Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Biến ý tưởng vô giá trị thành công ty triệu đô

Nếu bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh và muốn tiến xa hơn với nó, thì một ý tưởng không thôi thì không đủ. Để bắt đầu biến một giấc mơ khởi nghiệp thành công việc kinh doanh triệu đô, hãy cân nhắc những lời khuyên sau:
 
              www.strategy.vn, khời nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, giá trị công việc, triết lý khởi nghiệp, đam mê công việc, khơi lòng đam mê
 
Ai cũng có các ý tưởng. Tôi (Rahul Varshneya-tác giả bài viết) có hàng tá ý tưởng khi chải răng, khi lái xe đi làm và khi ngồi vào bàn đọc một bài báo. Nhưng điều đó không có nghĩa tất cả các ý tưởng đó đều có thể chuyển thành cơ hội kinh doanh triệu đô.

Không phải vì những ý tưởng đó không thể chuyển thành doanh nghiệp triệu đô nhưng có lẽ tôi không đủ nghị lực để xem xét những ý tưởng đó qua giai đoạn quan trọng đó.

Bạn thể có nhiều ý tưởng. Nhưng nếu bạn không có thì cũng đừng tuyệt vọng. Bạn không cần các ý tưởng để bắt đầu một công việc kinh doanh bất chấp các ý tưởng kinh doanh của bạn không có giá trị. Tôi sẽ giải thích lý do.

 
Ý tưởng chỉ là ý tưởng. Một ý tưởng là hạt giống của một sản phẩm hoặc dịch vụ thành công. Nếu không có sự chăm sóc và duy trì thích hợp, nó sẽ không thể đơm hoa kết trái được. Các ý tưởng cần sự nghiên cứu chắc chắn về thị trường mục tiêu, một chiến lược tốt và một kế hoạch kinh doanh thuyết phục, nếu không ý tưởng đó không thể tiến xa được.
 
Nếu bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh và muốn tiến xa hơn với nó, thì một ý tưởng không thôi thì không đủ. Để bắt đầu biến một giấc mơ khởi nghiệp thành công việc kinh doanh triệu đô, hãy cân nhắc những lời khuyên sau:
 
1. Chốt một ý tưởng kinh doanh.
 
Nếu bạn đang cân nhắc một số ý tưởng, tôi đánh cược là chẳng có ý tưởng nào sáng sủa cả. Tại sao tôi lại nói vậy? Vì cách làm của bạn hoàn toàn sai. Hãy đọc lướt qua các ý tưởng khác nhau mỗi ngày và phỏng đoán xem liệu chúng có tạo động lực cho bạn hay chúng sẽ chẳng đưa bạn đi đến đâu.
 
Thời gian bạn dành cho các ý tưởng này có vẻ sẽ không đủ, và có lẽ bạn không thiết tha với ý tưởng nào trong số đó. Vậy bạn sẽ giải quyết tình trạng này như thế nào? Hãy chọn lấy ý tưởng lay động bạn nhất, khiến bạn cảm thấy thiết tha nhất và giữ lại ý tưởng đó. Giữ lại ý tưởng đó cho đến khi bạn không thể tiến thêm nữa, cho đến khi bạn đã dành toàn bộ sức lực, suy nghĩ cho nó.
 
Chỉ sau đó bạn mới biết liệu ý tưởng kinh doanh đó có đáng giá triệu đô hay không.
 
2. Xác nhận ý tưởng của bạn.
 

Ý tưởng của bạn sẽ hoàn toàn vô giá trị nếu bạn không chia sẻ nó và không thử nghiệm nó với các khách hàng thực.

Viết một kế hoạch kinh doanh có những dự đoán thông qua nghiên cứu thị trường là cách ngắn và chắc chắn nhất để đưa ra quyết định về một công việc kinh doanh mới. Không gì hiệu quả bằng một khách hàng thực sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

 

Vậy làm cách nào bạn có được khách hàng khi vẫn còn ở giai đoạn lên ý tưởng và không muốn mất một số tiền lớn tạo nên  thứ mà khách hàng không muốn?

Tạo nên một sản phẩm hoặc một nguyên mẫu sản phẩm với số lượng tối thiểu. Ý tưởng là đưa ra một thứ gì đó cung cấp giá trị cơ bản của công ty bạn  hoặc giải quyết được vấn đề cốt lõi của các khách hàng.

 
Nguyên mẫu sản phẩm có thể là một slide trình chiếu PowerPoint, một hộp thư thoại hoặc chỉ là một trang đích. Đó là những thứ bạn thường chỉ mất một ngày hoặc 1 tuần để tạo ra. Một nguyên mẫu sản phẩm có thể là một sản phẩm có các chức năng thực và có các tính năng chính.
 
Chia sẻ nó với mạng lưới của bạn và theo dõi phản ứng của mọi người. Mọi người có hứng thú sử dụng nó không? Họ có cảm thấy nhu cầu hoặc vấn đề của mình được giải quyết sau khi sử dụng sản phẩm của bạn không? Sản phẩm có dễ sử dụng không?
 
3. Thực hiện.
 

Ý tưởng triệu đô không phải bỗng dưng mà có. Facebook không phải là ý tưởng triệu đô mãi đến khi nó được đem ra thực hiện.

Các ý tưởng sẽ chuyển hóa thành sản phẩm và các sản phẩm này cũng tự chuyển hóa qua giai đoạn khách hàng đưa ý kiến phản hồi và sử dụng. Bạn phải xây dựng một nguyên mẫu sản phẩm, một sản phẩm có kích thước tối thiểu hoặc sản phẩm beta và trao nó vào tay khách hàng. Hãy để khách hàng quyết định xem ý tưởng này có giá trị hay không.

 
Hầu hết mọi người không đưa ra sản phẩm đúng lúc và dành hầu hết nguồn lực để cố gắng tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Hãy tiết kiệm một chút thời gian, nỗi buồn phiền và nhất là tiền bạc và tạo nên một sản phẩm mà khách hàng mong muốn.
 
4. Tìm kiếm một thị trường lớn hơn.
 

Đừng lãng phí thời gian vào một ý tưởng không phục vụ được cho số đông khách hàng. Chắc chắn bạn có thể bắt đầu ở khu vực địa phương và sau đó mở rộng ra, nhưng ý tưởng của bạn có giải quyết được nhu cầu của vài trăm khách hàng không? Ý tưởng của bạn có khả năng mở rộng thêm tới vài trăm ngàn khách hàng tiếp theo không? Nếu không, bạn đang không xây dựng một công ty.
 

Xem xét xem liệu vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết có thực sự là vấn đề của số đông không. Và nó không phải chỉ là vấn đề của bạn và một vài người hàng xóm, bạn bè hoặc mạng lưới của bạn.

Hãy nghĩ lớn, nghĩ rộng ra phạm vi toàn cầu nếu bạn có thể.

 
Ý tưởng của bạn phải dựa trên một đối tượng khách hàng lớn và chính bạn phải có một sản phẩm có tiềm năng phát triển thành một công việc kinh doanh lớn hơn và thành công hơn.
 
5. Biến sản phẩm thành thứ phải có chứ không phải là có thì tốt.
 

Rất nhiều sản phẩm hoàn toàn vô nghĩa. Chắc chắn những ý tưởng này có thể biến thành sản phẩm bán được nhưng rốt cuộc bạn lại không thể dựng nên một công việc kinh doanh với ý tưởng đó. Đó là những ý tưởng có thì tốt.

Bạn phải dành thời gian để tìm hiểu từ thị trường xem liệu ý tưởng hoặc sản phẩm của bạn là thứ buộc phải có hay là thứ có thì tốt. Các sản phẩm có thì tố hầu hết là những thứ mới và không đủ hấp dẫn để khách hàng mua hoặc sở hữu.

 
Nếu bạn muốn ý tưởng của mình chuyển thành các sản phẩm thành công và giúp bạn tạo ra và duy trì một doanh nghiệp, hãy theo các ý tưởng về sản phẩm buộc-phải-có.

Vì vậy, hãy quyết định cái gì là quan trọng đối với bạn: những tưởng tượng hư không cho thấy ý tưởng của bạn trị giá triệu đô hoặc tiếp nhận nó để dựng nên một cái gì đó có thể đưa lại cho bạn hàng triệu đô la thực.

Liệu trường học có thể giúp bạn trở thành một doanh nhân giỏi

Trong quá trình làm phóng viên kinh doanh, tôi (Antonio Neves ) đã phỏng vấn rất nhiều doanh nhân. Tất cả họ đều có một điểm chung đó là niềm đam mê với công việc. Và một điểm tất cả họ không có chung đó là nền tảng học vấn.
 
 
www.strategy.vn, khời nghiệp, trường học và trường đời, ý tưởng khởi nghiệp, giá trị công việc, triết lý khởi nghiệp, đam mê công việc, khơi lòng đam mê
 
 
Một số doanh nhân có bằng tú tài. Nhiều người khác có bằng cử nhân. Những người khác thì có bằng MBA. Về mặt học vấn mà nói thì giới doanh nhân chắc chắn không phải là một thế giới phù hợp với tất cả mọi đối tượng.
 
 
Vì vậy, tôi đã đặt cho các doanh nhân một câu hỏi mà chính họ cũng tự hỏi mình tại nhiều thời điểm: Liệu học về kinh doanh có khiến bạn trở thành một doanh nhân giỏi hơn không?
 
 
Có thể dạy kinh doanh không?
 
 
Kinh doanh là một ngành “hot”. Trên khắp nước Mỹ có rất nhiều chương trình đào tạo đại học và trên đại học về kinh doanh. Nhưng điều này lại đặt ra một câu hỏi: liệu kỹ năng này có thể học trong trường hay trong quá trình làm việc?
 
 
Theo bà Caroline Daniels, giáo sư trường Babson College- trường được xếp hàng top về chương trình đào tạo kinh doanh tại Mỹ thì: "Kinh doanh có thể học được. Nhưng niềm đam mê đối với một ý tưởng và cơ hội phải xuất phát từ chính doanh nhân”.
 
 
Những người ủng hộ việc đào tạo doanh nhân cho rằng nó cung cấp cho sinh viên các công cụ để nhận biết các cơ hội và phát triển thành các hình mẫu doanh nhân thành công. Nhưng với nhiều người, việc đào tạo doanh nhân nên mở rộng ra bên ngoài lớp học.
 
 
Chris Guillebeau, tác giả của bài viết ăn khách "The $100 Startup" trên tờ thời báo New York cho rằng: " Bạn có thể học càng nhiều càng tốt từ nhiều nguồn khác nhau. Kinh nghiệm có thể là người thầy tốt nhất nhưng chắc chắn bạn có thể học theo các cách truyền thống hoặc phi truyền thống”.
 
 
Đối với nhiều người, một tấm bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng MBA sẽ mở ra cánh cửa bước vào thế giới doanh nhân. Thực tế, nhiều người tốt nghiệp có bằng MBA mở công ty riêng chứ không tìm những công việc truyền thống khác. Theo ghi nhận đã có 16% sinh viên tốt nghiệp lớp kinh doanh của trường đại học Stanford năm 2011 đã quyết định mở công ty riêng.
 
 
Và đương nhiên, có nhiều CEO các công ty mới mở cảm thấy bằng cấp cũng góp phần đem lại cổ tức cho họ. Michael Karnjanaprakorn, CEO của công ty Skillshare cho biết "Bằng tốt nghiệp đại học của tôi do VCU Brandcenter cấp thực sự đã hình thành nên cách nghĩ của tôi về sự sáng tạo, đổi mới và phá vỡ hiện trạng. Điều đó đã giúp tôi trở thành một doanh nhân tốt hơn vì nó cho phép tôi nhìn nhận thế giới theo một cách khác đi và công ty tôi đã ra đời từ đó”.
 
 
Bằng cấp có đáng giá như thế không?
 
 
Với tỷ lệ thất nghiệp cao và nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay thì các công ty như Thiel Fellowship và UnCollege đang thách thức hiện trạng và sự kỳ vọng vào không chỉ lĩnh vực đào tạo kinh doanh mà cả nền giáo dục đại học nói chung.
 
 
Karnjanaprakorn "Trường đại học không phải 100% là thảm họa như hầu hết mọi người nghĩ. Tôi nghĩ tính thời điểm đối với các doanh nhân là khác nhau. Một số người mở công ty lúc 18 tuổi và những người khác như tôi thì mở công ty lúc 28 tuổi”.
 
 
Nhưng với các khoản nợ cho vay dành cho sinh viên ngoài tầm kiểm soát thì chi phí giáo dục truyền thống là điều đáng để cân nhắc, nhất là đối với các doanh nhân giàu tham vọng phải chạy chương trình khởi động khi khởi động một công việc làm ăn mới.
 
 
Guillebeau, từng học về nghiên cứu quốc tế và xã hội học tại trường đại học cho rằng: "Quá nhiều người trẻ dành hàng chục ngàn đô la để học làm những ngành không hề tồn tại”.
 
Theo một số người, trường đại học chỉ cung cấp được một phòng thí nghiệm để thử nghiệm.
 
Danial Malik, sinh viên đại học vừa tốt nghiệp năm 2012 cho biết: "Babson College đã tạo cho tôi một môi trường an toàn, được
kiểm soát để tăng trưởng và phát triển thành một cá nhân và khám phá thế giới và vị trí của tôi trong môi trường đó. Thực hiện việc này hơi phức tạp một chút nếu bạn không học ở trường đại học”.
 
 
Nhận định: Bạn có nên học kinh doanh không?
 
 
Nếu bạn còn đang phân vân xem liệu mình nên dành ra một khoảng thời gian tạm dừng để tới trường học về kinh doanh hay không thì câu trả lời ngắn gọn sẽ là: còn tùy. Sau cùng thì giáo dục đại học vẫn là sự đầu tư tài chính lớn. Tất cả những người tôi từng phỏng vấn đều gợi ý nên xem xét kỹ chương trình giảng dạy ở trường đại học mà bạn dự định chọn trước khi dốc sạch tài khoản ngân hàng vào đó.
 
 
Guillebeau chia sẻ: "Trong nhiều thập kỷ, hầu hết các khoa kinh doanh tại các trường đại học ở Mỹ đều đã đào tạo sinh viên thành các nhà quản lý tầm cỡ lọt vào top 500 công ty tiêu biểu do tạp chí Fortune bầu chọn. Đây là nghề nghiệp khác biệt so với việc trở thành một doanh nhân”.
 
 
Một việc mà các doanh nhân làm tốt đó là hành động, nhưng lúc nào thì cần dành thời gian và tiền bạc để theo học lấy bằng?
 
 
Daniels chia sẻ: "Bước đầu tiên có thể khiến bạn nản chí. Nhưng phương pháp luận và việc tạo ra các cơ hội và các mô hình kinh doanh trong trường đại học qui tụ nhiều cá nhân có cùng suy nghĩ và năng lượng như bạn có thể tạo ra sự khác biệt”.
 
 
Vậy bạn nên vào lớp học hay tự mình trải nghiệm và rút ra bài học? Không chỉ có một cách đúng. Có vẻ như sẽ có nhiều lợi thế nếu kết hợp cả hai hình thức này.
 
 
Karnjanaprakorn nhận định: "Có những thứ nhất định có thể dạy được như kiến thức khung các khái niệm nhưng chỉ có một cách để học về kinh doanh – đó là tự mình làm việc đó”.
Flag Counter