Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

5 bài học lãnh đạo trường kinh doanh không dạy bạn




Hãy quên những ảo tưởng, đam mê và mớ lý thuyết tẻ ngắt của các trường kinh doanh đi. Dưới đây là những chi tiết thiết thực bạn không thể bỏ qua nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại.


 

Đầu tiên, ngài giáo sư nói về tầm quan trọng của việc truyền cảm hứng. Rồi ông nói về sức mạnh của niềm đam mê. Tiếp theo ông thảo luận về giá trị của tầm nhìn.

Rồi tôi gần như thiếp đi.

Tôi đang ngồi trong lớp dự một bài giảng về các đặc điểm của một nhà lãnh đạo vĩ đại do một vị giáo sư trình bày. Tất nhiên là tôi không đồng tình với danh sách mà giáo sư đưa ra: tầm nhìn, đam mê, truyền cảm hứng, tinh thần cống hiến, công bằng và đáng tin cậy. Đó là những phẩm chất quan trọng của một nhà lãnh đạo vĩ đại. Nhưng tôi nhận ra rằng mình chỉ thu được rất ít từ những gì giáo sư nói. Những gì nhàm chán thì rất khó ghi nhớ để đưa vào thực tiễn cuộc sống. 

Sau cùng, tôi thấy "Truyền cảm hứng cho đội nhóm của bạn" là một lời khuyên hay, nhưng làm thế nào để bạn làm được điều này?

Vì thế, khi bỏ đi, tôi nhận ra rằng hầu hết những gì tôi biết về nghệ thuật lãnh đạo đều không phải được học từ các trường kinh doanh, các hội thảo hay tọa đàm.

Tôi đã học được những bài học lãnh đạo hay nhất của mình theo cách rất khó khăn:

1. Số liệu tới rồi đi nhưng cảm xúc thì sẽ tồn tại mãi mãi.

Các dữ kiện và số liệu rất quan trọng. Những lời diễn giải tính logic và lập luận đằng sau một quyết định có thể giúp người khác tiếp nhận và cam kết thực hiện. Các biểu đồ, đồ thị, biểu bảng, kết quả… thì rất hữu dụng nhưng rất nhanh chóng bị lãng quên.

Nếu bạn làm cho một nhân viên cảm thấy anh ta thật ngu ngốc hoặc làm anh ta bị xấu hổ trước mặt những người khác, anh ta sẽ không bao giờ quên.

Có một nhân viên đưa ra một lời bình luận trong một cuộc họp, theo bản năng tôi đã buông một lời chế giễu. (Suốt một thời gian dài, tôi luôn là người thích châm biếm bởi tôi nghĩ rằng đó là những câu đùa dí dỏm, tế nhị.). Mọi người đều cười, riêng anh nhân viên kia thì không.

Và mối quan hệ công việc giữa chúng tôi đã thay đổi mãi mãi. Tôi xin lỗi ngay tại chỗ và sau đó lại xin lỗi nhưng thiệt hại đã xảy ra rồi.

Nếu bạn nghĩ về dữ liệu và tính logic một thì hãy nghĩ hai lần về cảm nhận của nhân viên. Sửa chữa lỗi dữ liệu thì dễ nhưng bạn không thể khắc phục những tổn thương về lòng tự trọng mà bạn (vô tình hay cố ý) gây ra cho nhân viên.

2. Những ý tưởng hay không bao giờ xuất hiện trong các bài thuyết trình.

Các bài thuyết trình là một cách hay để chia sẻ thông tin chi tiết và phức tạp. Nhưng nếu muốn chia sẻ những ý tưởng lớn thì bạn không nên sử dụng hình thức thuyết trình.

Những ý tưởng hay thường chỉ gói gọn trong một hay hai câu. Các nhân viên của bạn đều có những ý tưởng này.

Tất cả những gì bạn cần làm là lắng nghe. Và các nhân viên của bạn sẽ yêu quý bạn vì bạn đã lắng nghe, vì tôi đảm bảo với bạn rằng các sếp cũ của họ chưa từng làm như vậy bao giờ.

3. “Quy trách nhiệm cho những người xung phong” sẽ giết chết dòng ý tưởng.

Những nhân viên giỏi nhất của bạn có xu hướng tạo ra những ý tưởng hay. Một điều rất tự nhiên là bạn sẽ giao trách nhiệm thực hiện ý tưởng cho người đã nghĩ ra nó. Thêm nữa, nếu người đó là một nhân viên giỏi, sẽ là điều tự nhiên nếu bạn muốn họ nhận trách nhiệm vì có nhiều khả năng họ sẽ hoàn thành ý tưởng đó hơn những người khác.

Tất nhiên, những nhân viên giỏi nhất của bạn có thể đang phải làm việc rất vất vả, nên nếu lúc nào bạn cũng giao thêm trách nhiệm cho họ mỗi khi họ có một gợi ý nào đó thì dòng ý tưởng của họ sẽ bị ngưng lại.  

Khi một nhân viên giỏi giải thích với tôi rằng: “Cuối cùng tôi nhận ra rằng tôi nên ngừng ngay các đề xuất với ông vì cứ mỗi khi tôi làm như vậy, ông lại giao thêm việc cho tôi” tôi mới vỡ lẽ ra điều này.

Đôi lúc nhân viên sẽ sẵn sàng nhận trách nhiệm thực hiện ý tưởng của họ. Nhưng cũng có lúc họ không sẵn lòng.

Muốn biết nhân viên sẽ phản ứng ra sao? Bạn hãy hỏi chính họ.

4. Chỉ chia sẻ những điều tích cực sẽ dẫn tới sự tiêu cực.

Hãy thử tưởng tượng bạn đang chia sẻ cơ sở lý luận đằng sau một quyết định với nhóm của bạn. Bạn mô tả những kết quả tích cực của quyết định này một cách phấn khích.

Trong khi đó các nhân viên chỉ tìm kiếm những thứ tiêu cực, mọi triển vọng kinh doanh xán lạn đã bị phủ một đám mây đen vì một vài nhân viên. Một lần tôi đã mô tả những thay đổi trong việc thu gom bụi giấy sẽ cải thiện chất lượng không khí trong nhà máy ra sao, nhưng tôi không thấy được một thực tế là có một vài nhân viên cảm thấy họ phải dành một vài giờ trong ngày ngụp lặn trong một môi trường giống như một chiếc bồn tắm chứa đầy bột mỳ.

Đừng bao giờ bỏ qua những mặt hạn chế, ngay cả khi những hạn chế đó chỉ mới ở mức tiềm tàng. Hãy trao đổi cởi mở về mặt trái khi những mặt trái đó ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân viên. Hãy thể hiện rằng mình hiểu những điều tốt nhất và cả những cái dở nhất có thể xảy ra và điều đó có ý nghĩa thế nào đối với nhóm của bạn.

Khi bạn trao đổi cởi mở về những mặt tiêu cực có thể có, các nhân viên không chỉ tôn trọng bạn hơn mà còn làm việc chăm chỉ hơn để những điều tiêu cực kia không xảy ra.

5. Số liệu chính xác nhưng con người cũng đúng.

Bạn thông minh. Bạn tài giỏi. Bạn có học thức. Việc phân tích số liệu là người bạn thân nhất của bạn. Đôi khi số liệu của bạn sẽ dẫn tới những kết luận không thể tránh được thế nhưng bạn vẫn đưa ra một kết luận hoàn toàn khác.

Một lần tôi đã chuyển hai nhóm gồm khoảng 30 người sang ca làm việc trái hẳn nhau vì tôi nghĩ rằng hiệu quả làm việc sẽ theo đó tự động tăng thêm 10%. Tôi cũng biết (vì nhân viên nói với tôi) rằng  nhân viên không thích giờ giấc làm việc mới này, nhưng tôi vẫn giữ nguyên ý kiến, vì tôi nghĩ nhà lãnh đạo giỏi phải sẵn sàng đưa ra những quyết định khó khăn và thực hiện nó bất chấp lý do gì để đạt được kết quả.

Hóa ra tôi đã sai.

Chắc chắn việc thay đổi ca làm việc của tôi phát huy hiệu quả trên giấy. Và có khi trong thực tiễn nó cũng phát huy hiệu quả. Nhưng nó lại làm đảo lộn cuộc sống gia đình của nhiều nhân viên giỏi, khi hiểu ra tôi đã điều chỉnh lại giờ làm việc như cũ. Chúng tôi đã tìm ra cách khác để nâng cao năng suất lao động.

Đôi khi một quyết định đưa ra không chỉ dựa trên sự phân tích, tính logic và lý lẽ. Không có quyết định nào do máy móc tạo ra cả bởi vì quyết định là do con người thực hiện.

Nhà lãnh đạo phải dựa vào số liệu nhưng nhà lãnh đạo giỏi thường chủ quan và thậm chí hơi lộn xộn.

Nếu nhân viên không đồng ý với bạn, hãy hỏi lý do tại sao nhưng đừng hỏi chỉ để bảo tồn vai trò của mình, hãy hỏi để học.

Bạn biết những điều nhân viên của bạn không biết và họ biết những điều mà bạn không biết nếu không lắng nghe những điều họ nói.
(Dịch từ Inc)

7 cách cắt giảm chi phí hoạt động thông minh dành cho các công ty mới khởi nghiệp



Dưới đây là bí quyết cắt giảm chi phí của nhiều triệu triệu phú.


Bạn sẽ không thể kinh doanh thành công nếu cứ lãng phí tiền bạc. Ngay cả những doanh nhân thành công nhất cũng đã từng phải tiết kiệm từng đồng trong những ngày đầu lập nghiệp và nhiều người vẫn tiếp tục làm như vậy. Dưới đây là bí quyết cắt giảm chi phí của nhiều triệu triệu phú.

1. Ích lợi từ việc để tiền mặt trong thẻ tín dụng. Trước khi bán thành công bếp nướng giá cao George Forman tại công ty marketing truyền hình trực tiếp, Rick Cesari đã rất tháo vát khi dùng số điểm trên thẻ tín dụng để mua vé hay tặng quà cảm ơn các nhân viên có hiệu suất làm việc cao vào dịp cuối tuần. Tới nay, người sáng lập nên công ty Cesari Direct có trụ sở tại bang trả khoảng từ 125-200.000 đô la cho một thẻ VisaSignature của hãng hàng không Alaska và vẫn sử dụng các khoản tiền thưởng thêm để tiết kiệm hàng ngàn đô la tiền thưởng cho nhân viên giỏi đang làm việc tại công ty trị giá 5 triệu đô la của ông.

2. Bỏ qua đồ nội thất ưa thích. "Tôi đã không mua đồ gỗ mới trong 6 năm đầu mới thành lập công ty", ông Brett D. Reizen, CEO của Entertainment Benefits Group, có trụ sở tại bang Florida, một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch và giải trí trị giá 100 triệu đô la cho hay. Tất nhiên, bạn có thể khởi đầu bằng cách kiểm tra các cửa hàng bán đồ gỗ đã qua sử dụng trong khu vực để tìm ra món đồ mình cần với giá rẻ. Ngoài ra còn có các dịch vụ cho thuê đồ gỗ như CORT, có thể giúp bạn giảm chi phí trang bị cho văn phòng. Công ty này cũng bán đồ gỗ cho thuê này với giá chiết khấu hấp dẫn.

3. Tái chế và tái sử dụng các nguồn cung cấp dịch vụ vận chuyển. Mặc dù khu vườn trực tuyến Growers House có cung cấp dịch vụ bán lẻ đạt tới 2 triệu đô la tiền doanh thu ngay trong 9 tháng đầu tiên, nhưng người sáng lập Nate Lipton chỉ dành 300 đô la cho dịch vụ chuyển hàng. Bất cứ khi nào công ty Tucson, có trụ sở tại bang Arizona nhận được hàng hóa qua đường biển, họ sẽ quay vòng và tái sử dụng tất cả số hộp đựng hàng.

4. Hãy sử dụng không gian sáng tạo. Thay vì tìm một văn phòng lộng lẫy để bán nhượng quyền câu lạc bộ sức khỏe RetroFitness, người sáng lập Eric Casaburi đã sử dụng một căn phòng thừa trong một trong những câu lạc bộ của ông. Ông cho hay dù nó không đẹp nhưng cũng tiết kiệm cho ông hơn 10.000 đô la tiền thuê văn phòng và cũng phù hợp với hình ảnh thương hiệu của công ty. Không gian làm việc chung cũng là một lựa chọn để cắt giảm chi phí. Công ty HubSpot có trụ sở tại thành phố Boston thường sử dụng không gian làm việc chung cho đến khi đạt đến mốc 100 nhân viên, cùng chia sẻ các phòng họp, máy pha cà phê, lễ tân và hệ thống điện thoại.

5. Kiểm tra các trang web mua bán. Liz Gaspari, người đồng sáng lập nên Gaspari Nutrition, một công ty cung cấp các loại chất bổ sung dinh dưỡng có trị giá 8 triệu đô la có trụ sở đặt tại Lakewood, New Jersey đã sử dụng các trang web mua bán như Groupon và LivingSocial để thưởng cho nhân viên. Dù là bữa ăn giảm giá hay thẻ hội viên câu lạc bộ gym, thì những coupon này cũng tiết kiệm cho công ty hàng trăm đô la. Những trang web như RapidBuyr và  Bizydeal có thể giúp bạn tiết kiệm tiền mua máy tính, nội thất văn phòng và các khóa đào tạo.

6. Đào tạo chéo nhân viên. Các công ty mới không có chỗ cho thái độ “đó không phải là việc của tôi”. Sau khi Jeff Platt bắt đầu đào tạo nhân viên để lấp đầy nhiều vị trí tại công ty Sky Zone Indoor Trampoline Parks của ông, ông đã tiết kiệm hơn 5% tiền lương phải trả cho công ty giải trí có trụ sở tại thành phố Los Angels nhờ làm theo cách này. Casaburi cũng làm tương tự với công ty RetroFitness, khi tham dự hội chợ thương mại  của Hiệp hội kinh doanh nhượng quyền quốc tế với một trong những người điều hành câu lạc bộ gym với tư cách là đại diện bán hàng ngượng quyền. "Để nhân viên tham gia nhiều vị trí khác nhau sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền và duy trì bộ máy hoạt động gọn nhẹ”, ông cho biết.

7. Thực hiện nghiên cứu của riêng mình. Trong những ngày mới khởi động kinh doanh, Casaburi cũng đã thực hiện một nghiên cứu thị trường của riêng mình bằng cách ngồi tại chỗ đỗ xe tại các địa điểm tiềm năng trong chỗ để xe và đếm từng chiếc xe hơi và phương tiện đi lại để xem liệu có đủ các hoạt động hỗ trợ cho câu lạc bộ gym mới không. Ông phân tích mọi khía cạnh số liệu như dân số, phương tiện đi lại và đường bộ và các khía cạnh khác của những địa điểm kinh doanh thành công nhất của ông và cố gắng tìm những địa điểm có hoạt động và đặc điểm tương tự. Giờ đây ông đã có đội ngũ nhân viên và không còn phải tự mình làm việc đó nữa nhưng ông ước tính đã có thể tiết kiệm hơn 100 ngàn đô la mỗi năm tiền lương hay phí tư vấn. Thay vì phải ngồi ở chỗ đỗ xe, bạn có thể tận dụng công nghệ như ZoomProspector, một dịch vụ miễn phí giúp bạn tìm thấy cộng đồng với các thông số như độ lớn của cộng đồng, trình độ học vấn và tăng trưởng việc làm gần đây.

(Dịch từ Businessinsider)
Flag Counter