Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

8 thói quen xấu gây hại sự nghiệp



Vì sao bạn luôn bị bỏ qua mỗi khi đến dịp xét thưởng, tăng lương, hay các dự án quan trọng?

Câu trả lời có thể chính là từ bạn, từ một hoặc nhiều các hành vi vô tình “giết chết” sự nghiệp của bạn.
1. Không biết tự “PR” công việc của mình
Có thể bạn luôn hoàn thành tốt công việc của mình, nhưng nếu không ai biết về nó thì cũng chẳng ích gì cho uy tín của bạn, lương của bạn, hay những cơ hội mới.

Hãy làm sao để sếp biết được mọi thành tích, nỗ lực của bạn, từ chuyện thuyết phục được một khách hàng khó tính cho đến việc giải quyết nhanh chóng một trục trặc của hợp đồng... tất cả những gì nổi bật bên ngoài công việc thường ngày cảu bạn.
2. Bảo thủ
Nếu bạn luôn bảo thủ mỗi khi nhận được những phản hồi về công việc của mình, bạn sẽ rơi vào điểm dừng trong sự nghiệp. Hầu hết mọi người sẽ từ bỏ việc trao đổi, chia sẻ với những người bảo thủ.
Khi đó, đồng nghiệp sẽ tránh xa bạn, sếp sẽ thôi không bảo bạn phải cải thiện công việc ra sao. “Điều đó rất tuyệt”, bạn có thể nghĩ vậy, nhưng điều tồi tệ chính là bạn sẽ phá huỷ những mối quan hệ bạn cần để thăng tiến và bỏ qua những cơ hội tiếp thu thông tin để phát triển sự nghiệp.
3. Ra quyết định hấp tấp
Hành vi ra quyết định hấp tấp, vội vã không được phép xuất hiện trong công việc, dù đó là sự phản ứng lại ngay khi sếp nói điều gì đó bạn không thích, hay nhận ngay một công việc mà không suy nghĩ kỹ càng.
Nên nhớ rằng những quyết định trong công việc sẽ có ảnh hưởng rộng đến ví tiền , danh tiếng và chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn.
4. Không biết tự khẳng định
Có thể nhiều người cho rằng, sự khiêm tốn, không chơi trội là cách tốt để có một công việc thành công, tuy nhiên quá rụt rè, thiếu quyết đoán sẽ làm hại cho sự nghiệp. Nếu bạn tin rằng một quyết định là sai, một dự án có thể là một thảm hoạ, hay bạn xứng đáng được khen thưởng, thì một nhà quản lý tốt sẽ muốn bạn phát biểu.
Tất nhiên, có sự khác nhau giữa việc tự khẳng định và việc tự cao tự đại một cách quá lố. Tuy nhiên, đưa ra quan điểm của mình một cách chuyên nghiệp là chìa khoá để thành công trong nghề nghiệp.
5. Quá bi quan, tiêu cực
Nếu bạn là người thường xuyên phàn nàn về các dự án mới, chính sách mới của công ty, hay chuyện phòng công nghệ mãi không giải quyết được những vấn đề về mạng, thì bạn đang tạo ra một môi trường làm việc khó chịu cho những người xung quanh.
Ngay cả chuyện hài hước, châm biếm một cách tiêu cực cũng vậy. Việc thường xuyên châm chọc đồng nghiệp, hay nói đùa về các quyết định của sếp, dù cho điều đó có làm mọi người cười phá lên thì nó cũng không hề tạo ra danh tiếng tốt đẹp gì cho bạn.
6. Nói dối
Điều tồi tệ nhất của việc nói dối là bị phát hiện. Một khi bị phát hiện là nói dối, dù chỉ là một chuyện nhỏ nhặt nhất thì uy tín của bạn cũng bị phá huỷ và cực kỳ khó để khôi phục lại như trước.
Dù cho bạn có luôn trung thực trong 3 năm liền nhưng bạn vẫn bị nhớ đến là một người đã từng nói dối và do đó không thể được tin tưởng hoàn toàn.
7. Thất hứa thường xuyên
Mọi người thường hay để ý xem liệu bạn có làm những gì bạn nói hay không và họ đặc biệt nhớ lâu với những lần bạn thất hứa, kể cả từ việc nhỏ nhất như forward tài liệu mà bạn đã hứa trong cuộc họp, đến những việc lớn như hoàn thành dự án công việc đúng hạn.
Nếu bạn luôn đúng hẹn, họ sẽ ghi nhận và bạn được tiếng là người giữ uy tín và đáng tin cậy. Ngược lại, nếu bạn thất hứa, hay đơn giản chỉ là quên mất, họ sẽ kết luận là những lời nói của bạn khó tin.
8. Không chịu học hỏi công nghệ mới
Ok, bạn có thể cảm thấy hoàn toàn thoải mái, hài lòng với cách thức làm việc hiện tại của mình và vì vậy không cần thiết phải mất thời gian học hỏi những công nghệ mới nhất làm gì.
Tuy nhiên, nếu bạn cứ từ chối học những cách làm việc mới, bạn sẽ nhanh chóng bị tụt hậu so với các đồng nghiệp, những người không ngại với sự thay đổi.
Nếu bạn cứ phải in email ra để đọc và soạn thư trả lời, hay cứ phải vào thư viện để tìm kiếm thông tin thay vì lên Google, bạn sẽ bị sếp và đồng nghiệp đánh giá thấp về sự thích ứng của bạn trong công việc.


Theo Hoàng Yến
Vnmedia/US news

Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á

"Chất xám" đang chảy máu về khu vực Đông Nam Á.


Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á
Khối chuyên gia nước ngoài của Ngân hàng HSBC vừa giới thiệu Báo cáo Khảo sát Expat Explorer2012, do Ngân hàng HSBC và Công ty Nghiên cứu YouGov thực hiện với sự tham gia của 5.339 chuyên gia từ gần 100 quốc gia trên thế giới
Theo đó, các chuyên gia trên thế giới đã cho ý kiến về những cơ hội và thách thức mà họ trải nghiệm khi sống xa quê hương. Cuộc khảo sát mang đến một góc nhìn sâu sắc về cuộc sống của các chuyên gia nước ngoài khác biệt như thế nào ở nước này so với nước khác, châu lục này so với châu lục khác và so với quê hương của họ.
Khảo sát đánh giá các quốc gia được dựa trên nhiều yếu tố như: mức thu nhập, thu nhập sau thuế và khả năng tích luỹ tài sản cao cấp.
Theo báo cáo này, các quốc gia Đông Nam Á đang được đánh giá là những điểm đến lý tưởng hàng đầu cho những người muốn có triển vọng thu nhập cao. 
Năm nay, Singapore đang dẫn đầu bảng xếp hạng về kinh tế (Expat Explorer Economics league table). 4 quốc gia khác trong khu vực cũng nằm trong danh sách hàng đầu này bao gồm Thái Lan (thứ 3), Hồng Kông (thứ 4), Trung Quốc (thứ 7) và Việt Nam (thứ 10).
Những điểm chính trong báo cáo kết quả khảo sát:
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Các chuyên gia nước ngoài giàu có đang đổ về đây, Singapore là điểm đến lý tưởng nhất
- Singapore đang là nước có số lượng chuyên gia nước ngoài giàu có nhất
Hơn 54% chuyên gia nước ngoài đang sinh sống tại Singapore tham gia cuộc khảo sát có thu nhập hàng năm lên đến hơn 200.000USD
Tỷ lệ trung bình toàn cầu có mức thu nhập tương tự7%
- Nhiều chuyên gia có thu nhập sau thuế tăng lên khi đến Đông Nam Á
Singapore: 80% (các chuyên gia nước ngoài có thu nhập sau thuế tăng khi đến Singapore)
Hồng Kông: 79%
Malaysia72%
Trung Quốc69%
Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á (1)
Singapore là điểm đến lý tưởng cho những chuyên gia nước ngoài giàu có nhất. Các nước châu Á khác đang đứng đầu bảng xếp hạng về thu nhập người nước ngoài gia tăng cao nhất.
KHU VỰC TRUNG ĐÔNG
Tình hình khả quan nhưng nhiều chuyên gia nước ngoài chỉ dự định sinh sống tạm thời tại đây
- Mức độ hài lòng với nền kinh tế rất cao
Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á (2)
- Số chuyên gia có thu nhập tăng lên khi đến Trung Đông cao hơn tỷ lệ trung bình thế giới
Qatar67% (số chuyên gia nước ngoài có thu nhập sau thuế cao hơn kể từ khi chuyển đến Qatar)
Bahrain66%
Oman65%
Thế giới52%
Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á (3)
Ý nguyện rời đi không phải là do các chuyên gia nước ngoài không hài lòng với công việc tại nước sở tại, mà do các chuyên gia nước ngoài làm việc tại khu vực này có liên hệ chặt chẽ với quê hương mạnh mẽ hơn các chuyên gia nước ngoài nói chung.
- Xu hướng tìm kiếm cơ hội rời khỏi khu vực Trung Đông vẫn cao dù tương lai sáng lạn
Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á (4)

KHU VỰC CHÂU ÂU 
Các chuyên gia nước ngoài chọn cách cùng vượt qua khủng hoảng
- Mức độ hài lòng đối với các nền kinh tế ở châu Âu đang sụt giảm đáng kể
Tây Ban Nha: 92% (các chuyên gia nước ngoài không hài lòng đối với kinh tế Tây Ban Nha)
Anh: 68%
Pháp48%
Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á (5)

Mặc dù mức độ bi quan về nền kinh tế đang bao trùm lên toàn châu Âu, nhưng những chuyên gia nước ngoài tại đây vẫn đang chứng tỏ tâm lý vững vàng trước tình hình khó khăn chung.

- Hầu hết các chuyên gia nước ngoài vẫn quyết định ở lại châu Âu
Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á (6)


Kỳ Anh
Theo TTVN/expatexplorer.hsbc.com
Flag Counter