Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

20 câu hỏi kiểm tra khả năng trở thành doanh nhân


Seth Kravitz không đồng tính với bài trắc nghiệm nhanh của Dan Isenberg trong bài viết "Thử trắc nghiệm nếu có tham vọng làm doanh nhân" - quá dễ chịu, quá lạc quan, quá ít liên hệ tới các vấn đề thực tế hàng ngày. Ông đưa ra 20 câu hỏi cần được trả lời trung thực trước khi bắt tay vào thay đổi cuộc sống.
Tôi nhận thấy rằng có rất nhiều blogger doanh nhân không thể diễn đạt lại được những kinh nghiệm thực tế trong việc thành lập một công ty. Họ thường bỏ qua khía cạnh con người. Dường như có một luật bất thành văn khiến những blogger này chỉ viết về những khía cạnh truyền cảm và tích cực về vấn đề tạo lập một doanh nghiệp.
Tất nhiên, thành lập một công ty đem lại cho bạn những kinh nghiệm tuyệt vời. Nó có thể nâng cao vị thế, thay đổi môi trường sống...
Nhưng những blogger này lại quên không đề cập đến những vấn đề khác: căng thẳng, lo âu, nghi ngờ, đau buồn, mất ngủ, cảm xúc lẫn lộn, phá hoại các mối quan hệ, mất đi bạn bè, bối rối, hôn nhân tan vỡ, phá sản, kiện tụng, sức khỏe suy sụp, gia đình rạn nứt, bị xã hội cô lập, hoang tưởng, cảm giác tội lỗi, và luôn đau khổ với những suy nghĩ "nếu" (nếu tôi có... nếu ông ta có... nếu tôi mua nó... nếu ngân hàng... nếu khách hàng...) - những suy nghĩ có thể ám ảnh bạn suốt cuộc đời.
Tôi đã đọc những bài viết trên blog bao gồm những câu hỏi đưa ra để xác định xem mình có nên trở thành doanh nhân không, và tôi thực sự chưa hài lòng. Bài viết đó là một mẫu danh sách kiểm tra chung bao gồm nhiều câu hỏi nhằm xác định những doanh nhân tiềm năng. Tôi cảm thấy vẫn còn thiếu đến 20 câu hỏi quan trọng khác trong mẫu này.
Trước khi đưa ra bản câu hỏi của mình, tôi phải khẳng định 100% rằng bản mẫu này đưa ra hoàn toàn với mục đích giúp bạn đánh giá khả năng thành lập doanh nghiệp và theo đuổi ước mơ. Tuy nhiên tôi không cho rằng hầu hết mọi người đều có thể trở thành những ứng cử viên tiềm năng trong lĩnh vực này. Nó có thể trở thành cơn ác mộng hay thậm chí thay đổi cuộc sống của bạn theo cách mà bạn không hề mong muốn.
Bảng câu hỏi của tôi được tạo ra từ chính những kinh nghiệm bản thân, nhưng nó cũng được góp ý từ những ý kiến của bạn bè, gia đình, và cả các doanh nhân liều lĩnh. Như vậy bạn sẽ chắc rằng những điều tôi nói dưới đây không chỉ xảy ra với một mình tôi. Tôi có kinh nghiệm một phần trong số đó, nhưng may mắn là không phải tất cả.
Thêm 20 câu hỏi nữa vào bản mẫu của Dan Isenberg, hãy tự hỏi bản thân liệu bạn có thể trả lời "có" với các câu hỏi trong bản danh sách này trước khi quyết định xem mình có nên trở thành doanh nhân hay không:
  1. Tôi sẵn sàng đánh mất tất cả
  2. Tôi gắn chặt với thất bại
  3. Tôi sẵn sàng làm những công việc tẻ nhạt
  4. Tôi có thể tận mắt chứng kiến ước mơ của mình tan vỡ
  5. Cho dù tôi bị nôn mửa bị bệnh cúm và mẹ tôi vừa qua đời tuần trước, vẫn không có gì khiến tôi có thể rời khỏi bàn làm việc
  6. Mối quan hệ/hôn nhân của tôi rất vững chắc, không điều gì liên quan đến công việc có thể gây tổn hại đến nó
  7. Gia đình tôi không cần đến thu nhập
  8. Đây là một thế giới của kết nối và tôi không bao giờ được phép một mình. Tôi muốn truy cập 24/7 đối với nhân viên, khách hàng và đối tác kinh doanh của mình
  9. Tôi thích sự bất ổn và tôi sống một cách không chắc chắn
  10. Tôi không cần đến kỳ nghỉ trong một thời gian dài
  11. Tôi phải chấp nhận rằng không phải ai cũng thích những ý tưởng của mình và họ coi khá nhiếu ý tưởng của tôi là rác rưởi
  12. Nếu tôi bước vào kinh doanh cùng bạn hoặc người trong gia đình, tôi phải chuẩn bị tinh thần mất đi mối quan hệ này vĩnh viễn nếu việc kinh doanh diễn ra tồi tệ
  13. Tôi không để sự lo lằng tồn đọng lại và có thể giải quyết stress dễ dàng
  14. Tôi sẵn sàng sa thải bất cứ ai - bất kể họ là những người bạn tốt, hoặc là anh chị em của tôi, hay họ vừa sinh con, họ đã làm việc cho tôi trong 20 năm, nếu việc hôn nhân của họ cũng làm cho họ mất đi công việc, hay họ có thể trở thành những kẻ vô gia cư, bị ung thư nhưng không có bảo hiểm y tế, hay bất kỳ những lý do khủng khiếp nào mà ông chủ và hàng triệu nhân sự phải đối mặt hàng ngày
  15. Tôi đồng ý vượt qua giới hạn của xã hội và từ bỏ bạn bè khi công việc vẫy gọi
  16. Tôi yêu sự phản đối và tôi không phát điên lên hay đầu hàng khi một thành viên trong gia đình, bạn bè, khách hàng, doanh nghiệp liên kết, đối tác, hay bất cứ một ai nói với tôi rằng ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ của tôi là những ý tưởng kinh khủng, phí phạm thời gian, và nó không bao giờ thành hiện thực, và cho rằng tôi chỉ là một thằng khờ
  17. Tôi chấp nhận thực tế rằng tôi có thể phải làm tất cả mọi thứ, làm việc 70h một tuần trong hàng năm trời, phải thuê nhân lực, phải sắp xếp những thỏa thuận kinh doanh tuyệt vời, và mất tất cả mọi thứ trong chớp mắt chỉ vì một vài thứ vượt ra ngoài tầm kiểm soát
  18. Tôi chấp nhận rằng tôi có thể thuê được những người giỏi hơn trong công việc của tôi hơn bản thân tôi và tôi sẽ không làm phiền đến họ
  19. Tôi phải nhận thấy và chấp nhận sai lầm của mình nhiều hơn gấp 10 lần số lần tôi đúng
  20. Tôi sẵn sàng ra đi nếu làm việc không hiệu quả.
- Bài viết của Seth Kravitz trên Harvard Business Publishing. Tác giả là CEO của InsuranceAgents.com, một công ty chuyên tiếp thị bảo hiểm có trụ sở tại Columbus, Ohio. Seth khởi nghiệp kinh doanh của mình từ năm 19 tuổi và tham gia trong ngành công nghiệp tiếp thị trực tuyến từ năm 2002. Ông cũng thường xuyên viết blog về việc duy trì hoạt động cho những doanh nghiệp nhỏ.

Theo: dailyinfo.vn

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Bí mật lớn nhất của thành công: chỉ số say mê


Có thể ví von rằng mỗi con người chúng ta như loài chim đại bàng dũng mãnh, sinh ra để thuộc về bầu trời. Tận sâu trong mỗi người là niềm say mê cháy bỏng mong muốn đạt được những ước mơ trong cuộc đời. Và câu chuyện con đại bàng kể rằng:
Ngày xưa… một người đàn ông nọ tìm thấy một quả trứng chim đại bàng, nhưng không biết nên đã đặt nó vào ổ gà mái đang trong thời kỳ ấp trứng. Chim đại bàng con cùng nở ra và lớn lên với đàn gà con. Từ nhỏ cho đến lớn, con đại bàng con đều làm những việc mà những con gà thực thụ làm và luôn nghĩ mình là con gà không hơn không kém: nó đào đất tìm giun và côn trùng, kêu cục tác, cũng vỗ cánh và bay được một ít trên không trung. Năm tháng trôi qua, con “đại bàng-gà” cũng đã trưởng thành.

Một ngày đẹp trời nọ, nó nhìn lên bầu trời và thấy một con chim rất đẹp, dũng mãnh lướt đi trong gió. Nó ngước nhìn con chim đang bay đầy vẻ kính sợ, và hỏi những con gà quanh đó “Ai đấy?” “Đó là chim đại bàng, chúa tể của các loài chim.”, một trong những con gà trả lời. “Ông ấy thuộc về bầu trời, còn chúng ta thuộc về mặt đất – vì chúng ta là gà.”

Và như thế, con chim đại bàng đã cam chịu với số phận của mình, nó đã sống và chết như một con gà, vì nó luôn nghĩ mình chỉ là một con gà mà thôi. Thiếu sót lớn nhất trong cuộc đời con “đại bàng-gà” này chính là niềm say mê khám phá bản thân. Nó chưa bao giờ mơ ước được bay và chưa bao giờ học bay để có thể tự tin bay vút lên trời xanh như tổ tiên ngàn đời của mình.


 
PQ (Passion Quotient) là gì?

PQ là chỉ số chỉ sự say mê của mỗi người dành cho việc anh ta làm, gọi tắt là chỉ số say mê (PQ). Có người đã ví von rằng: “Chỉ số IQ giống như một đoạn mạch ADN rất vững chắc và rất khó để cải thiện. Còn chỉ số PQ là chất lửa trong mỗi con người, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được ngọn lửa đó.”

Chỉ số PQ của con người không thể đo lường một cách chính xác. PQ không thể hiển thị dưới dạng con số hay thống kê như IQ, nó chỉ mang tính ước đoán, hàm ý và tượng trưng. Người có chỉ số PQ cao là một tài sản quý.

Trong công việc, những nhân viên làm việc với lòng say mê cao là những người được các sếp quý trọng. Ngọn lửa say mê đến từ định hướng đúng trong công việc, chọn nghề phù hợp với năng lực và sở trường, vào trí thông minh của mỗi người. Những người có chỉ số PQ cao bao giờ cũng là tài sản quý của một cơ quan, tổ chức. Những phẩm chất thường thấy ở họ là:

- Yêu thích công việc mình làm.

- Luôn toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc đạt chất lượng cao.

- Thất bại chỉ kích thích họ suy nghĩ thêm thấu đáo, chứ không làm họ nản chí.

- Họ làm việc không kể giờ giấc, hay ít ra cũng thường xuyên suy nghĩ về công việc ngay cả trong lúc nghỉ ngơi, nên họ thường tìm ra được những giải pháp độc đáo và sáng tạo.

- Họ luôn luôn nghĩ đến việc sẽ làm tiếp theo và tìm cách chạy đua với thời gian.

Virender Kapoor, tác giả quyển sách "The Greatest Secret of Success: Your Passion Quotient" (Bí mật lớn nhất của thành công: chỉ số say mê) cho rằng "Chất lửa trong con người, hay chính là chỉ số say mê, đã đóng góp rất nhiều cho những thành tựu kỳ diệu của nhà khoa học thiên tài Albert Einstein hơn cả chỉ số IQ của ông."
kienthuckinhte.com ( Theo Saga)
Flag Counter