Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Thiết kế "cần câu cơm" cho doanh nghiệp

..."Làm thế nào để biến nick yahoo thành công cụ kiếm tiền, biến website thành doanh nghiệp online, biến Google thành chiếc card visit của bạn"...

“Chúng ta không có sự lựa chọn sử dụng mạng xã hội hay không, mà chúng ta sử dụng mạng xã hội như thế nào cho tốt”, Eric Qualman – chuyên gia số 1 thế giới về truyền thông xã hội khẳng định.

Quả nhiên, trong nền kinh tế tri thức, kinh doanh trên internet là việc bắt buộc. Nếu không bắt tay đầu tư ngay lúc này, chắc chắn bạn sẽ tụt lại phía sau các đối thủ của mình.

Theo một số thống kê, tính đến cuối năm ngoái, Việt Nam có hơn 32 triệu người sử dụng internet. Các chuyên gia về internet marketing nói rằng, chưa bao giờ việc tìm kiếm thông tin lại dễ dàng như lúc này. 

Có không ít doanh nghiệp (DN) tạo nhiều dòng thu nhập thụ động và thành công từ kênh bán hàng trên internet. Khi nói đến mua bán online, mọi người không thể không nhắc đến Vật Giá, Thế giới di động, Mua chung, Nhóm mua, Vinabook,… những đơn vị tạo dựng DN phát triển bền vững và làm giàu nhanh chóng từ internet.

Internet giúp thành công nhanh và hầu như không cần vốn. Điều cốt lõi, các chủ DN cần học cách xây

Ông Đinh Văn Lộc, TGĐ Công ty EasyMedia

dựng hệ thống bán hàng. "Phải làm thế nào để biến nick yahoo thành công cụ kiếm tiền, biến website thành doanh nghiệp online, biến Google thành chiếc card visit của bạn", ông Đinh Văn Lộc, TGĐ Công ty EasyMedia chi sẻ.

Để thành lập một doanh nghiệp online bền vững và lợi nhuận cao, bạn có thể tiến hành theo các bước sau:

1. Tham gia vào thị trường ngách

Thay vì nỗ lực tập trung vào phần nhỏ của thị trường lớn, bạn nên tập trung vào phần lớn của thị trường nhỏ. Tuy nhiên, để sản phẩm hay thương hiệu có thị trường ngách cho riêng mình đòi hỏi yếu tố khác biệt và nổi trội. Coca – Cola đã đáp ứng nhu cầu khách hàng phụ nữ quan tâm đến sức khỏe và sắc đẹp với nhãn hiệu Minute Maid chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như rau, acerola và vitamin E. Tân Hiệp Phát cũng chọn lối đi riêng cho mình và chiếm lĩnh thị trường với sản phẩm nổi tiếng “Trà xanh 0 độ”,… Tất nhiên, để thành công, bạn phải chọn ngách phù hợp với đam mê, khả năng và phải có người tìm kiếm sản phẩm của bạn.

2. Từ khóa phải “đắt”

Từ khóa là thứ mà mọi người có thể tìm kiếm để truy cập vào website của DN. Muốn chiến dịch SEO thành công, DN phải tìm hiểu hành vi tìm kiếm của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Nếu áp đặt từ khóa mà thiếu khâu nghiên cứu lượng truy vấn từ khóa, dù website của bạn có hiển thị lên trang đầu Google cũng vô nghĩa. Công cụ Google Adwords sẽ giúp các DN tiếp cận khách hàng tiềm năng. Công cụ này cũng là bí quyết sống còn của “gã khổng lồ” tìm kiếm Google.

3. Lựa chọn sản phẩm 

DN cần chọn những sản phẩm mà nhiều người cần và có tính cạnh tranh cao. Một trong những phương pháp bán hàng hiệu quả là “free gift” (quà tặng miễn phí). Thói quen được tặng quà, mua hàng giảm giá được cài đặt rất sau trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Hãy tặng thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm để kích thích cảm xúc nơi khách hàng. Đó chính là chiếc phễu giúp DN có được một lượng khách hàng tiềm năng dồi dào, từ đó có chính sách chia nhỏ và chăm sóc phù hợp.

4. Trang web là “cần câu cơm”

Doanh nghiệp online chính là website, vì vậy người làm DN cần xây dựng cho mình trang web chứa thông tin hữu ích, được bố trí khoa học, dễ dàng cho việc tìm kiếm. Ông Đinh Văn Lộc, chuyên gia internet marketing tiết lộ: “Một cách làm hiệu quả là biến blog cá nhân thành website. Blogger là trang web có đầy đủ độ thân thiện để tạo dựng thành một trang web DN mà không phải tốn tiền mua hosting”. 

“Hãy bám vào Google, họ ra công cụ gì ta dùng cái đó. Google luôn ưu tiên cho những người đăng ký đầu tiên”, ông Lộc cho biết thêm. Ông nói rằng, việc “cải tạo” blog thành trang web không hề khó khăn và tốn kém, bạn chỉ mất một khoản phí tên miền khoảng 200.000 đồng/năm.

5. SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Đại đa số lưu lượng truy cập đến với các website hiện nay đều từ các trang tìm kiếm lớn như Google, Yahoo, Bing,… Nếu trang web DN không được tìm thấy bởi các công cụ tìm kiếm hoặc nội dung website không nằm trong cơ sở dữ liệu của họ thì đó quả là một thảm họa. Thậm chí, kết quả tìm kiếm được hiển thị ở trang 2, 3, 4, 5,… của Google thì đó cũng là một thất bại lớn.

Nhiệm vụ của DN là phải đưa được trang web lên những vị trí ở top đầu trang tìm kiếm. Khi quan tâm đến SEO, tức là DN đã có lợi thế hơn so với đối thủ của mình trong việc tiếp cận và giành lấy khách hàng.

6. Chào mời

Hầu hết người dùng internet biết rằng, những thông tin cá nhân của mình là vô giá. Mọi người sẽ không cung cấp thông tin trừ khi DN đưa ra những lý do thuyết phục khiến họ không thể chối từ. Hãy thiết kế các chương trình khuyến mãi kèm theo những lời chào mời hấp dẫn để thu hút mọi người mua sắm sản phẩm/dịch vụ của mình. 

Một khái niệm không còn xa lạ với giới marketing online là “forum seeding”. Forum seeding là gieo mầm cho một khởi đầu trong kinh doanh, một hình thức quảng cáo còn khá mới ở Việt Nam, nhưng hiệu quả mang lại không hề nhỏ. DN làm forum seeding sẽ xác định đối tượng cần truyền thông, sau đó đi tìm các diễn đàn có liên quan đến các nhóm đối tượng này, viết bài, trao đổi nhằm lấy ý kiến người tiêu dùng và tìm cách phát triển chủ đề để thu hút người xem. Càng nhiều người vào thảo luận, càng nhiều người biết đến sản phẩm/dịch vụ của DN.

7. Đo lường tính hiệu quả

Khi tạo dựng các chiến lược, DN cần thu thập dữ liệu trong ngày/tuần/tháng để đo lường hiệu quả của các công cụ marketing. DN cần biết khách hàng chủ yếu đến từ đâu, họ quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ nào của mình nhất, từ đó có chiến lược phù hợp.

Thực hiện tuần tự các bước trên đây, DN sẽ thành công nhanh hơn. Hãy nỗ lực quảng bá để “doanh nghiệp online” của bạn không bị chìm sâu dưới “đáy đại dương” internet.

Điều quan trọng, xây dựng một website bán hàng không phải là công việc một sớm một chiều. Đây không phải dự án làm một lần cho xong, mà là chiến lược lâu dài và đòi hỏi DN phải liên tục nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới.


Theo TTVN

Lý lịch các thành viên HĐQT mới của Sacombank

Các thành viên HĐQT có 4 người liên quan đến Ngân hàng Phương Nam, 2 người liên quan đến Eximbank, 1 người là TGĐ đương nhiệm của Sacombank và 1 ứng viên HĐQT độc lập.
Ngoài 2 thành viên HĐQT cũ là ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Anh, có 8 ứng viên tham gia vào HĐQT mới.
Ông Trầm Bê (1959)
Hiện là Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI), Phó Chủ tịch CTCP Thương mại vàng bạc đá quý Phương Nam, Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An.
2005-4/2012: Thành viên HĐQT/Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam
Ông Trầm Khải Hòa (1988)
Quá trình công tác:
12/2009-4/2011: Phó phòng quản lý các chi nhánh Ngân hàng Phương Nam
6/2011-8/2011: Phó Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Phương Nam
8/2011-4/2012: Trợ lý Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam
Ông Trầm Khải Hòa là con trai ông Trầm Bê.
Hiện ông Hòa là Chủ tịch của Chứng khoán Phương Nam (PNS).
10 thành viên HĐQT Sacombank ra mắt cổ đông
Ông Phan Huy Khang (1973)
1994-2003: Nhân viên, phó phòng, trưởng phòng, giám đốc chi nhánh tại Ngân hàng Phương Nam
2003-2004: Phó GĐ Sở giao dịch - Ngân hàng Phương Nam
2004-2008: giám đốc chi nhánh Minh Phụng, chi nhánh Hưng Thuận - Ngân hàng Phương Nam
2008-2010:  Phó TGĐ Ngân hàng Phương Nam
2010-4/2012: TGĐ kiêm bí thư đảng bộ Ngân hàng Phương Nam
4/2012-nay: Phó TGĐ Sacombank
Bà Dương Hoàng Quỳnh Như (1982)
2004-2008: Trợ lý TGĐ công ty TNHH May mặc Đài Loan
2008-4/2012: Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ Thường trực Ngân hàng Phương Nam
Ông Nguyễn Miên Tuấn (1977)
1999-2003: Chuyên viên Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM
2003-2006: công tác tại Sacombank
2006: TGĐ công ty cổ phiếu đầu tư tài chính Sài Gòn Á châu
2006-nay: Thành viên HĐQT kiêm TGĐ CHứng khoán Rồng Việt, Thành viên HĐQT CTCP Pymepharco.
Ông Phạm Hữu Phú (1959)
Hiện là Chủ tịch Bảo Hiểm Bảo Long, CHủ tịch EximLand, Chủ tịch Chứng khoán Rồng Việt, Cố vấn HĐQT CTCP Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á châu.
Ông Trần Xuân Huy (1972)
Tổng Giám đốc Sacombank từ năm 2007 đến nay. Đồng thời là Chủ tịch Sacombank Cambodia.
Ông Kiều Hữu Hũng (1967)
1992-2001: Cán bộ, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước.
2001-2003: Đại diện Chính phủ Việt Nam tại ADB
2004-2007: Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước.
2008-2009: Chủ tịch Chứng khoán ACB
2009-nay: Chủ tịch Công ty phát triển thể thao và giải trí Mễ Trì, Chủ tịch Công ty Đầu tư Thảo Điền, Chủ tịch Công ty Đầu tư Bắc Thủ Đô.

Theo TTVN
Flag Counter