Hiển thị các bài đăng có nhãn Chia Sẻ Thành Công. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chia Sẻ Thành Công. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Khi thú vui trở thành cơ hội kinh doanh triệu đô



Dưới đây là bốn doanh nhân thành công trong việc chuyển thú vui riêng thành các công ty triệu đô.

Kim Lavine bắt đầu làm gối hơi làm quà tặng cho con của các cô giáo cô từ năm 2001, đặt chúng tại bàn bếp tại công ty Grand Haven, Michigan, sử dụng hạt ngô để làm ruột gối. Cùng thời gian đó, chồng cô mất việc, việc này đã thôi thúc cô chuyển thú vui này thành một nguồn thu nhập.  

Cô đã bán gối bên ngoài chiếc xe tải của mình tạo thành một ki-ốt bán hàng kết hợp với việc điều hành công ty Green Daisy của cô năm 2002. Trong vòng hai năm, những chiếc gối Wuvit của Lavine đã được bán theo chuỗi tại khắp nước Mỹ trong đó có Saks Fifth Avenue, Macy’s và Bed Bath & Beyond, và tới năm  2006, công ty đã thu về hơn 1 triệu đô la doanh số bán hàng.

Sau đó, Lavine đã mở thêm một dây chuyền sản xuất pyjama và sau khi chuyển sang mô hình cấp phép, cô lại mở thêm cả dây chuyền đồ trang trí nội thất nữa. Năm 2008, cô củng cố công việc kinh doanh bán lẻ và khởi động công ty truyền thông với kế hoạch  tái xuất thương hiệu Green Daisy. Lavine đã viết về thành công của mình trong cuốn Mommy Millionaire: How I Turned My Kitchen Table Idea into a Million Dollars and How You Can, Too! (so nhà xuất bản St. Martins ấn hành năm  2007).

Theo cô, để quyết định liệu thú vui của bạn có thể chuyển thành một công việc kinh doanh không, trước tiên bạn hãy tự hỏi mình: "Sản phẩm của bạn có đủ lớn không và bạn có thể cho thấy và chứng minh rằng nó có thể tiêu thụ được trên thị trường không?”. Điều này nghe có vẻ đương nhiên nhưng theo Lavine có quá nhiều doanh nhân đã không lưu tâm đến câu hỏi đó.

Dưới đây là ba doanh nhân khác cũng thành công trong việc chuyển thú vui riêng thành các công ty triệu đô. 

 
Terry Finley, người sáng lập nên  West Point Thoroughbreds 

Terry Finley
Thú vui: Cưỡi ngựa 
Công ty: West Point Thoroughbreds
Doanh thu năm 2011: 6.5 triệu đô

Khi Terry Finley mua chú ngựa đầu tiên có tên là Sunbelt với giá 5.000 đô la năm 1991, ông đang cảm thấy bế tắc với công việc bán bảo hiểm nhân thọ của mình. Finley đã chơi đánh cược đua ngựa trong nhiều năm, nhưng chưa từng thực hiện những vụ đầu tư như thế bao giờ. Sau khi  Sunbelt thắng trong cuộc đua đầu tiên, Finley đã bắt đầu cho đăng những mẩu quảng cáo nhỏ trên các tờ báo về đua ngựa và thu hút được một nhà đầu tư trả 5.000 đô la để có một phần bản quyền của Sunbelt. Trong vòng hai tháng, ông đã mua chú ngựa thứ hai cho mình, chú ngựa có tên gọi là Cal’s Zen Jr., và tiếp tục mua thêm nhiều ngựa nữa thông qua thẻ tín dụng.

Ngay sau đó, ông đã bỏ công việc hiện tại và lập nên West Point Thoroughbreds, một công ty quản lý tổ chức đua ngựa có trụ sở tại  Saratoga Springs, New York. Đầu tiên, Finley trò chuyện với các khách hàng đang có công ty riêng và hỏi thăm kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp của họ.  

"Chúng tôi bắt đầu cố gắng xây dựng thương hiệu và danh tiếng”, Finley cho biết. Thông qua những lời khuyên không chính thức này, ông đã nhận ra tầm quan trọng của việc theo dõi các số liệu. Năm 2004, ông đã thuê một nhân viên thiết kế web để sửa chữa lại website của công ty.

Ngày nay, West Point Thoroughbreds sở hữu 55 con ngựa và có 550 nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận khi những con ngựa của họ thắng cuộc, những con ngựa đó sau đó sẽ được giữ lại làm ngựa nòi hoặc bán. Doanh thu hàng năm đã tăng từ 2 triệu đô năm 2005 lên mức 6,5 triệu đô la trong vòng ba năm qua.

 
Craig Jenkins-Sutton, chủ nhân của  Topiarius

Craig Jenkins-Sutton
Sở thích: Làm vườn 
Công ty: Topiarius
Doanh thu năm 2011: 1.2 triệu đô la

Khi  Craig Jenkins-Sutton bắt đầu thiết kế vườn, anh chưa từng được đào tạo chính thức về làm đẹp phong cảnh mà chỉ yêu thích thiên nhiên xanh. Lớn lên trong một trang trại tại trung tâm Minnesota nên anh luôn yêu thích công việc làm vườn.

Anh đã chấm dứt dịch vụ làm đẹp phong cảnh nhưng lại không muốn làm thuê cho bất cứ ai nữa. Năm 2003, anh cho đăng một mẩu quảng cáo nhỏ trên tạp chí Chicago Tribune giới thiệu về dịc vụ thiết kế vườn của mình. Trong vòng một tuần, anh đã nhận được 40 cuộc gọi nhưng chỉ có một cuộc thành công và trở thành khách hàng. Thế là quá đủ để việc kinh doanh tiến triển. Năm đó, anh đã lập nên công ty thiết kế vườn Topiarius tại  Chicago.

Jenkins-Sutton đã học được cách tiếp thị công việc kinh doanh của mình chủ yếu thông qua việc thử nghiệm và những sai lầm. "Phần khó khăn nhất trong nghề làm đẹp phong cảnh là rất nhiều người cho rằng tự họ cũng có thể làm được công việc này. Vậy chúng tôi sẽ đem lại giá trị gì? Chúng tôi phải có khả năng cho thấy đây là một việc thực sự quan trọng”, anh cho biết.

Năm 2010, anh bắt đầu phát quảng cáo tại cửa nhà dân và thấy ngay hiệu quả. Mười ngàn tờ quảng cáo phát ra đã mang tới từ 5-10 cuộc gọi của khách hàng, một kết quả tốt hơn nhiều so với tất cả các hình thức quảng cáo mà anh đã từng thử. Kết quả là, công việc kinh doanh của anh đã tăng gấp đôi trong năm 2010 và doanh số năm ngoái đã tăng  thêm 80%  với con số 1,2 triệu đô la.

 
Megan Duckett, chủ nhân của  Sew What?

Megan Duckett
Sở thích: May vá 
Công ty: Sew What? & Rent What?
Doanh thu năm 2011: 6.2 triệu đô la

Khi  Megan Duckett từ Úc sang thành phố Los Angeles 21 năm trước khi cô mới 19 tuổi và có giấc mơ lớn là được làm việc trong ngành công việc giải trí. Cô nhận làm việc với một nhà tổ chức sự kiện và bắt đầu dành thời gian rảnh để khâu vá tại bàn bếp, may ga trải giường, rèm cửa và quần áo.

Khi sếp yêu cầu cô làm lớp vải lót trang trí cho 10 chiếc quan tài sử dụng cho sự kiện Halloween, Duckett đã thử liều một phen. Cô cho hay "Đó là một trong giờ phút mang tính bước ngoặt bởi tôi nhận ra mình có những kỹ năng mà những người khác không có”. Cô cũng biết rằng tự đặt mình vào vị trí chuyên gia thiết kế sân khấu và đồ trang trí phục vụ cho giải trí sẽ đẩy cô theo một hướng khác. Dự án lớn tiếp theo của cô là thiết kế 25 đèn lụa treo cho The Mirage tại Las Vegas đến ngay một năm sau đó. 

Năm 1996, Duckett đã kiếm được nhiều hơn từ việc may vá, nhiều hơn mức lương 45.000 đô la từ công việc toàn thời gian của cô tại công ty tổ chức sự kiện. Cô nghỉ việc và thuê một kho hàng rộng 800 foot vuông, thuê ba thợ may và kiếm được mức doanh thu 80.000 đo la ngya trong năm đầu tiên.

Năm 2006, cô đã bắt đầu sản xuất túi xách và các vật dụng khác có gắn logo của công ty để thương hiệu Sew What? được nhiều người biết đến hơn. Cô cho hay "Tôi nhận thấy rằng mọi người không mua đồ của tôi mà họ muốn mua một thương hiệu”. Bốn năm trước, Duckett lại vươn tới một dịch vụ khác đó là cho thuê các loại rèm và các đồ dùng sân khấu và tới năm 2011, doanh số bán hàng của công ty có trụ sở tại Los Angeles này đã tăng thêm 5 triệu đô la, cộng thêm với doanh thu 1,2 triệu doanh thu từ công ty thứ hai mang tên Rent What? của cô. Ngày nay, cô quản lý 44 nhân viên của cả hai công ty.
(Dịch từ Entrepreneur)

3 Bài học bạn cần biết trước khi mở công ty riêng




Hãy để những kinh nghiệm thất bại của họ giúp bạn quyết định liệu đây đã phải là lúc thích hợp để bạn tự ghánh vác cơ nghiệp hay bạn nên tiếp tục gắn bó với công việc hiện nay thêm một thời gian để tích lũy thêm các kỹ năng kinh doanh quan trọng


Bạn đã bao giờ mơ ước phá bỏ công việc làm công ăn lương ổn định cho công ty để theo đuổi niềm đam mê của mình? Bạn hình dung cảnh mình đang nằm dài tận hưởng những ích lợi mà sự tự do về tài chính đem lại và điều đó đồng nghĩa với việc bạn làm ông chủ của chính mình.

Đó là một giấc mơ đẹp, và ngày càng có nhiều người mơ ước như vậy. Nhưng trước khi quyết định chuyển hẳn sang làm doanh nhân, bạn cần biết rằng để có được thành công thì niềm đam mê của bạn phải lớn hơn sự nhiệt tình rất nhiều. Đặc biệt là nếu bạn thực sự muốn kiếm tiền và tự trang trải mọi thứ cho bản thân (và thậm chí cả gia đình bạn nữa).

Trong suốt một thập kỷ làm việc tại cơ quan nhân sự, tôi (tác giả bài viết) đã có cơ hội tìm hiểu lý do tại sao các nhân viên đến rồi đi khỏi các công ty. Và tuýp người tôi hay gặp nhất là ai? Những người muốn quay trở lại chỗ làm việc trước đây sau khi không thành công trong việc kiếm sống bằng cách theo đuổi niềm đam mê kinh doanh của mình.

Lý do họ không thể kinh doanh thành công không liên quan gì đến niềm đam mê, mọi thứ đều do họ thiếu kiến thức kinh doanh cần thiết.

Dưới đây là những gì tôi rút ra được từ việc nghiên cứu những người này- hãy gọi họ là “những doanh nhân bị trì hoãn”. Hãy để những kinh nghiệm thất bại của họ giúp bạn quyết định liệu đây đã phải là lúc thích hợp để bạn tự ghánh vác cơ nghiệp hay bạn nên tiếp tục gắn bó với công việc hiện nay thêm một thời gian để tích lũy thêm các kỹ năng kinh doanh quan trọng.

1. Làm việc cho người khác sẽ dạy bạn cách trở thành sếp.

Là nhân viên làm việc trong công ty của người khác, do người khác quản lý sẽ giúp bạn hiểu được những bức xúc của nhân viên và dạy bạn cách quản lý quy trình làm việc và cân bằng các yêu cầu cạnh tranh. Điều này cũng cho bạn cơ hội thử nghiệm mức độ năng lực làm việc, sự mong đợi của bản thân mà không sợ rủi ro.

Khi bạn có sếp, bạn cũng sẽ học cách để trở thành sếp. Điều đó có nghĩa bạn học cách định hướng, các hành động của một vị lãnh đạo mà bạn muốn noi theo hay muốn quên, cách phân quyền hiệu quả và cách im lặng khi đang nói chuyện với người thuộc cấp cao hơn.

Các doanh nhân bị trì hoãn mà tôi có dịp tương tác thường nói rằng họ hoàn toàn ý thức được khối lượng công việc khổng lồ mà họ phải làm khi xây dựng doanh nghiệp riêng của mình, họ chỉ không biết rõ khả năng của chính mình.

Đến khi công việc chồng chất và cần thêm người trợ giúp, họ lại không có khả năng quản lý hiệu quả những việc phát sinh khi có thêm nhân sự. Nhiều người cố gắng tuyển một trợ lý rồi mới phát hiện ra rằng họ còn khốn khổ hơn là làm sếp bởi họ không có kinh nghiệm quản lý con người.

Bài học: nếu bạn không dành đủ thời gian làm nhân viên, bạn sẽ khó thành công với vai trò là người quản lý.

2. Hiểu về nguyên tắc làm việc trong công sở sẽ biến bạn trở thành một người giao tiếp tốt hơn.

Các nguyên tắc làm việc trong công sở luôn tồn tại ở mọi môi trường làm việc. Đúng vậy, hãy hít thật sâu. Những nguyên tắc đó sẽ cho bạn vô số cơ hội củng cố sự sắc bén trong kinh doanh như cách gây ảnh hưởng cho người khác. Hãy chắc chắn là bạn biết cách đạt được mục đích của mình mà không dẫm lên chân đồng nghiệp- một thành phần quan trọng trong thành công của doanh nghiệp.

Khi đang còn làm việc ở chỗ cũ, hãy tìm cách làm việc với người khó chịu nhất công ty. Có thể việc này chẳng vui vẻ gì, nhưng nó sẽ giúp bạn có được hình dung về những tính cách khác nhau mà bạn sẽ gặp phải khi điều hành công ty riêng của mình.

Khi các khách hàng khó chiều đến với bạn, bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để đối đãi họ một cách chuyên nghiệp và duyên dáng mà không gặp sức ép tâm lý nào.

3. Quan sát cách một doanh nghiệp hoạt động (thay vì cắm cúi làm cho xong phần việc của mình) sẽ có ích cho bạn và công ty của bạn sau này.

Bạn có thể hiểu nhiều về cách một doanh nghiệp hoạt động bằng cách đặt câu hỏi, quan sát xung quanh và tìm kiếm những trải nghiệm mới.

Thay vì chỉ chăm chăm nhìn đồng hồ chờ tới hết giờ làm việc, hãy tìm hiểu: Lợi nhuận của công ty bạn đang làm thế nào? 

Họ sử dụng tiền vào việc gì?

Họ tạo ra thu nhập định kỳ như thế nào?

Họ tìm kiếm khách hàng như thế nào? 

Hãy sử dụng tài do thám của bạn khi bạn vẫn còn đang trong một môi trường an toàn và tìm những người ra quyết định, người tạo ý tưởng và người nắm giữ ngân sách để có được phạm vi đầy đủ về mô hình kinh doanh. Sau đó hãy sao chép những gì bạn có thể bằng cách áp dụng các bài học những bài học bạn thu được vào công ty riêng của mình.

Tạo ra một công việc kinh doanh có lợi nhuận là một trong những thách thức lớn nhất đã khiến các doanh nhân bị trì hoãn phải quay trở lại công việc làm thuê trước đây. Hiểu cách tạo ra doanh số bán hàng và duy trì lợi nhuận là cản trở lớn nhất- và cũng là điều bạn có thể tránh được nếu chịu khó học hỏi trong công việc.

Bạn thậm chí có thể muốn thử kinh doanh trước khi thực sự làm.

Đối với những doanh nhân bị trì hoãn, ý tưởng tự mình làm chủ mang nhiều ý nghĩa tự do hơn là thực tế. Trước khi tạo một bước nhảy trong sự nghiệp, hãy dành ra một hay hai tuần đi nghỉ như thể bạn vừa mới dành toàn bộ thời gian để điều hành công việc kinh doanh toàn thời gian. Làm chủ đồng nghĩa bạn sẽ có nhiều tự do hơn, nhưng cũng phải ghánh nhiều trách nhiệm hơn, cô độc và nhiều công việc không tên khác tại văn phòng như lập hóa đơn và đổ mực máy in, những việc mà những người khác sẽ làm cho bạn khi bạn còn là nhân viên của một công ty lớn.

Nếu bạn khởi đầu kinh doanh bán thời gian trước, bạn có thể để mọi việc diễn ra một cách từ từ để có thời gian thử nghiệm khả năng kinh doanh của mình và tạo thu nhập. Bạn sẽ có thể cân nhắc mô hình kinh doanh của mình và giảm bớt việc ra quyết định cũng như tìm ra môi trường làm việc phù hợp với mình.

Theo đuổi đam mê là một bước đi lớn để thâm nhập vào thế giới chưa biết với những điều thú vị và đáng sợ đi kèm với việc làm chủ bản thân. Nhưng để bước đi đầu tiên trở thành bước đi cuối cùng, bạn hãy chắc chắn mình đã thu thập đủ các kỹ năng kinh doanh từ một doanh nghiệp ổn định đã có nhiều lợi nhuận. Kinh nghiệm làm việc cho ai đó rất quý giá cho thành công sau này của công ty riêng của bạn.

(Dịch từ Businessinsider)

5 bài học lãnh đạo trường kinh doanh không dạy bạn




Hãy quên những ảo tưởng, đam mê và mớ lý thuyết tẻ ngắt của các trường kinh doanh đi. Dưới đây là những chi tiết thiết thực bạn không thể bỏ qua nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại.


 

Đầu tiên, ngài giáo sư nói về tầm quan trọng của việc truyền cảm hứng. Rồi ông nói về sức mạnh của niềm đam mê. Tiếp theo ông thảo luận về giá trị của tầm nhìn.

Rồi tôi gần như thiếp đi.

Tôi đang ngồi trong lớp dự một bài giảng về các đặc điểm của một nhà lãnh đạo vĩ đại do một vị giáo sư trình bày. Tất nhiên là tôi không đồng tình với danh sách mà giáo sư đưa ra: tầm nhìn, đam mê, truyền cảm hứng, tinh thần cống hiến, công bằng và đáng tin cậy. Đó là những phẩm chất quan trọng của một nhà lãnh đạo vĩ đại. Nhưng tôi nhận ra rằng mình chỉ thu được rất ít từ những gì giáo sư nói. Những gì nhàm chán thì rất khó ghi nhớ để đưa vào thực tiễn cuộc sống. 

Sau cùng, tôi thấy "Truyền cảm hứng cho đội nhóm của bạn" là một lời khuyên hay, nhưng làm thế nào để bạn làm được điều này?

Vì thế, khi bỏ đi, tôi nhận ra rằng hầu hết những gì tôi biết về nghệ thuật lãnh đạo đều không phải được học từ các trường kinh doanh, các hội thảo hay tọa đàm.

Tôi đã học được những bài học lãnh đạo hay nhất của mình theo cách rất khó khăn:

1. Số liệu tới rồi đi nhưng cảm xúc thì sẽ tồn tại mãi mãi.

Các dữ kiện và số liệu rất quan trọng. Những lời diễn giải tính logic và lập luận đằng sau một quyết định có thể giúp người khác tiếp nhận và cam kết thực hiện. Các biểu đồ, đồ thị, biểu bảng, kết quả… thì rất hữu dụng nhưng rất nhanh chóng bị lãng quên.

Nếu bạn làm cho một nhân viên cảm thấy anh ta thật ngu ngốc hoặc làm anh ta bị xấu hổ trước mặt những người khác, anh ta sẽ không bao giờ quên.

Có một nhân viên đưa ra một lời bình luận trong một cuộc họp, theo bản năng tôi đã buông một lời chế giễu. (Suốt một thời gian dài, tôi luôn là người thích châm biếm bởi tôi nghĩ rằng đó là những câu đùa dí dỏm, tế nhị.). Mọi người đều cười, riêng anh nhân viên kia thì không.

Và mối quan hệ công việc giữa chúng tôi đã thay đổi mãi mãi. Tôi xin lỗi ngay tại chỗ và sau đó lại xin lỗi nhưng thiệt hại đã xảy ra rồi.

Nếu bạn nghĩ về dữ liệu và tính logic một thì hãy nghĩ hai lần về cảm nhận của nhân viên. Sửa chữa lỗi dữ liệu thì dễ nhưng bạn không thể khắc phục những tổn thương về lòng tự trọng mà bạn (vô tình hay cố ý) gây ra cho nhân viên.

2. Những ý tưởng hay không bao giờ xuất hiện trong các bài thuyết trình.

Các bài thuyết trình là một cách hay để chia sẻ thông tin chi tiết và phức tạp. Nhưng nếu muốn chia sẻ những ý tưởng lớn thì bạn không nên sử dụng hình thức thuyết trình.

Những ý tưởng hay thường chỉ gói gọn trong một hay hai câu. Các nhân viên của bạn đều có những ý tưởng này.

Tất cả những gì bạn cần làm là lắng nghe. Và các nhân viên của bạn sẽ yêu quý bạn vì bạn đã lắng nghe, vì tôi đảm bảo với bạn rằng các sếp cũ của họ chưa từng làm như vậy bao giờ.

3. “Quy trách nhiệm cho những người xung phong” sẽ giết chết dòng ý tưởng.

Những nhân viên giỏi nhất của bạn có xu hướng tạo ra những ý tưởng hay. Một điều rất tự nhiên là bạn sẽ giao trách nhiệm thực hiện ý tưởng cho người đã nghĩ ra nó. Thêm nữa, nếu người đó là một nhân viên giỏi, sẽ là điều tự nhiên nếu bạn muốn họ nhận trách nhiệm vì có nhiều khả năng họ sẽ hoàn thành ý tưởng đó hơn những người khác.

Tất nhiên, những nhân viên giỏi nhất của bạn có thể đang phải làm việc rất vất vả, nên nếu lúc nào bạn cũng giao thêm trách nhiệm cho họ mỗi khi họ có một gợi ý nào đó thì dòng ý tưởng của họ sẽ bị ngưng lại.  

Khi một nhân viên giỏi giải thích với tôi rằng: “Cuối cùng tôi nhận ra rằng tôi nên ngừng ngay các đề xuất với ông vì cứ mỗi khi tôi làm như vậy, ông lại giao thêm việc cho tôi” tôi mới vỡ lẽ ra điều này.

Đôi lúc nhân viên sẽ sẵn sàng nhận trách nhiệm thực hiện ý tưởng của họ. Nhưng cũng có lúc họ không sẵn lòng.

Muốn biết nhân viên sẽ phản ứng ra sao? Bạn hãy hỏi chính họ.

4. Chỉ chia sẻ những điều tích cực sẽ dẫn tới sự tiêu cực.

Hãy thử tưởng tượng bạn đang chia sẻ cơ sở lý luận đằng sau một quyết định với nhóm của bạn. Bạn mô tả những kết quả tích cực của quyết định này một cách phấn khích.

Trong khi đó các nhân viên chỉ tìm kiếm những thứ tiêu cực, mọi triển vọng kinh doanh xán lạn đã bị phủ một đám mây đen vì một vài nhân viên. Một lần tôi đã mô tả những thay đổi trong việc thu gom bụi giấy sẽ cải thiện chất lượng không khí trong nhà máy ra sao, nhưng tôi không thấy được một thực tế là có một vài nhân viên cảm thấy họ phải dành một vài giờ trong ngày ngụp lặn trong một môi trường giống như một chiếc bồn tắm chứa đầy bột mỳ.

Đừng bao giờ bỏ qua những mặt hạn chế, ngay cả khi những hạn chế đó chỉ mới ở mức tiềm tàng. Hãy trao đổi cởi mở về mặt trái khi những mặt trái đó ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân viên. Hãy thể hiện rằng mình hiểu những điều tốt nhất và cả những cái dở nhất có thể xảy ra và điều đó có ý nghĩa thế nào đối với nhóm của bạn.

Khi bạn trao đổi cởi mở về những mặt tiêu cực có thể có, các nhân viên không chỉ tôn trọng bạn hơn mà còn làm việc chăm chỉ hơn để những điều tiêu cực kia không xảy ra.

5. Số liệu chính xác nhưng con người cũng đúng.

Bạn thông minh. Bạn tài giỏi. Bạn có học thức. Việc phân tích số liệu là người bạn thân nhất của bạn. Đôi khi số liệu của bạn sẽ dẫn tới những kết luận không thể tránh được thế nhưng bạn vẫn đưa ra một kết luận hoàn toàn khác.

Một lần tôi đã chuyển hai nhóm gồm khoảng 30 người sang ca làm việc trái hẳn nhau vì tôi nghĩ rằng hiệu quả làm việc sẽ theo đó tự động tăng thêm 10%. Tôi cũng biết (vì nhân viên nói với tôi) rằng  nhân viên không thích giờ giấc làm việc mới này, nhưng tôi vẫn giữ nguyên ý kiến, vì tôi nghĩ nhà lãnh đạo giỏi phải sẵn sàng đưa ra những quyết định khó khăn và thực hiện nó bất chấp lý do gì để đạt được kết quả.

Hóa ra tôi đã sai.

Chắc chắn việc thay đổi ca làm việc của tôi phát huy hiệu quả trên giấy. Và có khi trong thực tiễn nó cũng phát huy hiệu quả. Nhưng nó lại làm đảo lộn cuộc sống gia đình của nhiều nhân viên giỏi, khi hiểu ra tôi đã điều chỉnh lại giờ làm việc như cũ. Chúng tôi đã tìm ra cách khác để nâng cao năng suất lao động.

Đôi khi một quyết định đưa ra không chỉ dựa trên sự phân tích, tính logic và lý lẽ. Không có quyết định nào do máy móc tạo ra cả bởi vì quyết định là do con người thực hiện.

Nhà lãnh đạo phải dựa vào số liệu nhưng nhà lãnh đạo giỏi thường chủ quan và thậm chí hơi lộn xộn.

Nếu nhân viên không đồng ý với bạn, hãy hỏi lý do tại sao nhưng đừng hỏi chỉ để bảo tồn vai trò của mình, hãy hỏi để học.

Bạn biết những điều nhân viên của bạn không biết và họ biết những điều mà bạn không biết nếu không lắng nghe những điều họ nói.
(Dịch từ Inc)

Doanh nhân có thể học gì từ Steve Sabol - chuyên gia đổi mới của NFL

Dưới đây là ba bài học từ cuộc đời của Sabol có thể giúp truyền cảm hứng cho những người muốn tạo ra một điều gì đó vĩ đại:
Nhiều người trong số chúng ta hi vọng có thể tạo ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho người khác để họ theo đuổi giấc mơ. Steve Sabol, người vừa qua đời tuần này ở tuổi 69, không chỉ có ảnh hưởng tới những người quen biết cá nhân ông mà với hầu hết những xem bóng bầu dục trong nhiều thập kỷ qua. Những nỗ lực kinh doanh của ông đã cách mạng hóa ngành công nghiệp truyền hình thể thao.

Vào đầu những năm 1960, Sabol đã cùng với cha mình sáng lập nên hãng phim NFL Films, studio Mount Laurel có trụ sở tại bang New Jersey đã tạo ra những bộ phim thương mại, các chương trình truyền hình, những bộ phim giới thiệu, phim tài liệu và các chương trình khác cho giải bóng bầu dục Mỹ National Football League. Sarbol và cha ông đã tạo được uy tín với những tiến bộ trong kỹ thuật sản xuất như phát lại ở góc quay ngược lại và tạo điểm nhấn cho nhạc pop.

Những câu chuyện, sự sáng tạo và niềm đam mê của Sabol đối với các trận đấu đã truyền cảm hứng cho các vận động viên trẻ, các nghệ sĩ, những người hâm mộ các môn thể thao và cả những doanh nhân như tác giả bài viết. Dưới đây là ba bài học từ cuộc đời của Sabol có thể giúp truyền cảm hứng cho những người muốn tạo ra một điều gì đó vĩ đại:

1. Biết cách kể câu chuyện của bạn. 

Sabol được coi là một người kể chuyện tuyệt vời. Bình luận viên của kênh thể thao ESPN - Chris Berman có lần đã nói Sabol có thể tạo ra một trận đấu kết thúc với tỷ số 49-14 “giống như tấn bi kịch Hy Lạp".

Mọi doanh nhân đều có chuyện để kể. Đó có thể là câu chuyện thành công hay thất bại, nhưng câu chuyện của bạn phải cho thấy rõ con người của bạn, những việc bạn làm và ban có thể làm gì để giúp đỡ những người khác. Kể về giai đoạn mới khởi nghiệp của mình là một cách hay và có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc ai đó chọn bạn chứ không phải đối thủ đang cạnh tranh với bạn. Vì vậy hãy dành thời gian để tạo ra câu chuyện của mình và hãy để cả thế giới biết tại sao những việc bạn đang làm lại khiến bạn vĩ đại đến vậy.

2.Tạo dựng một đội nhóm tuyệt vời. 

Thuộc cùng một  nhóm, Sabol và cha của ông đã phối hợp ăn khớp đến mức hoàn hảo. Ed hiếm khi cạn ý tưởng nhưng hễ ông nghĩ tới một điều gì đó thì Steve cũng cùng chung ý nghĩ với ông. Và thường  chính Steve sẽ đưa ra những thủ pháp nghệ thuật tạo ra sự khác biệt cho NFL Films và giúp cho hãng phim này được nhiều người biết đến.

Bạn cần hiểu rõ điểm mạnh và yếu của mình và kết hợp với những người có thể bù đắp những thiếu hụt đó. Bạn càng sớm nhận ra rằng mình không cần phải tự mình làm tất cả mọi việc để đạt được thành công thì bạn càng sớm thành công.

3. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro. 

Trở lại hồi những năm 60 của thế kỷ trước khi khái niệm phát lại ở góc quay ngược lại, huấn luyện và viên và vận động viên tương tác thông qua các trò chơi và tạo điểm nhấn cho âm nhạc chưa từng được biết tới. Tuy nhiên, Steve đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Associated Press rằng "Giờ đây những kỹ thuật này quá phổ biến đến nỗi thật khó có thể tưởng tượng được rằng có thời chúng đã từng là những thay đổi căn bản. Tin tôi đi, thật không dễ để mọi người chấp nhận những cái mới, luôn luôn là như vậy, nhưng tôi nghĩ những nỗ lực đó cũng xứng đáng bỏ ra”. 

Các doanh nhân thành công thường có niềm tin rất vững vàng và điều đó giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi và chấp nhận rủi ro mà những người khác không thể làm được. Một phần trong đó là sàng lọc những phản hồi tiêu cực từ những người không hiểu những việc bạn đang làm. Nếu bạn đã có một tầm nhìn, hãy dấn tới và xem điều gì sẽ xảy ra.

(Dịch từ Entrepreneur)

Từ cô giáo mầm non trở thành triệu phú




Deanna Jump đã trở thành một cô giáo mầm non kiêm triệu phú đô la nhờ bán các kế hoạch bài giảng của mình trên trang web Teachers Pay Teachers.

Deanna Jump, một cô giáo mầm non 43 tuổi chỉ kiếm được chưa đến 30.000 đô la/ năm. Nhưng năm nay, cô đã kiếm được tới 1 triệu đô la. 

Cô đã làm điều đó như thế nào? TeachersPayTeachers.com (TPT), trang web mua sắm trực tuyến là nơi các giáo viên có thể bán các kế hoạch bài giảng cho các giáo viên khác. Jump đã trở thành giáo viên đầu tiên trên trang web này kiếm được hơn 1 triệu đô la bằng cách bán các kế hoạch bài giảng phục vụ cho việc dạy học sinh mẫu giáo của cô.

Cô Jump cho hay: "Dạy học giờ đây đã thành một thú vui của tôi. Hiển nhiên là tôi đã kiếm được nhiều tiền hơn trên TeacherPayTeachers. Tôi không cần phải dạy học nữa, nhưng dạy học đã trở thành niềm đam mê của tôi. Tôi không thể tưởng tượng được là mình sẽ không dạy học nữa”. 

Jump là người bán lớn nhất của TPT với biên độ mua bán rất rộng. Theo người sáng lập nên TPT- Paul Edelman, trang web hiện đang có 15.000 người dùng tải lên các kế hoạch bài giảng và 10.000 người trong số đó bán chúng. Hai người dùng đã bán được hơn 300.000 đô la trị giá các tài liệu và hơn 20 người đã bán được hơn 100.000 đô la thông qua trang web này.

Edelman  cho hay: "Chúng tôi vô cùng sửng sốt. Xu hướng này bắt đầu từ năm 2010 khi Deanna đã kiếm được khoảng 27.000 đô la trong quý 4 của năm. Chúng tôi đã từng nghĩ đây chỉ là sự đột biến nhưng hóa ra đó mới chỉ là bước khởi đầu. Trong quý này, cô ấy đã kiếm được đến 1 triệu đô la". 

Vậy điều gì đã khiến các kế hoạch bài giảng của Jump trở nên nổi tiếng? 

Edelman chia sẻ: "Các bài giảng được thiết kế cẩn thận với các hoạt động hiệu quả, được đầu tư suy nghĩ, và có tính sáng tạo cao dành cho các bé 5 tuổi. Và cô ấy là một chuyên gia quảng bá và tiếp thị giỏi và đầy hiểu biết của các bài giảng do chính cô tạo ra”.  

Phần cốt lõi của chiến dịch marketing của Jump là trang blog nổi tiếng chuyên về việc giảng dạy của cô với tiêu đề Mrs. Jump's Class—đây là cách để cô quảng bá các kế hoạch bài giảng của mình.  

Các kế hoạch bài giảng của Jump có các mức giá dao động từ miễn phí cho tới gói poster trị giá 100 đô la để sử dụng suốt cả năm học. Trang thông tin cá nhân của cô cho thấy cô có hơn 17.000 người dõi theo trên mạng và mức điểm dành cho người dùng là 4. Khi Jump tải lên một bài giảng mới, những người theo dõi cô sẽ nhận được một email thông báo.

Jump cho biết "Tôi mà đăng cái gì đó là trong vòng một giờ đồng hồ thứ đó sẽ được bán hết”.

TPT đưa ra 2 gói đăng ký thành viên, một gói miễn phí và một gói đăng ký với mức phí 59,95 đô la/năm. Trang web trích 40% tiền hoa hồng đối với tất cả các giao dịch mua bán giữa những người dùng trang web miễn phí nhưng chỉ thu 15% tiền hoa hồng đối với các kế hoạch bài giảng do người dùng có trả phí bán.

Edelman, từng là một giáo viên tiếng Anh trung học tại thành phố New York đã lập nên TPT từ năm 2006 với mong muốn giúp các giáo viên tiết kiệm thời gian soạn các kế hoạch bài giảng. Mặc dù nhiều trang web tương tự khuyến khích các giáo viên chia sẻ miễn phí các kế hoạch bài giảng, nhưng Edelman nghĩ rằng để các thầy cô kiếm được tiền thì họ sẽ cung cấp các kế hoạch bài giảng có chất lượng cao hơn và ưu đãi nhiều người dùng tiềm năng hơn.

Ông đã bán công ty này cho Scholastic với mức giá khoảng 500.000 đô la ngay sau khi thành lập, và mua lại với mức giá thấp hơn năm 2009. TPT sẽ xử lý xấp xỉ 30 triệu đô la tiền giao dịch các kế hoạch bài giảng trong năm nay.

(Dịch từ Inc)

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Mô hình quản trị mới mẻ quyết định thành công của Harvard

Vào năm 1636, Harvard được chính quyền Khu Vịnh Massachusetts thành lập như là một cơ sở công lập. Ảnh: wikipedia
Không nước nào thống trị nền công nghiệp nào nhiều như là Mỹ thống trị giáo dục đại học. Ví dụ như, trong Bảng xếp hạng các đại học Thế giới của đại học Jiao-Tong (Thượng Hải, Trung Quốc), 17 trong số 20 trường đại học tốt nhất thế giới là của Mỹ, với Harvard đứng đầu danh sách với một khoảng chênh lệch đáng kể.

Cách giải thích thông thường cho hiện tượng này bao gồm: sự giàu có của Mỹ, dân số đông, hào phóng tài trợ nghiên cứu, tư nhân hoạt động từ thiện rộng rãi, và khả năng thu hút học giả khắp thế giới. Nhưng giải thích như vậy vẫn không đủ. Cho dù khoe là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ chỉ chiếm một phần tư GDP toàn cầu với khoảng 1/20 dân số thế giới. 

Và không chỉ duy nhất Mỹ hỗ trợ nghiên cứu. Hơn nữa, với cách giải thích như trên thì các nước lớn như Pháp, Đức, Nhật, và thậm chí Trung Quốc và Ấn Độ, lẽ ra cũng phải có đại diện ở những hạng đầu trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu. Thế nhưng các nước này chỉ xuất hiện đâu đó trong các bảng xếp hạng, thậm chí còn không hề có mặt.

Thật ra, những nước này thiếu một mảng quyết định trong câu đố khó: mô hình quản trị mới mẻ của Mỹ trong giáo dục đại học.

Vào năm 1636, Harvard được chính quyền Khu Vịnh Massachusetts thành lập như là một cơ sở công lập. Giá trị của Harvard đối với Massachusetts được ghi trong hiến pháp bang thông qua vào năm 1780, bao gồm một đoạn về chức năng và ranh giới của đại học này.

Khi sinh viên Harvard chi phối hệ thống lập pháp của Massachusetts, đại học này được chiếu cố hỗ trợ. Nhưng, trong thập niên 1840, tình trạng nhập cư hàng loạt, được thúc đẩy bởi nạn đói ở Ireland, đã làm thay đổi sự thăng bằng nhân khẩu trong bang, cho phép các nhà hoạt động dân túy lấy lại quyền kiểm soát hệ thống lập pháp.

Gần như ngay lập tức, Harvard bị công kích là quá tự phụ, quá đặc quyền và quá đắt tiền. Ngay cả chương trình giảng dạy cũng bị chỉ trích. Trong hai thập niên sau đó, bang ngày càng cản trở hoạt động của Harvard, ví dụ như từ chối tài trợ và ngăn cản chỉ định giảng viên. Tình trạng này đạt đỉnh điểm vào năm 1862, khi cơ quan lập pháp chặn việc bổ nhiệm một hiệu trưởng đại học.

Đáp lại, Harvard yêu cầu trường được đặt “ngoài phạm vi của những tranh chấp và thay đổi chính trị thông thường” để “nằm trong tay của các sinh viên quan tâm đến giáo dục nhiều nhất.” Vào ngày 29.4.1865, đề xuất cấp tiến này được Tòa án Tối cao Massachusetts (cơ quan lập pháp lưỡng viện của bang) thông qua, nhờ vận động hành lang ráo riết và thiện chí đến từ hoạt động nghiệp đoàn nổi trội của sinh viên Harvard trong thời Nội chiến. Kể từ đó, ban quản trị Harvard dành cho sinh viên kiểm soát.

Thành công của Harvard thôi thúc các đại học khác ở Mỹ có hành động tương tự, bắt đầu là đại học Yale và trường William & Mary. “Phương pháp Mỹ đích thực” này – theo cách gọi của Charles William Eliot, hiệu trưởng nhiều năm nhất của Harvard - trở thành tiêu chuẩn không chỉ của các đại học tư, mà còn của các trường công, như Michigan và  Purdue, và ngay cả những trường tôn giáo, như là Notre Dame và Duke.

Hiện nay, 19 trong top 20 đại học Mỹ trong bảng xếp hạng của US News and World Report – bảng xếp hạng được theo dõi nhiều nhất – được sinh viên kiểm soát (đại diện sinh viên chiếm từ 50% trở lên trong ban quản trị). Ngoại lệ duy nhất là viện Công nghệ California, với một ban quản trị có 40% đại diện sinh viên. 

Trong top 5, ba đại học (Harvard, Yale và Columbia) do sinh viên quản lý hoàn toàn, và hai trường (Princeton và Stanford) do sinh viên kiểm soát 90%. Các sinh viên điều hành ngay cả ở trường công, như Purdue (90%) và Michigan (63%). Trung bình, thành phần sinh viên chiếm 63% ban quản trị của top 100 đại học Mỹ, cả trường công và tư.

Nói chung, một tỉ lệ sinh viên cao hơn trong ban quản trị gắn với một thứ hạng cao hơn của trường, tính chọn lọc tăng và một sự ủng hộ rộng lớn hơn. Sau cùng, không tập thể nào chăm sóc cho uy tín của một trường đại học nhiều hơn là sinh viên của trường, những người được hay mất sự quí trọng khi thứ hạng của trường mình học tăng lên hay giảm sút.

Sinh viên thực sự có nhiều động cơ nhất để dành công sức và quản lý trường có hiệu quả. Nhờ hiểu biết và gần gũi trường, sinh viên cũng là những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất. Thông qua các hệ thống sinh viên, các thành viên ban quản trị có thể nhanh chóng nắm thông tin và hành động ngay không trì hoãn.

Tất cả các đại học lớn là những tổ chức phi lợi nhuận, được sáng tạo để thực hiện giáo dục, và tạo lợi ích cho cả xã hội. Nhưng các đại học Mỹ đã tìm thấy một cách để đưa những lợi ích của cạnh tranh vào trong ý niệm châu Âu về những tập đoàn phi lợi nhuận hay cái gọi là miễn phí. 

Việc thiếu lợi nhuận không làm giảm bớt động cơ tranh đua vì uy tín trường của một ban quản trị chủ yếu là sinh viên, chẳng hạn trong việc thuê đội ngũ giảng dạy nổi tiếng, tuyển lựa những sinh viên xứng đáng và nỗ lực đạt những thành tựu về thể thao hay nghệ thuật.

Sử dụng sinh viên để đưa những lợi ích của cạnh tranh vào trong các thể chế phi lợi nhuận là ví dụ cho tài thích nghi của Mỹ. Và đây là điều mà những nước mong muốn cạnh tranh với các đại học Mỹ nên ghi nhận.

Theo Võ Phương
Sài Gòn Tiếp thị

8 thói quen xấu gây hại sự nghiệp



Vì sao bạn luôn bị bỏ qua mỗi khi đến dịp xét thưởng, tăng lương, hay các dự án quan trọng?

Câu trả lời có thể chính là từ bạn, từ một hoặc nhiều các hành vi vô tình “giết chết” sự nghiệp của bạn.
1. Không biết tự “PR” công việc của mình
Có thể bạn luôn hoàn thành tốt công việc của mình, nhưng nếu không ai biết về nó thì cũng chẳng ích gì cho uy tín của bạn, lương của bạn, hay những cơ hội mới.

Hãy làm sao để sếp biết được mọi thành tích, nỗ lực của bạn, từ chuyện thuyết phục được một khách hàng khó tính cho đến việc giải quyết nhanh chóng một trục trặc của hợp đồng... tất cả những gì nổi bật bên ngoài công việc thường ngày cảu bạn.
2. Bảo thủ
Nếu bạn luôn bảo thủ mỗi khi nhận được những phản hồi về công việc của mình, bạn sẽ rơi vào điểm dừng trong sự nghiệp. Hầu hết mọi người sẽ từ bỏ việc trao đổi, chia sẻ với những người bảo thủ.
Khi đó, đồng nghiệp sẽ tránh xa bạn, sếp sẽ thôi không bảo bạn phải cải thiện công việc ra sao. “Điều đó rất tuyệt”, bạn có thể nghĩ vậy, nhưng điều tồi tệ chính là bạn sẽ phá huỷ những mối quan hệ bạn cần để thăng tiến và bỏ qua những cơ hội tiếp thu thông tin để phát triển sự nghiệp.
3. Ra quyết định hấp tấp
Hành vi ra quyết định hấp tấp, vội vã không được phép xuất hiện trong công việc, dù đó là sự phản ứng lại ngay khi sếp nói điều gì đó bạn không thích, hay nhận ngay một công việc mà không suy nghĩ kỹ càng.
Nên nhớ rằng những quyết định trong công việc sẽ có ảnh hưởng rộng đến ví tiền , danh tiếng và chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn.
4. Không biết tự khẳng định
Có thể nhiều người cho rằng, sự khiêm tốn, không chơi trội là cách tốt để có một công việc thành công, tuy nhiên quá rụt rè, thiếu quyết đoán sẽ làm hại cho sự nghiệp. Nếu bạn tin rằng một quyết định là sai, một dự án có thể là một thảm hoạ, hay bạn xứng đáng được khen thưởng, thì một nhà quản lý tốt sẽ muốn bạn phát biểu.
Tất nhiên, có sự khác nhau giữa việc tự khẳng định và việc tự cao tự đại một cách quá lố. Tuy nhiên, đưa ra quan điểm của mình một cách chuyên nghiệp là chìa khoá để thành công trong nghề nghiệp.
5. Quá bi quan, tiêu cực
Nếu bạn là người thường xuyên phàn nàn về các dự án mới, chính sách mới của công ty, hay chuyện phòng công nghệ mãi không giải quyết được những vấn đề về mạng, thì bạn đang tạo ra một môi trường làm việc khó chịu cho những người xung quanh.
Ngay cả chuyện hài hước, châm biếm một cách tiêu cực cũng vậy. Việc thường xuyên châm chọc đồng nghiệp, hay nói đùa về các quyết định của sếp, dù cho điều đó có làm mọi người cười phá lên thì nó cũng không hề tạo ra danh tiếng tốt đẹp gì cho bạn.
6. Nói dối
Điều tồi tệ nhất của việc nói dối là bị phát hiện. Một khi bị phát hiện là nói dối, dù chỉ là một chuyện nhỏ nhặt nhất thì uy tín của bạn cũng bị phá huỷ và cực kỳ khó để khôi phục lại như trước.
Dù cho bạn có luôn trung thực trong 3 năm liền nhưng bạn vẫn bị nhớ đến là một người đã từng nói dối và do đó không thể được tin tưởng hoàn toàn.
7. Thất hứa thường xuyên
Mọi người thường hay để ý xem liệu bạn có làm những gì bạn nói hay không và họ đặc biệt nhớ lâu với những lần bạn thất hứa, kể cả từ việc nhỏ nhất như forward tài liệu mà bạn đã hứa trong cuộc họp, đến những việc lớn như hoàn thành dự án công việc đúng hạn.
Nếu bạn luôn đúng hẹn, họ sẽ ghi nhận và bạn được tiếng là người giữ uy tín và đáng tin cậy. Ngược lại, nếu bạn thất hứa, hay đơn giản chỉ là quên mất, họ sẽ kết luận là những lời nói của bạn khó tin.
8. Không chịu học hỏi công nghệ mới
Ok, bạn có thể cảm thấy hoàn toàn thoải mái, hài lòng với cách thức làm việc hiện tại của mình và vì vậy không cần thiết phải mất thời gian học hỏi những công nghệ mới nhất làm gì.
Tuy nhiên, nếu bạn cứ từ chối học những cách làm việc mới, bạn sẽ nhanh chóng bị tụt hậu so với các đồng nghiệp, những người không ngại với sự thay đổi.
Nếu bạn cứ phải in email ra để đọc và soạn thư trả lời, hay cứ phải vào thư viện để tìm kiếm thông tin thay vì lên Google, bạn sẽ bị sếp và đồng nghiệp đánh giá thấp về sự thích ứng của bạn trong công việc.


Theo Hoàng Yến
Vnmedia/US news

Làm gì khi không được thăng chức











Bạn nghĩ rằng mình xứng đáng được thăng chức nhưng lại bị sếp ngó lơ? Đừng vội tỏ ra khó chịu hay tức giận bởi cách bạn phản ứng sẽ ảnh hưởng tới con đường sự nghiệp của bạn sau này. Sau đây là một số gợi ý để bạn cân nhắc.

Tất nhiên khi rơi vào tình huống này ít ai có thể cảm thấy thoải mái. Việc những nỗ lực của bản thân không được ghi nhận đúng mức dễ khiến người ta cảm thấy hụt hẫng, chán nản. Nhưng hay cố gắng kìm nén những cảm xúc tiêu cực ấy. 

Ứng xử khéo léo là cách giúp tăng cơ hội thăng tiến

Bạn cho rằng mình xứng đáng được cất nhắc và thấy tức giận vì bị ngó lơ? Hãy giữ điều đó ở trong lòng cho đến khi bạn tìm hiểu vấn đề rõ ngọn ngành. Rất có thể người kia có trình độ cao hơn bạn hoặc có thể sếp lại đang nhắm bạn cho một vị trí khác trong tương lai. 

Bởi vậy dù cảm xúc của bạn có là gì, hãy cố tỏ ra điềm tĩnh và trung hòa trong cách phản ứng. Việc nổi đóa cũng không giúp bạn có vị trí tốt hơn. Vậy nên thay vì làm vậy hãy tìm cách trấn tĩnh và cân nhắc các bước đi tiếp theo.

Trước hết bạn cần tìm ra sự thật. Nếu có thể nói chuyện một cách cởi mở với sếp vì sao bạn không được cất nhắc, bạn có thể sẽ nhận ra một số điểm yếu cần cải thiện thêm. Có lẽ vẫn chưa thực sự đủ khả năng ở một mặt nào đó mà vị trí mới đòi hỏi. 

Trong trường hợp đó hãy hoàn thiện các kỹ năng để lần tới sếp không còn lí do gì để ngó lơ bạn. Thay vì tỏ ra bực bội, chán nản, hãy xem việc không được đề bạt như một kinh nghiệm để nâng cao trình độ bản thân.

Sau khi đã hiểu rõ sự thật, hãy tự đặt ra cho mình những đích ngắm cần đạt được. Với những thông tin có được về kỹ năng chuyên môn cần hoàn thiện, hãy lên một kế hoạch để phát triển khả năng bản thân cùng các bước đi cần thiết để giúp bạn tiến thân. Một mặt bạn có những mục tiêu cho riêng mình, mặt khác bạn cũng có thể đề nghị sếp đưa ra những mục tiêu cụ thể bạn cần đạt được để được tái cất nhắc. 

Nên nhớ, các mục tiêu ấy cần phải rõ ràng, càng cụ thể càng tốt. Đôi khi sếp cũng khá mù mờ trong tiêu chí họ mong đợi ở nhân viên, điều này sẽ khiến bạn lúng túng, bối rối. Vậy nên tốt nhất hãy liệt kê một loạt mục tiêu và cùng thống nhất với sếp về những mục tiêu đó.

Một số gợi ý để bạn tăng cơ hội được thăng chức trong lần tới: 

Nếu bạn đã biết những kỹ năng cần phải có để được bổ nhiệm vào vị trí đó, hãy cố gắng học hỏi những kỹ năng ấy. Bạn có thể tham gia các khóa học, các chương trình tập huấn hay tham gia các dự án giúp mở rộng kiến thức. 

Đừng tỏ ra căng thẳng với sếp. Việc sếp không đề bạt bạn không có nghĩa là họ không đánh giá cao chuyên môn của bạn. Hãy duy trì mối quan hệ và cả những cuộc đối thoại cởi mở.

Hãy nói chuyện với những người từng đảm nhiệm vị trí bạn mong muốn để có được lời khuyên về việc bạn nên làm gì để phù hợp hơn với yêu cầu công việc.

Hãy mở rộng giao tiếp với mọi người. Quen biết càng nhiều bạn càng có cơ hội nhận được những lời khuyên hữu ích.

Khi nào bạn nên ra đi?
Đôi khi một người không được thăng chức không phải bởi họ thiếu trình độ hay không đáp ứng được các tiêu chí mà đơn giản do cấp trên không muốn trao cho họ cơ hội. Nếu bạn rơi vào trường hợp này có thể ra đi là một lựa chọn phù hợp. Là người làm công, bạn muốn được ghi nhận cho những nỗ lực và nếu sau vài năm và nhiều cuộc đối thoại mà tình hình vẫn không cải thiện bạn nên tìm một bến đỗ mới.

Hoặc nếu bạn không thể tìm ra bất kỳ hy vọng nào trong việc được thăng chức ngay cả khi đã nâng cao trình độ, hoàn thiện các kỹ năng, thì việc tìm một vị trí mới ở nơi khác cũng đáng được cân nhắc. Ngoài ra cũng cần phải thành thực với chính bản thân mình. Có thể bạn chưa được đề bạt vì bạn không thực sự xuất sắc như bạn nghĩ hoặc không phù hợp với công việc đó. Điều đó có nghĩa là bạn nên thử một công việc khác. 

Theo Thanh Tùng
Dân Trí/USnews

Buôn hàng hiệu kiểu Johnathan Hạnh Nguyễn


Đầu tư hơn 40 triệu USD cho trung tâm mua sắm hàng hiệu cao cấp và đạt mức doanh thu tăng trưởng hơn 38% so với dự kiến ngay năm đầu tiên.
Mức thuế nhập khẩu hàng xa xỉ của Việt Nam là 30% (so với 0% của Singapore), cộng thêm 10% thuế VAT. 

Nhãn hàng thời trang cao cấp Cartier vừa tổ chức chuyến thăm Hồng Kông trong 1 tuần nhằm cảm ơn 9 cặp doanh nhân thành đạt Việt nam. “Tổng giá trị hàng hóa Cartier họ đã mua lên tới hơn 3 triệu USD”, ông Michael Guenoun, Giám đốc xuất khẩu của Cartier khu vực Viễn Đông, cho biết. Theo ông, đồng hồ đeo tay, nhẫn và túi xách cao cấp là 3 mặt hàng mà những người này đã mua nhiều nhất.

Tháng 6.2012, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã công bố kết quả khảo sát về “Giảm khoảng cách chênh lệch thu nhập” tại Việt Nam. Theo đó, số người trong nước có tài sản từ 1 triệu USD trở lên đã tăng tới 33% trong năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010.

Tất nhiên, ăn ngon mặc đẹp là một nhu cầu chính đáng của các triệu phú đô la này, trong đó có việc mua sắm hàng hiệu.

Không lẫn vào đám đông

Nắm bắt thời cơ, năm 2008, thương hiệu thời trang thế giới Louis Vuitton (LV) đã chính thức mở cửa hàng đầu tiên ngay tại vị trí đắc địa nhất TP.HCM.

Sang đầu năm 2011, Tập đoàn Imex Pan-Pacific (IPP) của doanh nhân Việt kiều Johnathan Hạnh Nguyễn đã đầu tư hơn 40 triệu USD cho trung tâm mua sắm hàng hiệu cao cấp Rex Arcade tọa lạc tại khách sạn Rex. “Ngay trong năm đầu tiên, chúng tôi đã đạt mức doanh thu tăng trưởng hơn 38% so với dự kiến”, ông Hạnh cho biết.

Rex Arcade tập trung vào 4 yếu tố: sản phẩm, phân phối, giá cả và truyền thông.

Đối với sản phẩm, lợi thế về kinh nghiệm kinh doanh thương hiệu hàng miễn thuế trong hơn 20 năm qua tại Việt Nam đã giúp IPP tiếp cận được tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH (Pháp) để phân phối các nhãn hiệu cao cấp như Chanel, Burberry, Cartier, Ferragamo, Rolex... tại Rex Arcade. 16 trong tổng số 48 thương hiệu LVMH sở hữu đã có mặt tại Việt Nam thông qua IPP.

Về kênh phân phối, đặc thù của mô hình kinh doanh này là có kênh phân phối rất chọn lọc. Địa điểm thường là ở các thành phố lớn với mãi lực mua sắm đủ đảm bảo cho mức tăng trưởng doanh thu trung bình từ 15-20%/năm. Tại Việt Nam, ngoài Rex Arcade, IPP còn có các địa điểm phân phối khác tại trung tâm thương mại Vincom, trung tâm thương mại Eden (khai trương ngày 10.10.2012) và trung tâm thương mại Tràng Tiền ở Hà Nội (dự kiến khai trương ngày 9.1.2013). Riêng tại Tràng Tiền, IPP có tới 20 cửa hàng mua sắm hàng hiệu với tổng giá trị đầu tư xấp xỉ 100 triệu USD.

Về giá cả, hầu hết hàng hiệu bán tại Rex Arcade đều có giá bán từ vài trăm USD đến vài chục ngàn USD. Đặc biệt, các sản phẩm được kinh doanh dựa trên triết lý “không lẫn vào đám đông” nên thường ít giảm giá, khuyến mãi, thậm chí cả trong tình hình kinh tế suy giảm.

Cách làm truyền thông của Rex Arcade cũng được IPP cố gắng tạo sự khác biệt. Ngay từ thời điểm ra mắt các gian hàng như Salvatore Ferragamo, Cartier, Rolex, giới tiêu dùng đã được xem các buổi trình diễn thời trang kết hợp giới thiệu trang sức do các ngôi sao giải trí trong nước và quốc tế thực hiện. Chi phí tổ chức các sự kiện này thường lên tới tiền tỉ. 

Ngoài ra, các kênh truyền thông khác mà IPP đang sử dụng là quảng cáo trên những tạp chí thời trang, tạp chí trên các chuyến bay nội địa và quốc tế. Đặc biệt, ông Hạnh cho biết IPP đang phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch xúc tiến chương trình: “Năm du lịch hàng hiệu 2013” tại Việt Nam nhằm thu hút ngoại tệ thông qua việc mua sắm hàng hiệu cao cấp từ hàng triệu du khách nước ngoài.

“Sau gần 2 năm hoạt động, Rex Arcade đạt tăng trưởng doanh thu 38% trong năm 2011, nhưng chúng tôi chỉ đặt mục tiêu tối đa 10% cho năm nay do tình hình không thuận lợi. Điểm tích cực là IPP hiện đã chiếm gần 70% thị phần hàng hiệu cao cấp tại Việt Nam”, ông Hạnh nói.

Tỉ suất sinh lời 40%

Theo tính toán của các chuyên gia đăng trên báo The Economist mới đây, hàng hiệu như LVMH thường có tỉ suất sinh lời cao nhất từ 40-45% từ năm hoạt động thứ năm trở đi.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, mô hình kinh doanh hàng hiệu cao cấp có thể không đạt được mức sinh lời như vậy.

“Hiện mặt bằng trung tâm thương mại có giá thuê xấp xỉ 4,2 triệu đồng/m2, gần gấp đôi so với Singapore”, ông Hạnh cho biết.

Tiếp đến, mức thuế nhập khẩu hàng xa xỉ của Việt Nam hiện là 30% (so với 0% của Singapore), cộng thêm 10% thuế giá trị gia tăng (VAT). Đây cũng là một bất lợi trong cạnh tranh thu hút khách mua sắm với các nước trong khu vực.

Ông Ralf Matthaes, Giám đốc Khu vực Đông Nam Á của Công ty Nghiên cứu Thị trường TNS, cho biết: “Năm 2011, thị trường hàng hiệu cao cấp ở khu vực thành thị của Việt Nam có liên quan tới 19% dân số tại đây”. Điều này đồng nghĩa với thói quen mua sắm hàng đắt tiền đang dần lan sang cả giới trung lưu tại Hà Nội và TP.HCM. 

Tuy nhiên, hiện tượng này từng xảy ra tại Trung Quốc với nhãn hàng LV trong năm vừa qua với tác dụng ngược. Khi LV đã trở nên quá phổ biến với số đông tại Trung Quốc, nó không còn là hàng để khẳng định đẳng cấp nữa. Đây cũng là lời cảnh báo dành cho Việt Nam. 

Theo Nhịp cầu đầu tư

Clip Khởi Nghiệp- Tạo động lực cho những ai muốn khởi nghiệp

Sự khác biệt về TƯ DUY giữa Người Giàu và Người Nghèo


Hãy luôn quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình

kỹ năng sống kỹ năng mềm 10 bí mật thành công và hạnh phúc

Lam giau bang cach hoc tu nhung nguoi gioi nhat 

Bí Quyết Khởi Nghiệp Thành Công Của Các Doanh Nhân Thành Đạt

6 Clip làm rung động hàng triệu con tim phan 2

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Khởi nghiệp - Giấc mơ đại gia :D - Hành trình tay trắng làm nên


Tôi mất hơn 5 tiếng đề nghĩ và viết cái note này, vì thế bạn đừng tiếc 5 phút ngồi đọc vì biết đâu 1 ngày nào đó bạn cũng sẽ mở công ty. Chắc chắn note này sẽ giúp bạn rất nhiều đấy.

Những gì tôi sắp viết bạn sẽ không thấy trong sách nào hay báo chí nào, mong rằng sau bài này sẽ có nhiều người cân nhắc cơ hội nghiệp của mình là khởi nghiệp. Vì những người viết báo khởi nghiệp không phải là những người khởi nghiệp, có phỏng vấn đại gia thì người ta cũng sẽ trả lời kiểu trả lời báo chí và những đại gia thường bận quá chẳng chịu viết. Nếu họ có viết sách thì khi đó họ đã quá thành công và không còn nhớ cái tâm trạng và hiểu biết của họ thời chập chững như nào nữa. Tôi nghĩ rằng bài này rất hợp với nhiều người vì tôi đang ở trong đúng cái chân núi đó, tiền không nhiều, mắc sai sót hàng ngày nhưng cũng có trải nghiệm và thành tựu nhất định. 


Tại sao tôi lại ủng hộ bạn khởi nghiệp?

Vì 1 nền kinh tế luôn cần có những người giải quyết những vấn đề ngổn ngang, luôn cần những sản phẩm dịch vụ mới. Khởi nghiệp thì tất cả thời gian là của bạn, thích làm lúc nào thì làm, bạn sẽ giàu, rất giàu, siêu siêu giàu nếu thành công. Nhưng chuyện không dễ như thế, bạn sẽ có thể mất nhiều tiền, tuyệt vọng, gia đình mắng chửi... Tôi biết rất nhiều người khởi nghiệp nhưng không như ý và mất mát rất nhiều, nhưng qua đó họ đều trưởng thành hơn, không có gì là thất bại nếu như mình học được từ nó. Không có thất bại, tất cả chỉ là thử thách – tên 1 quyển sách rất nổi tiếng của chủ tịch HuynDai. Bạn chỉ cần đúng 1 tố chất là có thể trở thành doanh nhân được, đó là yêu thích giải quyết vấn đề, còn lại mọi thứ khác đều học và luyện tập được bằng ý chí và quyết tâm.

Có thể bạn không biết chứ 1 người làm chủ như xôi Yến (1 cửa hàng xôi gần hồ Gươm, trên đường Nguyễn Hữu Huân) 1 tháng cũg phải bỏ túi 4-500 triệu đồng tiền lãi. Hoặc 1 chị học FTU chỉ mới K44-1987 mà đã tự mua được 1 cái nhà trên Kim Mã 5 Tỉ nhờ mở Take One. Anh Điệp -CEO Vật Giá sinh năm 1979-FTU K36- tài sản giờ cũng tầm vài trăm tỉ và còn rất nhiều thành phần đại gia âm thầm khiác... Thế giới của những người khởi nghiệp thường không được nhiều người biết đến vì không có trường nào dạy, cũng không bao giờ được in trong quyển Những Điều Cần Biết về Tuyển Sinh. Đại học là dạy nghề để làm thuê. Các phụ huynh thì luôn muốn con mình "ổn định", nhưng sự thật là nghèo ổn định, biết bao giờ mới mua được cái nhà cái xế hộp ở Hà Nội chật chội này đây. 

Doanh nhân khởi nghiệp (entrepreneur) là như thế nào?

Để làm 1 cái gì đó thành công thì mình phải thật rõ cái hình ảnh mà mình muốn trở thành. Doanh nhân không phải là người có nhiều tiền, được gọi là doanh nhân có từ "nhân" đằng sau thì họ phải theo 1 cái gì đó lớn hơn chính sự thoả mãn giàu sang của bản thân. Khởi nghiệp là để thoả mãn ước mơ, đam mê và vì những gì xung quanh xã hội mình đang sống. Cái tên của họ vẫn còn mãi sau khi họ chết đi, điều đó mới thực sự đáng mơ ước. Họ luôn cân nhắc môi trường và lợi ích của người tiêu dùng với từng sản phẩm và dịch vụ của họ. Làm ra tiền bằng mọi cách chính đáng chứ không phải bằng mọi giá. 

                                                                            Cần chuẩn bị gì để khởi nghiệp?



Vượt qua rào cản tâm lý để bắt đầu:

Người Việt Nam không có thói quen chào đón với thất bại, họ không muốn con mình làm 1 cái gì đó mạo hiểm và họ sẽ bằng mọi cách ngăn cản. Gia đình thường muốn con mình "tập trung học" mà không biết rằng trường đại học cũng chẳng dạy gì giúp cho nghề nghiệp nhiều. Bạn phải "tập" cho bố mẹ quen với việc không thể can thiệp được tương lai con mình nữa, xác định cho gia đình biết trước là khởi nghiệp sẽ có thể mất tiền và mất nhiều thứ vì thế không nên dầy vò con khi ngã và hãy để cho con ngã vài lần con sẽ tự đứng lên đi tiếp. Cách tốt hơn là đừng cho bố mẹ biết :))).

Rào cản tiếp theo là giới hạn của chính bản thân các bạn. Bạn có 1 ý tưởng bạn cho là siêu phàm, bạn dành vài tháng để nghĩ về nó nhưng cũng chẳng dám làm gì với nó vì “ngại”, bạn quá thoải mái với vòng an toàn của mình, và bạn tự thuyết phục bản thân mình rằng là mình chưa đủ chín để thực thi ý tưỏng này. Để vượt được rào cản này thì bạn phải tập được cho mình thói quen luôn và ngay, nói theo ngôn ngữ trẻ hiện nay là “thích thì nhích”. Bằng mọi giá từ bỏ thói quen trì hoãn, nếu để tới mai thì sẽ còn ngày kia và tuần sau, tháng sau và không bao giờ nữa.

Còn về việc thiếu nguồn lực thì bạn nên biết rằng khởi nghiệp là lúc nào bạn cũng thiếu thốn nguồn lực, làm ít thiếu ít làm nhiều thiếu nhiều. Thời điểm tốt nhất là hôm nay chứ không phải ngày mai. Hành trình vạn dặm bắt đầu từ chỉ 1 bước đầu tiên, muốn tắm nước lạnh thì phải dội nước vào chân mình trước đã. Đúng là nếu muốn vấp ngã thì chỉ nên chọn lúc mình đang còn trẻ và sung sức để đứng dậy được, chẳng có thời gian nào tốt hơn thời gian sinh viên này đâu. Nghĩ nhiều mà không làm thì cũng giống như người làm mà không nghĩ.

Học gì trước tiên: Giao tiếp và bán hàng.

Bài học đầu tiên là phải biết quí trọng đồng tiền để thấy bố mẹ làm ra tiền vất vả như thế nào. Giao tiếp là kĩ năng sống còn để thành công, còn bán hàng là kĩ năng sống còn của doanh nhân. Hãy tham gia 1 công việc bán hàng nào đó mà cần mình phải vượt qua ngại ngùng nói trước đám đông và biết chấp nhận sự từ chối của người khác 1 cách vui vẻ, học được cái tinh thần không bỏ cuộc là cực kì quan trọng. Khi khởi nghiệp thì đích thân chủ cũng là người bán hàng, kế toán, quét dọn, sản xuất ...Bán hàng là 1 nghề vinh quang vì họ nuôi sống cả tổ chức, hãy luôn coi mỗi lần bán hàng là 1 thử thách mình cần chinh phục. Tập bán thật nhiều các loại hàng hoá có thể vào để hiểu được cách tiếp cận với khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức khác nhau như nào. Tôi còn nhớ có lần xách rượu cần tới từng phòng kí túc xá Xây Dựng hỏi bán hồi gần tết, phòng nào cũng thích lắm nhưng toàn đứa hết tiền chẳng thèm mua. :))). Nghĩ lại hồi ấy thì cũng ngại ngùng thật. Bất kể việc bạn làm nó “chuối củ” đến đâu thì sau này vẫn luôn là 1 kỉ niệm đẹp, vì thế đừng ngại làm những thứ mình chưa bao giờ làm.

Học kinh doanh nhỏ:

Khi đã “mặt dầy” thì hãy bắt đầu làm những việc mà cần mình phải bắt đầu làm 1 việc nào đó mà mình phải đứng mũi chịu sào lo toan toàn bộ. Nhớ câu thần chú “start small, really small”. Một số người thích kinh doanh và có 1 ý tưởng hay thường có 1 kiểu khởi nghiệp hài hước
là dồn toàn bộ tiền của mình vào khởi nghiệp và làm cho nó thật hoành tráng tử tế. Họ đâu biết rằng 99,99% phi vụ kinh doanh đầu tay là sẽ thất bại. Không phải vì ý tưỏng tồi mà do khả năng thực thi của họ không tốt. Làm 1 vài phi vụ kinh doanh nhỏ sẽ dạy cho bạn những bài học rất ngấm về tiếp thị, vận chuyển hậu cần (logistic), chọn địa điểm (location), trang trí, bán hàng, đàm phán, mua hàng, chuẩn bị và lập kế hoạch, giữ được tinh thần chiến đấu không bỏ cuộc...

Học bơi thì phải uống chục lít nước trong bể mới thành được, chỉ đọc sách không làm bạn trở thành doanh nhân, phải đích thân xông pha. Street-smart là cực kì quan trọng, cũng quan trọng như book-smart vậy (xin lỗi vì phải dùng thuật ngữ tiếng Anh vì tiếng Việt diễn giải rất dài). Nhiều giảng viên môn kinh doanh của đại học Việt Nam tệ là vì họ không gần doanh nghiệp, những gì họ dạy thường từ sách, và số ít họ là kinh doanh 1 cái gì đó thực sự nên đừng trông chờ gì từ nên giáo dục đại học mà khởi nghiệp. Bạn học về “chiến lược”, “thương hiệu”... toàn là thứ dùng cho doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp khởi sự thì cái cần dùng khác sách giáo trình rất rất nhiều. Bạn có thể bắt đầu nhỏ như bán hoa 8/3, to hơn có thể mua quần áo về bán online...và nên bắt đầu bằng 1 nhóm vài người chứ không nên làm 1 mình để học cách làm việc nhóm nữa.

1 phần rất quan trọng là phải bắt đầu xây cho mình 1 hệ sinh thái khởi nghiệp. Không nên nghe lời, không nên ở gần những người có tư tưởng ổn định và an nhàn, họ sẽ cố dìm bạn xuống cho “ổn định” được như họ, họ sẽ nói cả ngàn lí do rằng bạn sẽ không thành công và ý tưởng của bạn không đáng giá. Tìm những người bạn muốn khởi nghiệp và những anh chị đã khởi nghiệp để học hỏi. Chỉ có những người khởi nghiệp mới nâng đỡ và mang lại niềm vui cho nhau lúc trái gió giở trời. Bên cạnh họ bạn sẽ thấy khó khăn nhẹ đi và thử thách sẽ trở nên thú vị hơn. Có những bài học không cần phải trả giá vẫn học được. Và không có người hướng dẫn thì bạn sẽ đi rất chậm. Đợi khi ra trường có công việc “ổn định” và thu nhập mới khởi nghiệp? Không. Bạn chẳng cần kinh nghiệm từ các tập đoàn bằng khả năng xoay sở của bạn kià.

Đọc sách, đọc nhiều sách về kinh doanh và khởi nghiệp. Tôi đọc và nghe audiobook cũng phải 3-400 quyển. Gần như tất cả những gì tôi làm và định làm là sách đã mang cho tôi ý tưởng hết cả rồi. Các doanh nhân tỉ đô cũng đọc cực kì nhiều sách. Sinh viên chỉ hay chăm đọc k14, những từ mà người ta đọc nhiều nhất chắc là “lộ hàng”, “hiếp dâm”, “chân dài”... 1 tháng hãy đọc lấy 1 quyển sách, giảm thời gian đọc những thứ giải trí và chỉ thoả mãn trí tò mò.

Kinh doanh thật sự:

Thời điểm bạn đã có 1 ý tưởng tiềm năng đã đến và bạn muốn bắt tay vào làm cho nó thành 1 gia tài :D.Lúc này là tiền thật và người thật, không còn mang tính lướt sóng như trước nữa. Vì không biết được những điều sắp tới này nên rất nhiều bạn trẻ đã phá sản trong tức tưởi và tiếc nuối. Hãy tự viết nó lên tường và nhắc mình không được quên.
Oh yeah! Ý tưởng của mình trị giá cả triệu đô ấy chứ! :)))


Luôn bắt đầu kinh doanh bằng việc thử nghiệm sức sống của ý tưởng trước. Bắt buộc. Bạn có ý tưởng làm đồ ăn chay giao tận nhà thì đừng vội mua đồ đạc bàn ghế đầu tư website vội. Hãy thử xem thị trường của bạn rộng đến mức nào và khả năng cung ứng của bạn đến mức nào. Làm thử 1 cái blog, quảng cáo quanh khu văn phòng mình, tự nấu nướng tại nhà và giao đi. Từ ý tưởng đến thực tế là 1 câu chuyện hoàn toàn khác, thị trường có thể không lớn như bạn nghĩ đâu. Chưa gì đã mua rất nhiều đồ đạc, thuê nhà cửa thì bạn sẽ có thể lãng phí rất nhiều. 

Khởi nghiệp là để xây dựng gia tài, chứ không phải là để chứng tỏ bạn thông minh nhường nào. Lập kế hoạch và luôn tính toán từ trước. Rủi ro là đương nhiên nhưng tính sao cho bạn không quá đau thương khi vấp ngã, vẫn còn chí hướng để làm tiếp. Nhiều người ngã quá đau nên cứ nghĩ lại là thấy sợ. 

Nên nhớ rằng ý tưởng rất rẻ, quan trọng là thực thi. Nokia ngày xưa là công ty làm bột gỗ, Deawoo là 1 xưởng dệt may... Ý tưởng gì không quan trọng bằng khả năng thực thi của bạn lớn như nào. Có 1 công ty ở Mỹ trị giá tới 6 tỉ đô chỉ đơn giản là làm gấu bông theo đơn đặt hàng, khách hàng được tự tay khâu gấu. Theo 1 lời khuyên của 1 lão làng là chỉ nên khởi nghiệp với 1 ý tưởng cũ và mình làm tốt hơn, mình là có thể có lãi, mình đáp ứng 1 loại khách hàng tốt hơn sẽ đảm bảo khả năng thành công cao hơn nhiều. Đừng “quyết chiến” với 1 ý tưởng mà chưa từng tồn tại trên thế giới bao giờ, khả năng thất bại sẽ rất cao.

Tiền. Máu của doanh nghiệp, và thường là doanh nghiệp chết vì hết tiền. Do đó khi bắt đầu bạn phải tìm mọi cách và mọi giá để tiết kiệm tiền đầu tư vào doanh nghiệp. Thường chi phí sẽ bị đội lên gấp 3-4 lần so với cái bản nháp 1 trang “kế hoạch kinh doanh” của bạn. Phải chi li và tính sao cho mình đủ tiền 1 năm, đừng trông chờ là làm 3-4 tháng có doanh thu sẽ bù để làm tiếp. Mua sắm đồ cũ, tăng xin, dùng phần mềm nguồn mở, web tự đi nhờ viết, logo search google rồi tùy biến chẳng hạn :)). Đồ cũ mình mua mà bán lại thì cũng được gần như giá trị lúc mua về nên bạn sẽ vẫn giữ được rất nhiều tiền còn lại, còn tiền là còn bày keo khác được. Hết tiền là bạn sẽ rất khó xin hoặc vay ai khác nữa lắm. Có 1 điều lầm tưởng là khởi nghiệp cần phải rất nhiều tiền nhưng thực tế là cần khả năng xoay tiền của bạn hơn. Dù thế nào thì bạn cũng chẳng bao giờ đủ tiền để làm doanh nghiệp đầu tay đâu, càng làm càng thiếu. Và khởi nghiệp nên dùng tiền của chính mình chứ không phải tiền bố mẹ cho để đảo bảo từng quyết định dùng người, từng quyết định mua sắm của mình là chính xác.

Người: Chỉ nên khởi nghiệp với đội ngũ sáng lập không quá 2 người làm điều hành. Người thứ 3 thể nào làm cho mâu thuẫn. Các bạn thử điểm các công ty lớn mà thành công chúng ta biết đều 2 người hoặc 1 người. Google là Sergey Brin và Larry Page, Apple là 2 bác Steve, Microsoft là Bill Gate và Paul Allen (Steve Balmer là vào để điều hành giúp thôi chứ không phải cùng khởi sự). Sai sót về tuyển người có thể kết liễu doanh nghiệp của bạn, hãy chọn cho team mình những người nào họ không làm việc vì tiền mà làm vì yêu ý tưởng.

Chọn những người mình yêu quí được và chơi được để khó khăn còn thông cảm được cho nhau. Chỉ chọn những người nào có tiềm năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình. Hãy đối xử với nhân viên thật tốt như anh em, vì họ là những người mình gặp nhiều, quyết định chất lượng cuộc sống của mình mà. Chỉ có những người như thế mới làm cho lúc khó khăn và nản trở nên dễ dàng hơn. Khởi nghiệp sẽ hứa hẹn rất nhiều sóng gió và khó khăn đấy.

Nuôi doanh nghiệp khởi sự cũng giống như nuôi 1 đứa trẻ sơ sinh, nó chỉ có mục tiêu là sống, có cái ăn và không mắc bệnh tật gì. Đừng cho nó ăn quá nhiều để cố gắng làm nó lớn thật nhanh. Tìm hiểu và áp dụng Lean StartUp (khởi nghiệp tinh gọn?). Tức là khách hàng cũng chính là 1 phần trong chu trình sản xuất và xây dựng sản phẩm. Như google docs là vừa làm vừa sửa liên tục theo yêu cầu khách hàng, còn Microsoft Word là 2 năm mới ra 1 lần thì lỗi phát hiện cũng không kịp sửa.






Nếu bạn đọc được đến tận dòng cuối cùng này mà vẫn thấy hấp dẫn thì có lẽ bạn có thể trở thành doanh nhân khởi nghiệp đấy. Với công sức tôi bỏ ra, tôi muốn giúp được nhiều người nhất có thể. Để công bằng, bạn like thì phải share lại cho càng nhiều người càng tốt nhé, lan toả tri thức nào :D.  










Flag Counter