Quán trà chanh Phượt ở ngã tư Sở (Hà Nội) ngày nào cũng đông khách. Khách hàng trẻ, cô chủ cũng rất trẻ, sinh năm 1990 và đang theo học tới hai trường đại học.
Là Cám nhưng rất đảm đang
Trà chanh = Kinh doanh+Du lịch
7
rưỡi tối, khi những ánh nắng cuối ngày tắt hẳn cũng là lúc Thanh Nhị
(hay còn có biệt danh là Cám) lục đục chuẩn bị đồ đạc mở quán. Quán trà
chanh - me đá của Nhị nằm ngay ngã tư Sở, cuối đường Trường Chinh. 8h
tối, khách hàng đã bắt đầu kéo tới quán. “Cô chủ Cám” đon đả mời chào,
hướng dẫn chỗ để xe, tay thoăn thoắt pha trà chanh hay me đá mời khách.
Nhìn
dáng bán hàng rất chuyên nghiệp của Nhị, ít ai biết cô gái trẻ này đang
là sinh viên của hai trường đại học: sinh viên năm thứ 3 khoa Du lịch -
Viện đại học Mở Hà Nội và khoa Kinh tế đối ngoại – hệ tại chức - Đại
học Ngoại Thương.
Học ở một trường Đại học thôi
cũng đã khá vất vả rồi, vậy mà Nhị quyết tâm theo học bằng được hai
trường. Nhị nói, “em thích làm kinh doanh lắm chị ạ, mà cũng rất thích
du lịch nữa. Hai khoa mà em đang theo học cũng thể hiện rõ những đam mê
của em. Ban đầu, em cũng chỉ thử sức mình xem như thế nào, có theo được
một lúc hai nơi vậy không. Thế rồi 3 năm cũng trôi qua lúc nào không
biết”.
Tất
nhiên, việc học hành ở hai trường Đại học chiếm nhiều thời gian của
Nhị, nhưng em tâm sự, mở một quán trà chanh như thế này cũng là mong
muốn rất lâu rồi. Vốn mở quán không nhiều, chỉ vài triệu thôi, nhưng
đang là sinh viên, lại theo học hai trường như vậy nên gần đây, Nhị cũng
mới tự tích lũy đủ. Thời điểm này em cũng đang nghỉ hè, thời gian thoải
mái hơn, vậy là quán “Phượt” mới chính thức ra đời, và vẫn hội tụ đủ
những điều em yêu thích bấy lâu nay: kinh doanh và du lịch.
Quán trà nhỏ ước mơ lớn
Quán
của Nhị mới mở nhưng lúc nào cũng đông khách tới uống trà. Ban đầu chỉ
là bạn bè đến ủng hộ, nhưng vì cô chủ xởi lởi, vui tính, dễ thương, “xì -
teen” nên quán bắt đầu cũng có khách quen. Khách đến uống, ai cũng gọi
Nhị theo nickname là Cám nên không khí quán trà chanh của em càng vui vẻ
và thân mật.
Quán nhỏ nhưng luôn đông khách
“Từ
ngày mở quán đến giờ, em cũng phải thay đổi địa điểm mấy lần vì trục
trặc. Ngồi ở Ngã tư Sở, khu Định Công, rồi Lê Trọng Tấn. Dọc đường
Trường Chinh này cũng phải thay đổi vị trí đôi ba lần. Nhưng khách quen
trước khi ra thường gọi điện nên em vẫn không bị mất khách”, Nhị kể.
Quyết
định mở quán của Nhị được rất nhiều bạn bè, anh chị ủng hộ. Duy chỉ có
bố mẹ ở quê là ban đầu chưa biết. “Lần trước, mẹ ra thăm em, mới biết em
tối tối đi bán hàng như thế này. Thấy em nghiêm túc với quyết định của
mình, công việc này cũng không có gì xấu xa cả nên mẹ ủng hộ em lắm. Còn
Bố thì tỏ ra lo lắng. Chủ yếu là lo em tối đi bán trà chanh như thế này
liệu có gì không hay xảy ra không. Rồi thời gian, việc học hành của em
có bị ảnh hưởng gì không. Em nói sẽ cố gắng sắp xếp khi vào năm học. Vả
lại, em còn mở quán cùng một chị nữa, nên em tin em sẽ tìm được cách cân
đối thời gian hợp lý. Tất nhiên là em vẫn sẽ ưu tiên việc học thật tốt
rồi”.
Trành chanh Phượt của Nhị
Hiện
tại, Nhị vẫn đang rất tận tâm và say sưa với quán trà nhỏ của mình.
Chiều chiều em vẫn hãm chè, pha nước đường, mua chanh tươi, chuẩn bị đồ
tối cùng chị bạn mở quán. Tuy quán nhỏ, lời lãi cũng không nhiều nhặn gì
nhưng đây là những gì tự tay em làm ra, là bước đầu để em thực hiện
những mơ ước trong tương lai của mình. Nhị yêu quý nó vì điều đó.
“Tối
nay, hội đi phượt của em lại off (gặp mặt) ở đây chị ạ. Quán sẽ đông và
vui lắm đấy, nhưng em đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ rồi” – Cô chủ Thanh
Nhị 9x vừa nói vừa cười khoe với tôi.
Theo Nguyễn Hằng
Kiến thức