Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Để trở thành ông chủ của chính mình

Nếu bạn muốn khởi nghiệp mà không biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo lắng vì bạn không đơn độc. Trên thực tế, tình hình nền kinh tế hiện nay đã tạo cơ hội cho nhiều người tìm được những cơ hội nghề nghiệp mà trước đây họ nghĩ rằng không hề dành cho mình.
 
                  www.strategy.vn, khời nghiệp, ông chủ chính mình, giá trị công việc, triết lý khởi nghiệp, đam mê công việc, khơi lòng đam mê
Trong khi đó lại có những người thích tạo ra công việc mình yêu thích, phù hợp với mục đích cuộc sống riêng. Và đây là 8 lời khuyên để bạn có thể bắt đầu công việc ngay từ hôm nay:
 
 
1. Tự khẳng định mình
 
 
Nếu chưa hài lòng với hoàn cảnh hiện tại thì bạn cũng phải thừa nhận rằng ngoài bản thân ra không một ai có thể thay đổi được hoàn cảnh đó. Chẳng hay chút nào nếu chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh kinh tế, lãnh đạo, người thân. Chỉ khi bạn có một quyết định đúng đắn thì sự thay đổi mới xảy ra. 
 
 
2. Nhận biết công việc kinh doanh phù hợp 
 
 
Chúng ta thường bỏ qua trực giác của mình dù biết rằng nó mách bảo đó là sự thật. Hãy tự hỏi chính mình xem "Điều gì mang lại năng lượng sống cho bạn mỗi khi thấy mệt mỏi?". Hãy nhìn thẳng vào những khía cạnh khác nhau của bản thân như tính cách, các mối quan hệ xã hội, tuổi tác và lắng nghe trực giác của chính bạn. Làm sao để nhận biết được hoạt động kinh doanh nào là "phù hợp" với bạn? Đối với kinh doanh, có 3 cách tiếp cận phổ biến sau: 
 
 
Biến kinh nghiệm thành sản phẩm:Bạn hãy nghĩ tới công việc đã làm thuê trước đây và tìm cách tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng mình từ chính những kỹ năng đó.
 
 
Học theo người khác: Hãy học hỏi những doanh nghiệp khác mà bạn quan tâm và hãy cạnh tranh khi bạn đã xác định được hoạt động kinh doanh mà mình yêu thích. 
 
 
Tìm ra hướng đi mới: Hãy đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đưa ra là mới nhất và bạn hiểu rõ chúng nhất trước khi bỏ tiền ra nếu bạn chọn cách tiếp cận này.
 
 
3. Hoạch định kinh doanh giúp cải thiện cơ hội thành công
 
 
Việc lập kế hoạch sẽ giúp tiếp cận thị trường nhanh hơn, thế nhưng hầu hết mọi người không làm vậy. Một kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn có được sự định hướng rõ ràng, tập trung và tự tin hơn trong quyết định của mình. Một kế hoạch không nhất thiết phải dài hơn một trang giấy vì ngay khi bạn viết ra được mục tiêu, chiến lược và các bước hành động của mình thì công việc kinh doanh của bạn đã trở nên thực tế.
 
Bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau: 
 
 
Tôi định tạo dựng điều gì?
 
Đối tượng được phục vụ là ai?
 
Tôi cam kết gì với khách hàng/người tiêu dùng cũng như bản thân? 
 
Mục tiêu, chiến lược, kế hoạch hành động để đạt được mục đích của tôi là gì? 
 
 
4. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu trước khi bỏ vốn 
 
 
Trước khi bạn bỏ vốn cần tìm hiểu xem mọi người có muốn mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không? Đây là điều quan trọng nhất giúp bạn có thể chứng minh thị trường tiềm năng. Nói cách khác, ai là người sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ngoài gia đình hay bạn bè? Biên độ Quy mô thị trường mục tiêu của bạn là gì? Khách hàng của bạn là những ai? Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ không? Tại sao mọi người lại cần đến nó?
 
 
5. Nắm vững tài chính cá nhân và lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp 
 
 
Bạn cần cân nhắc kỹ loại hình kinh doanh của mình: cá thể (quỹ đầu tư nhỏ), nhượng quyền (điều tiết được lượng vốn), công nghệ cao (đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn). Cần dựa vào khả năng tích lũy vốn vào thời điểm quyết định kinh doanh để lựa chọn chứ không phụ thuộc vào cách mà bạn kiếm được chúng. 
 
 
6. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ 
 
 
Bạn đã thực hiện những cam kết trong nội bộ công ty. Giờ điều bạn cần là tạo ra mạng lưới những người ủng hộ, những cố vấn, đối tác, đồng minh và cả những người phân phối. Nếu bạn tin tưởng vào khả năng của công ty mình, những người khác cũng sẽ tin tưởng nó. Dưới đây là một số cách cơ bản để bạn kiến tạo được mạng lưới của riêng mình: 
 
 
- Khi tham gia vào những sự kiện xã hội hãy hỏi mọi người xem bạn có thể làm gì giúp họ. Chìa khóa ở đấy là lắng nghe mọi người chứ không phải ca ngợi về bản thân hay công ty của bạn. 
 
- Dù tham gia vào nhóm nào, hãy lịch thiệp, giúp đỡ mọi người và tổ chức giới thiệu miễn phí. 
 
- Bạn sẽ là người đầu tiên xuất hiện trong tâm trí những người từng được bạn giúp đỡ khi họ cần dịch vụ của bạn hoặc họ bắt gặp một ai khác cũng có nhu cầu. 
 
 
7. Bán hàng bằng cách tạo ra giá trị
 
 
Hãy quan niệm rằng bạn đang phục vụ khách hàng của mình. Và lẽ dĩ nhiên, càng nhiều người "được bạn phục vụ" bạn càng kiếm được nhiều tiền. Để quan tâm đến khách hàng, bạn hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: 
 
 
- Điều gì mà tôi có thể mang lại cho khách hàng của mình? 
 
Tôi sẽ làm thế nào để giúp khách hàng theo đuổi được mục tiêu riêng của họ? 
 
 
Phương pháp tiếp cận này là một cách làm mới sản phẩm và đưa ra một sản phẩm giá trị hơn mà người tiêu dùng sẽ đánh giá cao. Hãy thông báo cho mọi người biết. 
 
Luôn luôn sẵn sàng để nói cho mọi người biết về bạn và những điều bạn làm với một niềm tin chứ không phải là sự biện bạch. Bạn hãy sử dụng những công cụ trực tuyến hiệu quả như Twitter, Facebook, YouTube, LinkedIn để đăng tải tin tức. Nhưng bạn cũng đừng nên đánh giá thấp sức mạnh của những phương tiện truyền thông khác như tiếp thị trực tiếp, website, tiếp thị trực tuyến, quan hệ công chúng, blog, những chuyên mục kinh tế, những bài báo, bài diễn thuyết, email, thư, và một phương tiện cũ kỹ mà lại rất quan trọng đó chính là điện thoại.
 

Biến ý tưởng vô giá trị thành công ty triệu đô

Nếu bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh và muốn tiến xa hơn với nó, thì một ý tưởng không thôi thì không đủ. Để bắt đầu biến một giấc mơ khởi nghiệp thành công việc kinh doanh triệu đô, hãy cân nhắc những lời khuyên sau:
 
              www.strategy.vn, khời nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, giá trị công việc, triết lý khởi nghiệp, đam mê công việc, khơi lòng đam mê
 
Ai cũng có các ý tưởng. Tôi (Rahul Varshneya-tác giả bài viết) có hàng tá ý tưởng khi chải răng, khi lái xe đi làm và khi ngồi vào bàn đọc một bài báo. Nhưng điều đó không có nghĩa tất cả các ý tưởng đó đều có thể chuyển thành cơ hội kinh doanh triệu đô.

Không phải vì những ý tưởng đó không thể chuyển thành doanh nghiệp triệu đô nhưng có lẽ tôi không đủ nghị lực để xem xét những ý tưởng đó qua giai đoạn quan trọng đó.

Bạn thể có nhiều ý tưởng. Nhưng nếu bạn không có thì cũng đừng tuyệt vọng. Bạn không cần các ý tưởng để bắt đầu một công việc kinh doanh bất chấp các ý tưởng kinh doanh của bạn không có giá trị. Tôi sẽ giải thích lý do.

 
Ý tưởng chỉ là ý tưởng. Một ý tưởng là hạt giống của một sản phẩm hoặc dịch vụ thành công. Nếu không có sự chăm sóc và duy trì thích hợp, nó sẽ không thể đơm hoa kết trái được. Các ý tưởng cần sự nghiên cứu chắc chắn về thị trường mục tiêu, một chiến lược tốt và một kế hoạch kinh doanh thuyết phục, nếu không ý tưởng đó không thể tiến xa được.
 
Nếu bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh và muốn tiến xa hơn với nó, thì một ý tưởng không thôi thì không đủ. Để bắt đầu biến một giấc mơ khởi nghiệp thành công việc kinh doanh triệu đô, hãy cân nhắc những lời khuyên sau:
 
1. Chốt một ý tưởng kinh doanh.
 
Nếu bạn đang cân nhắc một số ý tưởng, tôi đánh cược là chẳng có ý tưởng nào sáng sủa cả. Tại sao tôi lại nói vậy? Vì cách làm của bạn hoàn toàn sai. Hãy đọc lướt qua các ý tưởng khác nhau mỗi ngày và phỏng đoán xem liệu chúng có tạo động lực cho bạn hay chúng sẽ chẳng đưa bạn đi đến đâu.
 
Thời gian bạn dành cho các ý tưởng này có vẻ sẽ không đủ, và có lẽ bạn không thiết tha với ý tưởng nào trong số đó. Vậy bạn sẽ giải quyết tình trạng này như thế nào? Hãy chọn lấy ý tưởng lay động bạn nhất, khiến bạn cảm thấy thiết tha nhất và giữ lại ý tưởng đó. Giữ lại ý tưởng đó cho đến khi bạn không thể tiến thêm nữa, cho đến khi bạn đã dành toàn bộ sức lực, suy nghĩ cho nó.
 
Chỉ sau đó bạn mới biết liệu ý tưởng kinh doanh đó có đáng giá triệu đô hay không.
 
2. Xác nhận ý tưởng của bạn.
 

Ý tưởng của bạn sẽ hoàn toàn vô giá trị nếu bạn không chia sẻ nó và không thử nghiệm nó với các khách hàng thực.

Viết một kế hoạch kinh doanh có những dự đoán thông qua nghiên cứu thị trường là cách ngắn và chắc chắn nhất để đưa ra quyết định về một công việc kinh doanh mới. Không gì hiệu quả bằng một khách hàng thực sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

 

Vậy làm cách nào bạn có được khách hàng khi vẫn còn ở giai đoạn lên ý tưởng và không muốn mất một số tiền lớn tạo nên  thứ mà khách hàng không muốn?

Tạo nên một sản phẩm hoặc một nguyên mẫu sản phẩm với số lượng tối thiểu. Ý tưởng là đưa ra một thứ gì đó cung cấp giá trị cơ bản của công ty bạn  hoặc giải quyết được vấn đề cốt lõi của các khách hàng.

 
Nguyên mẫu sản phẩm có thể là một slide trình chiếu PowerPoint, một hộp thư thoại hoặc chỉ là một trang đích. Đó là những thứ bạn thường chỉ mất một ngày hoặc 1 tuần để tạo ra. Một nguyên mẫu sản phẩm có thể là một sản phẩm có các chức năng thực và có các tính năng chính.
 
Chia sẻ nó với mạng lưới của bạn và theo dõi phản ứng của mọi người. Mọi người có hứng thú sử dụng nó không? Họ có cảm thấy nhu cầu hoặc vấn đề của mình được giải quyết sau khi sử dụng sản phẩm của bạn không? Sản phẩm có dễ sử dụng không?
 
3. Thực hiện.
 

Ý tưởng triệu đô không phải bỗng dưng mà có. Facebook không phải là ý tưởng triệu đô mãi đến khi nó được đem ra thực hiện.

Các ý tưởng sẽ chuyển hóa thành sản phẩm và các sản phẩm này cũng tự chuyển hóa qua giai đoạn khách hàng đưa ý kiến phản hồi và sử dụng. Bạn phải xây dựng một nguyên mẫu sản phẩm, một sản phẩm có kích thước tối thiểu hoặc sản phẩm beta và trao nó vào tay khách hàng. Hãy để khách hàng quyết định xem ý tưởng này có giá trị hay không.

 
Hầu hết mọi người không đưa ra sản phẩm đúng lúc và dành hầu hết nguồn lực để cố gắng tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Hãy tiết kiệm một chút thời gian, nỗi buồn phiền và nhất là tiền bạc và tạo nên một sản phẩm mà khách hàng mong muốn.
 
4. Tìm kiếm một thị trường lớn hơn.
 

Đừng lãng phí thời gian vào một ý tưởng không phục vụ được cho số đông khách hàng. Chắc chắn bạn có thể bắt đầu ở khu vực địa phương và sau đó mở rộng ra, nhưng ý tưởng của bạn có giải quyết được nhu cầu của vài trăm khách hàng không? Ý tưởng của bạn có khả năng mở rộng thêm tới vài trăm ngàn khách hàng tiếp theo không? Nếu không, bạn đang không xây dựng một công ty.
 

Xem xét xem liệu vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết có thực sự là vấn đề của số đông không. Và nó không phải chỉ là vấn đề của bạn và một vài người hàng xóm, bạn bè hoặc mạng lưới của bạn.

Hãy nghĩ lớn, nghĩ rộng ra phạm vi toàn cầu nếu bạn có thể.

 
Ý tưởng của bạn phải dựa trên một đối tượng khách hàng lớn và chính bạn phải có một sản phẩm có tiềm năng phát triển thành một công việc kinh doanh lớn hơn và thành công hơn.
 
5. Biến sản phẩm thành thứ phải có chứ không phải là có thì tốt.
 

Rất nhiều sản phẩm hoàn toàn vô nghĩa. Chắc chắn những ý tưởng này có thể biến thành sản phẩm bán được nhưng rốt cuộc bạn lại không thể dựng nên một công việc kinh doanh với ý tưởng đó. Đó là những ý tưởng có thì tốt.

Bạn phải dành thời gian để tìm hiểu từ thị trường xem liệu ý tưởng hoặc sản phẩm của bạn là thứ buộc phải có hay là thứ có thì tốt. Các sản phẩm có thì tố hầu hết là những thứ mới và không đủ hấp dẫn để khách hàng mua hoặc sở hữu.

 
Nếu bạn muốn ý tưởng của mình chuyển thành các sản phẩm thành công và giúp bạn tạo ra và duy trì một doanh nghiệp, hãy theo các ý tưởng về sản phẩm buộc-phải-có.

Vì vậy, hãy quyết định cái gì là quan trọng đối với bạn: những tưởng tượng hư không cho thấy ý tưởng của bạn trị giá triệu đô hoặc tiếp nhận nó để dựng nên một cái gì đó có thể đưa lại cho bạn hàng triệu đô la thực.
Flag Counter