Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ

Ngày 21/9, tạp chí Fortune đã công bố danh sách 50 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Trong số đó, rất nhiều người đang giữ những vị trí chủ chốt trong các tập đoàn, công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
Dưới đây, xin được điểm mặt 7 "vị nữ nhi anh hùng" nổi bật nhất và có quyền lực nhất của của giới công nghệ toàn cầu.
Hãy dành cho họ những sự ngưỡng mộ lớn nhất, vì các bạn biết đấy: Làm một người phụ nữ bình thường đã khó, làm một người phụ nữ giỏi như họ còn khó hơn rất rất nhiều.
1.Susan Wojcicki
Chức vụ: Phó chủ tịch cấp cao, phụ trách quản lý sản phẩm và công trình của Google
Tuổi: 43
Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ
Là người phụ nữ duy nhất trong số những cố vấn thân cận của CEO Larry Page (nhóm “L”), Susan Wojcicki chịu trách nhiệm phát triển những sản phẩm đã mang về cho Google 36 tỷ USD doanh thu từ quảng cáo trong năm qua. Susan cũng được chọn là người đại diện cho Google trước giới đầu tư và công chúng.
2. Ginni Rometty
Chức vụ: Chủ tịch kiêm CEO của IBM
Tuổi: 55
Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ
Gừng càng già càng cay, câu nói này đặc biệt đúng với Ginni Rometty - Tân CEO của IBM. Với thâm niên 31 năm cống hiến, bà thực sự đã trở thành một trong những nhân vật chủ chốt nhất của Big Blue (tên gọi khác của IBM). Năm 2002, bà đã giúp IBM đấu tranh mua lại hãng tư vấn kinh doanh PricewaterhouseCoopers Consulting (PwC) với giá 3,5 tỉ USD.
Thương vụ này đã đưa những chuyên gia của PwC đến với IBM và giúp hai bên phối hợp ăn ý cùng nhau để đưa ra những dịch vụ chuyên biệt. Bắt đầu từ 1/1/2012, Ginni Rometty đã chính thức đươc bổ nhiệm vào vị trí CEO và trở thành người phụ nữ đầu tiên đứng đầu IBM trong suốt 101 năm qua.
3. Meg Whitman
Chức vụ: Chủ tịch kiêm CEO của HP
Tuổi: 56
Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ
Meg Whitman đã và đang được kì vọng trở thành vị cứu tinh, giúp cho hãng máy tính hàng đầu thế giới HP thoát khỏi sự tụt dốc thê thảm. Nhưng có vẻ như những gì bà làm được chưa thật sự hiệu quả. Bằng chứng là lợi nhuận của hãng đã giảm 19% trong năm 2011, và giá cổ phiếu cũng tụt chừng đó % trong năm nay. Tuy nhiên, với động lực là 127 tỷ USD doanh thu bán hàng mỗi năm, Meg Whitman sẽ có thêm khá nhiều sức mạnh. Chúng ta hãy tiếp tục chờ xem.
4. Ursula Burns
Chức vụ: Chủ tịch kiêm CEO của Xerox
Tuổi: 54
Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ
Người ta nói Ursula Burns đang nỗ lực đưa đưa công ty sản xuất máy photocopy của mình trở thành một trong nhân tố của ngành dịch vụ. Dưới sự điều hành của bà, năm ngoái Xerox đã giành được hợp đồng với 6 công ty quan trọng khác, trong đó có XL World – một công ty chăm sóc khách hàng của Ý. Thương vụ này đã giúp Xerox mở rộng thị trường Châu Âu và sự xuất hiện tại các khu vực cạnh tranh khác.
5. Sheryl Sandberg
Chức vụ: COO của Facebook
Tuổi: 43
Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ
Giữ vị trí quan trọng thứ 2 trong bộ máy lãnh đạo của Facebook, người phụ nữ có vẻ đẹp mặn mà Sheryl Sandberg đồng thời cũng trở thành nhân vật trung tâm trong đợt IPO của công ty này hồi đầu năm. Cô đã nhanh chóng tham gia vào Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trong mảng chiến lược kinh doanh của Facebook. Sheryl Sandberg cũng đồng thời giữ một chân trong hội đồng của hãng Disney và là một trong những tấm gương cho những phụ nữ trẻ cống hiến vì công việc.
6. Safra Catz
Chức vụ: Đồng chủ tịch kiêm CFO (Chief Financial Officer – Giám đốc tài chính) của Oracle
Tuổi: 50
Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ
Mặc dù phải chia sẻ cương vị Chủ tịch với “người mới” Mark Hurd (cựu CEO của HP), song bà Safra Catz không hề lấy đó làm buồn lòng. Có lẽ, một phần lý do cũng là vì bà đang phải phụ trách cả một cỗ máy mua bán và sáp nhập khổng lồ của Oracle. Chỉ tính riêng trong năm ngoái, Oracle đã thực hiện được 10 thương vụ với giá trị lên tới 5 tỉ USD.
7. Marissa Mayer
Chức vụ: CEO của Yahoo
Tuổi: 37
Top 7 sếp nữ quyền lực nhất trong thế giới công nghệ
Là một trong những nữ CEO "trẻ tuổi" và quyến rũ nhất làng công nghệ, trước khi gia nhập vào Yahoo hồi tháng 7 vừa qua, Marissa Mayer đã từng có 13 năm cống hiến cho gã khổng lồ Google.
Mặc dù hiện tại đang là khoảng thời gian không mấy khởi sắc của Yahoo, nhưng công ty này vẫn đạt 5 tỷ USD doanh thu, 18 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường và 700 triệu người sử dụng. Đây được cho là một nền tảng thuận lợi nhưng để có thể phát huy được nó và đưa Yahoo trở lại thời kì hoàng kim của mình thì vị nữ CEO trẻ tuổi này còn rất nhiều việc cần làm.

Lặng lẽ nữ doanh nhân quyền lực đất Bắc

Một nhân vật quyền lực, nổi tiếng nhưng lặng lẽ. Khi nhiều người biết được điểm đến nào đó thì bà đã đi qua rồi…
Doanh nhân Nguyễn Thị Nga tại lễ ký hợp đồng tư vấn với golf thủ huyền thoại Jack Nicklaus cho dự án sân golf ở Sóc Sơn.

Một ngày đẹp trời, vòng quanh Hồ Gươm, quãng 22 - 32 Lê Thái Tổ, thấy có gì đó mới. Siêu thị Intimex quen thuộc nay hơi lạ, có sự xuất hiện bề thế của hệ thống nhận diện thương hiệu Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) sát kề.

Biết chuyện, cũng chẳng lạ. Vì ở đây có mối liên hệ theo cách khá quen thuộc. SeABank nằm cạnh Intimex cũng giống như sự đan chéo sản phẩm, tiếp thị giữa ngân hàng này với các địa chỉ khác trong lĩnh vực ôtô, du lịch, thể thao, bất động sản… khoảng dăm năm trở lại đây. Những mối liên hệ đó xoay quanh cái tên Nguyễn Thị Nga.

Ẩn sau những thương vụ lớn

Thảng vài lần bà Nguyễn Thị Nga xuất hiện trên báo chí. Không phải nói về mình, không phải nói về cách kinh doanh, càng không phải gắn với tiếng tăm về tài sản như thông tin thường thấy về các đại gia; mà chủ yếu từ nội dung cuộc họp nào đó về hoạt động ngân hàng, như là yêu cầu của công việc.

Chính vì vậy, với đại chúng, nữ doanh nhân 57 tuổi này có lẽ ít nhiều còn “xa lạ”. Thường thì cái tên Nguyễn Thị Nga chỉ được nhắc đến trong các thông tin thời sự khi một thương vụ nào đó liên quan đã được hoàn tất.

Như sự sóng đôi của cặp thương hiệu Intimex - SeABank trên phố Lê Thái Tổ, người quan tâm nhận thấy để rồi mới nhớ lại, hoặc tìm sự kết nối. Cả hai doanh nghiệp này đều có chung vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Dấu ấn của mối liên hệ có từ ba năm về trước.

Ngày 15/6/2009, sau 30 năm hoạt động, lịch sử Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam sang trang khi tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu tiên. Sự kiện này gắn với những thay đổi quyết liệt từ nhóm cổ đông lớn, mà đại diện là bà Nguyễn Thị Nga, nắm tới 46,05% vốn điều lệ. Quyết liệt bởi Intimex thời điểm đó có nhiều sóng gió…

Bà Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SeABank, trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị Intimex. Điểm hẹn trên phố Lê Thái Tổ không phải là tình cờ. Trước đó, các giao dịch cổ phần giữa Intimex liên quan đến Công ty Chứng khoán Đông Nam Á (SeASecurities - một công ty khác cũng nằm trong hệ thống của nữ doanh nhân này) cũng đã được thị trường biết đến.

Gần đây nhất, hẳn nhiều nhà đầu tư bất động sản phải giật mình khi hay tin khách sạn 5 sao Hilton Opera Hà Nội đã được doanh nghiệp Việt Nam mua lại từ chủ sở hữu nước ngoài (Đức và Áo). Đó là tập đoàn BRG mà Chủ tịch chính là bà Nguyễn Thị Nga. Thương hiệu và địa thế vàng của khách sạn này đủ để khiến họ giật mình; mặt khác, một vụ sang tay lớn như vậy lại diễn ra trong lặng lẽ.

Và ẩn số sở hữu…

Lặng lẽ là điểm chung trong nhiều dự án khác của nữ doanh nhân quyền lực này. Thế nên thực khó để lượng định một quy mô sở hữu. Song, có thể nhận thấy sự đồ sộ của hệ thống kinh doanh mà người phụ nữ này đang làm chủ và điều hành.

Trước hết, khoản đầu tư của bà Nguyễn Thị Nga được nhiều người biết đến hơn chục năm về trước, gắn với Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank). Năm 2005 - 2006 bà Nga làm Chủ tịch Techcombank. Một năm sau đó bà chuyển sang SeABank với cương vị Chủ tịch, và đây có thể xem là thời điểm sức kinh doanh bắt đầu lan tỏa mạnh mẽ, dù tính hiệu quả của SeABank gần đây là một vấn đề khác.

Một tập hợp có hệ thống và tương đối đầy đủ về sức lan tỏa đó mới chỉ chính thức xuất hiện. Qua đó, cho thấy sự có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực hấp dẫn của nền kinh tế, từ tài chính - ngân hàng đến chứng khoán, bất động sản, du lịch - khách sạn, thương mại - xuất nhập khẩu, thể thao cho đến ôtô - xe máy…

Định hình lại là hoạt động và sở hữu của tập đoàn BRG (BRG Group) mà bà Nguyễn Thị Nga là người đứng đầu với 13 công ty thành viên cùng hàng chục dự án.

Đó là Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), Công ty Chứng khoán Đông Nam Á (SeASecurities), sân golf quốc tế Đảo Vua (Kings’ Island Golf Course), khu nghỉ dưỡng ven biển và sân golf quốc tế Đồ Sơn (Doson Seaside Golf Resort), khu vui chơi giải trí thể thao và sân golf quốc tế Legend Hill (Legend Hill Golf Resort), khách sạn Hilton Hanoi Opera, khách sạn Hilton Garden Inn, khách sạn Sông Nhuệ, tòa nhà văn phòng cao cấp Oriental Tower, khu căn hộ Oriental Palace, showroom Honda Ôtô Tây Hồ, Honda Ôtô Hải Phòng, dự án Thung lũng Nữ hoàng và còn loạt dự án đang và sẽ triển khai như Oriental Garden, Oriental Plaza, Oriental Sun, Oriental Pearl, Oriental West Lake…

Một hệ thống dày đặc và đồ sộ như vậy, thực khó để lượng định bằng các con số ồn ào. Song, chính vì hầu hết dữ liệu kinh doanh của hệ thống cũng “lặng lẽ” như người chủ, khiến quy mô sở hữu vẫn là ẩn số.

Giả sử hệ thống đó đồng loạt lên tiếng trên sàn niêm yết, có lẽ bản danh sách cập nhật những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây đã có một kết quả rất khác…
Flag Counter