Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Lời khuyên từ các nữ CEO của 500 công ty lớn nhất nước Mỹ

Những bóng hồng quyền lực nhất cũng phải vượt qua không ít chông gai trong sự nghiệp để đi đến thành công.
Với hào quang và những thành công vang dội trong sự nghiệp, các nữ CEO của 500 công ty lớn nhất nước Mỹ cũng từng trải qua không ít khó khăn. Dưới đây là những chia sẻ cũng như lời khuyên về sự nghiệp của 10 nữ CEO được cả thế giới ngưỡng mộ.
1. Marissa Mayer


Công ty: Yahoo
Xếp hạng trong Fotune 500: 483
Mayer trở thành CEO của Yahoo kể từ ngày 17 tháng 7, thay thế vị trí của cựu CEO – Ross Levinsohn.
Tại bữa tối vinh danh những phụ nữ quyền lực nhất năm 2011 diễn ra ở Palo Alto, cô đã nói với tất cả các khan giả rằng: “Khi bạn làm những việc mà bản thân chưa sẵn sàng, bạn đang tự ép mình, nhưng bạn sẽ trưởng thành hơn. Bởi trong thời khắc khó khăn, bạn sẽ có những bước tiến mới”.
2. Meg Whitman


Công ty: Hewlett- Packard
Xếp hạng trong Fotune 500: 10
Cựu CEO của eBay, ứng cử viên cho ghế thống đốc bang California và hiện tại là CEO của tập đoàn HP đã chia sẻ rằng: “Hãy nhớ bạn có thể làm tất cả những gì bạn muốn. Đừng để ai nói rằng bạn không đủ thông minh, việc gì đó quá khó hay ý tưởng của bạn chỉ là sự điên rồ không ai nghĩ tới, và càng không đối với một phụ nữ. 
Năm 1973, mẹ tôi đã khuyên tôi như thế. Và lời khuyên năm ấy đã giúp tôi không bao giờ thấy lo sợ trước những điều người ta nói về định hướng nghề nghiệp của mình”.
3. Virginia M. Rometty


Công ty: IBM
Xếp hạng trong Fotune 500: 19
Tại hội nghị vinh danh những phụ nữ quyền lực nhất năm 2011- một tháng trước khi được bầu làm người kế vị CEO Sam Palmisano của tập đoàn IBM , bà Rometty đã khuyên các khán giả rằng: “Bạn phải luôn làm những việc sẽ đưa bạn vào những tình thế không lường trước được. Nhưng có người đã nói với tôi rằng sự trưởng thành không đi kèm những con đường trải lụa. Và tôi nghĩ đó là điều chúng ta cần ghi nhớ”.
4. Patrica A. Woertz


Công ty: Archer Daniels Midland
Xếp hạng trong Fotune 500: 28
Khi trở thành CEO của tập đoàn ADM vào năm 2006, Pat Woertz đã phải đối mặt với những thách thức lớn trong công tác quản lý. Tại hội nghị vinh danh những phụ nữ quyền lực nhất năm 2008, bà nói rằng: “Với tôi, để có được sự chú ý của tất cả mọi người là điều rất khó. Khi công việc suôn sẻ, thì người lãnh đạo vẫn cứ phải rối trí, bởi lo xem điều gì sắp xảy đến trong tương lai. Chiếc ghế mà bạn có thể thanh thản dựa lưng lại là chiếc ghế mà bạn chỉ nên ngồi trên mép”.
5. Indra K. Nooyi


Công ty: PepsiCo
Xếp hạng trong Fotune 500: 41
Mặc dù CEO của tập đoàn PepsiCo đã bị một số cổ đông chỉ trích bởi hạn chế tập trung vào sản phẩm đồ uống có ga mà chuyển sang các loại đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe, thì Indra Nooyi vẫn kiên cường đấu tranh cho điều mà bà gọi là “Performance with purpose”. 
Tại hội nghị vinh danh các nữ CEO quyền lực nhất năm 2011, bà chia sẻ với tổng biên tập tạp chí Fortune-Stephanie Mehta rằng: “ “Performace with purpose” chỉ mang ý nghĩa rằng tôi sẽ vận hành công ty theo những cách tốt hơn mà vẫn chăm lo tới từng cổ đông của mình. Hướng mục tiêu theo cách chúng ta đang hoạt động hiện đang là một phần của mô hình kinh doanh. Trách nhiệm hợp tác xã hội là mục tiêu chúng tôi hướng tới.”
6. Angela F. Braly



Công ty: WellPoint
Xếp hạng trong Fotune 500: 45
Là người phát biểu chính tại diễn đàn các nhà lãnh đạo kinh tế thường niên lần thứ 10 năm 2008, CEO của WellPoint- bà Angela Braly đã tiết lộ các bí quyết lãnh đạo của mình với khan giả: “Để đưa một tổ chức đi lên phía trước, từ vị trí hiện tại cho tới nơi cần đến, bạn phải tạo ra những thay đổi cần thiết trong tổ chức của mình. Và bạn cần cở mở, công khai cũng như giành nhiều tâm huyết”.
7. Irene B. Rosenfeld



Công ty: Kraft Foods
Xếp hạng trong Fotune 500: 50
“Thu phục được trái tim và trí óc của nhân viên là điều vô cùng quan trọng. Những câu chuyện chiến lược kinh tế hay các loại biều đồ kinh doanh là cuộc sống hàng ngày của các nhà lãnh đạo. Song bạn cũng cần quan tâm tới đời sống nhân viên, huy động được sự nhiệt huyết tối đa của họ. Đó là con đường nhanh nhất để phát triển công ty”- Bà Rosenfeld chia sẻ tại hội nghị vinh danh những phụ nữ quyền lực nhất năm 2008.
8. Ellen J. Kullman


Công ty: DuPont
Xếp hạng trong Fotune 500: 72
Trong vòng 3 năm, CEO của tập đoàn DuPont không chỉ làm nên những điểm sáng cho gã khổng lồ về hóa chất này mà còn duy trì được cuộc sống gia đình hạnh phúc. Bà có được lòng tín nhiệm từ chồng (cũng làm trong tập đoàn DuPont) và những đứa con đang học tại đại học Delaware. Bà cho biết rằng bản thân vẫn đang học tập cả về nghiệp vụ và nhân cách. 
Trong hội nghị vinh danh những phụ nữ quyền lực nhất năm 2011, bà đã nói với trợ lý tổng biên tập tạp chí Fortune- Leigh Gallagher rằng: “Điều mà tôi làm là lao động vì tình yêu. Không phải những gì ta làm lúc nào cũng đúng. Nhưng làm cha mẹ, có thể có lúc tôi sai, nhưng tôi sẽ học hỏi được điều bổ ích. Và tôi thực sự tin rằng tất cả mọi cá nhân hay tổ chức đều cần không ngừng học hỏi. Học hỏi giúp họ phát triển. Và nếu chúng ta ngừng học hỏi, chúng ta sẽ không trưởng thành”.
9. Carol Meyrowitz


Công ty: TJX
Xếp hạng trong Fotune 500: 125
Là lãnh đạo của TJ Maxx, Meyerowitz tin rằng sự trung thành là chìa khóa dẫn tới những thành công lớn của bà trong việc thuyết phục các công ty bán thương hiệu với mức giá hợp lý. 
Bà chia sẻ với tờ USA Today rằng: “Khi chúng tôi mua các thương hiệu khác, chúng tôi làm chủ chứ không phải làm những người bạn khi vui thì vỗ tay vào”.
10. Ursula M. Burns


Công ty: Xerox
Xếp hạng trong Fotune 500: 127
CEO của hãng Xerox đã làm nên lịch sử vào năm 2009 khi chiến thắng Anne Mulcahy và trở thành CEO người Mỹ gốc Phi đầu tiên. Bà đã tạo ra vị trí cho riêng mình từ sự thành thật với chính bản thân. 
Trả lời phỏng vấn của tổng biên tập tạp chí Fortune, bà khẳng định rằng: “Khi tôi nắm chắc phần thắng trở thành CEO của Xerox, Anne Mulcahy nói với tôi rằng: “Mọi chuyện sẽ rất khó khăn với chị, nhưng đừng cố trở thành tôi, chị không thể cố để là tôi được”. Và đó là điều đầu tiên tôi học được. Bạn có thể bắt chước một ai đó, và mãi mãi đi trên cái bóng của họ suốt cả đời, và sẽ không thể là người đứng đầu khi luôn núp sau cái bóng ấy”.
Phong Linh
Theo TTVN/CNN

Những doanh nhân U40 giàu nhất trên sàn chứng khoán

Phần lớn những doanh nhân dưới 40 tuổi trong top những người giàu nhất TTCK là những "đại gia" ngành ngân hàng.
Độ tuổi 40 là thời điểm mà nhiều doanh nhân bắt đầu đạt độ chín trong sự nghiệp của mình. Hiện tại, phần lớn những doanh nhân thành đạt và giàu có đều chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 40-50.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người đã thành công từ khi chưa đến 40, thậm chí là chưa đến 30 tuổi. Họ có nhiều cách để thành công: tự thân vận động hoặc tận dụng lợi thế của gia đình.
Dưới đây là 10 doanh nhân dưới 40 tuổi (U40) sở hữu khối tài sản lớn nhất trong top những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
 
Trong số những doanh nhân U40, có 2 người nằm trong top 10 người giàu nhất TTCK là bà Phạm Thúy Hằng và ông Hà Văn Thắm.
Phạm Thúy Hằng - hiện là Phó Chủ tịch của Vingroup – đang nắm giữ lượng cổ phiếu VIC trị giá gần 1.950 tỷ đồng.
Mặc dù tham gia HĐQT của Vingroup đã lâu nhưng bà Hằng là một trong những người khá “bí ẩn” đối công chúng.
Ông Hà Văn Thắm – Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương – là một trong những ông chủ doanh nghiệp lớn giàu có và trẻ nhất trên TTCK. Ông Thắm hiện sở hữu lượng cổ phiếu OGC trị giá gần 1.800 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hết năm nay, ông Thắm sẽ không còn đứng trong danh sách U40.
 
Thông tin thêm về ông Hà Văn Thắm: [Hồ sơ] Hà Văn Thắm - Ông chủ Tập đoàn Đại Dương
 
 
Ông Hà Văn Thắm
Chủ tịch Ocean Group và Ocean Bank
Đứng thứ 3 và thứ 4 trong top là 2 cổ đông của Sacombank: ông Trần Phát Minh và ông Trầm Khải Hòa.
Ông Trần Phát Minh “lộ diện” trong danh sách cổ đông lớn của Sacombank sau khi UBCK có quyết định xử phạt vì việc trở thành cổ đông lớn mà không công bố thông tin.
Ông Minh mới được bầu làm Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Kiên Long sau một thời gian giữ chức Phó TGĐ của Ngân hàng Phương Nam.
 
Từ trái qua phải:
Ông Trần Phát Minh: Chủ tịch Kienlong Bank
Ông Trầm Khải Hòa: Thành viên HĐQT Sacombank
Ông Trầm Trọng Ngân: Phó Chủ tịch Southernbank
Ông Trầm Trọng Ngân – con trai lớn của ông Trầm Bê, đồng thời đang giữ chứ Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam hiện đang nắm giữ 48 triệu cổ phiếu STB, trị giá hơn 1.100 tỷ đồng.
Em trai của ông Ngân là ông Trầm Khải Hòa hiện là doanh nhân trẻ và giàu nhất trên TTCK khi được bầu làm Thành viên HĐQT Sacombank ở độ tuổi 24.
Ông Trầm Khải Hòa hiện nắm giữ 20,8 triệu cp STB, trị giá 480 tỷ đồng.
 
Xem thêm về gia đình ông Trầm Bê: Trầm Bê - Đại gia bí ẩn ngành ngân hàng
Một nhân vật khá quen thuộc trong giới doanh nhân 8X là ông Đặng Hồng Anh – Chủ tịch Sacomreal và Thành viên HĐQT Sacombank.
Ông Hồng Anh mới gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Sacomreal lên 24,9%, qua đó “giàu” hơn cha là ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch Sacombank.
 
Ông Trần Hùng Huy (trái) và ông Đặng Hồng Anh (phải)
Cũng là một “đại gia trẻ” ngành ngân hàng, ông Trần Hùng Huy có phần ít được biết đến so với những nhân vật của Sacombank.
Ông Huy hiện là Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ của ACB. Cha ông Huy là ông Trần Mộng Hùng – Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.
Một số doanh nhân trẻ mới gia nhập top người giàu là Ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch FLC Group, ông Nguyễn Đức Thụy – Chủ tịch Chứng khoán Xuân Thành và ông Lê Văn Hướng – Chủ tịch Thiết bị Y tế Việt Nhật.
 
Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC Group
 
Ông Quyết mới gia nhập top 30 người giàu nhất TTCK sau khi thực hiện sáp nhập FLC Land và FLC Group.
Ông Nguyễn Đức Thụy – tức bầu Thụy của CLB Bóng đá Sài Gòn Xuân Thành – đã thực hiện mua lại phần lớn cổ phần của Chứng khoán Xuân Thành.
Tập đoàn Xuân Thành do bầu Thụy làm chủ là một doanh nghiệp hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực như Xây dựng, xi măng, tài chính…
 
 
Ông Nguyễn Đức Thụy
Chủ tịch Xuân Thành Group và Chứng khoán Xuân Thành
 
KAL
Theo TTVN
Flag Counter