Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012


Những cái tên như Coca-Cola, Apple, Intel... vẫn tiếp tục đứng trong top 10 thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới năm 2012.

10. Toyota
Giá trị thương hiệu: 30,3 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 9%
Xếp hạng năm ngoái: 11 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

Toyota Prius là thương hiệu thu hút khách hàng mới đặc biệt là những người có ý thức bảo vệ môi trường và trẻ tuổi. Toyota cũng chú ý việc kết nối với các khách hàng hiện tại.

9. Samsung
Giá trị thương hiệu: 32,9 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 40%
Xếp hạng năm ngoái: 17 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

Trong năm 2011, Samsung “vượt mặt” Nokia và Apple về doanh số smartphone. Thị phần toàn cầu của Samsung trong năm 2012 ở mức 19,1% là thành công của hãng này.

8. Intel
Giá trị thương hiệu: 39,4  tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 12 %
Xếp hạng năm ngoái: 7 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

Để hướng đến mục tiêu hướng đến người sử dụng, Intel đã mời nhà nhân chủng học vào nghiên cứu tại hãng và hút nhân sự từ Apple và BBC để đột phá thị trường giải trí trong nhà, smartphone….

7. Mc Donald
Giá trị thương hiệu: 40,1 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 13 %
Xếp hạng năm ngoái: 6

10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

Hãng này hiện có hơn 33.000 nhà hàng trên toàn cầu tại 119 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự thay đổi điều chỉnh cho phù hợp với địa phương và dịch vụ đa dạng là yếu tố giúp thương hiệu này tăng trưởng.

6. GE
Giá trị thương hiệu: 43,7 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 2 %
Xếp hạng năm ngoái: 5 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

GE không chỉ đi đầu ở phương diện tạo việc làm mà còn công nghệ tiên tiến trong y tế. GE Capital – đầu tư năng lượng và xây dựng cũng thu được thành công.

5,  Microsoft
Giá trị thương hiệu: 57,9 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: -2 %
Xếp hạng năm ngoái: 5 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

Giá trị thương hiêu của Microsoft giảm 2%, dù vẫn đứng trong hàng những doanh nghiệp có thương hiệu đắt giá nhất hành tinh. Tương lai của Microsft phụ thuộc vào sự thành công của Windows 8 và máy tính bảng.

4. Google
Giá trị thương hiệu: 69,7 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 26 %
Xếp hạng năm ngoái: 4 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

Giá trị thương hiệu của Google răng sau khi mua lại mảng di động của Motorola. Sản phẩm như Google TV, xe tự lái, công nghệ điện toán đám mây vẫn đang được nhiều người quan tâm.

3. IBM
Giá trị thương hiệu: 75.5 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 18 %
Xếp hạng năm ngoái: 2 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

IBM đang làm mới mình bằng tạo ảnh hưởng ở thị trường mới nổi, điện toán đám mây… Theo đánh giá của InterBrand thì IBM vẫn là ví dụ sách giao khoa đối với sự sáng tạo, xây dựng, đưa lại một thương hiệu toàn cầu.

2. Apple
Giá trị thương hiệu: 76,6 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 129 %
Xếp hạng năm ngoái: 8 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012
Giá trị cổ phiếu Apple tăng nhanh. Điều này là nhờ sự ra đời của iPhone 5 và iPad 3 đã thu hút sự chú ý của giới yêu công nghệ.

1.Coca Cola
Giá trị thương hiệu: 77,8 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 8 %
Xếp hạng năm ngoái: 1 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

Công ty Interbrand nhận định, CocaCola là công ty được công nhận thương hiệu toàn cầu hơn bất kỳ thương hiệu nào trên thế giới. Hiện hãng có 3.500 loại đồ uống khác nhau bán trên thế giới.

Theo Nam Phương
VTC News/Business Insider

Phát tài nhờ kinh doanh dịch vụ... trút giận

"Những căn phòng xả giận" làm ăn rất phát đạt.

Một khách đang trút giận trong “Căn phòng xả giận”
Cuộc sống hối hả, áp lực khiến ai cũng có thể nổi giận và có nhu cầu trút giận. Với ý tưởng ấy Donna Alexander đã quyết định mở một “căn phòng xả giận” để ai cũng có thể vào đó đập phá, xả stress. Và công việc của cô đang rất phát đạt.

Alexander lần đầu có ý tưởng này khi cô 16 tuổi và đang sống cùng gia đình tại Chicago. “Tôi thấy rất nhiều vụ ẩu đả ở trường cũng như bạo lực trong gia đình. Do đó “Căn phòng xả giận” là một ý tưởng hay. Mọi người cần một nơi để trút giận mà không gặp rắc rối. Nhưng khi ấy tôi nghĩ ai đó cũng sẽ có ý tưởng này và họ sẽ làm tốt hơn một cô bé tuổi teen như tôi”. 

Đến năm 2002 khi chuyển tới Texas để học thiết kế đồ họa và truyền thông tại Westwood College ở Dallas, cô mới thử nghiệm “Căn phòng xả giận” ở chính nhà mình. “Tôi nói với bạn bè và đồng nghiệp rằng ‘Này, bỏ ra 5 USD và các cậu có thể tới gara nhà mình đập phá’”. 

Và cứ như vậy người này bảo người kia và ngày càng nhiều người lạ xuất hiện trước cửa nhà Alexander với gậy bóng chày trong tay. Họ rút tiền đưa cho cô để được đập phá các đồ dùng văn phòng cũ. “Nó khiến tôi phát hoảng”, cô chia sẻ. “Tôi có 2 con nhỏ và không muốn họ nhìn thấy cảnh đó. Đó chính là lúc tôi quyết định mình phải tìm một nơi đàng hoàng hơn”. 

Việc xin giấy phép cho “Căn phòng xả giận” cũng không mấy dễ dàng. Phải mất đến ba năm cô mới tìm được người đồng ý cho thuê đất. “Khi tôi nói ý định của mình phản ứng của họ đều là ‘Không, không và không! Thứ đó chỉ dành cho những kẻ điên”. Nhưng cuối cùng cũng có một người tại Dallas đồng ý và kể từ đó lượng khách hàng thường xuyên của “Căn phòng xả giận” ngày càng tăng lên. 

Khách hàng của Alexander thuộc đủ mọi thành phần, trình độ, từ lãnh đạo các công ty, các CEO tới các cử nhân. “Chúng tôi cũng đón nhiều người tới đây mừng sinh nhật hay các hoạt động kết nối mọi người, các buổi giao lưu doanh nghiệp”, cô cho biết. 

Thậm chí nhiều nhân viên văn phòng cũng ghé tới đây trong giờ nghỉ trưa mặc dù cô vẫn khuyên họ nên thay quần áo. “Việc này đòi hỏi vận động rất nhiều. Bạn vận động những cơ mà ngay chính mình cũng chẳng biết mình đang thực hiện”. 

Donna Alexander không có nhiều quy định đối với khách hàng bước vào “Căn phòng xả giận”. Chỉ có điều cô nhất quyết yêu cầu họ không được tự mang dao hay cưa vào phòng. “Rất thường xuyên tôi nhận được những câu hỏi từ khách hàng kiểu như ‘Ồ, chỗ chị không có cái dao nào sao? Liệu tôi có thể tự mang tới hay không? Con dao của tôi xịn lắm”. Và tôi phải nói với họ rằng ‘Không! Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang dao vào đây”. 

Dù vậy thì tại căn phòng xả giận của Donna, khách hàng vẫn có thể thỏa sức đập phá với rất nhiều thứ “đồ chơi” chết người. Họ có thể lựa chọn gậy bóng chày, gậy chơi golf, vợt tennis, gậy sắt và nếu họ cảm thấy mình thực sự sáng tạo thì có cả tay và chân của các ma-nơ-canh. Khách hàng có thể làm gì với chúng tùy thích.

Phòng xả giận được trang bị rất nhiều đồ vật cho khách hàng đập phá, từ TV tới màn hình máy tính hay các đồ dùng văn phòng, đầu máy video cũ…Túm lại là đủ phương tiện để giúp họ có thể trút hết bực dọc trong người một cách tự thoải mái, mãnh liệt nhất. Tất nhiên cũng có những quy định về an toàn, theo đó tất cả khách hàng phải đội mũ cứng và đeo kính bảo hộ. Ngoài ra thời gian của họ cũng sẽ bị giới hạn tùy theo loại vé vào cửa.

Với 25 USD bạn sẽ có một tấm vé ghi “Tôi cần nghỉ ngơi” nghĩa là thời gian để đập phá chỉ vỏn vẹn 5 phút. Nhưng nếu chấp nhận chi ra 45 USD, khách hàng sẽ được xả láng trút giận trong 15 phút. Và hạng cao nhất, nhưng cũng ít người cần đến đó là “Hủy diệt tất cả” với 25 phút quậy tưng bừng. Mức giá của tấm vé này là 75 USD. 

“Hầu hết mọi người chỉ vào đó trung bình 2-3 phút”, Alexander cho biết. “Chúng tôi cũng có một số khách quen thường ở lâu tới 15 phút”. Khi khách hàng yêu cầu loại vé 25 phút và dùng hết thời gian đó, Alexander xem đây là tín hiệu báo động đỏ. “Đó là lúc cần khuyên họ đi gặp bác sỹ tư vấn thực sự”. 

Kể từ khi khai trương “Căn phòng xả giận” tháng 12/2011, đến nay trung bình mỗi tháng cô đón 240 khách và con số này vẫn tiếp tục tăng. Và căn phòng duy nhất trên khu đất có diện tích gần 280 m2 dường như đã không còn đủ đáp ứng nhu cầu. Do vậy Alexander đã lên kế hoạch mở rộng. 

“Chúng tôi làm thêm 2 phòng vài tuần trước”, cô cho biết. Hầu hết các căn phòng này cũng chỉ rộng bằng phòng làm việc loại trung bình. Đáng chú ý là nhiều nơi đã yêu cầu cô nhượng quyền để họ mở dịch vụ này trong đó có những đối tác muốn triển khai ở cả 50 bang của Mỹ. “Đến nay tôi nhận được khoảng 180 lời đề nghị”, Alexander nói. “Các nhà đầu tư còn muốn mở “Căn phòng xả giận” ở Úc, Romania, Đức…Thật khó tin”. 

Theo Thanh Tùng
Dân Trí/Businessweek
Flag Counter