trường, không những vậy chàng trai 9X này còn góp phần tạo công ăn việc làm cho không ít sinh viên khác.
9X kinh doanh qua mạng nhận 'bằng tốt nghiệp tiền tỷ' (1)
“Tôi không mong được như những người khác, yêu đương và chơi điện tử để trải qua cuộc sống sinh viên. Là một sinh viên học kinh doanh tôi muốn tự mình mở một gian hàng trên mạng, không phải đi cạnh tranh xin việc, không phải đi làm thuê cho ai, đó là động lực giúp tôi phấn đấu đến ngày hôm nay”, Kim Diểu chia sẻ.
Kinh doanh qua mạng không còn xa lạ với giới trẻ, nhưng kinh doanh mặt hàng gì và cách kinh doanh thế nào cho lãi mới là điều không phải ai cũng làm được. Có lẽ do bản thân là sinh viên nên Kim Diểu hiểu hơn ai hết nhu cầu của các bạn trẻ và nhờ đó anh đã chọn lựa những mặt hàng kinh doanh chủ yếu là đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống thường nhật và bởi vậy cụm từ “cửa hàng tạp hóa” dành cho gian hàng online của anh quả không sai.
Để tải được khối lượng công việc khá lớn của cửa hàng, Kim Diểu cần tới sự hỗ trợ của những người khác, và những bạn học trong trường chính là sự lựa chọn “đôi bên cùng có lợi”. Nhờ có sự cộng tác này mà cửa hàng của anh luôn giữ chữ tín khi luôn giao hàng đúng hẹn cho khách. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp công việc kinh doanh của anh ngày càng phát đạt.
9X kinh doanh qua mạng nhận 'bằng tốt nghiệp tiền tỷ' (2)
“Ông chủ trẻ” là cách nhân viên của anh hay xưng hô, có người còn vui vẻ cho biết: “Cậu ấy thật tài giỏi và may mắn khi có được sự thành công như ngày hôm nay, chúng tôi vẫn thường đùa rằng, ngày tốt nghiệp Kim Diểu sẽ nhận được một tấm bằng tốt nghiệp trị giá tiền tỷ nhờ sự nhạy bén và năng động của chính bản thân anh ấy”.
Theo TIGÔN
Infonet.vn
Flag Counter