Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

4 chiến lược tăng trưởng thông minh




Vấp phải sự cạnh tranh lớn? Hãy xem các chiến lược tăng trưởng sẽ giúp bạn đạt được thành công mà mình mong đợi.



Nếu bạn đang điều hành một công ty mới thì công ty này phải tăng trưởng. Nhưng sự tăng trưởng đó bắt nguồn từ đâu? Bạn có thể tạo ra một thị trường hoàn toàn mới hoặc có thể ra nhập một thị trường lớn theo một cách hoàn toàn mới. Nói cách khác là bạn phải cướp cơm của các đối thủ của mình.

Tốt hơn là bạn nên chắc chắn rằng các đối thủ không dễ dàng sao chép những việc bạn đang làm và loại bỏ bạn ra khỏi cuộc chơi. Một cách để làm được điều này là có một chiến lược tăng trưởng có thể làm giảm lợi nhuận của đối thủ nếu họ sao chép cách làm của bạn.

Tôi (tác giả bài viết) đã hé lộ những chiến lược tương tự thông qua hơn 160 cuộc phỏng vấn tôi đã thực hiện với các CEO để hoàn thành cuốn sách mới của tôi mang tựa đề Hungry Start-up Strategy: Creating New Ventures with Limited Resources and Unlimited Vision, sẽ ra mắt trong tháng 11 tới. 

Dưới đây là 4 chiến lược mà tôi thấy đặc biệt thông minh.

1. Dành một phần doanh thu của bạn cho khách hàng.

Nếu sản phẩm của bạn góp phần làm tăng thu nhập của khách hàng, bạn có thể dễ dàng lấy thêm tiền của khách hàng với giá trị gia tăng mà bạn tạo ra. Và nếu sản phẩm đó không dễ để các đối thủ sao chép, bạn có thể thống trị toàn bộ thị trường.

Một ví dụ chính là công ty ASSIA. Do một vị cựu giáo sư trường Stanford sáng lập, các dịch vụ của ASSIA luôn bám sát các công việc liên quan đến hiệu suất mạng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet cho bạn. Nếu bạn mất quá nhiều thời gian để tải thông tin xuống máy tính của mình thì phần mềm của công ty ASSIA sẽ giúp tăng thêm băng thông nên bạn sẽ không phải thất vọng và chuyển sang dùng dịch vụ của nhà cung cấp khác.

ASSIA tính phí một phần nhỏ trong 100 triệu đô la trong số tiền doanh thu công ty này dành cho các khách hàng sử dụng sản phẩm Digital Subscriber Line customers và ung dung  nắm giữ 90% thị trường Mỹ vì dịch vụ của công ty này tốt hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh.

2. Đem lại chất lượng dịch vụ ngang với các đối thủ lớn với mức giá thấp hơn nhiều.

Một trong những cách phổ biến nhất để các doanh nghiệp mới chiếm thị phần từ các đối thủ lớn là tạo ra một sản phẩm đem đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với một mức giá thấp hơn nhiều. Nhờ có cơ cấu giá thấp hơn và sự ngần ngại giảm giá của các công ty lớn, chiến lược này sẽ giúp một công ty mới cướp đi một phần đáng kể trong bữa trưa của các công ty lớn.

John Osher, một doanh nhân đã mở một công ty sản xuất những que kẹo chạy bằng pin khá phổ biến. Ông đã bán công ty này và trong năm 1999 ông đầu tư 1,5 triệu đô la vào nhãn hiệu Dr. John Spinbrush (năm 2001 nhãn hiệu này được bán lại cho công ty Procter & Gamble với giá 475 triệu đô la).

Dr. John Spinbrush đã sản xuất ra những chiếc bàn chải điện với giá 5 đô la/ chiếc có sử dụng công nghệ từ những chiếc kẹo chạy pin của John Osher. Các công ty sản xuất các mẫu sản phẩm có giá 80 đô la/chiếc không thể theo nổi mức giá này vì sẽ mất toàn bộ lợi nhuận. P&G đã cố gắng tạo ra sản phẩm giống với sản phẩm của Osher nhưng không thể, nên họ đã phải bán công ty này.

3. Đơn giản hóa thao tác của khách hàng với một sản phẩm quay vòng vốn nhanh chóng.

Nếu bạn muốn giành được thị phần từ các đối thủ, hãy tìm một khách hàng đã quá mỏi mệt với những thao tác phức tạp của một sản phẩm và đơn giản hóa sản phẩm đó. Nếu sự đơn giản đó tiết kiệm thời gian và tiền bạc của khách hàng, bạn có thể đặt ra một mức giá tốt cho sản phẩm của bạn và tăng trưởng rất nhanh chóng với phần chi phí các công ty đối thủ bị mất do đã tạo ra các sản phẩm quá phức tạp. 

Hãy xem trường hợp Xsigo, một công ty về hệ thống dữ liệu được công ty Oracle thâu tóm được từ tháng Tám. Công ty này đang giành thị phần của những công ty cùng ngành như Cisco Systems và đang tăng trưởng hơn 100%/năm vì đã giúp các khách hàng tiết kiệm tiền bằng cách đơn giản hóa cách thức lưu trữ và khôi phục dữ liệu.

Theo ông Lloyd Carney , CEO của công ty, tỷ lệ chiến thắng của công ty đã đạt tới 80% vì họ đã cắt giảm lãng phí trong một bộ phận của hạ tầng máy tính công ty tới 50-60%.  Ví dụ trang web Salesforce.com đã trả dưới 200.000 đô la cho sản phẩm Xsigo đầu tiên của họ và tiết kiệm tới hơn 1 triệu đô la chi phí vốn theo thỏa thuận.

4. Giúp các khách hàng hoàn tất công việc của họ nhanh chóng hơn.

Nhân công hiện nay phải rất may mắn mới có được việc làm, nhưng họ thường làm những việc mà người khác định sẵn cho họ. Tự nhiên những người quản lý sẽ tăng thêm áp lực cho những người còn lại, buộc họ phải hoàn thành công việc nhanh hơn.

Nếu công ty mới của bạn giúp họ thực hiện điều đó, nhu cầu đối với sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng tăng vọt.

Một ví dụ là công ty Appcelerator. Theo ông Jeff Haynie, CEO của công ty  trang web của công ty này “cho phép những người đang triển khai sản phẩm và các doanh nghiệp đưa các ứng dụng trên điện thoại di động của họ ra thị trường nhanh hơn đến 70%”. Sản phẩm này rất phổ biến- Haynie cho biết thêm là 300.000 người đang triển khai sản phẩm của Appcelerator đã tạo ra 40.000  ứng dụng trên thiết bị di động được triển khai trên 80 triệu thiết bị. Appcelerator có khoảng 200 nhân viên và đã làm ra hơn 50 triệu đô la. 

Và cơ sở dữ liệu khách hàng của Appcelerator rất lớn. Họ có tới 1.200 khách hàng bao gồm cả những ông lớn như  NBCUniversal, Cisco, Zipcar, và Safeguard Scientifics.

Một điểm chung giữa bốn chiến lược trên là chúng đều khiến cuộc sống của khách hàng tốt đẹp hơn theo những cách rất dễ đong đếm. Nếu điều đó đồng nghĩa với việc doanh thu của các đối thủ sẽ ít hơn thì những người giành chiến thắng sẽ không có gì phải phàn nàn.  

(Dịch từ Inc)

Khi thú vui trở thành cơ hội kinh doanh triệu đô



Dưới đây là bốn doanh nhân thành công trong việc chuyển thú vui riêng thành các công ty triệu đô.

Kim Lavine bắt đầu làm gối hơi làm quà tặng cho con của các cô giáo cô từ năm 2001, đặt chúng tại bàn bếp tại công ty Grand Haven, Michigan, sử dụng hạt ngô để làm ruột gối. Cùng thời gian đó, chồng cô mất việc, việc này đã thôi thúc cô chuyển thú vui này thành một nguồn thu nhập.  

Cô đã bán gối bên ngoài chiếc xe tải của mình tạo thành một ki-ốt bán hàng kết hợp với việc điều hành công ty Green Daisy của cô năm 2002. Trong vòng hai năm, những chiếc gối Wuvit của Lavine đã được bán theo chuỗi tại khắp nước Mỹ trong đó có Saks Fifth Avenue, Macy’s và Bed Bath & Beyond, và tới năm  2006, công ty đã thu về hơn 1 triệu đô la doanh số bán hàng.

Sau đó, Lavine đã mở thêm một dây chuyền sản xuất pyjama và sau khi chuyển sang mô hình cấp phép, cô lại mở thêm cả dây chuyền đồ trang trí nội thất nữa. Năm 2008, cô củng cố công việc kinh doanh bán lẻ và khởi động công ty truyền thông với kế hoạch  tái xuất thương hiệu Green Daisy. Lavine đã viết về thành công của mình trong cuốn Mommy Millionaire: How I Turned My Kitchen Table Idea into a Million Dollars and How You Can, Too! (so nhà xuất bản St. Martins ấn hành năm  2007).

Theo cô, để quyết định liệu thú vui của bạn có thể chuyển thành một công việc kinh doanh không, trước tiên bạn hãy tự hỏi mình: "Sản phẩm của bạn có đủ lớn không và bạn có thể cho thấy và chứng minh rằng nó có thể tiêu thụ được trên thị trường không?”. Điều này nghe có vẻ đương nhiên nhưng theo Lavine có quá nhiều doanh nhân đã không lưu tâm đến câu hỏi đó.

Dưới đây là ba doanh nhân khác cũng thành công trong việc chuyển thú vui riêng thành các công ty triệu đô. 

 
Terry Finley, người sáng lập nên  West Point Thoroughbreds 

Terry Finley
Thú vui: Cưỡi ngựa 
Công ty: West Point Thoroughbreds
Doanh thu năm 2011: 6.5 triệu đô

Khi Terry Finley mua chú ngựa đầu tiên có tên là Sunbelt với giá 5.000 đô la năm 1991, ông đang cảm thấy bế tắc với công việc bán bảo hiểm nhân thọ của mình. Finley đã chơi đánh cược đua ngựa trong nhiều năm, nhưng chưa từng thực hiện những vụ đầu tư như thế bao giờ. Sau khi  Sunbelt thắng trong cuộc đua đầu tiên, Finley đã bắt đầu cho đăng những mẩu quảng cáo nhỏ trên các tờ báo về đua ngựa và thu hút được một nhà đầu tư trả 5.000 đô la để có một phần bản quyền của Sunbelt. Trong vòng hai tháng, ông đã mua chú ngựa thứ hai cho mình, chú ngựa có tên gọi là Cal’s Zen Jr., và tiếp tục mua thêm nhiều ngựa nữa thông qua thẻ tín dụng.

Ngay sau đó, ông đã bỏ công việc hiện tại và lập nên West Point Thoroughbreds, một công ty quản lý tổ chức đua ngựa có trụ sở tại  Saratoga Springs, New York. Đầu tiên, Finley trò chuyện với các khách hàng đang có công ty riêng và hỏi thăm kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp của họ.  

"Chúng tôi bắt đầu cố gắng xây dựng thương hiệu và danh tiếng”, Finley cho biết. Thông qua những lời khuyên không chính thức này, ông đã nhận ra tầm quan trọng của việc theo dõi các số liệu. Năm 2004, ông đã thuê một nhân viên thiết kế web để sửa chữa lại website của công ty.

Ngày nay, West Point Thoroughbreds sở hữu 55 con ngựa và có 550 nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận khi những con ngựa của họ thắng cuộc, những con ngựa đó sau đó sẽ được giữ lại làm ngựa nòi hoặc bán. Doanh thu hàng năm đã tăng từ 2 triệu đô năm 2005 lên mức 6,5 triệu đô la trong vòng ba năm qua.

 
Craig Jenkins-Sutton, chủ nhân của  Topiarius

Craig Jenkins-Sutton
Sở thích: Làm vườn 
Công ty: Topiarius
Doanh thu năm 2011: 1.2 triệu đô la

Khi  Craig Jenkins-Sutton bắt đầu thiết kế vườn, anh chưa từng được đào tạo chính thức về làm đẹp phong cảnh mà chỉ yêu thích thiên nhiên xanh. Lớn lên trong một trang trại tại trung tâm Minnesota nên anh luôn yêu thích công việc làm vườn.

Anh đã chấm dứt dịch vụ làm đẹp phong cảnh nhưng lại không muốn làm thuê cho bất cứ ai nữa. Năm 2003, anh cho đăng một mẩu quảng cáo nhỏ trên tạp chí Chicago Tribune giới thiệu về dịc vụ thiết kế vườn của mình. Trong vòng một tuần, anh đã nhận được 40 cuộc gọi nhưng chỉ có một cuộc thành công và trở thành khách hàng. Thế là quá đủ để việc kinh doanh tiến triển. Năm đó, anh đã lập nên công ty thiết kế vườn Topiarius tại  Chicago.

Jenkins-Sutton đã học được cách tiếp thị công việc kinh doanh của mình chủ yếu thông qua việc thử nghiệm và những sai lầm. "Phần khó khăn nhất trong nghề làm đẹp phong cảnh là rất nhiều người cho rằng tự họ cũng có thể làm được công việc này. Vậy chúng tôi sẽ đem lại giá trị gì? Chúng tôi phải có khả năng cho thấy đây là một việc thực sự quan trọng”, anh cho biết.

Năm 2010, anh bắt đầu phát quảng cáo tại cửa nhà dân và thấy ngay hiệu quả. Mười ngàn tờ quảng cáo phát ra đã mang tới từ 5-10 cuộc gọi của khách hàng, một kết quả tốt hơn nhiều so với tất cả các hình thức quảng cáo mà anh đã từng thử. Kết quả là, công việc kinh doanh của anh đã tăng gấp đôi trong năm 2010 và doanh số năm ngoái đã tăng  thêm 80%  với con số 1,2 triệu đô la.

 
Megan Duckett, chủ nhân của  Sew What?

Megan Duckett
Sở thích: May vá 
Công ty: Sew What? & Rent What?
Doanh thu năm 2011: 6.2 triệu đô la

Khi  Megan Duckett từ Úc sang thành phố Los Angeles 21 năm trước khi cô mới 19 tuổi và có giấc mơ lớn là được làm việc trong ngành công việc giải trí. Cô nhận làm việc với một nhà tổ chức sự kiện và bắt đầu dành thời gian rảnh để khâu vá tại bàn bếp, may ga trải giường, rèm cửa và quần áo.

Khi sếp yêu cầu cô làm lớp vải lót trang trí cho 10 chiếc quan tài sử dụng cho sự kiện Halloween, Duckett đã thử liều một phen. Cô cho hay "Đó là một trong giờ phút mang tính bước ngoặt bởi tôi nhận ra mình có những kỹ năng mà những người khác không có”. Cô cũng biết rằng tự đặt mình vào vị trí chuyên gia thiết kế sân khấu và đồ trang trí phục vụ cho giải trí sẽ đẩy cô theo một hướng khác. Dự án lớn tiếp theo của cô là thiết kế 25 đèn lụa treo cho The Mirage tại Las Vegas đến ngay một năm sau đó. 

Năm 1996, Duckett đã kiếm được nhiều hơn từ việc may vá, nhiều hơn mức lương 45.000 đô la từ công việc toàn thời gian của cô tại công ty tổ chức sự kiện. Cô nghỉ việc và thuê một kho hàng rộng 800 foot vuông, thuê ba thợ may và kiếm được mức doanh thu 80.000 đo la ngya trong năm đầu tiên.

Năm 2006, cô đã bắt đầu sản xuất túi xách và các vật dụng khác có gắn logo của công ty để thương hiệu Sew What? được nhiều người biết đến hơn. Cô cho hay "Tôi nhận thấy rằng mọi người không mua đồ của tôi mà họ muốn mua một thương hiệu”. Bốn năm trước, Duckett lại vươn tới một dịch vụ khác đó là cho thuê các loại rèm và các đồ dùng sân khấu và tới năm 2011, doanh số bán hàng của công ty có trụ sở tại Los Angeles này đã tăng thêm 5 triệu đô la, cộng thêm với doanh thu 1,2 triệu doanh thu từ công ty thứ hai mang tên Rent What? của cô. Ngày nay, cô quản lý 44 nhân viên của cả hai công ty.
(Dịch từ Entrepreneur)

Flag Counter