Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Những nghề vốn 1 triệu kiếm lời chục triệu


Trong khi hàng ngàn kỹ sư, cử nhân ra trường loay hoay không thể tìm được việc nuôi sống bản thân thì lại có những công việc vặt một vốn bốn lời.



Quán nước vỉa hè nhỏ của chị Thủy nằm đối diện trường tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội chiều nào cũng đông khách. Chị đi SH, xài iPhone 4S, bán hàng theo giờ hành chính.



Tấm biển Trà chanh Ma-rốc 7.000 đồng/cốc khiến nhiều người tò mò về thức uống lạ. Cô chủ là cử nhân HV Báo chí&Tuyên truyền với tấm bằng loại khá. Thu nhập của quán bây giờ trung bình cũng 300-500 nghìn/đêm. Hôm đông khách có thể lên tới 700 nghìn.



Theo tiết lộ của một chủ quán trà chanh vỉa hè trên đường Láng, chỉ cần bán trà chanh với giá 8.000 đồng mỗi cốc, kèm theo hạt hướng dương khoảng 10.000 mỗi đĩa, ngày nắng nóng vừa qua, chị kiếm được không dưới 10 triệu đồng.



Anh Lê Tuấn Anh, chủ quán mía đá vỉa hè ở làng Nha (Long Biên, Hà Nội) cho hay,mỗi cốc bán với giá 12.000 đồng. Sau khi trừ tất cả các chi phí, ngày đông khách, có thể kiếm được khoảng 4 - 5 triệu đồng.



Với nghề dán điện thoại, chỉ cần 1 chiếc ghế nhực và số vốn 500 ngàn đồng đã có thể kiếm đến hàng chục triệu đồng/tháng



Nếu trung bình mỗi ngày người thợ dán được 15 chiếc điện thoại và máy tính, họ có thể lãi được hơn 1 triệu đồng sau khi trừ đi các chi phí.


Theo VTC News

Thu tiền tỉ từ nghề nuôi rắn, kỳ đà, rùa

Với trang trại rộng hơn 4.000m2, anh Huỳnh Chí Công (TP.HCM) đã thu hàng tỉ đồng từ nghề nuôi rắn, kỳ đà và rùa để xuất khẩu.
Xuất bán kỳ đà tại trang trại anh Huỳnh Chí Công (Củ Chi, TP.HCM)
Từ đầu năm đến nay, trang trại này đã xuất khoảng 2 tấn rùa sang Trung Quốc với giá gần 400.000 đồng/kg. Theo anh Công, chỉ riêng năm nay trang trại này có thể xuất khẩu khoảng 4 tấn kỳ đà và rùa thương phẩm với giá dao động 400.000-600.000 đồng/kg.
Một trang trại có diện tích không lớn nhưng trong đó là hàng trăm chuồng với hàng nghìn con vật nuôi giá trị cao, đem lại lợi nhuận hàng tỉ đồng mỗi năm.
Anh Công cho biết bốn năm trước anh là tài xế xe khách, trong một lần qua Bình Phước được người quen giới thiệu về mô hình nuôi rắn. Tìm hiểu qua sách báo và được bạn giúp đỡ thấy hứng thú với nghề nuôi rắn, anh bỏ hẳn nghề lái xe để về mảnh đất Củ Chi dựng trang trại nuôi thử.
Sau hơn một năm thấy nghề nuôi rắn có triển vọng, anh đã mở rộng quy mô trang trại. Hiện trang trại anh có 200 chuồng nuôi rắn với hơn 2.000 con thương phẩm và 100 cặp bố mẹ.
“Một năm tôi xuất khẩu trên 1 tấn rắn thương phẩm với giá dao động từ 600.000-1,2 triệu đồng/kg tùy loại. 100 cặp rắn bố mẹ mỗi năm sinh một lứa khoảng 3.000 trứng được ấp thủ công với tỉ lệ nở thành công khoảng 99%, con non nuôi trên một năm có thể xuất bán giống với giá 1,2 triệu đồng/con” - anh Công cho biết.
Không chỉ có rắn mà kỳ đà và rùa tại trang trại anh cũng đã được xuất khẩu. Theo anh Công, hiện nay tại trang trại có trên 500 con kỳ đà và 700 con rùa. “Chúng tôi chủ yếu xuất sang Trung Quốc và một số nước Trung Đông. Với lượng xuất khẩu rắn, kỳ đà và rùa hiện tại mỗi năm tôi thu về hơn 1,5 tỉ đồng, trừ chi phí lãi khoảng 50%” - anh Công cho hay.
Theo anh Công, hiện cơ sở anh đã liên kết với năm hộ nông dân tại địa phương và một số trang trại ở Bình Phước và Đồng Tháp để gom hàng khi cần, nhưng theo anh nguồn cung hiện nay như “muối bỏ biển” so với nhu cầu.
“Nhiều lúc trong hai tháng nhưng công ty thu mua đặt đến 4 tấn rắn, kỳ đà, cố gom hàng chúng tôi cũng chỉ đáp ứng được khoảng 50%. Các tháng giáp tết và ra tết thị trường Trung Quốc rất cần nên giá bán cao hơn mức bình thường từ 10-20%” - anh Công nói.
Theo lời anh Công, các loài vật nuôi này đang được anh cung cấp theo hợp đồng cho trang trại Thái Dương tại TP.HCM, đơn vị trực tiếp xuất khẩu qua Trung Quốc. Đầu ra mặt hàng này rất ổn định do rắn, kỳ đà, rùa chỉ phát triển với khí hậu nóng, Trung Quốc có mùa lạnh kéo dài, đặc biệt những tháng cuối năm nên nhu cầu rất lớn.
“Sắp tới, khi lượng ổn định tôi sẽ xin giấy phép để xuất khẩu trực tiếp” - anh Công dự tính. 
Theo Nguyễn Trí
Tuổi trẻ
Flag Counter