Hiển thị các bài đăng có nhãn Doanh Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Doanh Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Bí quyết thành công doanh nhân trẻ Phạm Quế Anh

Phạm Quế Anh – Giám đốc phát triển thương hiệu Lazada Việt Nam. Phương châm sống của cô là “Làm đến nơi – chơi đến chốn”.


Nhìn vào background của chị, dễ dàng thấy những thành tích đáng nể như: được học bổng toàn phần của tập đoàn Siemens AG (Đức) theo học tại Đại học Kỹ thuật Berlin năm 19 tuổi; Năm 2008, thành lập công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ, Du lịch ONEWORLD – hiện nay đã có ba chi nhánh tại New York (Mỹ), Antwerp (Bỉ) và thành phố Hồ Chí Minh.




Tháng 06/2010, cô thử sức tại công ty thời trang Sophie Paris Việt Nam; Cũng trong thời gian này, cô trở thành trợ lý sản xuất cho chương trình Amazing Race phiên bản Mỹ và Châu Á. Đến tháng 02/2012, cô trở thành Giám đốc dự án Marketing cho công ty TNHH Giờ Giải Lao điều hành trang web Lazada Viet Nam (lazada.vn) – Trung tâm mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam. Thành tích của chị ấy đáng để teen chúng mình học hỏi nhỉ?
Quế Anh khi đang học tại Đại học Berlin

Quế Anh trong công việc



Quế Anh trong một buổi thỉnh giảng tại Đại Học Hoa Sen (HCM)

Hết mình trong công việc là thế nhưng Quế Anh ngoài đời lại vô cùng xì – tin và sành điệu nhé. Chị ấy có sở thích đi du lịch, khám phá các nền văn hóa khác nhau, gặp gỡ những  người bạn từ khắp nơi trên thế giới. Chị còn dành nhiều thời gian đến các trung tâm nhân đạo, trại trẻ mồ côi chăm sóc các em nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn; hay tổ chức các chương trình từ thiện cho các bệnh nhi ung thư.
Chị dành nhiều thời gian cho các hoạt động từ thiện
Chị Quế Anh tại Rome (Ý)
Quế Anh và những người bạn

Ngoài ra chị còn sở hữu nhiều tài lẻ nữa. Cô đã thực hiện hai triển lãm tranh sơn dầu tên The Childish Woman in Me (2009) tại thành phố Antwerp, Bỉ và Half of the sky (2010) tại thành phố Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, cô còn một niềm đam mê khác là ca hát. Cô từng biểu diễn ở khá nhiều phòng trà nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh như Sỏi Đá, Xóm. 

“Eye” (Mắt) - Một tác phẩm của chị.

Với niềm đam mê mang những thương hiệu nổi tiếng thế giới đến với quê nhà, Phạm Quế Anh đại diện cho thế hệ doanh nhân trẻ thành công và đa-zi-năng. Họ là những con người trẻ tràn đầy nhiệt huyết, vượt lên chính mình, dám ước mơ và dám thực hiện. Nhưng điều quan trọng nhất là họ đã mang kiến thức, tài năng và hoài bão ấy về quê nhà, góp sức cho sự phát triển của Việt Nam.

Nguyễn Thùy Liên - nữ giám đốc 8x xinh đẹp và tài năng

“Chúng ta có thể thay đổi sâu sắc cuộc đời bằng một quyết định đơn giản, ít nhất là mở lòng ra đón nhận cái mới” - Quan niệm sống của Nguyễn Thùy Liên.

Khởi nghiệp vào năm 21 tuổi chỉ với chiếc laptop cũ trong căn phòng nhỏ mượn tạm của người bạn, sau ba năm Nguyễn Thùy Liên đã là chủ sở hữu của ba công ty có tiếng trong lĩnh vực tư vấn thương hiệu, đào tạo, định hướng, nâng cao năng lực lãnh đạo. Sau những gì đã đạt được, giờ đây Thùy Liên vẫn như con thoi giữa các chương trình cho cộng đồng, trao tặng và tìm kiếm học bổng cho các bạn sinh viên. Nhân ngày 20/10, chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của nhà nữ lãnh đạo trẻ sinh năm 1987 về công việc - cuộc sống - gia đình nhé!

Theo tôi được biết, từ khi còn trong đại học chị đã lãnh đạo khá nhiều câu lạc bộ đội, nhóm sinh viên và vừa học vừa làm. Vậy những điều ấy đã giúp ích như thế nào cho chị trong quá trình làm việc sau này?

Khoảng thời gian này đã đem lại cho Liên rất nhiều những trải nghiệm hữu ích, giúp Liên có nhiều tự tin khi kinh doanh, nhất là khả năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ, khả năng thuyết phục… và nhất là đã giúp Liên phát hiện và phát huy sở trường  của mình là những hoạt động liên quan đến làm việc với con người và có thể suy nghĩ liên tục mấy ngày mà không thấy chán.

Tuy còn trẻ nhưng chị đã gặt hái được khá nhiều thành công, cũng không phải là dễ dàng gì để có được kết quả như ngày hôm nay thế chị đã thấy hài lòng với những gì mà mình đạt được chưa? Trong thời gian tới chị có dự định gì không?

Trong thời gian tới Liên sẽ vận động thực hiện chương trình “Tôn vinh trí tuệ Việt Nam”. Liên nhận thấy là hệ quả về kinh tế, xã hội ở các nước được xem là tiên tiến trên thế giới đặt ra một câu hỏi là “liệu cái gì của nước ngoài cũng đều tốt không?”. Tâm lý người Việt mình khá là sính ngoại, cứ đua đi học và bắt chước theo nước ngoài. Càng hội nhập thì càng hòa tan. Liên không phủ nhận việc mình phải học hỏi tiếp thu tinh hoa, nhưng trước hết mình phải nắm được cái tinh túy của chính mình cái đã. Việt Nam có rất nhiều cái hay để học lại như Ông cha ta đã làm gì để thành công trong các cuộc kháng chiến? Truyền thống gia đình và gìn giữ các mối quan hệ thâm giao? Sự nhẫn nhịn... hay dù khó khăn đủ điều nhưng 1 số Doanh nghiệp Việt vẫn phát triển tốt? Vậy thì tại sao mình không quay lại học ở VN trước? Chẳng phải những chuyên gia người Việt ở nước ngoài thành công cũng vì họ phối hợp cái tinh hoa tư duy của người phương Đông với phương pháp khoa học của phương Tây hay sao?... Và việc gần nhất Liên là viết 1 cuốn sách về những phát hiện mới về con người và nghệ thuật quản trị phù hợp cho người Việt trong quá trình công tác và quan sát của mình.

Những lúc bế tắc trong công việc và cuộc sống chị thường nghĩ tới điều gì hoặc làm gì để có động lực tiếp tục tiến lên hoàn thành công việc một cách tốt nhất cũng như cân bằng được cuộc sống của chính mình?

Liên ít khi gặp bế tắc, nhưng mỗi khi gặp thì Liên tĩnh tâm lại và hỏi “ mình thực sự muốn gì?” và “ bây giờ mọi chuyện đang như thế nào?”. Sau đó giải pháp xuất hiện và cứ thế làm tiếp.

Theo chị, một người phụ nữ, giữa gia đình và sự nghiệp cái nào quan trọng hơn và cái nào quyết định cái nào?

Theo Liên thì cái nào cũng quan trọng cả. Và quan trọng nhất là bản thân mình, bản thân mình tốt, hạnh phúc thì mới làm tốt vai trò trong gia đình và sự nghiệp.

Chị có mẫu người đàn ông của riêng mình không? Nếu có, đó là một người như thế nào?

Liên đã có gia đình, muốn biết mẫu đó như thế nào chắc phải đến gặp ông xã của Liên để tìm hiểu.


Chị đã có gia đình, vậy trong cuộc sống vợ chồng, ông xã chị đã giúp đỡ chị như thế nào trong công việc cũng như trong cuộc sống?

Liên có thiên hướng về tư duy, giao tiếp, viết lách nhưng về đi đứng, công nghệ... thì lại như một nàng ngố. May là có ông xã luôn bên cạnh hỗ trợ. Hai vợ chồng có chung suy nghĩ về cuộc sống và triết lý kinh doanh nên ông xã hỗ trợ Liên hết mình trong công việc, từ những việc nhỏ như đi đâu cũng chở Liên đi, tìm các giải pháp công nghệ để hiện thực hóa ý tưởng của Liên hay luôn khen mấy món ăn Liên " tự chế" và  không cho Liên động tay vào việc nhà sợ hư tay... cho đến việc nỗ lực học phát triển bản thân để có thể chia sẻ nhiều hơn với Liên trong công việc. Liên cảm thấy mình và ông xã giống như hai người sinh đôi vậy. Nhờ ông xã đồng cảm như vậy mà Liên cảm thấy mình cần nỗ lực hơn nữa.

Nhân cơ hội này, chị có muốn nhắn nhủ gì đến người chồng yêu quý của mình không ạ?

Cảm ơn ba mẹ đã sinh ra anh, cảm ơn cuộc đời đã cho anh và em gặp nhau, cảm ơn anh.

Như được biết, chị là một người phụ nữ trẻ, hiện đại. Vậy lý do hay động lực nào khiến chị mở một trung tâm liên quan đến Thiền?

Trung tâm được lập ra với sứ mệnh ứng dụng Thiền để nâng cao năng lực lãnh đạo. Năng lực lãnh đạo được định nghĩa là Lãnh đạo bản thân. Lãnh đạo bản thân mình thì mới Lãnh đạo được người khác. Khi đạt đến mức phát triển cao trong lãnh đạo bản thân thì mình sẽ đạt đến sự bình an thường trực và trí tuệ sáng suốt. Loại Thiền mà trung tâm triển khai là Thiền chủ động - proactiveZen, tác giả của loại Thiền này là người Việt Nam và theo hiểu biết của Liên từ những người đi du lịch Thiền ở nước ngoài và sách vở thì loại Thiền này chưa được khai thác kinh doanh trên thế giới.

Thực ra, Liên ấp ủ một mong muốn lớn hơn, đó chính là góp phần định vị lại Việt Nam trên bản đồ thể giới. Như chúng ta biết thì Việt Nam đang bị bế tắc trong việc tìm ra điểm khác biệt để thu hút khách du lịch quay lại VN từ lần thứ 2.

Có một câu chuyện là có một người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, họ muốn học thiền, bạn Liên dẫn họ đi học Thiền cổ truyền, hỏi ra nguồn gốc thiền này có từ đâu? Thì là từ Ấn Độ, thế là họ hỏi lại “ vậy tôi qua Ấn Độ học tận gốc cho hiệu quả chứ sao lại học ở Việt Nam?”, thế là họ không học.

Từ đó Liên thấy rằng, muốn thu hút khách lâu dài thì Việt Nam cần có những sản phẩm – dịch vụ riêng có và thuần Việt chứ không thể nào vay mượn được. Trong đó, sự bình an là một món hàng mà ai cũng cần, và họ càng cần hơn trong thời đại hỗn loạn này. Nên Liên nhận định đây là một sản phẩm sẽ tạo nét khác biệt lõi cho Du lịch Việt.

Và quan trọng hơn cả là: nếu Việt Nam muốn phát triển du lịch loại Thiền này thì Các công ty du lịch và người dân phải học loại thiền này ở trình độ cao. Thế là ai cũng bình an, ai cũng trí tuệ, cuộc sống sẽ rất là tuyệt vời, không những giảm được tệ nạn xã hội, bạo hành mà còn dịch chuyển cấu trúc kinh tế VN sang các ngành Trí tuệ hơn và mang tính “người” hơn.

Qua những khó khăn đã trải qua cũng như thành công mà chị đã gặt hái được, chị có chia sẻ gì đến những người phụ nữ muốn kinh doanh và cách khẳng định mình trong xã hội?

Liên nhận ra rằng để thành công thì mình cần phải là chính mình. Mình đừng cố gắng khẳng định mình với ai hay với xã hội, hãy tập trung phát triển bản thân mình để có trí tuệ và bình an cho chính mình. Rồi sau đó chuyện gì đến sẽ đến. Thành công không phân biệt giới tính, quan trọng ở chỗ nhận thức “mình là ai” mà thôi.

Chị muốn chia sẻ điều gì nhân dịp 20/10 này không?

Liên thấy ngày 20/10 là dịp rất ý nghĩa để chị em mình tự hào mình là người phụ nữ Việt Nam với những truyền thống rất đáng trân trọng. Và trong xã hội hiện đại này, phụ nữ chúng ta càng phải yêu thương bản thân mình hơn để thực sự được hạnh phúc và mang lại sức sống cho những người xung quanh. Nhân ngày 20/10, Liên xin chúc cho chị em phụ nữ chúng ta ngày càng trí tuệ và hạnh phúc hơn.

Chúc chị có một ngày 20/10 thật vui và ý nghĩa bên cạnh những người thân yêu, luôn dồi dào sức khỏe và thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp.

11 nữ doanh nhân điều hành tập đoàn nghìn tỷ

1. Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953, nguyên quán Cần Thơ, tốt nghiệp đại học ở Nga. Hiện tại, bà đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã: VNM).
Tới 30/6/2012, Vinamilk có vốn chủ sở hữu ước tính 13.864 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 18.122 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm nay, công ty có doanh thu 20.098 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ và hoàn thành 76% kế hoạch năm.
Lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm 2012 của doanh nghiệp cũng tăng 35% so với cùng kỳ, đạt 5.000 tỷ đồng. Đầu năm, vị chủ tịch Vinamilk còn được tạp chí Mỹ Forbes bình chọn là một trong 50 nữ CEO quyền lực nhất châu Á, xếp vị trí thứ 35. Bà Liên là một trong 50 Người Tiên phong năm 2012 do VnExpress bầu chọn.

2. Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai

Bà Nguyễn Thị Như Loan sinh năm 1960, nguyên quán Phú Yên. Bà là người thành lập và điều hành Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) với tổng tài sản tính tới hết quý II trên 5.000 tỷ đồng. Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai hiện nắm 47,67% cổ phần doanh nghiệp.
Quốc Cường Gia Lai là tập đoàn danh tiếng trong ngành bất động sản. Do thị trường không thuận lợi, báo cáo kết quả kinh doanh trong quý II của đơn vị không mấy khả quan. Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm khoảng 3 lần so với năm ngoái, đạt hơn 910 triệu đồng. Hiện, giá cổ phiếu QCG dao động quanh mức 7.000 đồng một đơn vị.

3. Huỳnh Bích Ngọc - Chủ tịch HĐQT Thành Thành Công

Bà Huỳnh Bích Ngọc sinh năm 1962, hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại Thành Thành Công. Đồng thời, bà Ngọc cũng là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal - mã: SCR) kiêm Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT).
Được mệnh danh là "nữ hoàng" ngành mía đường, tuy nhiên theo các thông tin công khai, bản thân bà Ngọc lại sở hữu rất ít cổ phiếu của các công ty trên. Hiện, bà Ngọc chỉ nắm trên 670.000 cổ phiếu BHS, tương đương 2,25% cổ phần tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa.
Thành Thành Công hiện đầu tư vào 16 nhà máy mía đường tại Việt Nam. Trong đó, phải kể tới 4 công ty lớn thuộc tập đoàn như Bourbon Tây Ninh (tổng tài sản trên 2.400 tỷ), Đường Biên Hòa (tổng tài sản gần 1.100 tỷ), Công ty cổ phần Đường Ninh Hòa (NHS - tổng tài sản gần 1.100 tỷ đồng), Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai (SEC - tổng tài sản gần 660 tỷ đồng).
Bà Ngọc là phu nhân ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Sacombank, ngân hàng cổ phần thuộc tốp đầu ở Việt Nam. Con trai và con gái ông bà cũng đang được giao trọng trách tại các công ty lớn của gia đình.

5. Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT Vàng bạc đá quý Phú Nhuận

Bà Dung sinh năm 1957, nguyên quán Quảng Ngãi, từng tốt nghiệp cử nhân Kinh tế thương nghiệp. Bà bắt đầu tham gia ban quản trị Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận từ năm 1988 trên cương vị Giám đốc.
Từ năm 2004 tới nay, bà trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc doanh nghiệp, lúc này đã được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Năm 2011, bà Dung được bầu chọn vào top 5 danh sách Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Ernst & Young tổ chức.
Theo thông tin công bố, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận hiện có vốn chủ sở hữu đạt 1.203 tỷ đồng, tổng tài sản trên 2.800 tỷ đồng. Báo cáo bán niên năm 2012 soát xét của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cho thấy, lãi ròng lũy kế 6 tháng, doanh nghiệp thu về 131,9 tỷ đồng, doanh thu lên tới 3.668 tỷ đồng.
Được mệnh danh là bà hoàng của nữ trang Việt, bà Dung cũng nằm trong danh sách 50 Người Tiên phong năm 2012 theo bình chọn của VnExpress.

5. Nguyễn Thị Phúc Lâm - Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt

Bà Nguyễn Thị Phúc Lâm sinh năm 1958, nguyên quán Nghệ An. Năm 2007, bà Lâm giữ chức Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Tập đoàn Bảo Việt. Đồng thời nữ CEO Bảo Việt cũng là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng cổ phần Bảo Việt (BaoViet Bank) và Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVS).
Tập đoàn Bảo Việt là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tài chính bảo hiểm. Tính đến hết quý II năm nay, theo thông tin công bố, Bảo Việt có tổng tài sản trên 48.847 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.027 tỷ đồng; tổng doanh thu hợp nhất đạt 7.720 tỷ đồng.

6. Chu Thị Thanh Hà - Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT

Bà Chu Thị Thanh Hà sinh năm 1974, được xem như một bông hồng của ngành công nghệ thông tin. Bà có bằng cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân và Thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Hawaii, Mỹ. Hiện tại, bà Hà đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT (FPT).
Đến quý II/2012, Tập đoàn FPT có tổng tài sản ước tính 14.404 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 6.000 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận trước thuế của FPT đạt 1.755 tỷ đồng, hoàn thành 69% kế hoạch cả năm.

7. Chu Thị Bình - Phó tổng giám đốc Thủy sản Minh Phú

Bà Bình sinh năm 1964, hiện là Phó tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC). Buổi sơ khai, Thủy sản Minh Phú do bà và chồng sáng lập có mức vốn chỉ vỏn vẹn 120 triệu đồng.
Tính tới 30/6/2012, tổng tài sản tại tập đoàn này lên tới 5.649 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 1.569 tỷ đồng. Lũy kế lãi ròng 6 tháng đầu năm, Thủy sản Minh Phú thu về gần 61 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 3.824 tỷ đồng.

8. Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch HĐQT Bourbon Tây Ninh

Ức My là nữ tướng trẻ nhất danh sách, chị sinh năm 1981 trong gia đình có truyền thống kinh doanh, bố là ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng cổ phần Sacombank (STB), mẹ là bà Huỳnh Bích Ngọc, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Thành Công. Trước đây, Ức My từng sang New Zealand học tập và lấy bằng cử nhân Quản trị kinh doanh - tài chính.
Năm 2009, chị đã đảm nhiệm chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thành Thành Công. Tới tháng 4 năm nay, Ức My trở thành Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT).
Hiện tại, SBT là một trong những blue chip góp mặt vào danh sách VN30 trên sàn HOSE. Theo báo cáo tài chính bán niên 2012 soát xét, Công ty Bourbon Tây Ninh có tổng tài sản đạt 2.423 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 1.677 tỷ đồng.

9. Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch HĐQT Dược Hậu Giang

Bà Việt Nga sinh năm 1951, nguyên quán Cần Thơ, hiện điều hành Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) trên cương vị Chủ tịch HĐQT. Bà từng tốt nghiệp Đại học Dược và trở thành dược sĩ, nhưng đồng thời, bà cũng tiếp tục sự nghiệp học hành và chinh phục học vị tiến sĩ kinh tế.
Năm 1988, bà Nga chính thức được bổ nhiệm chức Giám đốc Xí nghiệp Dược Hậu Giang. Tới năm 2004, khi doanh nghiệp chuyển mô hình sang cổ phần hóa, bà vẫn tiếp tục cương vị Tổng giám đốc.
6 tháng đầu năm 2012, Dược Hậu Giang đạt doanh thu thuần 1.311 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu về 262,8 tỷ đồng. Tổng tài sản công ty đạt 2.232 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 1.526 tỷ đồng.
Bà Nga là một trong 50 Người Tiên phong do VnExpress bầu chọn.

10. Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT Cơ điện Lạnh

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh sinh năm 1952, nguyên quán Tây Ninh, hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE (REE). Ngoài ra, bà Thanh cũng là Thành viên HĐQT Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị TP HCM.
REE là đơn vị kinh doanh chính trong lĩnh vực cơ điện công trình, sản xuất, lắp ráp và kinh doanh hệ thống điều hòa không khí, phát triển, quản lý bất động sản. Hết quý II, tổng tài sản của REE đạt trên 5.300 tỷ. Theo báo cáo gần mới đây về kết quả kinh doanh, 9 tháng, REE đạt doanh thu trên 1.768 tỷ đồng, lãi trước thuế gần 630 tỷ đồng.
Bà Thanh cũng là một nhân vật Tiên phong của năm 2012, theo bình chọn của VnExpress.

11. Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn

Bà Trương Thị Lệ Khanh sinh năm 1961, nguyên quán An Giang. Bà Khanh hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC), với tỷ lệ nắm giữ 50,86% cổ phần, tương đương gần 23,4 triệu cổ phiếu VHC.
Vĩnh Hoàn là một trong những công ty đứng đầu về thủy sản tại Việt Nam. Theo báo cáo tài chính quý II, VHS có tổng tài sản trên 2.727 tỷ đồng, doanh thu đạt trên 1.930 tỷ đồng, lãi sau thuế gần 133 tỷ đồng.

Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ

Ngày 21/9, tạp chí Fortune đã công bố danh sách 50 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Trong số đó, rất nhiều người đang giữ những vị trí chủ chốt trong các tập đoàn, công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
Dưới đây, xin được điểm mặt 7 "vị nữ nhi anh hùng" nổi bật nhất và có quyền lực nhất của của giới công nghệ toàn cầu.
Hãy dành cho họ những sự ngưỡng mộ lớn nhất, vì các bạn biết đấy: Làm một người phụ nữ bình thường đã khó, làm một người phụ nữ giỏi như họ còn khó hơn rất rất nhiều.
1.Susan Wojcicki
Chức vụ: Phó chủ tịch cấp cao, phụ trách quản lý sản phẩm và công trình của Google
Tuổi: 43
Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ
Là người phụ nữ duy nhất trong số những cố vấn thân cận của CEO Larry Page (nhóm “L”), Susan Wojcicki chịu trách nhiệm phát triển những sản phẩm đã mang về cho Google 36 tỷ USD doanh thu từ quảng cáo trong năm qua. Susan cũng được chọn là người đại diện cho Google trước giới đầu tư và công chúng.
2. Ginni Rometty
Chức vụ: Chủ tịch kiêm CEO của IBM
Tuổi: 55
Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ
Gừng càng già càng cay, câu nói này đặc biệt đúng với Ginni Rometty - Tân CEO của IBM. Với thâm niên 31 năm cống hiến, bà thực sự đã trở thành một trong những nhân vật chủ chốt nhất của Big Blue (tên gọi khác của IBM). Năm 2002, bà đã giúp IBM đấu tranh mua lại hãng tư vấn kinh doanh PricewaterhouseCoopers Consulting (PwC) với giá 3,5 tỉ USD.
Thương vụ này đã đưa những chuyên gia của PwC đến với IBM và giúp hai bên phối hợp ăn ý cùng nhau để đưa ra những dịch vụ chuyên biệt. Bắt đầu từ 1/1/2012, Ginni Rometty đã chính thức đươc bổ nhiệm vào vị trí CEO và trở thành người phụ nữ đầu tiên đứng đầu IBM trong suốt 101 năm qua.
3. Meg Whitman
Chức vụ: Chủ tịch kiêm CEO của HP
Tuổi: 56
Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ
Meg Whitman đã và đang được kì vọng trở thành vị cứu tinh, giúp cho hãng máy tính hàng đầu thế giới HP thoát khỏi sự tụt dốc thê thảm. Nhưng có vẻ như những gì bà làm được chưa thật sự hiệu quả. Bằng chứng là lợi nhuận của hãng đã giảm 19% trong năm 2011, và giá cổ phiếu cũng tụt chừng đó % trong năm nay. Tuy nhiên, với động lực là 127 tỷ USD doanh thu bán hàng mỗi năm, Meg Whitman sẽ có thêm khá nhiều sức mạnh. Chúng ta hãy tiếp tục chờ xem.
4. Ursula Burns
Chức vụ: Chủ tịch kiêm CEO của Xerox
Tuổi: 54
Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ
Người ta nói Ursula Burns đang nỗ lực đưa đưa công ty sản xuất máy photocopy của mình trở thành một trong nhân tố của ngành dịch vụ. Dưới sự điều hành của bà, năm ngoái Xerox đã giành được hợp đồng với 6 công ty quan trọng khác, trong đó có XL World – một công ty chăm sóc khách hàng của Ý. Thương vụ này đã giúp Xerox mở rộng thị trường Châu Âu và sự xuất hiện tại các khu vực cạnh tranh khác.
5. Sheryl Sandberg
Chức vụ: COO của Facebook
Tuổi: 43
Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ
Giữ vị trí quan trọng thứ 2 trong bộ máy lãnh đạo của Facebook, người phụ nữ có vẻ đẹp mặn mà Sheryl Sandberg đồng thời cũng trở thành nhân vật trung tâm trong đợt IPO của công ty này hồi đầu năm. Cô đã nhanh chóng tham gia vào Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trong mảng chiến lược kinh doanh của Facebook. Sheryl Sandberg cũng đồng thời giữ một chân trong hội đồng của hãng Disney và là một trong những tấm gương cho những phụ nữ trẻ cống hiến vì công việc.
6. Safra Catz
Chức vụ: Đồng chủ tịch kiêm CFO (Chief Financial Officer – Giám đốc tài chính) của Oracle
Tuổi: 50
Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ
Mặc dù phải chia sẻ cương vị Chủ tịch với “người mới” Mark Hurd (cựu CEO của HP), song bà Safra Catz không hề lấy đó làm buồn lòng. Có lẽ, một phần lý do cũng là vì bà đang phải phụ trách cả một cỗ máy mua bán và sáp nhập khổng lồ của Oracle. Chỉ tính riêng trong năm ngoái, Oracle đã thực hiện được 10 thương vụ với giá trị lên tới 5 tỉ USD.
7. Marissa Mayer
Chức vụ: CEO của Yahoo
Tuổi: 37
Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ
Là một trong những nữ CEO "trẻ tuổi" và quyến rũ nhất làng công nghệ, trước khi gia nhập vào Yahoo hồi tháng 7 vừa qua, Marissa Mayer đã từng có 13 năm cống hiến cho gã khổng lồ Google.
Mặc dù hiện tại đang là khoảng thời gian không mấy khởi sắc của Yahoo, nhưng công ty này vẫn đạt 5 tỷ USD doanh thu, 18 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường và 700 triệu người sử dụng. Đây được cho là một nền tảng thuận lợi nhưng để có thể phát huy được nó và đưa Yahoo trở lại thời kì hoàng kim của mình thì vị nữ CEO trẻ tuổi này còn rất nhiều việc cần làm.

Lặng lẽ nữ doanh nhân quyền lực đất Bắc

Một nhân vật quyền lực, nổi tiếng nhưng lặng lẽ. Khi nhiều người biết được điểm đến nào đó thì bà đã đi qua rồi…
Doanh nhân Nguyễn Thị Nga tại lễ ký hợp đồng tư vấn với golf thủ huyền thoại Jack Nicklaus cho dự án sân golf ở Sóc Sơn.

Một ngày đẹp trời, vòng quanh Hồ Gươm, quãng 22 - 32 Lê Thái Tổ, thấy có gì đó mới. Siêu thị Intimex quen thuộc nay hơi lạ, có sự xuất hiện bề thế của hệ thống nhận diện thương hiệu Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) sát kề.

Biết chuyện, cũng chẳng lạ. Vì ở đây có mối liên hệ theo cách khá quen thuộc. SeABank nằm cạnh Intimex cũng giống như sự đan chéo sản phẩm, tiếp thị giữa ngân hàng này với các địa chỉ khác trong lĩnh vực ôtô, du lịch, thể thao, bất động sản… khoảng dăm năm trở lại đây. Những mối liên hệ đó xoay quanh cái tên Nguyễn Thị Nga.

Ẩn sau những thương vụ lớn

Thảng vài lần bà Nguyễn Thị Nga xuất hiện trên báo chí. Không phải nói về mình, không phải nói về cách kinh doanh, càng không phải gắn với tiếng tăm về tài sản như thông tin thường thấy về các đại gia; mà chủ yếu từ nội dung cuộc họp nào đó về hoạt động ngân hàng, như là yêu cầu của công việc.

Chính vì vậy, với đại chúng, nữ doanh nhân 57 tuổi này có lẽ ít nhiều còn “xa lạ”. Thường thì cái tên Nguyễn Thị Nga chỉ được nhắc đến trong các thông tin thời sự khi một thương vụ nào đó liên quan đã được hoàn tất.

Như sự sóng đôi của cặp thương hiệu Intimex - SeABank trên phố Lê Thái Tổ, người quan tâm nhận thấy để rồi mới nhớ lại, hoặc tìm sự kết nối. Cả hai doanh nghiệp này đều có chung vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Dấu ấn của mối liên hệ có từ ba năm về trước.

Ngày 15/6/2009, sau 30 năm hoạt động, lịch sử Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam sang trang khi tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu tiên. Sự kiện này gắn với những thay đổi quyết liệt từ nhóm cổ đông lớn, mà đại diện là bà Nguyễn Thị Nga, nắm tới 46,05% vốn điều lệ. Quyết liệt bởi Intimex thời điểm đó có nhiều sóng gió…

Bà Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SeABank, trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị Intimex. Điểm hẹn trên phố Lê Thái Tổ không phải là tình cờ. Trước đó, các giao dịch cổ phần giữa Intimex liên quan đến Công ty Chứng khoán Đông Nam Á (SeASecurities - một công ty khác cũng nằm trong hệ thống của nữ doanh nhân này) cũng đã được thị trường biết đến.

Gần đây nhất, hẳn nhiều nhà đầu tư bất động sản phải giật mình khi hay tin khách sạn 5 sao Hilton Opera Hà Nội đã được doanh nghiệp Việt Nam mua lại từ chủ sở hữu nước ngoài (Đức và Áo). Đó là tập đoàn BRG mà Chủ tịch chính là bà Nguyễn Thị Nga. Thương hiệu và địa thế vàng của khách sạn này đủ để khiến họ giật mình; mặt khác, một vụ sang tay lớn như vậy lại diễn ra trong lặng lẽ.

Và ẩn số sở hữu…

Lặng lẽ là điểm chung trong nhiều dự án khác của nữ doanh nhân quyền lực này. Thế nên thực khó để lượng định một quy mô sở hữu. Song, có thể nhận thấy sự đồ sộ của hệ thống kinh doanh mà người phụ nữ này đang làm chủ và điều hành.

Trước hết, khoản đầu tư của bà Nguyễn Thị Nga được nhiều người biết đến hơn chục năm về trước, gắn với Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank). Năm 2005 - 2006 bà Nga làm Chủ tịch Techcombank. Một năm sau đó bà chuyển sang SeABank với cương vị Chủ tịch, và đây có thể xem là thời điểm sức kinh doanh bắt đầu lan tỏa mạnh mẽ, dù tính hiệu quả của SeABank gần đây là một vấn đề khác.

Một tập hợp có hệ thống và tương đối đầy đủ về sức lan tỏa đó mới chỉ chính thức xuất hiện. Qua đó, cho thấy sự có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực hấp dẫn của nền kinh tế, từ tài chính - ngân hàng đến chứng khoán, bất động sản, du lịch - khách sạn, thương mại - xuất nhập khẩu, thể thao cho đến ôtô - xe máy…

Định hình lại là hoạt động và sở hữu của tập đoàn BRG (BRG Group) mà bà Nguyễn Thị Nga là người đứng đầu với 13 công ty thành viên cùng hàng chục dự án.

Đó là Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), Công ty Chứng khoán Đông Nam Á (SeASecurities), sân golf quốc tế Đảo Vua (Kings’ Island Golf Course), khu nghỉ dưỡng ven biển và sân golf quốc tế Đồ Sơn (Doson Seaside Golf Resort), khu vui chơi giải trí thể thao và sân golf quốc tế Legend Hill (Legend Hill Golf Resort), khách sạn Hilton Hanoi Opera, khách sạn Hilton Garden Inn, khách sạn Sông Nhuệ, tòa nhà văn phòng cao cấp Oriental Tower, khu căn hộ Oriental Palace, showroom Honda Ôtô Tây Hồ, Honda Ôtô Hải Phòng, dự án Thung lũng Nữ hoàng và còn loạt dự án đang và sẽ triển khai như Oriental Garden, Oriental Plaza, Oriental Sun, Oriental Pearl, Oriental West Lake…

Một hệ thống dày đặc và đồ sộ như vậy, thực khó để lượng định bằng các con số ồn ào. Song, chính vì hầu hết dữ liệu kinh doanh của hệ thống cũng “lặng lẽ” như người chủ, khiến quy mô sở hữu vẫn là ẩn số.

Giả sử hệ thống đó đồng loạt lên tiếng trên sàn niêm yết, có lẽ bản danh sách cập nhật những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây đã có một kết quả rất khác…

10 nữ doanh nhân quyền lực ngành ngân hàng

Thứ tự trong danh sách không thể hiện sức mạnh quyền lực của họ so với người khác, mà chỉ là sự sắp xếp ngẫu nhiên.

Năm 2012, ngành ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn do kinh tế suy giảm, nợ xấu tăng cao. Hơn bao giờ hết, những nữ doanh nhân quản lý ngành kinh tế nhạy cảm này phải nỗ lực hết mình để vượt qua khó khăn, chèo lái “con thuyền ngân hàng” cập bến an toàn và tăng sức mạnh trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chúng tôi xin giới thiệu danh sách những nữ doanh nhân tiêu biểu đang tham gia hoạt động quản lý ngân hàng. Thứ tự trong danh sách không thể hiện sức mạnh quyền lực của họ so với người khác, mà chỉ là sự sắp xếp ngẫu nhiên.
1. Bà Bùi Thị Mai – Phó TGĐ ngân hàng SHB

10 nữ doanh nhân quyền lực ngành ngân hàng (1)Bà Bùi Thị Mai sinh năm 1962 và tham gia quản lý ngân hàng từ năm 1995.

Năm 1995 đến 1999, bà Mai là Kế toán trưởng của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank). Đến năm 1999, bà được bổ nhiệm vào vị trí phó Tổng giám đốc Habubank. Năm 2002, bà lên giữ chức vụ Tổng giám đốc của nhà băng này và giữ vững chiếc ghế cho đến khi Habubank sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (SHB).

Từ ngày 15/9/2012, bà Mai được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng giám đốc của ngân hàng SHB sau sáp nhập và hiện đang trong thời gian thử thách kéo dài 6 tháng.

Ngân hàng SHB mà bà Mai đang công tác hiện có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng và tổng tài sản trên 120.000 tỷ đồng.

2. Bà Nguyễn Thị Nga – chủ tịch ngân hàng SeABank

10 nữ doanh nhân quyền lực ngành ngân hàng (2)Bà Nguyễn Thị Nga sinh năm 1955 và đến với ngành ngân hàng từ năm 2002 với chức vụ Phó Chủ tịch của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Từ 2005 - 2006, bà Nga làm chủ tịch Techcombank. Năm 2007, bà giữ chức chủ tịch của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank).

Hiện ngân hàng SeABank đang có vốn điều lệ gần 5.335 tỷ đồng, là 1 trong 8 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Ngoài công việc tại SeABank, bà Nga còn là người đứng đầu của BRG Group, một tập đoàn chuyên về đầu tư bất động sản, sân golf như Đồng Mô, Sóc Sơn, Khách sạn 5 sao Hilton Hanoi Opera, Khách sạn Sông Nhuệ…

Khá trùng hợp, ngày 20/10 năm nay, bà Nga được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

3. Bà Dương Thị Mai Hoa – Tổng giám đốc ngân hàng VIB

10 nữ doanh nhân quyền lực ngành ngân hàng (3)

Bà Dương Thị Mai Hoa gia nhập Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vào năm 2007 với vai trò là giám đốc tài chính. Tháng 3/2009, bà được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ của VIB.

Đến tháng 9/2011, bà Hoa chính thức trở thành Tổng giám đốc của VIB.

Bà Hoa có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán tại các công ty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh của các Tập đoàn đa quốc gia, chi nhánh của các ngân hàng quốc tế lớn đang hoạt động tại Việt Nam.

4. Bà Thái Hương - Tổng GĐ ngân hàng Bắc Á

10 nữ doanh nhân quyền lực ngành ngân hàng (4)Bà Thái Hương hiện là Tổng giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Bắc Á – ngân hàng ra đời từ năm 1994 và hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, không giống với các ngân hàng khác, cả ngân hàng Bắc Á và bà Thái Hương đều khá “kín tiếng” nên giới kinh doanh hầu như không biết nhiều về nữ doanh nhân này.

Ngoài làm Tổng GĐ kiêm Phó chủ tịch ngân hàng Bắc Á, bà Hương hiện còn là chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH Group.
5. Bà Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch ngân hàng Bản Việt
10 nữ doanh nhân quyền lực ngành ngân hàng (5)Bà Nguyễn Thanh Phượng sinh năm 1980. Cuối năm 2011, bà Phượng được ĐHCĐ của Ngân hàng Bản Việt (VietcapitalBank) bầu vào HĐQT và được phân công giữ chức Chủ tịch HĐQT.

Bà Phượng cũng là cổ đông cá nhân nắm tỷ lệ cổ phần lớn nhất tại Ngân hàng Bản Việt với 4,9%. Ngân hàng này hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, bà Phượng còn là Chủ tịch HĐQT của 3 công ty khác là công ty quản lý quỹ Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt.
6. Bà Nguyễn Thị Phúc Lâm – chủ tịch ngân hàng Bảo Việt
10 nữ doanh nhân quyền lực ngành ngân hàng (6)Bà Nguyễn Thị Phúc Lâm sinh năm 1958, là chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Bảo Việt từ năm 2007.

Bà Lâm còn là Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt, Thành viên Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bảo Việt; là chủ tịch HĐQT của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt.

Bà bắt đầu làm việc tại Tập đoàn Bảo Việt từ năm 1981.
7. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó chủ tịch HDBank
10 nữ doanh nhân quyền lực ngành ngân hàng (7)

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970, từng tham gia sáng lập và quản trị tại Ngân hàng VIB và ngân hàng Techcombank.

Từ năm 2008, bà tham gia HĐQT của Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank) và giữ chức Phó chủ tịch thường trực HĐQT từ đó tới nay.

Bà Thảo ngoài ra còn là Tổng giám đốc của VietjetAir và Chủ tịch HĐQT Sovico Holdings.
8. Bà Lê Thị Băng Tâm - chủ tịch HDBank
10 nữ doanh nhân quyền lực ngành ngân hàng (8)Bà Lê Thị Băng Tâm là chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank).

Trước đó, bà Tâm từng là Cục trưởng, Tổng giám đốc kho bạc Nhà nước Trung ương - Bộ tài chính. Thứ trưởng, ủy viên Ban cán sự Bộ tài chính, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Bà Tâm tốt nghiệp khóa học Quản lý kinh tế cao cấp tại Liên Xô, Tiến sỹ Kinh tế tại Liên Xô chuyên ngành tài chính tín dụng, Chứng chỉ Tài chính quốc tế tại North University London.
9. Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - Chủ tịch HĐSL MaritimeBank
10 nữ doanh nhân quyền lực ngành ngân hàng (9)Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường sinh năm 1970, là chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng TMCP Hàng Hải (MaritimeBank); là Chủ tịch Tập đoàn đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group). Bà là đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011 – 2016).

Trước đó, từ tháng 2/2011 đến tháng 2/2012, bà Hường là Phó chủ tịch thứ nhất của MaritimeBank.

Hiện nay, bà Hường đồng thời giữ nhiều chức vụ khác như Ủy viên Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII (2009-2014); Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội; Phó Chủ tịch Hiệp hội Công thương TP Hà Nội; Phó Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Hội đồng nữ doanh nhân thuộc VCCI; Phó Chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP Hà Nội; Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội SMEs TP Hà Nội; Ủy viên đoàn Chủ tịch TW hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam.



10. Bà Phan Thị Chinh – Phó Tổng giám đốc BIDV

Bà Phan Thị Chinh sinh năm 1968, đã gia nhập Ngân hàng Đầu 10 nữ doanh nhân quyền lực ngành ngân hàng (10)tư và Phát triển (BIDV) từ năm 1991 với các chức vụ như Phó Giám đốc Ban Tài chính Kế toán, Giám đốc Ban Tài chính BIDV.

Từ tháng 6/2007 tới nay, bà Chinh là phó Tổng GĐ của BIDV.

Điều đặc biệt là, trong ban HĐQT và Ban Giám đốc của BIDV có tổng cộng 16 người thì chỉ duy nhất bà Chinh là phụ nữ.

Ngân hàng BIDV mới đây đã được chấp thuận niêm yết 2,3 tỷ cổ phiếu với mã BID trên sàn HSX. Vốn điều lệ của nhà băng này hiện là hơn 28.000 tỷ đồng.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

11 người nổi tiếng và giàu có đã từng có thời vô gia cư



Thật khó có thể tưởng tượng những người nổi tiếng lại từng có lúc phải vất vả vật lộn vì tiền.Nhưng nhiều người trong số họ không chỉ nghèo mà còn vô gia cư. Sau đây là câu chuyện về những người nổi tiếng đã có thời lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
Cuối cùng họ đã đổi đời và trở thành niềm cảm hứng cho những người đang mơ có một nghề nghiệp thực sự dù đang chẳng có gì trong tay.

Diễn viên Halle Berry, người đã từng giành giải Oscar đã từng phải ở trong lều dành cho những người vô gia cư khi mới ngoài 20 tuổi 


Khi lần đầu tiên chuyển tới Chicago để trở thành diễn viên, Berry đã tiêu hết tiền và mẹ cô đã quyết định tốt nhất là không gửi tiền cho cô con gái nữa. 

Trong suốt thời gian khốn khó đó, nữ diễn viên đã phải chấp nhận sống trong một cái lều tạm bợ dành cho những người vô gia cư.

Trong một cuộc phỏng vấn với trang web Star Pulse, nữ diễn viên đã chia sẻ:

"Giai đoạn đó đã giúp tôi học được cách tự chăm sóc bản thân mình và tôi có thể sống tốt trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả phải sống trong một cái lều tạm bợ, chi tiêu dè sẻn, sống tạm bợ ăn uống đạm bạc. Tôi đã trở thành người biết làm chủ cuộc sống của mình".

Jim Carrey đã từng sống trong một chiếc xe buýt VW dành cho những người đi cắm trại và một chiếc lều dựng trên thảm cỏ trước nhà chị gái 

Carrey Cho biết chính những lúc gặp khó khăn về tài chính như thế đã tạo cho anh khiếu hài hước. 

Theo trang Yahoo, diễn viên hài này đã từng bỏ học trung học và  sống trong một chiếc xe buýt VW với gia đình, và  liên tục phải di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác suôt dọc đất nước Canada. Cuối cùng họ chuyển đến sống trong một cái lều dựng trên bãi cỏ của người chị gái và đỗ xe tại lối lái xe vào nhà.

Người đồng sáng lập nên chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng và lớn nhất Canada đã từng mất nhà vì nghiện rượu 

Theo phóng viên John Demont  của trang web The Chronicle Herald, khi  mới ngoài hai mươi tuổi Frank O'Dea đã từng phải đi ăn xin và sống trên hè phố. 

Mãi sau này ông và đối tác làm ăn mới mở Second Cup, là chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất Canada hiện nay với 360 cửa hàng.

Bậc thầy về tài chính cá nhân giờ đây đáng giá đến 25 triệu đô la nhưng năm 1973  bà đã từng sống trong xe tải trong 4 tháng liền 

Khi lần đầu tiên chuyển tới Berkeley, California, Orman không đủ tiền nên phải sống trong xe tải. Theo trang msn.com, hiện nay, bà đang sở hữu khối bất động sản trị giá 7 triệu đô la. 

Chuyên gia tư vấn tài chính nổi tiếng đã từng giành giải Emmy này cũng đã có nhiều bài viết được nhiều người đọc nhất trên tờ thời báo New York.

Sau khi bị sa thải,  Jewel đã bị vô gia cư trong 1 tháng và đã gần chết trong một bãi đỗ xe 

Trước khi trở thành ca sĩ bán được nhiều đĩa bạch kim, Jewel đã phải sống trên đường phố vì bị mất việc làm. Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Adam trên trang Showbizspy, nữ ca sĩ đã chia sẻ:

“Tôi bị mất việc vì bị sếp gạ tình, khi tôi từ chối, ông ta đã sa thải và không trả lương cho tôi”.

“Hôm sau tôi còn bị đuổi ra khỏi nơi đang thuê trọ vì đã đến hạn trả nhà mà tôi không còn tiền để thuê tiếp”.

“Tôi đã nghĩ  ‘Ừ, mình chỉ sống tạm trên ô tô có một phút thôi rồi đâu lại vào đó, nhưng tôi bị bệnh thận và không thể tìm được một công việc khác vì tôi thường xuyên bị ốm. Tôi không có bảo hiểm và suýt chết trong bãi đỗ xe của một phòng cấp cứu do người ta từ chối cấp cứu cho tôi vì không có bảo hiểm. Tôi kết thúc tình trạng vô gia cư sau một tháng và đi hát trở lại”.

Daniel Craig, nổi tiếng với vai diễn "James Bond," đã từng một lần phải ngủ trên ghế đã công viên ở London  

Giờ đây, anh đã có hàng tá bộ phim được giới phê bình đánh giá cao để đưa vào bản lý lịch nghề nghiệp của mình nhưng theo trang Hollyscoop thì điệp viên 007 của chúng ta đã từng phải ngủ ở ghế đá công viên khi vẫn còn là một diễn viên vô danh.

Chris Gardner- người đã từng gây cảm hứng cho bộ phim “The Pursuit of Happyness"(Mưu cầu hạnh phúc) đã từng sống vô gia cư cùng với cậu con trai nhỏ khi đang tham dự chương trình đào tạo tài chính  

Ngoài một bộ phim dựa trên chính cuộc đời mình do diễn viên Will Smith thủ vai, Gardner cũng có tới hai cuốn sách được thời báo New York xếp vào hàng bán chạy nhất : cuốn tự truyện “The Pursuit of Happyness” và "Start Where You Are: Life Lessons in Getting from Where You Are to Where You Want to Be ".

Tuy nhiên trước khi câu chuyện của ông được chia sẻ với cả thế giới, Gardner đã từng phải sống trên đường phố với cậu con trai nhỏ. Lúc đó, ông đang theo đuổi sự nghiệp tài chính dù không hề có kinh nghiệm hay bằng cấp gì trong lĩnh vực này. Ông đã có một suất tham dự chương trình đào tạo Dean Witter Reynolds nhưng đồng lương quá ít ỏi của ông không đủ trang trải cho cuộc sống của cả gia đình và cuối cùng vợ ông đã bỏ đi. 

Ông cũng là một diễn giả tạo động lực và là CEO của Gardner Rich LLC với các văn phòng đặt tại thành phố New York, Chicago, và San Francisco.

Theo trang web riêng của ông thì, Gardner có một tuổi thơ nghèo khổ, bị bạo hành, nghiện rượu, bị lạm dụng tình dục và cả gia đình bị thất học.

Câu chuyện về tình trạng vô gia cư và khốn khó của Michael Oher trong cuốn 'The Blind Side' đã gây xúc động cho cả thế giới 

Theo NPR, trong suốt thời thơ ấu và niên thiếu, Oher sống trên đường phố trong khi người mẹ nghiện ngập của anh sống trong một khu nhà công cộng. 

Cuối cùng anh cũng được sống trong một gia đình giàu có, chơi cho đội bóng chày của trường Đại học Mississippi được chơi dự bị cho đội Baltimore Ravens tại giải bóng chày nhà nghề Mỹ NFL năm 2009. 

Câu chuyện gây xúc động của anh đã được đề cập đến trong cuốn sách xuất bản năm 2006 của Michael Lewis với tựa đề "The Blind Side: Evolution of a Game và bộ phim "The Blind Side."

Ca sỹ Ella Fitzgerald đã từng bị lạm dụng, có quan hệ với mafia và vô gia cư trước khi trở thành nữ hoàng nhạc Jazz. 

Năm 1981, bà đã từng hát cho tổng thống Ronald Reagan nghe, nhưng theo trang web poemhunter.com, trước khi trở thành “Giọng ca nữ hát nhạc jazz hay nhất mọi thời đại”, bà đã từng làm việc cho mafia một thời gian trước khi cảnh sát đưa bà vào một ngôi trường dành cho trẻ em gái.

Fitzgerald chạy trốn khỏi trường và bị vô gia cư cho tới khi lần đầu tiên ra mắt công chúng tại nhà hát Apollo năm 1934. Giọng hát tuyệt vời đã nhanh chóng mang lại danh tiếng cho bà và trong suốt sự nghiệp của mình, bà đã giành được 13 giải Grammy và nhận nhiều huy chương từ hai tổng thống Reagan và George H. W. Bush. 

Bà qua đời năm 1996, và gương mặt của bà đã xuất hiện trên con tem bưu chính của Mỹ năm 2007. 

Trước khi trở thành nhà ảo thuật vĩ đại nhất, Harry Houdini đã từng chạy trốn khỏi nhà năm 12 tuổi và đi ăn xin trên đường phố. 

Theo Appleton Public Library, khi còn nhỏ, Houdini đã có mong ước trở thành một nhà ảo thuật và chạy trốn khỏi nhà bằng cách nhảy lên một cái tàu chở hàng.

Rồi ông dừng chân tại Missouri.

Vài năm sau, ông chuyển tới thành phố New York với cha nhưng họ nghèo đến nỗi Houdini vẫn phải tiếp tục nghề hành khất trên đường phố. 

Ông khởi nghiệp năm 17 tuổi. 

Trước tuổi lên 10, Charlie Chaplin đã phải tính toán nhiều cách để sống được trên các đường phố của thành phố London 

Theo website riêng của Chaplin, sau khi cha mất sớm, mẹ ông đã phải vào viện tâm thần và cậu bé Chaplin cùng với người em trai đã phải tự lo liệu cuộc sống. 

Do cả bố và mẹ ông đều theo nghiệp biểu diễn nên Chaplin và em trai đã quyết định nối nghiệp bố mẹ. Ngày nay, ông là một trong những diễn viên nam vĩ đại nhất của thời đại phim câm.


(Dịch từ Businessinsider)

Flag Counter