Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Tỷ phú làm giàu từ hai bàn tay trắng: Li Ka-shing (Lý Gia Thành)






Image
Với khối tài sản trị giá 26,5 tỷ USD, năm 2008, Lý Gia Thành có tên ở vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng “Những người giàu nhất thế giới” của Forbes. Trước đó, năm 2001, ông được Tạp chí Asiaweek bầu chọn là nhân vật quyền lực nhất châu Á. Năm 2006, tại Singapo, Tạp chí Forbes trao tặng ông giải thưởng “Thành tựu trọn đời”, đây là giải thưởng tôn vinh những nhà kinh doanh xuất sắc có và cống hiến cả đời cho ngành kinh doanh.

82 tuổi, Lý Gia Thành vẫn đang là Chủ tịch HĐQT của hai tập đoàn lớn là Hòa Ký Hoàng Phố và Trường Giang Thực Nghiệm. Đã ở vào cái tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn khao khát được cống hiến hết sức mình như thời còn trai trẻ.

Kinh doanh khi chưa tốt nghiệp trung học
Trên thế giới có khá nhiều tỷ phú học hành dang dở, họ chưa học hết đại học, thậm chí chưa tốt nghiệp trung học, nhưng lại rất nổi tiếng với những chiến lược kinh doanh được hàng tỷ người ngưỡng mộ. Ở Mỹ, Bill Gates – người sáng lập Microsoft Bill Gates chính là cái tên nổi bật.
Ở Pháp, Francois Pinault – người sáng lập ra PPR (tập đoàn chuyên kinh doanh hàng xa xỉ, sở hữu những nhãn hiệu như Gucci, Stella Mc Cartney...), có khối tài sản hơn 20 tỷ USD cũng chưa tốt nghiệp trung học.
Ở Tây Ban Nha, Amancio Ortega cũng bỏ học từ năm 14 tuổi, nhưng đã trở thành Chủ tịch Tập đoàn Inditex, hãng sản xuất quần áo lớn nhất thế giới với gần 4000 cửa hàng tại hơn 70 quốc gia, có giá trị ước tính khoảng hơn 20 tỷ USD. Tại Hồng Kông, cái tên nổi bật nhất chính là Lý Gia Thành, với khối tài sản hơn 20 tỷ USD. Ông bắt đầu kinh doanh khi chưa tốt nghiệp trung học.
“Siêu tỷ phú” là biệt danh mà những người ngưỡng mộ nói về Lý Gia Thành, đủ để những ai mới chỉ nghe tên ông lần đầu cũng phải ngả mũ thán phục. Cuộc đời và sự nghiệp của ông giống như một cuốn phim dài tập chưa có hồi kết, nhưng bất kỳ ai yêu thích kinh doanh đều mong nó sẽ còn dài mãi, bởi mỗi tập phim vị tỷ phú Hồng Kông lại mang đến những điều bất ngờ thú vị - không chỉ là những dự án bạc tỷ mà còn có cả triết lý kinh doanh đầy xúc cảm.
Dù hai tập đoàn của Lý Gia Thành luôn chiếm tới hơn 10% giá trị thị trường chứng khoán Hồng Kông và có mặt ở hơn 50 quốc gia, nhưng tiền bạc dường như không còn là mối quan tâm lớn nhất với ông. Lịch làm việc hàng ngày của vị tỷ phú họ Lý lúc nào cũng kín tới mức… “một con kiến cũng không chui lọt”.
Có lẽ phải tới quá nửa số thời gian ông dành cho những chuyến công tác, liên tục bay từ nước này qua nước khác và ở bất cứ đâu, người ta cũng thấy ông cười rất hóm hỉnh. Như một hiệu ứng dây truyền được hình thành gần hai chục năm qua, Lý Gia Thành đi đến đâu và đầu tư vào ngành nào cũng thu được kết quả khả quan và mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nhân bản địa.
Lý Gia Thành chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa khả năng phân tích thị trường nhạy bén của phương Tây và cách giao dịch mềm dẻo nhưng chắc chắn của phương Đông. Ông cũng nổi tiếng vì sự giản dị, trung thực và thẳng thắn, cẩn trọng nhưng cũng liều lĩnh, thông minh và đầy tham vọng.
Nhiều người từng nhận định về nhà tỷ phú này như một nhân vật chỉ có trong chuyện cổ tích, bởi những đóng góp quá lớn lao trong nghiệp kinh doanh của ông không chỉ đưa thương mại Hồng Kông gắn kết với thế giới, mà trên hết đó còn là bài học về sự cần cù, khát vọng sống,  ý chí vươn tới thành công. Và sự xuất sắc của Lý Gia Thành còn được các thế hệ sinh viên kinh tế Đại học Harvard nghiên cứu.
Bốn bí quyết trở thành tỷ phú “siêu nhân”
Lý Gia Thành sinh ra trong một gia đình nhà Nho ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 1941, do ảnh hưởng từ cuộc kháng chiến chống Nhật, ông cùng cha mẹ và hai em đến định cư tại Hồng Kông.
Nhưng thật trớ trêu, cũng vào năm đó, cuộc chiến Thái Bình Dương bùng nổ, nó khiến cho thị trường Hồng Kông tụt dốc thảm hại và những gia đình nhập cư nghèo khổ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vào đúng cái lúc khó khăn nhất, cha ông bệnh nặng, đến mùa đông năm 1943 thì qua đời. Vậy là gánh nặng áo cơm dồn lên vai người con cả, không còn cách nào khác, Lý Gia Thành đành phải bỏ học để bươn trải – năm đó ông mới 15 tuổi.
Ông bắt đầu với việc học nghề để trở thành công nhân trong tiệm đồng hồ, sau đó vào làm công trong xưởng sản xuất đồ nhựa. Lý Gia Thành làm việc rất chăm chỉ và thật thà, chính điều đó đã giúp ông được tín nhiệm với vị trí giám đốc xưởng sản xuất đồ nhựa khi 20 tuổi.
ImageHai năm sau, Lý Gia Thành lập một xưởng sản xuất nhựa cho riêng mình, đặt tên là Trường Giang, đó cũng là tiền đề cho sự ra đời của Công ty Trường Giang 7 năm sau đó, chuyên sản xuất đồ chơi, hoa nhựa… Năm 30 tuổi, Lý Gia Thành từng bước thử sức trong ngành kinh doanh bất động sản và ra đời hai tòa nhà công nghiệp tầm cỡ khu vực chỉ hai năm sau đó.
Những năm tiếp theo, ông không ngừng mở rộng quy mô để Trường Giang Thực Nghiệp từng bước trở thành một trong 10 tập đoàn hùng mạnh nhất Hồng Kông và có sức ảnh hưởng rất lớn trên thị trường chứng khoán thế giới. Cũng trong giai đoạn này, ông đã gây dựng nên Tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố, chuyên đầu tư vào các lĩnh vực tàu biển, bất động sản, năng lượng, xây dựng…
Lý Gia Thành chia sẻ, để đạt đến thành công của ngày hôm nay, ông đã phải dành rất nhiều tâm huyết để sáng tạo nên triết lý kinh doanh cho riêng mình, với bốn tư tưởng chính:
  • Lấy tư tưởng của người theo đạo Nho để quản lý doanh nghiệp;
  • Lấy lòng từ thiện của người theo đạo Phật để đối xử với nhân tài;
  • Lấy trạng thái tâm lý ổn định để phát triển sự nghiệp;
  • Lấy tâm hồn gần gũi đối xử với đối thủ.
Lý Gia Thành cho rằng: “Chỉ khi nào bản thân nhận thức rõ việc kiếm tiền không phải là chuyện dễ, lúc đó chúng ta mới trở thành một người có trí tuệ, mới thực sự thành công trong lao động. Danh lợi không phải là điều quan trọng nhất; làm kinh tế không có chữ tín sẽ không thành; sống lương thiện mới là nguồn tài nguyên dồi dào; bền bỉ là pháp bảo của giàu sang…”.



    6 năng lực nổi trội của Lý Gia Thành
1. Nắm bắt cơ hội: Doanh nghiệp có phát triển được hay không liên quan trực tiếp đến việc bạn có nắm bắt được cơ hội hay không? Vì vậy, bạn phải nắm được mọi thông tin mới và chính xác nhất về lĩnh vực đang quan tâm, đồng thời phải quyết đoạn khi thời cơ đến.
2. Biết mình biết người: Trước khi đưa ra bất cứ một quyết định nào đều phải cân nhắc đến điều kiện của doanh nghiệp, điểm mạnh điểm yếu của đối thủ, sau đó chọn phân khúc thị trường phù hợp.
3. Thể hiện tầm nhìn: Đích đến cuối cùng của tri thức là rèn luyện tầm nhìn, tăng cường khả năng phán đoán. Có rất nhiều người hành sự theo cảm giác, nhưng điều đó rất nguy hiểm. Xã hội luôn chuyển động, vì vậy cần phải có tầm nhìn chuẩn xác, những người không chịu thay đổi thường chờ vào vận may, ngược lại những ai nắm được thời cuộc mới có thể tạo ra cơ hội. Vận may chỉ đến với những ai nhiệt tâm và dám chấp nhận thử thách khó khăn.
4. Xác định tọa độ: Chúng ta sinh ra trong niên đại có nhiều cái mới, gặp nhiều thách thức, lấy tập đoàn Hòa Ký làm ví dụ, mạng lưới tập đoàn bao phủ 41 quốc gia, vì vậy cần phải điều chỉnh cơ cấu công ty và văn hóa doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng và lòng mong mỏi của các đồng nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
5. Tìm chỗ đứng phù hợp: Năm 1979 khi chúng tôi mua về tập đoàn Hòa Ký, điều đầu tiên cần làm là tìm ra hướng đi phù hợp cho quá trình phát triển của công ty, đảm bảo bước đi của ngày hôm nay sẽ không trở thành gánh nặng của ngày mai.
6. Kiên trì bền bỉ: Thị trường biến động do rất nhiều nhân tố phức tạp và để thành công thì không có một công thức tuyệt đối nào cả, nhưng thất bại thì đều có quy luật của nó, tìm ra nguyên nhân gây thất bại chính là manh nha của thành công.
 
Theo Vietchinabusiness.vn

Bùi Tiến Dũng: Người Việt mình không kém ai






  Sang Mỹ du học lúc 17 tuổi với hành trang chỉ vẻn vẹn một chiếc vali nhỏ và 150 USD nhưng ông Dũng đã trở thành người Việt thành công nhất ở tập đoàn máy tính lớn nước Mỹ.




Thông minh, sâu sắc và cũng cởi mở, thân thiện là cảm nhận của những ai từng tiếp xúc với Dzung T. Bùi (Bùi Tiến Dũng), Phó chủ tịch, phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu, tập đoàn Công nghệ Thông tin IBM (Mỹ).
Người Việt mình không kém ai
Đây là suy nghĩ và cũng là “hành trang” quan trọng nhất mà ông Dũng mang theo suốt con đường lập nghiệp nơi xứ người. Ông nói: “Tôi cho rằng, lòng tự tin là chìa khóa giúp mở mọi cánh cửa. Vì vậy, không có lý gì mình lại không tự trang bị cho mình một chiếc như thế”.
Ông Dũng sinh ra tại một ngôi làng cổ Bắc Bộ có tên là Trình Phố, thuộc xã An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình. Lớn lên, ông theo cha mẹ vào TP HCM. Năm 17 tuổi, ông sang Mỹ du học với một chiếc vali nhỏ và số tiền ít ỏi 150 USD. Với suy nghĩ người Việt mình không kém ai, ông không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực. Để trang trải tiền ăn học, ông kiếm việc làm thêm từ bưng bê, dọn dẹp cho tới làm phát thanh viên cho một chương trình truyền thanh tiếng Việt.
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật điện tử tại Đại học Minnesota, tiểu bang Minnesota (Mỹ), ông Dũng nộp đơn xin làm việc tại tập đoàn IBM và được nhận làm ở phòng thí nghiệm Rochester. Cũng lúc đó, ông gặp một người phụ nữ Việt, quê gốc Nam Định. Hai người nhanh chóng có tình cảm với nhau, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình và đón người thân sang đoàn tụ.
Sau một năm lại việc tại Rochester, nhận thấy sở thích và năng lực bản thân phù hợp với lĩnh vực bán hàng, ông Dũng xin chuyển qua làm về martketing và tiêu thụ sản phẩm (sales). Cũng từ đó, ông liên tục được đề bạt và đảm nhiệm những trọng trách trong mảng kinh doanh sản phẩm của tập đoàn IBM, từ Phó chủ tịch phụ trách thị trường Mỹ Latin, Tổng giám đốc Sales và Marketing châu Âu, Giám đốc điều hành phụ trách chuỗi cung ứng, Tổng giám đốc phụ trách giải pháp công nghệ thông tin. Hiện ông là Phó chủ tịch phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu của tập đoàn IBM.
“Ở đâu tôi cũng luôn nhớ mình là người Việt Nam’
Xa quê hơn 30 năm, ông Dũng vẫn nói tiếng Việt thành thạo. Khi được hỏi điều gì đã giúp ông giữ được khả năng này, ông nói: “Chính bởi tôi luôn nhớ mình là người Việt Nam”.
ImageTrong bất cứ hoàn cảnh nào, ông cũng cố gắng sử dụng tiếng mẹ đẻ, như khi làm thơ, viết văn, khi trò chuyện với các con, thậm chí trong lúc lái xe, trao đổi với khách hàng. Ông tâm sự: “Trong lúc nói tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Tây Ban Nha, tôi luôn tự đối chiếu, những từ này tiếng Việt là gì nhỉ. Đó là cách tôi tự học tiếng Việt và giới thiệu với đối tác về ngôn ngữ của quê hương mình”.


Không chỉ cá nhân ông Dũng mà các thành viên trong gia đình ông vẫn giữ nguyên nếp sống của người Việt. Ông bảo: “Điều này rất quan trọng. Nó giúp các con tôi hiểu về nguồn gốc của mình”.
Gia đình ông vẫn duy trì nếp sinh hoạt: một ngày ba bữa cơm, không ăn thức ăn nhanh, không ăn bánh mì, trừ những dịp đặc biệt nào đó phải ra ngoài dùng bữa. Ngày Tết cũng có bánh chưng xanh, những món ăn cổ truyền. Ông dẫn các con đi xông đất, mừng tuổi ông bà, người thân, lên chùa thắp hương. Những cái giỗ ông bà, tổ tiên cũng được ông duy trì đều đặn. Bởi thế, sống giữa đất nước cờ hoa mà bản thân ông và bố mẹ vẫn cảm thấy như đang được sống ở chính nơi quê nhà. Bùi Tiến Dũng gọi đó là nếp nhà và trân trọng nó.
Cũng chính bởi luôn có ý thức về “chất Việt” trong mình mà khách đến thăm nhà ông, dù là căn hộ sang trọng ở tiểu bang NewYork hay ngôi nhà nhỏ, bình dị vùng đất vạn hồ Minnesota, đều tìm thấy một thứ gì đó thuộc về Việt Nam. Một bức tranh lụa kể về tích Truyện Kiều, những chiếc bình cổ, lọ hoa thời Nguyễn, chiếc giỏ mây xuất khẩu từ Việt Nam… là cái cớ để ông giới thiệu văn hóa, phẩm chất, cốt cách của người Việt.
“Tôi luôn xúc động khi trở về quê hương”
“Tôi rất hạnh phúc khi về tới Hà Nội”, ông Dũng chia sẻ về cảm xúc khi lần đầu về nước vào cuối năm 2008. “Từ tầng cao khách sạn nhìn xuống thành phố, tôi vẫn không tin rằng mình đang đứng đây, giữa lòng thủ đô đất mẹ thân yêu”, Bùi Tiến Dũng nói với giọng đầy cảm xúc.
Ông Dũng tâm sự: “Tôi ra đi từ khi còn quá trẻ đến độ không kịp một lần ra thăm thủ đô, vì thế ở nước Mỹ, tôi luôn có một giấc mơ là được trở về, tản bộ trên những phố phường Hà Nội. Tôi luôn muốn trải nghiệm những gì mà bố mẹ, người thân của tôi từng trải nghiệm”.
Nhưng trong lần trở về đó, vì công việc, ông chưa kịp thực hiện mong mỏi của mình. Vì vậy, trong chuyến về Việt Nam tìm hiểu thị trường công nghệ thông tin này, ngoài công việc, ông quyết tâm dành trọn phần thời gian còn lại để thực hiện những điều ao ước bấy lâu.
Gác lại những chuyến gặp gỡ, ông Dũng vận bộ đồ thể thao, cầm trên tay chiếc máy ảnh rồi để mình thỏa sức đắm chìm trong những bước chạy vòng quanh hồ Gươm, ghi lại hình mình bên Tháp Rùa cổ kính. Ông cũng dành thời gian rảnh của một tuần sang thăm và làm việc để lang thang nhiều góc phố, tìm mua cho được một bức tranh về phố cổ Hà Nội mang về Mỹ, giới thiệu với bạn bè. Bùi Tiến Dũng bảo, niềm tự hào về quê hương chưa bao giờ phai nhạt trong mình.
Nguồn Conduongthanhcong.com
Flag Counter