Gần
đây, xôn xao trong cộng đồng trẻ một chàng trai sinh 1989 với ý tưởng
“Cuốn sách cuộc đời” có một không hai. Một cuốn sách trắng với chỉ vỏn
vẹn vài dòng chữ: “Bạn đang mong chờ đọc một cuốn sách hay và ý nghĩa về
cuộc đời ư? Hãy cầm bút lên và tự viết cuộc đời của chính bạn.” Trước
đây chàng trai này đã nổi tiếng với một danh hiệu gọi là “Chàng trai với
bản CV không thể không tuyển dụng”. Đó chính là anh bạn Trần Quang
Tùng, 8X đời cuối.
Nói về ý tưởng nhào nặn ra cuốn sách Lifebook kì lạ, Tùng cho biết: “Ý
tưởng cốt lõi hình thành lifebook là sự chia sẻ niềm tin, mình thực sự
muốn truyền cảm hứng sống đến mọi người bằng một cách sáng tạo."
Cuốn
sách của Tùng được in 2000 đầu sách và tình hình kinh doanh hiện nay
rất khả quan. Tùng cũng cho biết thêm về ý tưởng của anh: "Với
việc xuất bản sách mà chỉ có 2000 cuốn thì gần như hoàn toàn không có
lãi, và với số tiền đầu tư làm sách đấy dành cho kinh doanh sẽ dễ thu
hồi vốn và sinh lợi hơn.
Có
người khuyên nhóm mình nên xin tài trợ của NGO để chạy dự án như vậy sẽ
an toàn hơn, hoặc có thể phát sách miễn phí - giảm giá sách để mọi
người dễ tiếp cận hơn với Lifebook. Mình thì có suy nghĩ khác, vì sao
điều mình muốn làm lại phải phụ thuộc vào người khác, đợi đến khi xin
tài trợ NGO hay tổ chức nào đó mới có thể triển khai, mình vẫn quyết
định làm vì không muốn ý tưởng chỉ mãi ở trên giấy, nếu thực sự muốn làm
thì không nên đắn đo quá nhiều."
Bản thân Trần Quang Tùng đã từng vượt lên bế tắc và tư duy lối mòn để tìm được ý nghĩa cuộc sống.
Không
đánh vào tâm lý mà đánh vào cái bao tử, chàng trai sinh năm 1990,
Nguyễn Bá Quốc đã mở chuỗi 14 của hàng kinh doanh cơm kẹp AppeRice tại
thành phố Hồ Chí Minh.
Học
sở Singapore về lại từ chối mức lương 3.000 USD ở một công ty sản xuất
nhựa, Bá Quốc nung nấu ý tưởng về một loại thức ăn nhanh của riêng người
Việt vì anh cho rằng với người Việt Nam, hạt cơm, hạt gạo là “ngọc
thực”.
Với
vốn đầu tư ban đầu là 1 triệu USD và các dây chuyên sản xuất nhập từ
nước ngoài, hiện nay môt ki- ốt của AppeRice cần khoảng 50 – 100 triệu
đồng, sau khoảng 3 tháng có thể có lãi và sau 6 – 9 tháng có thể thu hồi
vốn đầu tư.
Với
ý tưởng mang “ngọc thực” đến gần giới trẻ hơn giữa rất nhiều ông lớn
như Burger King, KFC, Lotteria… đang nhảy vào xâu xé thị trường thức ăn
nhanh Việt, Quốc muốn cơm kẹp không chỉ là một bữa ăn mà còn là một
phong cách sống mới của người Việt trẻ năng động.
Nguyễn Bá Quốc - ông chủ 9x
Chán
môi trường làm việc nhàm chán ở chốn văn phòng: sáng xách cặp đến,
chiều lại xách cặp về, chàng trai Nguyễn Lương Huy Hoàng tập tễnh bước
qua Châu Phi lập nghiệp với số vốn 5000 USD, kinh doanh một cửa hàng
Game Playstation.
Với
hơn 1 năm hoạt động, chàng trai 23 tuổi này đã sở hữu cửa hàng thứ 2 và
đang từng bước mở rộng dịch vụ của mình ra mảng kinh doanh buôn bán
thiết bị điện tử. Thu nhập hằng tháng của anh chàng này là 1.500 USD,
một con số đáng mơ ước với các bạn trẻ cùng tuổi tại Việt Nam.
Khi
đọc được những bài báo viết về Hoàng, những bạn trẻ không giấu đi vẻ
ngưỡng mộ vì một chàng trai mới ra trường, dám nghĩ dám làm. Hoài Châu
(22 tuổi, sinh viên Đại Học Ngoại Thương) cho biết: “Không
phải ai cũng dám khởi nghiệp, lại càng ít người dám khởi nghiệp ở một
vùng đất hoàn toàn xa lạ như vậy. Mỉnh rất phục tinh thần, ý chí và ý
tưởng kinh doanh này của anh ấy.”.
Nguyễn Lương Huy Hoàng - ông chủ tại Châu Phi
Giới trẻ ngày nay dũng cảm
Hiện
nay, đang có rất nhiều ý kiến nói về vấn đề người trẻ ngày nay sống
nhạt, thiếu độc lập. Như ông Giản Tư Trung, Chủ tịch sáng lập Tổ chức
Giáo dục PACE, đã nói: “Chúng ta có những cá nhân dữ dội, nhưng không có một thế hệ dữ dội vì dữ dội thì đã tạo nên một đất nước dữ dội rồi.” Và nhạc sĩ Dương Thụ thẳng thắn nhận định: “Thế hệ trẻ thiếu tính độc lập, mất phương hướng và không có chỗ dựa tinh thần, không có lý tưởng và giá trị để theo đuổi.”
Tuy
nhiên, với nhiều ý tưởng táo bạo và mới lạ, giới trẻ Việt Nam đang dần
dần tìm lại được tiếng nói của mình thông qua những hành động thực tiễn,
dám nghĩ dám làm. Tất nhiên, trên những bước đường khởi nghiệp vẫn còn
rất nhiều trăn trở, như anh chàng điển trai Huy Hoàng đã tâm sự: “Có
những lúc làm ăn không được, đâm ra chán nản. Nhiều ngày thu thập chỉ
bằng nửa ngày bình thường. Nản lắm, có khi muốn bỏ cuộc về nhà.”
Khi được hỏi về vấn đề rẽ lối đi riêng của giới trẻ ngày nay, anh chàng Quang Tùng không ngại chia sẻ quan điểm: "Theo
quan điểm cá nhân mình thì trong một thị trường hội nhập và cạnh tranh
gay gắt hiện nay, một công ty mới khởi nghiệp cần tạo ra được giá trị
khác biệt đáp ứng được nhu cầu từ khách hàng mục tiêu, tập trung khai
thác điểm mạnh và xây dựng đội ngũ nhân sự nền tảng, nhưng cũng luôn
phải thực tế và học hỏi, áp dụng kinh nghiệm từ mô hình kinh doanh đi
trước."
Trong
một hội thảo về tinh hoa thế hệ trẻ 2012 do IPL tổ chức. Trước vấn đề
thế hệ trẻ và thế hệ cha anh, Anh Huỳnh Văn Sơn, giám đốc của Tiki, đã
nói: “Thế hệ trẻ ngày nay đã dũng cảm hơn.”
Trong
những lạc lối đi tìm kiếm con đường cho mình, đâu đó có những ý tưởng
rất táo bạo đang nảy mầm và làm bệ phóng cho một thế hệ Việt Nam phát
triển. Và những cá nhân như Hoàng, như Tùng, như Quốc… sẽ là một trong
những tiên phong cho một thế hệ khởi nghiệp bùng nổ ý tưởng.
Theo Nhịp cầu Đầu tư