Ngoài số cổ phiếu tại
Ngân hàng ACB, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên - người mới bị bắt giữ
chiều 20/8) - còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên
Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có tin cho biết
bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank.
Cho
ra đời CLB bóng đá Hà Nội với cả tá ngôi sao, “đánh” VFF tơi bời, lập
ra VPF, đấu tay đôi với AVG về bản quyền truyền hình, bầu Kiên trở thành
tâm điểm của bóng đá Việt Nam trong năm qua. Nhưng về cơ bản, ông Kiên
vẫn là một người kín tiếng trong kinh doanh và đời tư.
Khởi nghiệp kinh doanh thuận lợi
Đại gia tuổi rồng có mái tóc bạc trắng rất dễ nhận diện |
Ông
Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964, năm nay mới 48 tuổi nhưng sự nổi tiếng
của ông chắc không mấy người trong số các “đại gia” tại Việt Nam có thể
địch nổi. Với mái đầu bạc trắng, sự nhận diện của ông đã khác biệt hẳn
so với đại đa số những người khác. Tuy nhiên, đó không phải là cái làm
ông nổi bật.
Điều mà nhiều người biết đến ông nhiều nhất có lẽ
là những phát ngôn cực sốc và đầy quyền lực trong lĩnh vực bóng đá và
những quan hệ kinh doanh, đầu tư của ông liên quan đến các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Với sự thành công trong lĩnh vực
ngân hàng ở độ tuổi vẫn còn khá trẻ như vậy, nhiều người nghĩ rằng ông
được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cực kỳ giàu có trong chính
lĩnh vực này. Nhưng thực tế hoàn toàn khác, ông xuất thân từ gia đình
khá bình thường. Thời trẻ, bầu Kiên học tại Đại học Kỹ thuật quân sự -
Bộ Quốc phòng (từ 1980-1981) và sau đó học tại Trường Kỹ thuật quân sự
Zalkamatê, Hunggary (1981-1985). Sau đó, trong khoảng thời gian gần một
thập kỷ, ông là cán bộ của Tổng công ty Dệt - May.
Tới năm 1994,
ông Kiên cùng với các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim
Quang... sáng lập ra Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Ông Kiên
nắm giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT từ 1994 - 2008 và có 1 thời gian giữ
chức vụ tổng giám đốc của ngân hàng này.
Năm 2008, ông Kiên cùng
một số sáng lập viên khác của ACB rút ra khỏi các vị trí trong HĐQT và
hình thành nên “Hội đồng sáng lập” gồm 6 thành viên. Ông Trần Mộng Hùng
là Chủ tịch và ông Kiên là Phó chủ tịch. Mặc dù không trực tiếp đứng
trong HĐQT nhưng Hội đồng sáng lập vẫn có ảnh hưởng lớn tới hoạt động
của ACB. Ngoài ra, ông Kiên còn giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng đầu tư
Ngân hàng Á châu.
Cướp diễn đàn, đánh tơi tả VFF
Là
doanh nhân đầu tiên nhảy vào làm bóng đá, nhưng tên tuổi của bầu Kiên
khá “chìm” so với bầu Thắng hay bầu Đức. Sở dĩ có điều trên là bởi ông
trùm ngân hàng này có đặc tính không thích lên tiếng trên các phương
tiện thông tin đại chúng và làm bóng đá một cách khá căn cơ chứ không
vung tiền quảng bá thương hiệu rầm rộ.
Tuy nhiên, tất cả đã thay
đổi kẻ từ sau buổi hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF. Trong buổi
hội nghị ấy, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ quyết định “cấm cửa” giới
truyền thông, thế nhưng bất ngờ bầu Kiên thông qua chánh văn phòng VFF
Lê Hoài Anh đã gửi cho ông Hỷ một mẩu giấy với nội dung bằng mọi giá
phải cho giới truyền thông vào tác nghiệp.
Khi giới truyền thông
được tham dự hội nghị, bầu Kiên bất ngờ “cướp diễn đàn”, nói sa sả về
những điều tồi tệ của bộ máy VFF, của BTC V-League, của đội ngũ trọng
tài. Vụ “tung bom” trên đã giúp ông chủ của CLB Hà Nội ACB nổi danh như
cồn, trở thành tâm điểm của các trang báo thể thao.
Sau cú ra đòn
bất ngờ trên, bầu Kiên tiếp tục tấn công dồn dập, đẩy VFF rơi vào cảnh
thất thế. Bầu Kiên đòi phải thành lập một công ty cổ phần bóng đá để
thay VFF điều hành các giải đấu trong nước. Nói là làm, bầu Kiên bắt tay
cùng các đối tác hùng mạnh khác như bầu Thắng, bầu Đức, bầu Trường…,
buộc VFF phải xuống nước, cho ra đời công ty VPF.
Sự ra đời của
VFP thực sự đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam. Đặc biệt,
trong công ty này bầu Thắng là người giữ ghế CT HĐQT nhưng thực tế quyền
lực của bầu Kiên mới là nhất. Kể từ ngày thành lập cho tới nay, đa phần
các phát ngôn hay công văn của VPF đều xuất phát từ ông bầu tóc bạc
này.
VPF được thành lập chưa lâu, bầu Kiên tiếp tục gây xôn xao dư
luận khi lao vào cuộc chiến bản quyền truyền hình. PCT HĐQT VPF bất ngờ
bỏ qua AVG – đơn vị đã ký hợp đồng bản quyền truyền hình có thời hạn 20
năm với VFF – để bắt tay hợp tác với VTV và VTC. "Ác liệt" hơn, ông còn
làm công văn gửi lên các Bộ và thủ tướng, đề nghị xem xét lại tính hợp
pháp của bản hợp đồng mà VFF và AVG đã ký.
Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội, nuôi mộng vô địch
Chiếc xe mà bầu Kiên thường dùng để tới sân Hàng Đẫy |
Bầu
Kiên thuộc hàng đại gia giàu nứt đố đổ vách, nhưng khi bước chân vào
làm bóng đá, ông khá căn cơ. Không thiếu tiền nhưng ông bầu tóc bạc này
không đổ tiền thực hiện những hợp đồng bom tấn gây xôn xao dư luận,
không tung tiền thưởng hàng tỷ đồng cho mỗi trận thắng như bầu Đức, bầu
Hiển hay bầu Trường. Thế mới có chuyện Hà Nội ACB cứ lẹt đẹt, luôn lo
trụ hạng chứ chẳng mơ gì tới ngôi vô địch.
Tuy nhiên, mọi
chuyện đã rẽ sang một trang khác khi Hà Nội ACB phải xuống hạng vào cuối
mùa giải 2011. Bầu Kiên bất ngờ mua lại Hòa Phát Hà Nội, sát nhập hai
đội lại để cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội. Tiếp theo, ông trùm ngân hàng
gây chấn động dư luận khi chiêu mộ thành công ngôi sao sáng nhất của
bóng đá Việt Nam - Công Vinh. Bầu Kiên luôn miệng khẳng định ông không
phá giá, nhưng ai cũng hiểu, không phải ngẫu nhiên mà Công Vinh lật kèo
Hà Nội T&T để về đầu quân cho CLB bóng đá Hà Nội.
Với những
cầu thủ chất lượng như Công Vinh, Thành Lương, Timothy… CLB Hà Nội sở
hữu lực lượng hùng hậu thuộc hàng số một Việt Nam. Có lẽ đây cũng là lần
đầu tiên đội bóng mà bầu Kiên nắm được liệt vào danh sách ứng cử viên
sáng giá cho ngôi vô địch.
Đầu tư gì và đang nắm giữ gì?
Không
chỉ nổi danh với vụ “đả” VFF và “chiến” với AVG, bầu Kiên còn được giới
đầu tư bàn tán xôn xao trong vụ thâu tóm ngân hàng Sacombank. Thực tế
đằng sau vụ việc này là gì thì chưa rõ bởi các cơ quan chức năng mới vào
cuộc gần đây, nhưng nó cũng cho thấy rằng sự nổi tiếng của ông bầu này ở
mức độ như thế nào.
Thực sự, tới thời điểm hiện tại thì bầu Kiên
không còn giữ “ghế” nào tại các ngân hàng nhưng đến trước khi thôi làm
thành viên HĐQT của ACB, bầu Kiên và những người có liên quan nắm giữ
gần 10% cổ phần của ngân hàng này. Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và
bà Đặng Ngọc Lan, vợ ông Kiên nắm giữ 4,11%.
Giả sử tỷ lệ này vẫn
giữ nguyên đến hiện tại thì số cổ phiếu ACB mà vợ chồng ông Kiên nắm giữ
có trị giá khoảng gần 2.500 tỷ đồng và mỗi người đều đứng trong tốp 20
người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài số cổ
phiếu tại ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân
hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh
đó, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank
và Sacombank.
Cũng tại buổi tổng kết của VFF, chính bầu Kiên đã
nhấn mạnh tầm ảnh hưởng đến ngân hàng Eximbank: “Với tư cách là cổ đông
chính của Eximbank, tôi đề nghị Eximbank yêu cầu Liên đoán bóng đá Việt
Nam xem xét, chấn chỉnh giải bóng đá vô địch quốc gia... ”.
Còn
khi Kiên Long Bank Kiên Giang lên chơi ở giải vô địch quốc gia, bầu Kiên
đã tuyên bố bán sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long (nhà tài trợ
chính cho đội bóng này) để tuân thủ quy chế một ông bầu chỉ có một đội
bóng tại một giải đấu.
Bên cạnh 2 lĩnh vực chủ chốt là ngân hàng
và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch,
may mặc... Trước đây, ông Kiên đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu
nhờn Caltex, Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam, có “ghế” trong
HĐQT của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và CTCP Du lịch Thiên Minh (doanh
nghiệp từng chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria).
Thích cổ phần hơn ghế lãnh đạo
Khác
với bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai),
hay bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng SHB và Tập đoàn
T&T), bầu Kiên không làm chủ tịch một tập đoàn nào.
Việc điều
hành các doanh nghiệp tư nhân trong nước và liên doanh không phải là mục
tiêu của bầu Kiên. Xu hướng đầu tư của ông cho thấy ông thích nắm cổ
phần lớn trong ngân hàng và doanh nghiệp hơn là ngồi ghế lãnh đạo.
Nói
chính xác, bầu Kiên là dạng nhà đầu tư thầm lặng phục vụ bản thân và
một số cổ đông lớn có tiềm lực tài chính, có thể can thiệp vào các doanh
nghiệp khi cần thiết để doanh nghiệp đó làm ăn tốt hơn. Tại các thị
trường phát triển trên thế giới, đó là một nghề. Tuy vậy, nghề này đòi
hỏi nhà đầu tư phải hội đủ nhiều yếu tố như tầm vóc và tầm nhìn, năng
lực tài chính, kiến thức và uy tín.
Từng học Đại học Kỹ thuật Quân
sự thuộc Bộ Quốc phòng, sau đó sang Hungary học Trường Kỹ thuật Quân sự
Zalkamate (từ năm 1981-1985), ông Kiên tham gia sáng lập ACB vào năm
1994 cùng với các cổ đông khác. Từ năm 1994-2008, ông Kiên đảm nhiệm
cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB. Theo thông tin của giới
ngân hàng, cho tới trước khi từ bỏ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị
ACB vào năm 2008, ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan đã cùng các thành
viên gia đình nắm giữ khoảng 10% cổ phần của ACB. Trong đó, riêng ông
được cho là sở hữu 3,75% cổ phần.
Giá trị tài sản tính theo số cổ
phiếu ACB ông Kiên nắm giữ năm 2011 vào khoảng 759,6 tỉ đồng (đứng thứ
14 trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán), trong khi
năm 2010 là gần 805,9 tỉ đồng.
Ngoài số cổ phiếu đang nắm giữ tại
Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác.
Nhà đầu tư này được cho là cổ đông lớn nhất, chi phối 2 ngân hàng Kiên
Long và Đại Á. Việc ông Kiên sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng nhỏ này có
thể cấu trúc qua Ngân hàng ACB hoặc một số cá nhân, tổ chức được ủy
thác. Ngoài Kiên Long, Đại Á, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ
phần của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Xuất nhập
khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương
Tín (Sacombank).
Trong lễ tổng kết của VFF, ông cho biết mình là
“cổ đông chính của Eximbank”. Ông cũng tuân thủ quy định, theo đó mỗi
ông bầu chỉ được phép sở hữu một đội bóng tại một giải đấu, thông qua
một phát ngôn khác: sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long bởi câu lạc
bộ bóng đá Kiên Long Bank Kiên Giang được lên chơi ở giải vô địch quốc
gia, còn Ngân hàng Kiên Long lại là nhà tài trợ chính cho đội bóng. Thậm
chí, lại xuất hiện tin đồn trong giới đầu tư rằng bầu Kiên là nhân vật
chính đã đứng ra dàn xếp việc một số cổ đông nước ngoài lẫn trong nước
mua được hơn 45% cổ phần của Ngân hàng Sacombank.
Về khả năng lãnh
đạo, thông tin về công việc điều hành của doanh nhân này càng mù mờ
hơn. Mặc dù ông Kiên có cổ phần trong các ngân hàng, từng tham gia Hội
đồng Quản trị Công ty Liên doanh dầu nhờn Caltex (Mỹ), Công ty Liên
doanh KFC Việt Nam, rồi có chân trong Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần
Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh, chưa có
thông tin nào cho thấy ông là nhà quản trị doanh nghiệp trực tiếp. Thậm
chí, với thương vụ đình đám đầu năm 2011 khi Thiên Minh bỏ ra 45 triệu
USD, trong đó Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) rót khoảng 12 triệu USD,
để mua lại chuỗi resort Victoria, thì cũng không ai nhắc đến vai trò
lãnh đạo của ông.
Một chuyên gia tư vấn chiến lược doanh nghiệp
(giấu tên) cũng lắc đầu trước đặt câu hỏi này. Tuy nhiên, theo vị chuyên
gia này, bất chấp khả năng lãnh đạo vẫn là dấu hỏi lớn, rõ ràng kỹ năng
đánh giá cơ hội và khả năng thay đổi (kể cả một hệ thống lớn và rất
phức tạp như VFF) của bầu Kiên cho thấy ông là một doanh nhân có nhiều
phẩm chất và xảo thuật.
Đằng sau doanh nhân này còn nhiều câu hỏi
khác, như cách hành xử ở ông hay khả năng điều hành doanh nghiệp, nhưng
không thể phủ nhận thuật lãnh đạo của nhà đầu tư thầm lặng này được biểu
hiện khá rõ thông qua sự nể trọng và e dè của các nhà lãnh đạo khác
dành cho ông.
1 nhận xét:
Hаving read this I thought it ωaѕ veгy informative.
I aρpreciаte you fіnding the timе and energy to put this article togethеr.
Ӏ onсe again find myѕеlf personallу spending wаy too much time bοth reading and lеaѵing comments.
But so what, it was still woгth it!
Аlsο ѵisit my pagе; skin lightening
Đăng nhận xét