Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Nên chuyện từ 20 triệu đồng

Xuất hiện thường xuyên tại các sự kiện công nghệ thông tin (CNTT), chị Phùng Thị Thu Thủy, Giám đốc Điều hành TabViet, luôn được chú ý bởi từ trước đến nay CNTT thường được “mặc định” là “lãnh địa” của giới mày râu. Nhìn vào sự thành công của TabViet hôm nay, ít ai biết chị có một khởi đầu chật vật với số tiền khiêm tốn.
Trong suy nghĩ của nhiều người, việc giới nữ đảm nhiệm các chức vụ điều hành trong lĩnh vựcCNTT vẫn còn là điều khá lạ lẫm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ nắm giữ những vị trí chủ chốt trong các tập đoàn hoặc công ty về CNTT tăng lên từng năm. Trong số đó có chị Thủy, người đã đặt nền móng và đồng hành với sự phát triển lớn mạnh của TabViet.

Sinh ra tại Quảng Ngãi, trong một gia đình có truyền thống về lĩnh vực phân phối nước giải khát nhưng chị Thủy lại ôm giấc mơ CNTT để tìm ngã rẽ cho mình. Tốt nghiệp đại học, chị ở lại TP.HCM, đầu quân cho một vài công ty chuyên về CNTT. Áp lựccủa phụ nữ làm trong lĩnh vực CNTT không nhỏ, khiến chị đôi lúc cảm thấy hoài nghi về con đường mình đang đi.
Nói như các nhà nghiên cứu, phụ nữ ngành này thường thay đổi công việc do áp lực bị đồng nghiệp nam giới bỏ xa và chưa có được sự cân bằng giữa công việc và đời sống. Ngược lại, niềm đam mê CNTT trong chị cứ lớn dần, và chẳng để mất nhiều thời gianở vị trí làmthuê, chị biến giấc mơ thành lập công ty riêng về CNTT thànhhiện thực vào năm 2003 với số vốn hơn 20 triệu đồng.
Công ty ẤnTrà, tiền thâncủaTabViet rađời, tập trung vào lĩnh vực tư vấn, thiết kế và cung cấp các gói giải pháp bảo mật thông tin cho doanh nghiệp. Ban đầu, không có kinh phí cho quảng cáo, marketing, chị tiếp cận các doanh nghiệp bằng phương pháp “thủ thỉ”, đảm bảo khách hàng có thể tin vào chất lượng dịch vụ, sản phẩm của Công ty. Năm 2004, Ấn Trà ký được gói hợp đồng trị giá gần 1,5 tỷ đồng.
Sau thành công đầu tay, chị nghiệm ramột điều: “Năng lực thực sự của công ty và chất lượng dịch vụ, sản phẩm mới là điều có khả năng thuyết phục khách hàng tốt nhất”. Thành công không bao lâu, chị Thủy phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và việc kinh doanh của công ty không tránh khỏi bị ảnh hưởng khi các doanh nghiệp mạnh tay cắt giảm chi phí đầu tư cho CNTT.

Để vượt qua khó khăn, chị và Ban Quản trị (lúc này đổi thành Công ty Cổ phần TabViet) quyết định thay đổi định hướng, xây dựng giải pháp dựa trên mã nguồn mở (open - source) vốn được cộng đồng thế giới phát triển và sử dụng rộng rãi. Ở thời điểm đó,dù có lợi thế là sử dụng tài nguyên sẵn có của thế giới, TabViet chỉ cần điều chỉnh lại cho phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp Việt Namvà đưa ra giá rất cạnh tranh, nhưng cái khó của Công ty cũng rất lớn.

Đó là làm sao thuyết phục giới IT, vốn đã gắn bó với phần mềm của các tập đoàn nổi tiếng thế giới, thay đổi thói quen sử dụng. Để gỡ khó, chị đích thân đến từng doanh nghiệp, gặp người phụ trách IT để giải thích về tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin doanh nghiệp và giới thiệu về tính ưu việt của giải pháp xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở.

Trải qua thách thức, một lần nữa chị lại rút thêm bài học trong kinh doanh là phụ nữ muốn làm IT thành công cần phải quyết đoán, mềm dẻo và chịu dấn thân. Đến nay, danh sách khách hàng của TabViet đã dài thêm, trong số đó có nhiều công ty, tập đoàn lớn của Việt Nam như: Công ty Tư vấn xây dựng SPCC, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Biti’s, Công ty Nhựa Long Thành, Công ty Nhựa Duy Tân, Công ty Nhựa Bình Minh, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam... Năm 2009, Công ty “bén duyên” với SAP, một trong những tập đoàn số 1 thế giới về giải pháp ERP (hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp).

Quyết định hợp tác với SAP để thực hiện việc cung cấp hạ tầng ERP của chị một lần nữa khiến giới chuyên môn phải thừa nhận sự nhạy bén của người phụ nữ này. Bởi thời điểm đó SAP đang khẳng định vị trí quán quân tại thị trường ERP Việt Nam. Cùng với SAP, TabViet đã giành thắng lợi ở khá nhiều dự án quy mô lớn như: SPCC, Biti’s, Hoàng Anh Gia Lai, Pinaco... Dễ thấy, tâm huyết với nghề, nhạy bén với thời cuộc và giữ uy tín với khách hàng chính là bí quyết "gối đầu giường" để thành công.

VŨ HOÀNG

Để tránh thất bại khi khởi nghiệp

Khởi nghiệp là đoạn đường khó khăn và chông gai nhưng hầu như không một doanh nhân thành công nào không phải trải qua.
Theo một thống kê, có đến 65% trong tổng số 10.350 doanh nghiệp giải thể, phá sản và ngừng hoạt động trong quý I-2012 là những doanh nghiệp mới thành lập trong vòng 1 đến 2 năm.
Thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kỹ năng mềm, thiếu mối quan hệ, thiếu kỹ năng quản lý tài chính…, và còn nhiều cạm bẫy, rủi ro tiềm ẩn khác mà các doanh nhân trẻ sẽ gặp và phải đương đầu trên con đường khởi nghiệp.
Khóa huấn luyện "Khởi nghiệp thành công" - do Thaihabooks tổ chức vào Chủ nhật 21/10/2012, tại Phòng 203, Tòa nhà Itaxa, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM - với mục tiêu cung cấp cho người tham gia nhận thức đúng về khởi nghiệp để giảm thiểu rủi ro, thất bại trên đoạn đường này.
Trong khóa học này, TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Sách Thái Hà sẽ chia sẻ các nội dung:
1. Tư duy đúng của người khởi nghiệp
2. Tạo lập ý tưởng khởi nghiệp
3. Nghiên cứu sản phẩm (dịch vụ), thị trường
4. Lập kế hoạch kinh doanh
5. Biến kế hoạch kinh doanh thành doanh nghiệp thực thụ
6. Các kỹ năng cơ bản của doanh nhân khởi nghiệp
7. Nhận biết những khó khăn tiềm ẩn, những vướng mắc cần lưu ý, những thế mạnh cần phát huy
8. Cách phát triển công ty: Tìm nguồn trợ giúp bên ngoài, xây dựng chương trình phát triển (đặc biệt dành cho những bạn đã có doanh nghiệp và muốn phát triển mạnh hơn).

Flag Counter